Một số ý kiến nhận xét và đánh giá về công tác kế toán tại công ty cơ khí ô tô 3/2

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ 3-2 2

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 8

1.3. Hoạt động kinh doanh của công ty. 9

1.4. Tổ chức bộ máy quản lý. 11

1.4.1. Phòng kế toán 13

1.4.2. Phòng nhân chính 15

1.4.3. Phòng kinh doanh 17

1.4.4. Phòng kế hoạch sản xuất 18

1.4.5. Phòng kỹ thuật- KCS 18

1.4.6. Ban dự án 20

1.4.7. Ban bảo vệ 20

1.5. Đặc điểm bộ máy sản xuất. 21

PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ 3-2 22

2.1. Tổ chức bộ máy kế toán . 22

2.1.1.Trưởng phòng kế toán. 22

2.1.3. Kế toán thanh toán với công nhân viên chức. 23

2.1.4. Kế toán thanh toán, chi phí sản xuất , tiêu thụ sản phẩm 24

2.1.5. Thủ quỹ 24

2.3. Đặc điểm của các phần hành kế toán tại Công ty Cơ khí ô tô 3-2 25

2.3.1. Kế toán thanh toán với công nhân viên chức: 25

2.3.2. Kế toán tài sản cố định. 33

2.3.3. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và thanh toán với người bán. 41

2.3.4. Kế toán thanh toán với nhà cung cấp. 41

2.3.5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 41

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ 3/2. 41

3.1. Những ưu điểm. 41

3.2. Những tồn tại và một số ý kiến nhằm khắc phục những tồn tại . 41

KẾT LUẬN 41

 

 

 

 

