Những hạn chế của các quy định liên quan đến hình phạt trục xuất
Thứ nhất, do tính chất phức tạp và nhạy cảm của việc xử lý các trường hợp người nước
ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, nên Nhà nước ta chủ yếu xử lý các trường hợp này
thông qua con đường ngoại giao theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia
hoặc theo thông lệ quốc tế
Thứ hai, mặc dù Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999 định nghĩa như thế nào là hình phạt
trục xuất, Nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ đã hướng dẫn về việc
thi hành hình phạt trục xuất thì đối tượng bị áp dụng là "người nước ngoài" thì việc áp dụng
còn gặp vướng mắc.
Thứ ba, về việc người bị áp dụng hình phạt trục xuất có bị mang án tích hay không là vấn
đề cũng cần phải có sự hướng dẫn và quy định thống nhất.
Thứ tư, Điều 32 chỉ quy định trục xuất được áp dụng với tính chất là hình phạt chính
hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể, còn trong Phần các tội phạm của Bộ
luật hình sự lại không có điều luật nào về tội phạm có quy định hình phạt này với tính chất là
hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.
Thứ năm, về thời hạn bị trục xuất. Luật chưa có quy định cụ thể về thời hạn áp dụng hình
phạt trục xuất đối với từng loại đối tượng, khi nào thì người phạm tội được phép quay trở lại
lãnh thổ Việt Nam.
Thứ sáu, trình tự, thủ tục, cấp Tòa án nào có thẩm quyền áp dụng, những tiêu chí cụ thể
để áp dụng hình phạt này ra sao, cơ quan Công an cấp nào có trách nhiệm thi hành, mối quan
hệ phối hợp giữa cơ quan Công an, Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao nước người bị
trục xuất mang quốc tịch trong quá trình thi hành bản án; v.v .
16 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t trục xuất trong luật hình sự
Việt Nam
1.1.1. Khái niệm hình phạt trục xuất
Hình phạt trục xuất là một trong các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà
nước do Bộ luật hình sự Việt Nam quy định, được Tòa án áp dụng đối với người nước ngoài
phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bị buộc phải rời Việt
Nam trong thời gian nhất định. Hình phạt trục xuất được áp dụng với tư cách vừa là hình
phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm nước ngoài, đặc biệt là tội phạm quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia;
bảo vệ trật tự xã hội và độc lập, chủ quyền dân tộc.
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của hình phạt trục xuất
Với tính chất vừa là hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự năm
1999, hình phạt trục xuất mang những đặc điểm chung của hình phạt như sau:
- Là biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất so với tất cả các biện pháp cưỡng
chế về hình sự khác của Nhà nước mà việc áp dụng nó đối với người bị kết án sẽ đưa đến hậu
quả pháp lý là người đó bị coi là có án tích.
- Chỉ có thể xuất hiện khi có sự kiện phạm tội
- Phải và chỉ do một cơ quan tư pháp hình sự duy nhất có thẩm quyền xét xử vụ án hình
sự - tòa án - áp dụng và chỉ đối với người bị kết án nói riêng trong bản án kết tội có hiệu lực
pháp luật.
- Việc giải quyết vụ án phải thông qua các giai đoạn tố tụng hình sự được quy định rất
chặt chẽ, nghiêm ngặt.
- Nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, tự do của người bị kết án
- Là sự thống nhất giữa cưỡng chế và thuyết phục, giữa trừng trị và giáo dục
- Mang tính chất cá nhân, tức là chỉ được áp dụng đối với riêng bản thân người bị kết án
mà thôi
Trục xuất, bên cạnh những đặc điểm chung của hình phạt trong hệ thống pháp luật hình sự
Việt Nam, còn mang những đặc điểm riêng biệt, tiêu biểu như:
- Trục xuất là hình phạt mới - chỉ được quy định cụ thể trong hệ thống hình phạt của Bộ
luật hình sự năm 1999.
Việc quy định hình phạt trục xuất trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự năm 1999
đã làm đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự, là cơ sở pháp lý để Tòa án có thể lựa chọn và áp
dụng đối với người nước ngoài phạm tội với mục đích không chỉ trừng trị mà còn có tác dụng
ngăn ngừa một cách triệt để khả năng phạm tội mới của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt
Nam.
- Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối tượng bị áp dụng hình phạt này là người nước ngoài. Khi niệm người nước ngoài đã
được xác định trong Luật quốc tịch Việt Nam, trong pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú
của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, "người nước ngoài là người không có quốc tịch
Việt Nam". Từ khái niệm này có thể hiểu người nước ngoài là người mang quốc tịch của một
nước khác và người không mang quốc tịch của bất cứ một nước nào (người không quốc tịch)
- Trục xuất vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung.
Hình phạt trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong
từng trường hợp.
Trường hợp Tòa án áp dụng hình phạt trục xuất là hình phạt chính thì không được áp
dụng là hình phạt bổ sung. Nếu hình phạt chính áp dụng đối với người bị kết án là một hình
phạt khác không phải là trục xuất thì hình phạt bổ sung áp dụng đối với người bị kết án có thể
là trục xuấtNhư vậy, hình phạt bổ sung là trục xuất được áp dụng đối với người bị kết án chỉ
khi hình phạt chính được áp dụng đối với người bị kết án không phải là hình phạt này.
- Hình phạt trục xuất chỉ được quy định ở phần chung của Bộ luật hình sự mà không
được quy định tại các điều luật cụ thể trong phần các tội phạm Bộ luật hình sự.
Hình phạt trục xuất có thể áp dụng đối với bất kỳ tội phạm nào được quy định trong Phần
các tội phạm Bộ luật hình sự. Khi quyết định hình phạt trục xuất, các nhà làm luật phải căn cứ
vào các nguyên tắc được ghi nhận trong Bộ luật hình sự về việc áp dụng các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội để quyết định áp dụng
hình phạt trục xuất như là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung.
1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về hình phạt trục
xuất trong pháp luật hình sự Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
1.2.1. Khát quát lịch sử hình thành, phát triển của các quy phạm về hình phạt trục xuất
trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1999
Trước khi pháp điển hóa lần thứ hai, trục xuất được ghi nhận như một biện pháp hành
chính, được điều chỉnh trong các văn bản pháp lý như: Sắc lệnh 205- SL ngày 18/4/1948;
Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam được
Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1992. Ngoài các văn bản pháp lý này ra, trục xuất không
được quy định trong bất kỳ một văn bản nào khác.
Điều này có thể nói là do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan. Trong thời kỳ
này, Đảng và Nhà nước ta chủ yếu tập trung ban hành những văn bản pháp quy quy định về
những loại tội phạm,nhóm loại tội phạm cụ thể và đường lối xử lý đối với các loại tội phạm
như các loại tội phạm liên quan đến việc trừng trị âm mưu, hành động phá hoại làm thiệt hại
đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của Nhân dân; các tội phạm liên quan đến đầu
cơ; các tội phạm phản cách mạng; xâm phạm tài sản Nhà nước và cá nhân Thực tế đất
nước ta trong giai đoạn này là công cuộc cải tổ lại đất nước. Sau khi giành lại độc lập, đất
nước ta phải đối diện với nhiều khó khăn, thù trong giặc ngoài vẫn diễn ra hết sức phức tạp,
kẻ địch vẫn không ngừng tiến hành các hoạt động diễn biến hòa bình hết sức ma lanh, sự thay
đổi của tình hình kinh tế - chính trị cũng dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội phát triển, việc bảo vệ
thành quả cách mạng; bảo vệ chế độ và tài sản quốc dân là việc cần thiết hơn cả. Chính sách
với người nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ này chủ yếu thông qua con đường ngoại
giao mềm dẻo, bao gồm cả việc xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.
1.2.2. Hình phạt trục xuất từ sau khi được pháp điển hóa trong Bộ luật hình sự năm
1999 đến nay
Hình phạt trục xuất được ghi nhận là một loại hình phạt trong Bộ luật, với tính chất vừa
là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung. Ngoài quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự 1999
và Nghị định 54 /2001/NĐ-CP thì cho đến thời điểm hiện nay, chưa có bất kỳ một văn bản
nào hướng dẫn cụ thể các quy định về hình phạt trục xuất và các vấn đề liên quan. Luật
không quy định trong trường hợp nào thì áp dụng trục xuất với tư cách là hình phạt chính,
trường hợp nào áp dụng trục xuất với tư cách hình phạt bổ sung, các điều luật tại phần riêng
Bộ luật hình sự 1999 cũng không quy định khung hình phạt liên quan đến trục xuất, mà tùy
vào tình chất, mức độ nguy hiểm để cán bộ Tòa án xử lý. Thực tiễn áp dụng hình phạt trục
xuất của cán bộ tư pháp cũng rất hạn chế, thay đổi thất thường trong khi tình trạng người
nước ngoài vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam ngày càng gia tăng và diễn biến ngày càng
phức tạp. Cho đến thời điểm hiện tại, hình phạt trục xuất vẫn chưa phát huy hết được ý nghĩa
thực tiễn của nó trong công cuộc xử lý tội phạm.
