Đối với những nhóm khách hàng khác nhau, chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ áp dụng những chính sách khác nhau, phù hợp với từng đối tượng. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tín dụng đồng thời đó cũng là biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Việc xây dựng chính sách khách hàng phù hợp đã Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ tiến hành từ nhiều năm nay, nhất là 3 năm trở lại đây. Đối vơi những khách hàng truyền thống, có uy tín với ngân hàng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao trong thời gian gần đây, Chi nhánh cho vay với lãi suất ưu đãi hơn, thủ tục vay có thể đựoc rút gọn, hoặc cho vay không cần tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó đối với những khách hàng có truyền thống trong việc chậm trả nợ lãi và nợ gốc Chi nhánh tiến hành cho vay với qui trình chặt chẽ, yêu cầu tài sản đảm bảo có khả năng thanh khoản cao, giám sát cho vay chặt chẽ hơn, và có thể từ chối cho vay .
61 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận được.
Quản lý RRTD được coi là có hiệu quả khi:
TDN tăng và:
+ Tỷ lệ nợ xấu / TDN <= R.
+ Tỷ lệ nợ xấu / TDN giảm so với những năm trước
Nợ xấu là những khoản nợ có khả năng mất vốn rất cao, nợ xấu càng nhiều thì nguy cơ mất vốn của Ngân hàng càng cao dẫn đến sự tổn thất sẽ rất lớn. Hiện nay theo cách phân loại nợ xấu trong quyết định 493 của Ngân hàng nhà nước, thì những khoản nợ được xếp từ nhóm 2 đến nhóm 5 là nợ xấu, bao gồm các khoản NQH từ 90 ngày trở lên. Như vậy chỉ tiêu nợ xấu là chỉ tiêu định lượng quan trọng phản ánh RRTD tại các NHTM và khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm trong khi tổng dư nợ tăng thì hoạt động quản lý RRTD của NHTM được coi là có hiệu quả.Trong thời gian trước khi có quyết định 493 về phân loại nợ xấu thì NQH được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh RRTD tại các NHTM.
Dư nợ tăng và nợ khó đòi (nợ có khả năng trở thành nợ xấu ) trên tổng dư nợ nhỏ hơn mức dự kiến hoặc có xu hướng giảm.
. Bên cạnh chỉ tiêu nợ xấu và nợ quá hạn, chỉ tiêu nợ có vấn đề cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá RRTD. Nợ có vấn đề là những khoản nợ có khả năng trở thánh nợ xấu, mặc dù chưa đến thời hạn phải trả lãi hoặc gốc nhưng cán bộ tín dụng dựa vào những thông tin thu thập được từ khách hàng để đánh giá khả năng xáy ra RRTD đối với khoản nợ đó là cao.
Tỷ lệ nợ có vấn đề trên nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả quản lý RRTD, vì nó cho thấy khả năng xác định mức độ rủi ro và đưa ra các biện pháp giải quyết trong họat động quản lý RRTD có hiệu quả không. Khi tỷ lệ này có xu hướng giảm có nghĩa là quản lý RRTD có hiệu quả.
- Các chỉ tiêu định tính
Chỉ tiêu định tính quan trọng nhất trong hoạt động quản lý RRTD đó là sự phản ánh một cách chính xác và trung thực thực trạng RRTD cũng như những kết quả đạt được. Chỉ tiêu này rất khó đánh giá và muốn đánh giá chính xác chỉ tiêu này phải đánh giá cả một quá trình thực hiện hoạt động tín dụng. Bao gồm việc đánh giá quy trình tín dụng, cán bộ tín dụng, quá trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ, và dựa vào kết quả thực tế mà các Ngân hàng khác và cả hệ thống Ngân hàng đạt được trong hoạt động quản lý RRTD.
Chỉ tiêu định tính thứ hai chính là những kinh nghiệm và những bài học rút ra trong hoạt động quản lý RRTD.Qua mỗi thời kỳ, sự nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong hoạt động quản lý RRTD của cán bộ tín dụng nói riêng và toàn thể cán bộ Ngân hàng nói chung là một trong những kết quả tích cực, nhất là đối với hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh nơi mà hoạt động quản lý RRTD chưa thực sự có hiệu quả cao.
1.3.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có những nhân tố chủ yếu sau:
a/ Mức độ chính xác và cập nhật của thông tin của khách hàng trong quan hệ tín dụng.