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số ý kiến nhận xét và đánh giá về công tác kế toán tại công ty cơ khí ô tô 3/2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyển hàng hoá tiêu thụ, quản lý kho thành phẩm thực hiện bản lý sản phẩm… 1.4.4. Phòng kế hoạch sản xuất Lập các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn của công ty. kế hoạch sản xuất từng loại sản phẩm trong năm, điều tiết sản xuất theo kế hoạch. Đồng thời khai thác thị trường, tìm kiếm việc làm, ký kết các hợp đồng sản xuất và cung ứng vật tư, lao động… 1.4.5. Phòng kỹ thuật- KCS a. Chức năng. 1. Phòng kỹ thuật- KCS tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm, các chỉ tiêu kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tiết kiệm vật tư, hạ giá thành, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật và quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu đã được ban hành. 2. Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm, duy trì và từng bước nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng, để đủ sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác về cả ba mặt thời gian, chất lượng và giá thành. 3. Chủ động chăm lo đổi mới công nghệ, đổi mới mặt hàng, đổi mới tổ chức sản xuất, chăm lo đến công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng, quản lý máy móc thiết bị và an toàn lao động. b.Nhiệm vụ Phòng kỹ thuật- KCS có những nhiệm vụ sau: 1. Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm quy trình công nghệ, quy trình nghiệm thu chất lượng sản phẩm của công ty, quản lý theo dõi, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy trình quy phạm kỹ thuật, quy trình nghiệm thu đã ban hành. 2. Nghiên cứu đề xuất cải tiến tổ chức sản xuất, bố trí trang thiết bị theo dây truyền sản xuất cho phù hợp với yêu cầu SXKD của công ty một cách hợp lý nhất và có hiệu quả nhất. 3. Nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, chỉ đạo chế thử để hoàn thiện thiết kế, lập hồ sơ đầy đủ, chuẩn bị nội dung cho tổ chức hội nghị nghiệm thu các sản phẩm mới của công ty. Chuyển giao toàn bộ hồ sơ thiết kế, biên bản nghiệm thu cho phòng nhân chính lưu giữ. 4. Bám sát sản xuất để xây dựng các chỉ tiêu định mức lao động, định mức vật tư cho các loại sản phẩm. 5. Xây dựng chương trình nghiên cứu tiến bộ kỹ thuật trình duyệt cấp trên và xin kinh phí thực hiện. 6.Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định kiểm tra chất lượng của công ty đã ban hành. Lập biên bản các sản phẩm hỏng xác định nguyên nhân và đề xuất các biện pháp trình giám đốc hoặc phó giám đốc sử lý. Xác định chất lượng sản phẩm xuất xưởng, cùng với các đơn vị sản xuất sửa chữa chịu trách nhiệm trước nhất về chất lượng sản phẩm đã xuất xưởng. 7. Lập sổ theo dõi máy móc thiết bị đảm bảo chính xác về số lượng, chất lượng, chủng loại và hiện trạng để có cơ sở xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn, bảo dưỡng định kỳ thiết bị phục vụ sản xuất. Đề xuất và làm các thủ tục thanh lý máy móc thiết bị khi đã được hội đồng thanh lý thống nhất. Theo dõi hướng dẫn lắp đặt vận hành thiết bị mới. 8. Lập sổ theo dõi kỹ thuật các bình chịu áp lực, thiết bị nâng hạ, định kỳ kết hợp với phòng nhân chính tổ chức mời đăng kiểm kiểm tra cấp chứng nhận sử dụng an toàn. 9. Quản lý trạm hạ thế, chăm lo việc cung cấp nguồn điện quan hệ chặt chẽ với ngành điện hỗ trợ sử lý sửa chữa kịp thời các sự cố nguồn điện phục vụ sản xuất. 10. Theo dõi nghiên cứu xác minh các sáng kiến cải tiến kỹ thuật để đề nghị Giám đốc và hội đồng thi đua khen thưởng. 11. Tham gia là thành viên hội đồng kiểm kê máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất dụng cụ đo lường, thanh lý thiết bị hàng năm. 12. Cung cấp số liệu về định mức lao động, vật tư của các sản phẩm cho các phòng nghiệp vụ khác khi cần thiết. 