1.3. Phân biệt hình phạt trục xuất với biện pháp trục xuất trong luật hành chính;
hình phạt tiền; phân biệt hình phạt trục xuất với tƣ cách hình phạt chính và hình phạt
bổ sung
1.3.1. Phân biệt hình phạt trục xuất với biện pháp trục xuất trong luật hành chính
- Điểm giống nhau
Về hình thức, hình phạt trục xuất trong luật hình sự và biện pháp trục xuất trong luật
hành chính là giống nhau trong việc đều buộc đối tượng riêng biệt là người nước ngoài có
hành vi vi phạm pháp luật phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật
chuyên ngành.
Theo cả pháp luật hành chính và pháp luật hình sự thì trong trường hợp Điều ước quốc tế
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định
của pháp luật điều chỉnh liên quan đến vấn đề trục xuất thì áp dụng quy định của Điều ước
quốc tế đó.
- Điểm khác nhau
Thứ nhất, trục xuất hành chính là biện pháp (chế tài) áp dụng đối với người nước ngoài
có các hành vi vi phạm các quy định pháp luật hành chính. Bên cạnh đó, người nước ngoài
phạm tội buộc phải chịu hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam chỉ khi có quyết định
thi hành án của Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Còn trường hợp người nước ngoài vi
phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú hoặc vi phạm một số quy định hành chính
khác phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Thứ hai, hình phạt trục xuất theo Bộ luật hình sự được quyết định trong bản án có hiệu
lực pháp luật của Tòa án còn biện pháp trục xuất trong luật hành chính được quyết định bằng
văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt hành chính ban hành.
Thứ ba, về đối tượng áp dụng, hình phạt trục xuất trong luật hình sự chỉ được áp dụng với
cá nhân người phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, còn biện pháp trục
xuất trong luật hành chính là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm
pháp luật(cố ý và vô ý) phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo
quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thứ tư, về bản chất pháp lý, hình phạt trục xuất trong luật hình sự hoàn toàn khác biệt so
với biện pháp trục xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an với tính chất là chế tài
hành chính. Cụ thể, nếu hình phạt trục xuất được ghi nhận trong hệ thống hình phạt được
quy định trọng Bộ luật hình sự năm 1999 là một dạng trách nhiệm hình sự dành cho cá
nhân người nước ngoài phạm một trong các tội được quy định trong Bộ luật hình sự nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một trong những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
nhất của Nhà nước áp dụng đối với cá nhân người phạm tội.
Về nguyên tắc, người chịu hình phạt này phải mang án tích trong thời hạn nhất định.
Còn trục xuất theo thủ tục hành chính thì người bị trục xuất không phải chịu án tích.
1.3.2. Phân biệt hình phạt trục xuất với hình phạt tiền theo quy định của Bộ luật hình
sự năm 1999
- Điểm giống nhau
+ Hình phạt trục xuất và hình phạt tiền đều là loại hình phạt lưỡng tính, tức là vừa là hình
phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung.
+ Đối với cả hai loại hình phạt này, khi đã áp dụng là hình phạt chính thì không được áp
dụng là hình phạt bổ sung nữa.
+ Đối tượng bị áp dụng hai loại hình phạt này đều phải mang án tích trong một khoảng
thời gian nhất định.
- Điểm khác nhau:
+ Về đối tượng áp dụng: nếu đối tượng bị áp dụng hình phạt của hình phạt trục xuất là
người nước ngoài thì đối tượng của hình phạt tiền là bất kỳ chủ thể nào phạm tội và bị kết án
phạt tiền.
+ Phương thức tác động: đối với người bị áp dụng hình phạt tiền, phương thức tác động
là tước bỏ một phần lợi ích kinh tế của họ để sung vào công quỹ Nhà nước; còn đối với hình
phạt trục xuất thì phương thức của nó là buộc người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Phạm vi áp dụng: hình phạt trục xuất có thể được áp dụng đối với bất kỳ loại tội phạm
nào được quy định trong Phần riêng Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999; còn hình phạt tiền
được áp dụng tùy nghi trong 301 khung chế tài của 103 điều luật trên tổng số 674 khung chế
tài của 261 điều luật về tội phạm. Tòa án chỉ được áp dụng là hình phạt chính đối với người
phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý
hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định, và áp dụng là hình phạt bổ
sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội khác do Bộ luật quy
định.