Đây là nhân tố quan trọng nhất nó có tính quyết định đến hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Trong hoạt động quản lý rủi ro việc nhân ra các dấu hiệu rủi ro là bước quan trọng nó yêu cầu nhiều thông tin từ phía khách hàng. Khi nắm được các thông tin chính xác và đầy đủ của khách hàng, ngân hàng mới nắm bắt được tình trạng của khoản tín dụng từ đó đưa những quyết định kịp thời trong quản lý tín dụng.
Hiện nay, vấn đề khó khăn còn tồn tại trong hoạt động quản lý rủi ro tại các NHTM đó là thông tin về khách hàng. Để thu thập được những thông tin chính xác từ phía khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải có nhiều biện pháp , có chính sạc khách hàng phù hợp cùng với đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ nghiệp vụ cao. Thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong moi hoạt động của nền kinh tế, những cá nhân, doanh nghiệp nắm bắt được thông tin một cách kịp thời và xác thực thì sẽ có rất nhiều cơ hội làm ăn kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng cũng vậy, do những sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng mang tính công chúng rất cao do vậy thông tin trong hoạt động Ngân hàng lại càng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
b/ Khả năng tiếp nhận, xử lý và phân tích thông tin để từ đó đưa ra các quyết định chính xác về các khoản vay của cán bộ ngân hàng
Khi có những thông tin về từ phía khách hàng thì nhiệm vụ của cán bộ tín dụng là phải xử lý, phân tích, chọn lọc những thông tin quan trọng liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng. Trình độ của cán bộ tín dụng sẽ quyết định đến việc đưa ra những nhận xét đánh giá có xác thực hay không. Khi đưa ra được những đánh giá chính xác về khoản tín dụng, cán bộ tín dụng mới có cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo trong hoạt động quản ký rủi ro tín dụng. Giai đoạn xử lý phân tích thông tin cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý RRTD. Chính vì vậy yêu cầu đối với cán bộ tín dụng là phải không ngừng nâng cao trình độ, vốn kiến thức về thông tin xã hội, khả năng phân tích sử lý thông tin.
c/ Chủ trương, chính sách của ngân hàng và năng lực lãnh đạo của ban lãnh đạo ngân hàng
Chủ trương chính sách của ngân hàng cũng có ảnh đến hiệu quả quản lý RRTD. Khi chủ truơng của ngân hàng là cho vay ngắn hạn qui mô món vay lớn thì việc theo dõi giám sát khoản vay của cán bộ tín dụng sẽ dễ dàng hơn, và việc quản lý rủ ro sẽ có hiệu quả cao hơn. Ngược lại khi chủ trương của ngân hàng là cho vay trung và dai hạn là chủ yếu thì cán bộ tín dụng se gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó chính sách khách hàng của ngân hàng có tác động không nhỏ đến hoạt động quản lý RRTD. Một chính sách khách hàng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng trong theo dõi, giám sát các khoản tín dụng.
Hiệu quả của hoạt động quản lý RRTD cũng chịu sự tác động bởi năng lựclãnh đạo của ban lãnh đạo. Nếu ban lãnh đạo có năng lực, họ sẽ có những quyết định kịp thời và đúng đắn về các khoản tín dụng. Ngoài ra sự chỉ đao giám sát của ban lãnh đạo đối với hoạt đông quản lý RRTD sẽ khiến cán bộ tín dụng có trách nhiệm hơn trong công việc của mình.
d/ Rủ ro đạo đức cán bộ ngân hàng
Trong quá trình theo dõi giám sát khoản vay, nếu cán bộ tín dụng không báo cáo những thông tin nhận đựợc một cách trung thực thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình ra quyết định của ngân hàng về các khoản vay. Cán bộ tín dụng vì lý do tiền bạc, áp lực cấp trên hay vì sự quen biết cá nhân mà cố tình che dấu những khoản tín dụng có vấn đề sẽ khiến hoạt động quản lý RRTD không có hiệu quả.
c/ Các yếu tố khác
Môi trường chính trị luật pháp cũng có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Khi ngân hàng nhà nước có những quy định cụ thể rõ ràng, thì công tác quản lý rủi ro tín dụng sẽ có hiệu quả hơn. Môi trường luật pháp hoàn thiện sẽ giúp quá trình khắc phục xử lý như bán nợ, phát mại tài sản, thu nợ trở nên dễ dáng hơn.