13. Bảo quản hồ sơ tài liệu kỹ thuật, nghiệm thu hồ sơ, lý lịch thiết bị theo đúng quy định của nhà nước và yêu cầu quản lý của công ty, không được để mất mát, hư hỏng. 1.4.6. Ban dự án Đây là ban mới được thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. Ban này ra đời với mục đích xây dựng các dự án cho việc xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng quy mô hoạt động cho công ty như: dự án về xây dựng thêm các cơ sở,di dời bộ phận trực tiếp sản xuất của công ty( các phân xưởng) ra ngoại thành … 1.4.7. Ban bảo vệ Có chức năng bảo vệ sản xuất, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn xã hội, làm công tác tự vệ, công tác quốc phòng; bảo vệ tài sản của công ty và của khách hàng đến quan hệ công tác. Phòng bảo vệ có chức năng duy trì việc mang mặc và chấp hành giờ giấc lao động của công nhân. 1.5. Đặc điểm bộ máy sản xuất. Với mục đích để nâng cao khả năng chuyên môn hóa trong sản xuất sản phẩm nhờ đó mà nâng cao được năng suất và chất lượng của sản phẩm công ty đã tổ chức sản xuất theo 5 phân xưởng : - Phân xưởng cơ khí I: Sản xuất các chi tiết ống, đồ gá, khuôn cối -Phân xưởng cơ khí II: hàn đóng thành phẩm các loại khung xe máy - Phân xưởng cơ khí III: Sản xuất ốp sườn, bình xăng, sản xuất các chi tiết khung - Phân xưởng Ô tô I: Bảo dưỡng sản xuất xe ô tô - phân xưởng Ô tô II: Đóng mới xe ca. ` Vì sản phẩm của công ty có nhiều loại khác nhau do đó quy trình sản xuất của các sản phẩm là khác nhau. Mỗi phân xưởng sẽ chuyên sản xuất một hoặc một vài sản phẩm, ở đây em chỉ xin đưa ra quy trình sản xuất một loại sản phẩm tiêu biểu nhất của công ty là quy trình đóng mới xe ca 32 chỗ của phân xưởng Ô tô II(sơ đồ số 2) Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ loại sp: Xe ca 32 chỗ Lắp các thiết bị nội thất: ghế, điều hòa , bóc trần nghiệm thu (phòng kt-kcs) Phòng kinh doanh(bán, giao cho khách hàng) Đóng vỏ: dóng khung xương, bọc vỏ, sơn.. Hoàn thiện máy gầm sắt xi, máy gầm( mua hoặc nhập khẩu) PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ 3-2 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán . Tổ chức hoạt động của phòng kế toán theo quy định 55-05 ban hành lần 01 ngày ban hành 30/04/02 quy định chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ, nhân viên của phòng kế toán. Sơ đồ 03: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Trưởng phòng kế toán Thủ quỹ Kế toán thanh toán với công nhân viên chức Kế toán vật liệu,tài sản cố định và công cụ, dụng cụ Kế toán thanh toán- chi phí sản xuất- tiêu thụ 2.1.1.Trưởng phòng kế toán. 1.1. Chức năng: quản lý và điều hành công việc của phòng kế toán để hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ của phòng, tham mưu với lãnh đạo công ty trong lĩnh vực tài chính đồng thời kiêm luon công việc của kế toán tổng hợp. 1.2. Nhiệm vụ: Tổ chức điều hành công việc của phòng kế toán để hoàn thành các công việc được giao Tham mưu với lãnh đạo công ty trong công tác quản lý tài chính Tham mưu với giám đốc công ty về các biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của công ty. Kiểm tra toàn bộ công tác kế toán nội bộ trong công ty tham gia quản lý chặt chẽ mọi chỉ tiêu tài chính của công ty theo chế độ kế toán tài chính của nhà nước quy định Tập hợp toàn bộ các số liệu kế toán từ các kế toán viên, thủ quỹ lên số liệu kế toán tổng hợp hàng tháng, quý, năm của công ty. Lập báo cáo tài chính quý,năm theo chế dộ quy định của nhà nước Lập kế hoạch tài chính năm, kế hoạch tín dụng quý, năm 2.1.2. Kế toán theo dõi tài sản cố định, nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. 2.1. Chức năng: Theo dõi tình hình biến động tài sản cố định, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. 2.2. Nhiệm vụ: Ghi chép,theo dõi, phản ánh tổng hợp về số lượng và giá trị TSCĐ hiện có của công ty, tình hình tăng, giảm TSCĐ, lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng theo chế độ quy định. Ghi chép, theo dõi, phản ánh tổng hợp tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ, cụng cụ và lập bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ, dụng cụ hàng tháng cho các đối tượng sử dụng. Tham gia kiểm kê vật tư, TSCĐ định kỳ hàng năm Báo cáo với trưởng phòng về công việc được giao 2.1.3. Kế toán thanh toán với công nhân viên chức. 3.1. Chức năng: Là nhân viên kế toán thanh toán với công nhân viên chức 3.2. Nhiệm vụ: Lập sổ thanh toán tiền lương hàng tháng cho Cán bộ công nhân viên khối văn phòng Thanh toán bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên toàn công ty, quyết toán BHXH với nhà nước. Theo dõi việc thanh toán tiền lương và các khoản của các phân xưởng trong