1.3.3. Phân biệt hình phạt trục xuất với tư cách là hình phạt chính và hình phạt trục
xuất với tư cách là hình phạt bổ sung
- Phạm vi tác động: trục xuất với tư cách là hình phạt chính được áp dụng đối với người
bị kết án là một hình phạt khác không phải là hình phạt trục xuất còn với tư cách hình phạt bổ
sung, trục xuất có thể được áp dụng đối với bất kỳ người nước ngoài nào phạm tội.
- Căn cứ áp dụng: trục xuất với tư cách là hình phạt bổ sung không được tuyên độc lập
mà mà chỉ được tuyên bổ sung cho hình phạt chính, nhưng không phải tuyên với bất cứ loại
hình phạt chính nào mà chỉ đối với một số loại tội phạm nhất định, căn cứ vào tính chất và
mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.
- Mức độ tác động của hình phạt: so với hình phạt chính, hình phạt trục xuất khi áp dụng
với tư cách là hình phạt bổ sung có mức độ nghiêm khắc cao hơn, bởi vì nếu áp dụng hình
phạt trục xuất với tư cách hình phạt chính, người phạm tội chỉ phải chịu hậu quả là bị buộc
phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, còn nếu áp dụng là hình phạt bổ sung thì người phạm tội
phải chịu nhiều hậu quả pháp lý bất lợi khác như: phạt tiền, tù giam v.v
- Mục đích của hình phạt: đối với loại hình phạt bổ sung, hình phạt trục xuất nhằm mục
đích phòng ngừa riêng nhiều hơn; còn đối với hình phạt chính, Nhà nước chủ yếu hướng đến
mục đích răn đe, trừng trị, giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm.
Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
VỀ HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Các quy định của Bộ luật hình sự 1999 về hình phạt trục xuất
2.1.1. Quy định của Bộ luật hình sự 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành về hình
phạt trục xuất
Trục xuất là loại hình phạt mới được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 (trước đây
nó được áp dụng như một chế tài hành chính trong pháp luật về xuất nhập cảnh). Đối tượng
bị áp dụng là người nước ngoài phạm tội. Hình phạt trục xuất được ghi nhận tại Điều 32 Bộ
luật hình sự năm 1999 và Nghị định 54/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001.
Việc quy định hình phạt trục xuất trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự năm 1999
đã làm đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự, là cơ sở pháp lý để Tòa án có thể lựa chọn
và áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội với mục đích không chỉ trừng trị mà còn tác
dụng ngăn ngừa một cách triệt để khả năng phạm tội mới của người nước ngoài trên lãnh thổ
Việt Nam.
Một nét đặc biệt của hình phạt trục xuất là nó không được ghi nhận với tư cách là chế tài
trong phần các tội phạm Bộ luật hình sự. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể cân nhắc và
áp dụng hình phạt trục xuất đối với người nước ngoài phạm bất kỳ tội nào được quy định
trong Bộ luật hình sự. Tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội và mức độ
xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ mà áp dụng các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ
Việt Nam.
2.1.2. Căn cứ và điều kiện áp dụng
+ Căn cứ áp dụng hình phạt trục xuất
Thứ nhất, căn cứ vào quy định tại Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999 "trục xuất được Tòa
án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể".
Thứ hai, về mức độ gây nguy hại cho xã hội của hành vi phạm tội.
Thứ ba, căn cứ vào nhân thân người phạm tội.
Thứ tư, căn cứ vào các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
+ Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất:
Thứ nhất, hình phạt trục xuất được áp dụng khi xử lý người nước ngoài phạm tội trên
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bị buộc phải rời khỏi Việt Nam trong
thời hạn luật định. Tức là, chủ thể của hình phạt này chỉ có thể là người nước ngoài, thực hiện
những hành vi vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam và bị Tòa án, nhân danh nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Thứ hai, theo khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999 thì "trục xuất được tòa án áp
dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể". Ngoài những
quy định tại Điều 32 trong phần chung Bộ luật hình sự, hình phạt trục xuất không được quy
định tại các điều luật riêng biệt trong phần riêng Bộ luật hình sự. Do đó, khi áp dụng hình
phạt trục xuất các nhà làm luật phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể để quyết định hình phạt
đối với tội phạm.