Bên cạnh đó các yếu tố như môi trường kinh doanh, thị trường cũng có tác động tới hiệu quả quản lý RRTD. Khi môi trường kinh doanh thông thoáng, thì trường phát triển bền vững thì hoạt động tín dụng sẽ trở nên lành mạnh và có hiệu quả cao hơn, dẫn đến hoạt động quản lý RRTD có hiệu quả.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH PHÚ THỌ
(2003_2005)
2.1 Các biện pháp nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động quản lý RRTD tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ.
Là một chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh NHĐT& PT tỉnh Phú Thọ đã thực hiện công tác quản lý RRTD theo đúng qui trình và biện pháp đã được qui định bao gồm các hoạt động sau đây:
2.1.1 Phân tích khách hàng, chấm điểm tín dụng:
a/ Phân tích khách hàng
Định kỳ 6 tháng đến 1 năm Chi nhánh tiến hành đánh giá phân loại khách hàng. Việc đánh giá chất lượng khoản vay của khách hàng được tiến hành ngày sau khi khoản vay phát sinh,việc đánh giá được thực hiện cho tất cả các khách hàng. Có 7 nhóm với 2 yếu tố định tính và định lượng. Sau khi đánh giá và phân loại, xếp nhóm khách hàng ngân hàng sẽ đưa ra những chính sách phù hợp để khắc phục xử lý rủi ro theo đúng qui trình quản lý rủi ro tín dụng mà Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam qui định.
Thực hiện đúng theo qui chế cho vay trong quyết định số 1627 của Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế RRTD trong quá trình cho vay.Việc đánh giá khách hàng bao gồm:
Phân loại đánh giá khách hàng trước khi cho vay. Phân tích đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo, phân tích thẩm định dự án đầu tư va phương án kinh doanh của khác hàng.
Đánh giá giá trị tài sản đảm bảo, việc đánh giá giá trị tài sản đảm bảo thường hết rất khó, do vậy Chi nhánh thường lấy ý kiến tư vấn từ trung tâm thông tin của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
Bên cạnh đó việc theo dõi đánh giá khách hàng còn được thực hiện cả trong giai đoạn giải ngân và sau khi cho vay.
Đây là biện pháp quan trọng nhất và được chú trọng nhất trong các biện pháp nhằm hạn chế RRTD tại chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ. Do đặc thù hoạt động tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, đó là cho vay các dự án xây lắp là chủ yếu, việc theo dõi giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của nhóm khách hang này rất khó khăn, do vậy Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ chủ trương thực hiên tốt hoạt động phân tích khách hàng, nhằm hạn chế rủi ro trước khi cho vay.
b/ Chấm điểm khách hàng
Vào cuối các quý trong năm, trên cơ sở báo cáo tài chính của khách hàng, Chi nhánh tiến hành việc chấm điểm khách hàng. Quá trình chấm điểm được thực hiện theo qui định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam do đặc thù hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Điểm của khác hàng là một căn cứ quan trọng của việc có tiếp tục quan hệ tín dụng đối với khách hàng đó nữ hay không bên cạnh yếu tố thiện trí trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên các báo cáo tài chính của khách hàng đôi khi không phản ánh đúng sự thất về tình hình kinh doanh của khách hàng, do đó bên cạnh dựa vào các báo cáo tài chính, Chi nhánh còn dựa vào môt số chỉ tiêu như việc trả nợ lãi, trả nợ gốc của khách hàng khi đến hạn.
2.1.2 Theo dõi giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng
Sau khi cho vay, mỗi cán bộ tín dụng đều phải theo dõi giám sát các khoản vay của mình. Công việc này bao gồm theo dõi, dám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông tin về khách hàng của mình. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên xuống đơn vị để kiểm tra tình hình sử dụng vốn Ngân hàng của khách hàng vay vốn. Nhờ có hệ thống thong tin nội bộ IBS của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, việc theo dõi này trở nên dễ dàng hơn. Mỗi cán bộ tín dụng có một số CIF, do đó có thể theo dõi các giao dịch trên tài khoản tiền gửi của khách hàng. Trong qua trình theo dõi giám sát khoản vay cán bộ tín dụng thu thập các dấu hiệu từ phía khách hàng, đồng thời xác định mức độ có thể dẫn đến RRTD của những dấu hiệu này.