công ty Theo dõi cho trích các khoản tạm ứng cho CNVC, các khoản phải thu phải trả. Báo cáo với trưởng phòng các công việc được giao. 2.1.4. Kế toán thanh toán, chi phí sản xuất , tiêu thụ sản phẩm 4.1. Chức năng: Là nhân viên kế toán thanh toán, chi phí sản xuất , tiêu thụ sản phẩm 4.2. Nhiệm vụ: Theo dõi chi tiết các khoản tiền gửi, tiền vay ngân hang . viết séc,uỷ nhiệm chi thanh toán với ngân hang, với ngân sách, với khách hàng. Mở sổ sách tập hợp chi phí sản xuất,chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu nhập xuất tồn thành phẩm hàng gửi đi bán, tổng hợp hoá đơn tiêu thụ sản phẩm, xác định lỗ, lãi về tiêu thụ sản phẩm. Tham gia kiểm kê thành phẩm hàng hoá gửi đi bán. 2.1.5. Thủ quỹ 5.1. Chức năng: Theo dõi thu, chi tiền mặt của công ty 5.2. Nhiệm vụ Thu tiền mặt từ các khoản bán hàng, tiền gửi ngân hang, và các khoả phải thu khác của công ty. Chi tiền mặt: trả lương, BHXH cho CBCNV và các khoản phải trả, phải nộp khác của công ty. Mở sổ theo dõi thu, chi tiền mặt. lập báo coá thu chi quỹ tiền mặt hàng tháng. Báo cáo với trưởng phòng về công việc được giao. 2.2. Hình thức tố chức sổ kế toán. Công ty sử dụng các chứng từ, tài khoản kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141/BTC/CĐKT ngày 1/11/1995của Bộ tài chính. Công ty đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kế khai thường xuyên. Có thể khái quát trình tự ghi sổ của công ty như sau:(sơ đồ số 4) 2.3. Đặc điểm của các phần hành kế toán tại Công ty Cơ khí ô tô 3-2 2.3.1. Kế toán thanh toán với công nhân viên chức: Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động, biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố cơ bản, quyết định nhất trong quá trình sản xuất. Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tục thì một vấn đề tất yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Người lao động phải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động, vì vậy khi họ tham gia lao động sản xuất ở các doanh nghiệp thì đồi hỏi doanh nghiệp phải trả thù lao cho họ. Tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ. Về bản chất tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để tạo để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. nói cách khác tiền lương chính là một yếu tố thúc đẩy năng xuất lao động 2.3.1.1. Các hình thức trả lương tại Công ty Cơ khí ô tô 3-2 Công ty có 2 hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả lương khoán sản phẩm. Sơ đồ số 04: TRÌNH TỰ GHI SỔ CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ 3/2 chứng từ gốc và các bản phân bổ Báo cáo tài chính bảng tổng hợp chi tiết sổ cái sổ kế toán chi tiết nhật ký chứng từ bảng kê Ghi chú: : ghi hàng ngay :cuối tháng : đối chiếu u Để trả lương cho Cán bộ công nhân viên khối văn phòng công ty xây dựng đơn giá tiền lương bình quân ngày (là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào mức lương ngày và số ngày làm việc trong tháng của người lao động). Căn cứ vào định mức tiền lương bình quân ngày công ty cũng xây dụng đơn giá tiền lương bình quân giờ (= lương bình quân ngày : 8) là căn cứ để tính ra tiền lương làm thêm giờ của công nhân viên khối văn phòng. Tiền lương bình quân ngày được xây dựng trên cơ sở bậc lương, hệ số lương và được quy định trên bảng đơn giá tiền lương áp dụng cho toàn doanh nghiệp Ví dụ: Bà Phạm Kim Lý ( nhân viên phòng kế toán) có : hệ số lương là 3.23 sẽ có:+ lương một ngày công là: (3.23*290000):26=36026 đ . + Tiền lương một giờ làm thêm : (36026: 8)=4503đ Để tính số giờ làm thêm quy đổi làm cơ sơ để tính tiền lương của CBCNV doanh nghiệp có quy định cụ thể như sau: +Ngày thường: Số giờ làm thêm thực tế * 1.5 +Chủ nhật : số giờ làm thêm thực tế * 2 + Ngày lễ : số giờ làm thêm thực tế *3 Giả sử trong tháng 1/2004 Bà Lý có 27 ngày công và 8 giờ làm thêm( ngày thường), 4 giờ làm thêm (ngày chủ nhật) , 4giờ làm thêm (vào ngày lễ) èTiền lương chính của Bà Lý: = 27*36026+ (8*1.5+4*2+4*3)*4503=1.256.391đ uĐối với công nhân trực tiếp sản xuất: Để trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất công ty xây dựng: mức lương khoán cho một sản phẩm và tiền lương bình quân ngày như sau: Lương công nhân trực tiếp sản xuất = lương khoán + lương thời gian Lương khoán