2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt trục xuất trên phạm vi toàn quốc từ sau khi Bộ
luật hình sự 1999 đƣợc ban hành
2.2.1. Tình trạng tội phạm người nước ngoài tại Việt Nam
Hiện cả nước có khoảng 75.000 người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ
Việt Nam.
Trong mấy năm trở lại đây, tội phạm người nước ngoài gây án ở nước ta ngày càng
nghiêm trọng. Từ những vụ lừa đảo, cướp giật, trộm cắp của tội phạm mang quốc tịch Trung
Quốc, Iran, Indonesia, đến những vụ buôn bán vận chuyển ma túy, tẩy rửa tiền của tội phạm
gốc Phi, hoạt động phạm pháp của những người nước ngoài đang diễn biến theo chiều hướng
rất phức tạp. Cơ quan chức năng đang gặp nhiều khó khăn trong công tác xử lý những đối
tượng phạm pháp này...
Đặc biệt, tình trạng phạm tội có tổ chức và tội phạm sử dụng công nghệ cao và tội phạm
buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới ngày càng có xu hướng phát triển và ngày càng quy
mô hơn đang đe dọa nghiêm trọng đến trật tự xã hội và tính mạng, tài sản của người dân.
2.2.2. Nhận xét về hiệu quả thực tế của việc áp dụng hình phạt trục xuất từ sau khi Bộ
luật hình sự 1999 ban hành
Qua phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật của người nước ngoài tại Việt Nam
trong khoảng 20 năm qua, cụ thể là 10 năm trước khi pháp điển hóa lần thứ hai (1990 -
1999); và 10 năm sau khi Bộ luật hình sự 1999 được ban hành (2000 - 2009), có thể thấy là
so với 10 năm đầu tiên, số người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam có xu hướng gia
tăng rõ rệt cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng.
Đặc biệt là trong 10 năm trở lại đây, số vụ án và bị cáo liên quan đến trục xuất có xu
hướng tăng mạnh, gấp 5,6 lần so với 10 năm trước khi pháp điển hóa lần hai. Điều này do
nhiều nguyên nhân, nhưng không thể không nói đến một trong những nguyên nhân quan
trọng là hành lang pháp lý chưa đủ mạnh để có khả năng trấn áp tội phạm nước ngoài, trong
đó có hình phạt trục xuất.
2.3. Những hạn chế của các quy định liên quan đến hình phạt trục xuất và những
nguyên nhân của hạn chế đó
2.3.1. Những hạn chế của các quy định liên quan đến hình phạt trục xuất
Thứ nhất, do tính chất phức tạp và nhạy cảm của việc xử lý các trường hợp người nước
ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, nên Nhà nước ta chủ yếu xử lý các trường hợp này
thông qua con đường ngoại giao theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia
hoặc theo thông lệ quốc tế
Thứ hai, mặc dù Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999 định nghĩa như thế nào là hình phạt
trục xuất, Nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ đã hướng dẫn về việc
thi hành hình phạt trục xuất thì đối tượng bị áp dụng là "người nước ngoài" thì việc áp dụng
còn gặp vướng mắc.
Thứ ba, về việc người bị áp dụng hình phạt trục xuất có bị mang án tích hay không là vấn
đề cũng cần phải có sự hướng dẫn và quy định thống nhất.
Thứ tư, Điều 32 chỉ quy định trục xuất được áp dụng với tính chất là hình phạt chính
hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể, còn trong Phần các tội phạm của Bộ
luật hình sự lại không có điều luật nào về tội phạm có quy định hình phạt này với tính chất là
hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.
Thứ năm, về thời hạn bị trục xuất. Luật chưa có quy định cụ thể về thời hạn áp dụng hình
phạt trục xuất đối với từng loại đối tượng, khi nào thì người phạm tội được phép quay trở lại
lãnh thổ Việt Nam.
