Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

MỞ ĐẦU . 6

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MẶT KHÁCH QUAN VÀ

DẤU HIỆU HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠMt

1.1. Một số vấn đề chung về mặt khách quan của tội phạmt

1.1.1. Khái niệm mặt khách quan của tội phạm.

1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm

1.2. Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm.

1.2.1. Khái niệm hành vi . .

1.2.2. Khái niệm hành vi khách quan của tội phạm.

1.2.3. Hành vi khách quan của tội phạm trong một số trường hợp đặc biệt

Chương 2: HẬU QUẢ NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI, MỐI QUAN

HỆ NHÂN QUẢ VÀ CÁC DẤU HIỆU KHÁC THUỘC

MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM.

2.1. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

2.1.1. Khái niệm và các dạng hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạmk n

2.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hậu quả nguy hiểm cho xã hội của

tội phạm. .

2.2. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả

nguy hiểm cho xã hội của tội phạm .

2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ nhân quả

giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của

tội phạm. .

pdf16 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG NAM KHÁNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬT VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG NAM KHÁNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬT VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN LUYỆN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Hoàng Nam Khánh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MẶT KHÁCH QUAN VÀ DẤU HIỆU HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠMError! Bookmark not defined. 1.1. Một số vấn đề chung về mặt khách quan của tội phạmError! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm mặt khách quan của tội phạmError! Bookmark not defined. 1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạmError! Bookmark not defined. 1.2. Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạmError! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm hành vi ............................. Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Khái niệm hành vi khách quan của tội phạmError! Bookmark not defined. 1.2.3. Hành vi khách quan của tội phạm trong một số trường hợp đặc biệtError! Bookmark not defined. Chương 2: HẬU QUẢ NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI, MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ VÀ CÁC DẤU HIỆU KHÁC THUỘC MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠMError! Bookmark not defined. 2.1. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạmError! Bookmark not defined. 2.1.1. Khái niệm và các dạng hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạmError! Bookmark not defined. 2.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm .............................................. Error! Bookmark not defined. 2.2. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm .............................................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Các dạng mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạmError! Bookmark not defined. 2.3. Các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạmError! Bookmark not defined. 2.3.1. Công cụ, phương tiện phạm tội .......... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Phương pháp, thủ đoạn phạm tội ....... Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tộiError! Bookmark not defined. Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM . Error! Bookmark not defined. 3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về mặt khách quan của tội phạm trong định tội danh ................ Error! Bookmark not defined. 3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về mặt khách quan của tội phạm trong quyết định hình phạt ... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội. Trong đó, luật hình sự là một ngành luật đặc biệt của hệ thống pháp luật nước ta, nó xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và quy định hình thức sử lý hình sự; cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự, cũng như hình phạt, biện pháp tư pháp và các chế định pháp lý hình sự khác Luật hình sự quy định về tội phạm, hay nói cách khác tội phạm là vi phạm pháp luật hình sự nên chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự. Trong luật hình sự, bản chất của tội phạm được phản ánh qua bốn yếu tố cấu thành tội phạm, trong đó rõ nét nhất thông qua mặt khách quan của tội phạm, mối quan hệ chặt chẽ giữa mặt khách quan của tội phạm với các yếu tố khác trong cấu thành tội phạm. Bởi vì, nếu xét về bản chất chính trị - xã hội - pháp lý, tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực với những đặc điểm riêng biệt như tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự, tính phải chịu hình phạt. Nếu xét về cấu trúc, tội phạm được hợp thành bởi bốn yếu tố là khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Những yếu tố này tồn tại trong mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng có tính độc lập tương đối, có thể phân biệt. Mọi hành vi phạm tội dù tính chất, mức độ nguy hiểm đến đâu, dù bị áp dụng chế tài hình sự gì cũng đều là sự thống nhất giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, hay những biểu hiện bên ngoài và những biểu hiện bên trong, đều là hành vi của con người xâm phạm tới những quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ. Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm. Đó là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm. Bất kỳ tội phạm cụ thể nào cũng đều phải có biểu hiện ra bên ngoài. Không có những biểu hiện ra bên ngoài thì không có những yếu tố khác của cấu thành tội phạm, do vậy cũng không có tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm được biểu hiện bởi hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội Nghiên cứu những biểu hiện thuộc mặt khách quan của tội phạm là cơ sở quan trọng để xác định hành vi cụ thể có cấu thành tội phạm hay không. Nếu có, mới đặt ra vấn đề mặt chủ quan của tội phạm. Đồng thời, qua đó có thể định khung hình phạt, xác định là tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trên thực tế, lý thuyết về mặt khách quan của tội phạm chỉ thường gắn liền với việc tìm hiểu hành vi khách quan – dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, còn có trường hợp nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa thống nhất về lý luận, dẫn tới hạn chế trong hoạt động thực tiễn vì vậy đã xuất hiện một số vụ án oan, sai dư luận trong nước bất bình. Trong lý luận đã có một số công trình nghiên cứu nhưng ở dạng chung nhất trong cấu thành của tội phạm, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm. Đây là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Mặt khách quan của tội phạm - một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, là lý luận cơ bản của Luật hình sự Việt Nam. Vì vậy, hầu hết giáo trình Luật hình sự của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật đều đề cập đến yếu tố này ở những mức độ khác nhau (Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Viện đại học Mở Hà Nội, Trung cấp Luật Buôn Mê Thuột). Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu về mặt khách quan của tội phạm thông qua việc nhận thức lý luận cấu thành tội phạm: - Luận văn Thạc sĩ: Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm, 2011, Lê Phương Thuỳ. Ngoài ra, mặt khách quan của tội phạm cũng được nghiên cứu thông qua các dấu hiệu của nó, trong: - Luận văn Thạc sĩ: Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm, 2010, Nguyễn Thị Ngọc Linh. - Luận văn Thạc sĩ: Dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam, 2012, Lê Thu Trang. Trong sách chuyên khảo về luật hình sự, các nhà khoa học cũng đề cập đến mặt khách quan của tội phạm: - Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005 của TSKH. GS. Lê Văn Cảm - Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, 2005 của GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa Một số bài viết trong các tạp chí nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm thông qua cấu thành tội phạm: - Lý luận về cấu thành tội phạm trong Khoa học Luật hình sự, Tạp chí Luật học, số 2/2014 của TSKH. GS. Lê Cảm; - Những vấn đề lý luận về bốn yếu tố cấu thành tội phạm (trên cơ sở các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999), Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2005 của TSKH. GS. Lê Cảm; - Mối quan hệ giữa định tội danh và cấu thành tội phạm, Tạp chỉ dân chủ và pháp luật, số 6/2005 của tác giả Trương Thị Tuyết Minh; - Kỹ thuật xây dựng cấu thành tội phạm và việc hoàn thiện Bộ luật hình sự, Tạp chí Luật học, số 4/2006, của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa; Một số tác giả nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự: - Mặt khách quan của tội giết người – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/2006 của TS. Đỗ Đức Hồng Hà; - Hoàn thiện dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội gián điệp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18/2010 của ThS.Nguyễn Anh Tuấn. Ngoài ra, khi nghiên cứu tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự (Phần riêng – Phần các tội phạm), các tác giả đều có sự nhận thức về mặt khách quan của tội phạm. Như vậy, cần thiết phải có công trình nghiên cứu một cách hệ thống về mặt khách quan của tội phạm trên phương diện lý luận và thực tiễn. Qua đó, xây dựng thống nhất lý luận về mặt khách quan cũng như công tác áp dụng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, góp phần trong công cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ pháp lý hình sự về những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của luật hình sự Việt Nam trong hoạt động tư pháp. Làm sáng tỏ bản chất mặt khách quan của tội phạm với những dấu hiệu cơ bản của nó, trên cơ sở đó đánh giá hoạt động áp dụng pháp luật trong định tội danh và quyết định hình phạt. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản về mặt khách quan của tội phạm và thực tiễn áp dụng các nội dung này của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là tòa án trong việc định tội danh và quyết định hình phạt trong thời gian qua. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Về mặt lý luận, trên cơ sở đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tác giả làm sáng tỏ về khái niệm, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm. Về mặt thực tiễn, đánh giá việc áp dụng các nội dung thuộc mặt khách quan của tội phạm trong việc định tội danh, và quyết định hình phạt. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm về chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, trên cơ sở tri thức của các ngành khoa học khác như luật học, tâm lý học, xã hội học, thống kê học để nhận thức và luận chứng các vấn đề nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, thống kê, chuyên gia để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu 6. Những đóng góp mới của luận văn Đây là một trong những luận văn thạc sĩ nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học, đồng bộ và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm theo quy định của luật hình sự Việt Nam. Trong luận văn này, tác giả đã giải quyết về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề sau: 1) Phân tích một cách cụ thể, có hệ thống những vấn đề lý luận về mặt khách quan của tội phạm theo quy định của luật hình sự Việt Nam như: khái niệm, ý nghĩa của mặt khách quan của tội phạm, mối quan hệ giữa mặt khách quan của tội phạm với các yếu tố khác trong cấu thành tội phạm. Đồng thời, rút ra những nhận xét, đánh giá về quan điểm, chính sách hình sự của Đảng và nhà nước ta trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. 2) Phân tích các dấu hiệu cơ bản thuộc mặt khách quan của tội phạm như: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội. 3) Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật của cơ quan xét xử liên quan đến mặt khách quan của tội phạm về định tội danh, quyết định hình phạt trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận định góp phần đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. 7. Ý nghĩa của luận văn Đây là một trong những đề tài nghiên cứu cụ thể, thống nhất và đồng bộ, đề cập một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học với những đóng góp về mặt khoa học đã nêu trên. Luận văn đã góp phần vào việc xác định đúng đắn những vấn đề lý luận về mặt khách quan của tội phạm trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử. Bên cạnh đó, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về mặt khách quan và dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm Chương 2: Hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả và các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạm Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định về mặt khách quan của tội phạm DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, tr. 324-325, NXB Từ điển Bách Khoa, NXB Tư pháp. 2. Bộ. Mai Bộ (2014), “Thiệt hại do hành vi phạm tội cướp gây ra, Mai Bộ, Tạp chí Tòa án nhân dân, (24). 3. Lê Cảm (2005), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tr.157, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 4. Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành, tr.33, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Lê Văn Cảm (2005), “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)”, tr.344, Sách chuyên khảo sau đại học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Ngọc Điệp (1997), 550 thuật ngữ chủ yếu trong pháp luật Hình sự Việt Nam, tr.64, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Lưu Song Hà (2005), Hành vi lệch chuẩn của học sinh cơ sở và mối tương quan giữa nó với kiểu quan hệ cha mẹ - con cái, tr. 35, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Tâm lý học – Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam. 8. Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 111, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 9. Nguyễn Ngọc Hòa (2008), Tội phạm và cấu thành tội phạm, tr.74, NXB Công an nhân dân. 10. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (1999), Từ điển giải thích Luật học, tr. 60, NXB Công an nhân dân. 11. Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Từ điển pháp luật Hình sự, tr. 161,162, NXB Tư pháp. 12. Nguyễn Thị Hoa (2004), Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức tiêu cực đối với hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên, tr. 40, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Ngọc Linh (2010), Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm, tr.25-26, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 14. Dương Tuyết Miên (2004), Định tội danh và quyết định hình phạt, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 15. Đặng Thanh Nga (2007), Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên có hành vi phạm tội, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học trường nào tr. 24 16. Đinh Văn Quế (2001), Tìm hiểu tội phạm trong Bộ luật Hình sự năm 1999, tr.59, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 17. Lê Thị Sơn (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, tr.77-78, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân. 18. Lê Phương Thùy (2011), Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm, tr. 6-7, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Trần Hữu Tráng (2011), Nạn nhân của tội phạm, tr.19, NXB Giáo dục Việt Nam. 20. Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (1999), Một số vấn đề Tâm lý học nghiệp vụ cảnh sát nhân dân, tr. 25. 21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, tr. 486, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 22. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Tập I), tr.91, NXB Công an nhân dân. 23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Tâm lý học Đại cương, tr.10 – 11, NXB Công an nhân dân. Trang Web 24. nhe-888500.htm 25. xu-nhe-114161.html 26. gay-thuong-tich.aspx 27. thanh-nien-pham-toi-58129.html 28. chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-27705 29. cao-doi-dien-voi-muc-an-tu-hinh-496703.html 30. cateid=1751909&article_details=1&item_id=10931636 31. ế hoạch 32. âm lý học 33. vi-bi-nang-mat-vo-va-bi-lam-nhuc-truoc-dan-lang/568260.antd 34. keu/104/14772047.epi 35. 36. trong-vu-an-chau-16-tuoi-giet-ong-ngoai-a44154.html 37. ết hàng xóm lãnh án chung thân ngày 13/9/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004804_2821_2010026.pdf
Tài liệu liên quan