được xác định trên cơ sơ mức khoán sản phẩm cho từng tổ, từng phân xưởng và tổng số công của cả tổ , cả phân xưởng. Giả sử tại tổ 1thuộc phân xưởng cơ khí I: tháng 01/2003 hoàn thiện được 20 khung xe máy, đơn giá khoán mỗi khung là 600000đ với tổng số công là 162 công(ngày) èmức lương khoán tính cho một công : (20*600000): 162=74074đ Lương thời gian trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trong trường hợp: công nhân đi hội họp, đi học, nghỉ phép… căn cứ vào cấp bậc của công nhân sản xuất và được tính tương tự như lương thời gian của CBCNV khối văn phòng. Ví dụ: anh Nguyễn Văn Tài thuộc tổ 1, phân xưởng cơ khí I, công nhân bậc 7/7, có hệ số lương 3.73 trong tháng 01/2003 làm được 26 công trong đó 25 công lao động theo lương khoán, 1 ngày công lao động theo lương thời gian, như vậy: 290000*3.73 26 Lương khoán: = 25*74074=1851850đ Lương thời gian: = 1* = 41603đ èNhư vậy lương chính của anh Tài: = 1851850+41603 = 1893453đ uĐối với nhân viên quản lý phân xưởng: Lương NVQLPX = lương thời gian theo cấp bậc công việc + lương sản phẩm quản lý. Với: Lương sản phẩm quản lý = 290*hệ số bậc lương* quỹ lương khoán sp toàn quỹ lương cơ bản của px Với : quỹ lương cơ bản = tổng hệ số lương của cả px* 290000 Ngoài tiền lương chính công nhân viên toàn công ty còn được nhận thêm tiền ăn ca mỗi ngày 7000đ. 2.3.1.2. Hạch toán lao động về mặt số lượng, thời gian và kết quả lao động. Để quản lý lao động về mặt số lượng, công ty đã sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng nhân chính lập( lập chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong công ty. Bên cạnh đó công ty còn căn cứ vào sổ lao động để quản lý nhân sự cả về số lượng, chất lượng lao động từ đó mà có biện pháp sử dụng lao động cho hợp lý và hiệu quả. Nhằm mục đích quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, công ty đã sử dụng Bảng chấm công để hạch toán việc sử dụng thời gian lao động. Bảng này được lập riêng cho từng phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất, trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng(tại các phân xưởng sản xuất) hoặc trưởng các phòng ban ghi và để ở nơi công khai để CNVC giám sát thời gian lao động của từng người. Cuối tháng, bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phân trong công ty. Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ như: phiếu khoán , phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành. Chứng từ hạch toán lao động do tổ trưởng các tổ sản xuất lập và ký, cán bộ phòng KT- KCS kiểm tra kỹ thuật xác nhận, quản đốc phân xưởng duyệt. Sau đó chuyển cho phòng Nhân chính xác nhận. Cuối cùng chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ tính lương, thưởng và tính các khoản trích theo lương. 2.3.1.3. Quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả người lao động đang làm việc tại công ty. Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như : tiền lương theo đơn giá khoán, theo lương cấp bậc, chức vụ; các khoản phụ cấp và chế độ khác không tính vào đơn giá; tiền thưởng các loại ; tiền lương làm thêm giờ. Ngoài tiền lương công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội như: trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tê. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích 20% trên tiền lương cơ bản(290000đ/1hệ số) của công nhân viên chức trong đó 15% do công ty nộp và tính vào chi phí còn 5% do người lao động chịu và trừ vào lương tháng. Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành bằng cách trích 3% trên tiền lương cơ bản của công nhân viên chức trong đó 2% do công ty nộp và tính vào chi phí, 1% do người lao động chịu và trừ vào lương tháng. Kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách trích 2% trên tổng quỹ tiền lương thực tế phải trả cho người lao động của công ty và được tinh hết vào chi phí của công ty. 2.3.1.4. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. u Quá trình hạch toán tiền lương của công ty được thực hiện như sau: Bước 1: Tại các phân xưởng,phòng ban đều có bảng chấm công theo dõi thời gian làm việc theo lương sản phẩm và theo lương thời gian, thời gian nghỉ việc của mỗi người lao động, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người… đây là căn cứ để tính,trả lương, BHXH trả thay lương và tạo điều kiện cho các phòng ban quản lý lao động của mình. Bước 2: hàng tháng, tại phòng nhân chính sẽ căn cứ vào bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành của các bộ phận chuyển đến để tính toán và lập bản thanh toán tiền lương. Căn cứ vào các phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội định kỳ(3 tháng) phòng nhân chính sẽ lập danh sách người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội sau đó gửi cho kế toán thanh toán với công nhân viên chức kèm theo phiếu nghỉ hưởng BHXH. Bước 3: cuối tháng, sau khi có chứng từ do phòng nhân chính chuyển sang kế toán tiền lương sẽ tiến hành trích lập các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định và vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và BHXH. Đối với khoản BHXH thanh toán cho người lao động kế toán sẽ tiến hành tính toán các thông tin còn lại trên phiếu nghỉ hưởng BHXH và trên “bảng danh sách người lao động được hưởng BHXH “ sau đó sẽ tổng hợp lên “ Bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội của toàn doanh nghiệp” và sau khi được kế toán trưởng,chủ tịch công đoàn và giám đốc công ty kí duyệt sẽ được chuyển cho cơ quan BHXH duyệt, thanh toán. u Tài khoản sử dụng:Về mặt hạch toán, để phản ánh tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng tài khoản 334 “ phải trả công nhân viên “ và tài khoản 338 “ phải trả phải nộp khác”. Tài khoản 334 gồm các khoản sau: lương chính, các khoản phụ cấp, tiền thưởng, tiền lương làm thêm giờ, tiền ăn ca, bảo hiểm xã hội trả thay lương. Còn tài khoản 338 kế toán sử dụng các tài khoản cấp 2 sau: - TK 3382: KPCĐ - TK 3383: BHXH - TK 3384: BHYT -TK 3388: phải trả khác Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan trong quá trình hạch toán như: 111, 112, 141… u Trình tự ghi sổ kế toán lao động và tiền lương theo hình thức nhật ký chứng từ tại Công ty Cơ khí ô tô 3-2 :(sơ đồ 05) Chứng từ lao động, tiền lương và thanh toán Sơ đồ số 05: Bảng phân bổ số 1 Nhật ký chứng từ số1, 10 \ Bảng kê số 4, 5. Sổ cái tài khoản 334, 338. Nhật ký chứng từ số 7 Báo cáo tài chính. : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng 2.3.2. Kế toán tài sản cố định. 2.3.2.1. Hạch toán ban đầu TSCĐ Khi có nghiệp vụ tăng TSCĐ công ty lập ban nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ để kiểm tra chất lượng rồi đưa vào vận hành chạy thử. Sau khi kiểm tra kĩ thuật, năng lực hoạt động công ty lập “ biên bản giao nhận TSCĐ “ (theo mẫu số 01- TSCĐ- BB) để ghi nhận TSCĐ tăng do mua ngoài, nhận góp vốn, xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. Sau đó giao cho bộ phận sử dụng. Đồng thời Phòng kế toán sẽ lập hồ sơ cho từng tài sản. mỗi hồ sơ TSCĐ bao gồm: giấy đề nghị mua, hợp đồng mua bán, hoá đơn GTGT, phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm.. sau đó ghi vào sổ TSCĐ, sổ này được mở cho từng loại TSCĐ . Đồng thời ghi vào Bảng đăng ký tăng TSCĐ (được mở cho từng năm). Khi có nghiệp vụ giảm TSCĐ căn cứ vào nguyên nhân giảm công ty lập chứng từ ”biên bản thanh lý TSCĐ“ đồng thời kế toán ghi giảm TSCĐ trên sổ TSCĐ . Khái quát quy trình luân chuyển chứng từ thông qua sơ đồ: Sơ đồ số 06: quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ tại Công ty Cơ khí ô tô 3-2 . Giám đốc phó giám đốc hội đồng kếtoán kỹ thuật giao nhận TSCĐ Yêu cầu mua duyệt kí hợp đồng biên bản ghi sổ yêu cầu mua tài sản giao nhận mua 2.3.2.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ . Đầu năm căn cứ vào TSCĐ hiện có của công ty kế toán mở sổ chi tiết TSCĐ, sổ này được mở chung cho toàn doanh nghiệp theo mẫu sau(mẫu 01) Những biến động về tăng, giảm TSCĐ được kế toán TSCĐ mở sổ theo dõi chi tiết biến động TSCĐ, sổ này được mở cho cả năm và có mẫu sau:(mẫu số 02). Từ sổ chi tiết biến động TSCĐ kế toán sẽ mở sổ theo dõi tăng, giảm khấu hao. sổ này được mở cho cả năm và mở chung cho toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm khấu hao của từng TSCĐ, mỗi TSCĐ được ghi ở một cột trong sổ, mẫu sổ (mẫu số 03) . Các phòng ban, phân xưởng quản lý, sử dụng TSCĐ mở “ sổ đăng ký TSCĐ “để theo dõi sự biến động của từng TSCĐ về mặt hiện vật: lý do di chuyển, các thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị… giúp cho quá trình khai thác năng lực sản xuất của TSCĐ được tối đa.