Thứ sáu, trình tự, thủ tục, cấp Tòa án nào có thẩm quyền áp dụng, những tiêu chí cụ thể
để áp dụng hình phạt này ra sao, cơ quan Công an cấp nào có trách nhiệm thi hành, mối quan
hệ phối hợp giữa cơ quan Công an, Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao nước người bị
trục xuất mang quốc tịch trong quá trình thi hành bản án; v.v.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong áp dụng hình phạt trục xuất thời
gian qua
Hình phạt trục xuất, được ghi nhận trong Bộ luật hình sự 1999 là một trong những hình
phạt được áp dụng riêng đối với người nước ngoài phạm tội, tuy nhiên, cho đến thời điểm
hiện tại vẫn chưa phát huy được hết tác dụng của nó, điều này do nhiều nguyên nhân, xuất
phát từ cả khâu xây dựng pháp luật cho đến khâu áp dụng pháp luật. Bao gồm: - Những
nguyên nhân xuất phát từ luật thực định; - nguyên nhân từ công tác giải thích, hướng dẫn áp
dụng pháp luật; thanh tra, kiểm tra hoạt động áp dụng hình phạt trục xuất của Tòa án các cấp;
- nguyên nhân từ chủ thể áp dụng pháp luật hình sự;- và một số nguyên nhân khác như: vấn
đề thời hạn tạm giam người nước ngoài để điều tra, vấn đề kinh phí trục xuất người nước
ngoài ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam, vấn đề ngôn ngữ
Việc phân tích những nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng và thi hành
hình phạt trục xuất trong thời gian qua là một trong những vấn đề trọng tâm nghiên cứu của
Chương. Khi đi tìm nguyên nhân của những tồn tại, bất cập đó tác giả nhận thấy do nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu từ sự chưa hoàn thiện của
hệ thống hình phạt liên quan đến hình phạt trục xuất trong luật thực định cũng như từ thiếu
sót, hạn chế trong thực tiễn áp dụng, từ giải thích, hướng dẫn pháp luật, giám đốc xét xử,
thanh tra, kiểm tra hoạt động xét xử cũng như nguyên nhân từ năng lực, ý thức pháp luật và
trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ thực thi pháp luật...; cũng như những hạn chế xuất phát
từ chính tính chất đặc biệt của hình phạt trong hệ thống hình phạt Việt Nam, đòi hỏi không
những sự nghiêm túc trong công tác xử lý tội phạm mà còn phải chú ý đến các Điều ước quốc
tế Việt Nam tham gia ký kết, công nhận, cũng như quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các
nước có người nước ngoài phạm tội.
Chương 3
MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VỀ HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về hình
phạt trục xuất
3.1.1. Yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng Xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hội nhập
3.1.2. Yêu cầu của công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
3.1.3. Nhằm ngăn chặn, giảm bớt tội phạm nước ngoài; góp phần làm cho tội phạm ổn
định và loại trừ tội phạm
3.1.4. Xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến hình phạt trục xuất
trong thời gian qua
3.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về hình
phạt trục xuất
Trên cơ sở những nhận xét và kiến nghị, dưới góc độ nhận thức - khoa học, chúng tôi xin
đưa ra mô hình lý luận của hình phạt trục xuất như sau:
Điều ...: Hình phạt trục xuất (mới)
Hình phạt trục xuất là một trong các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà
nước do Bộ luật hình sự Việt Nam quy định, được Tòa án áp dụng đối với người nước ngoài
phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bị buộc phải rời Việt
Nam trong thời gian nhất định. Hình phạt trục xuất được áp dụng với tư cách vừa là hình
phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm nước ngoài, đặc biệt là tội phạm quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia;
bảo vệ trật tự xã hội và độc lập, chủ quyền dân tộc.
Điều ...: Điều kiện áp dụng hình phạt trục xuất (mới)
1. Với tính chất là hình phạt chính: hình phạt trục xuất được áp dụng đối với những tội
phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng do vô ý.
2. Với tính chất là hình phạt bổ sung: hình phạt trục xuất được áp dụng với những tội
phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Điều ...: Quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất (mới)
1. Người bị trục xuất có quyền:
a. Được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam trong các trường hợp: (Khoản 1
Điều 4 Nghị định 54/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất)
b. Khi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, người bị trục xuất được mang theo tài sản hợp pháp
của mình theo quy định của pháp luật.
c. Trường hợp người phạm tội thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao
hoặc ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao giữa hai
nước.
2. Người bị trục xuất có nghĩa vụ: (Điều 3 Nghị định 54/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi
hành hình phạt trục xuất)
3.3. Những phƣơng hƣớng cơ bản về hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam về hình phạt trục xuất
3.3.1. Các giải pháp về mặt lập pháp
- Đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy phạm pháp luật liên
quan đến hình phạt trục xuất;
- Đảm bảo quán triệt đường lối, chính sách hình sự đi đôi với chính sách đối ngoại của
Đảng, Nhà nước ta.
- Đảm bảo tính kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm lập pháp hình sự nước ngoài.
3.3.2. Giải pháp về mặt thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050000440_1649_2009389.pdf