(mẫu sổ 04). 2.3.2.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ Công ty sử dụng tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình - để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ của công ty. Tài khoản 211 được chi tiết thành 04 tiểu khoản sau: TK 2112: nhà cửa, vật kiến trúc TK 2113: máy móc, thiết bị TK 2114: phương tiện vận tải truyền dẫn TK 2115: Thiết bị, dụng cụ quản lý Ngoài ra kế toán còn sử dụng những tài khoản có liên quan khác như TK 214, 331, 341, 111,112,… để hạch toán tổng hợp TSCĐ . Theo hình thức nhật ký chứng từ, các phát sinh tăng, giảm TSCĐ được phản ánh ở các nhật ký chứng từ số 1, 2, 4,5,9,10 tuỳ theo nguyên nhân phát sinh. Đối với các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ, có thể là tăng do mua ngoài hoặc tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành kế toán phản ánh vào sổ chi tiết và cập nhật luôn vào sổ tổng hợp tương ứng. Đối với các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ phổ biến là các nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán, kế toán phản ánh vào nhật ký chứng từ số 09. Khái quát quy trình ghi sổ như sau: Sơ đồ số 07: Quy trình ghi sổ TSCĐ tại Công ty Cơ khí ô tô 3-2 Chứng từ tăng giảm và khấu hao TSCĐ Sổ TSCĐ Nk chứng từ 1, 2, 4, 5,9,10. Bảng tính và phân bổ bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ sổ cái 211,214. B. kê số 4,5,6 BCTC NK chứng từ số 07 Mẫu sổ 01: Sổ chi tiết TSCĐ năm 2003. TSCĐ Mã số t.g khấu hao còn lại đến 2003 Nơi sử dụng Tk đối ứng Giá trị còn lại đến 2002 Số k. hao năm 2003 Vốn ngân sách Vốn tài chính Vốn vay Cộng Vốn ngân sách Vốn vay vốn tài chính cộng I. Nhà cửa vật kiến trúc. 1. 2. . . . Cộng II. Phương tiện vận tải III. Dụng cụ quản lý IV. Máy móc thiết bị Mẫu sổ 02: Sổ chi tiết biến động TSCĐ Năm 2003. TSCĐ tăng năm 2003 TSCĐ giảm năm2003 Tháng Tên TSCĐ Điểm đặt Nguyên giá Nguồn vốn Tháng Tên TSCĐ Điểm đặt Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại Nguồn vốn Mẫu sổ 03: Sổ chi tiết tăng(giảm) khấu hao. Năm 2003. Tên TSCĐ chỉ tiêu Nhà ô tô 3 Nhà sx phụ tùng ôtô Nhà vòm …. Máy nén khí fuma… …. Cần trục 3 tấn … 1.Thời gian tăng (tháng được tính k.h) 07 2.Nguyên giá 706662685 3.Nguồn vốn 4. Điểm đặt Ô tô 2 5. T.gian k.hao còn lại (năm) 07 6.Số trích k.h năm 2003 50462685 7. số trích k.h một tháng1 8400000 8. tài khoản đối ứng. 627 Mẫu sổ 04: Đăng ký TSCĐ năm: Bộ phận sử dụng: Stt Ghi tăng TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Tên Năm đưa vào sử dụng Công suất Tên TSCĐ Năm di chuyển Số lượng Lý do giảm 2.3.2.4. Hạch toán khấu hao tại Công ty Cơ khí ô tô 3-2 Khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý để thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ. Do đó để tái đầu tư các doanh nghiệp không thể không trích khấu hao. nguyên giá TSCĐ số năm sử dụng Phương pháp khấu hao mà công ty áp dụng là phương pháp khấu hao đường thẳng. đầu năm căn cứ vào những tài sản hiện có của công ty kế toán tiến hành trích khấu hao cho một năm. Mức khấu hao bình quân năm(Mh) = mức khbq năm số 12 Mh 12 Mức khấu hao bình quân tháng(mh) = = Tuy nhiên, khi phát sinh các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ thì công ty thực hiện việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ trong tháng tiếp theo. Công việc này sẽ được tiến hành thông qua việc lập bảng tính và phân bổ khấu hao hàng tháng . Căn cứ vào bảng tính khấu hao kế toán ghi vào các tài khoản 214,009,627,641.642,811 và ghi vào bảng kê số 4,5,7 cuối tháng tổng hợp và ghi vào sổ cái tài khoản 214. 2.3.3. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và thanh toán với người bán. 2.3.3.1. Chứng từ và luân chuyển chứng từ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Tại Công ty Cơ khí ô tô 3-2, thường kỳ phòng kế hoạch sản xuất căn cứ vào nhu cầu sản xuất để lập kế hoạch mua nguyên vật liệu. Hàng tháng sau khi nhân viên tiếp liệu mang vật tư về, phòng KT- KCS sẽ kiểm tra chất lượng, quy cách, số lượng và ghi vào biên bản kiểm nghiệm vật tư sau khi đã đối chiếu hóa đơn mua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0517.doc
Tài liệu liên quan