2.1.3 Phân tích các dấu hiệu từ phía khác hàng, đánh giá và đưa ra những biện pháp khắc phục, hạn chế, xử lý kịp thời
Trong quá trình theo dõi giám sát khoản vay, khi phát hiện thấy dấu hiệu RRTD của những khoản vay , cán bộ tín dụng tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ sẽ luôn kịp thời báo cáo ban lãnh đạo Ngân hàng để xin ý kiến về các biện pháp xử lý kịp thời.
Các biện pháp xử lý, khắc phục đối với nhóm các khoản vay có dấu hiệu RRTD thường được áp dụng tại Chi nhánh bao gồm :
a/ Bổ xung kịp thời những thiếu xót trong qui trình tín dụng, hồ sơ pháp lý về của tài sản đảm bảo
Khi nhận thấy những khoản vay nào có khả năng rủi ro cao trong quá trình theo dõi giám sát khoản vay, Chi nhánh già soát lại hồ sơ tín dụng và yêu cầu khách hàng bổ xung những tài liệu, giấy tờ và thủ tục còn thiếu xót. Đồng thời cũng yêu cầu khách hàng bổ xung tài sản đảm bảo khi cần thiết.
b/Tăng cường xử lý tài sản đảm bảo
Khi đã thực hiện hết các biện pháp nghiệp vụ mà vẫn không thể thu hồi được khoản vay của khách hàng thì để tránh mất vốn, ngân hàng thực hiện bước cuối cùng là xử lý tài sản đảm bảo.
Trong hoạt động xử lý tài sản đảm bảo của mình, bên cạnh thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam như phát mại tài sản...,Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ đã chủ động thực hiện một số biện pháp như thành lập đội phát mại tài sản, bán đấu giá tài sản đảm bảo. Trong những năm vừa qua Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ không phải tiến hành nhiều hoạt động xử lý tài sản đảm bảo, bởi như phân tích thực trạng ở trên cho vay khu vực kinh tế nhà nước trong đó cho vay dự án xây lắp là chủ yếu, khi những doanh nghiệp này không còn khả năng trả nợ thì những khoản nợ này thường được nhà nước cho xóa nợ hoặc đứng ra trả nợ thay. Việc xử lý tài sản đảm bảo chủ yếu được thực hiện ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
2.1.4 Các biện pháp khác
a/Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp
Đối với những nhóm khách hàng khác nhau, chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ áp dụng những chính sách khác nhau, phù hợp với từng đối tượng. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tín dụng đồng thời đó cũng là biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Việc xây dựng chính sách khách hàng phù hợp đã Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ tiến hành từ nhiều năm nay, nhất là 3 năm trở lại đây. Đối vơi những khách hàng truyền thống, có uy tín với ngân hàng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao trong thời gian gần đây, Chi nhánh cho vay với lãi suất ưu đãi hơn, thủ tục vay có thể đựoc rút gọn, hoặc cho vay không cần tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó đối với những khách hàng có truyền thống trong việc chậm trả nợ lãi và nợ gốc Chi nhánh tiến hành cho vay với qui trình chặt chẽ, yêu cầu tài sản đảm bảo có khả năng thanh khoản cao, giám sát cho vay chặt chẽ hơn, và có thể từ chối cho vay .
b/Tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo
Trong những năm gần đây, trước tình hình thị trường biến động rất phức tạp, giá xăng dầu tăng nhanh kéo theo đó là sự tăng giá của các mặt hàng sắt thẹp vật liệu xây dựng, hoạt động tín dụng phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất là tín dụng xây dựng cơ bản. Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng NHĐT&PT Việt Nam có định hướng cho các chi nhánh tăng cường cho vay có bảo đảm
Do đặc thù của hệ thống NHĐT&PT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHĐT&PT Việt Nam nói riêng, khách hàng trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng dư nợ cao.Tuy nhiên trên thực tế tài sản đảm bảo của nhóm khách hàng này thường có giá trị thấp tính thanh khoản không cao. Vì vậy bên cạnh việc yêu cầm cố thế chấp tài sản Chi nhánh cũng yêu cầu khách hàng thực hiện việc cầm cố quyền đòi nợ đối với các công trình đã hoàn thành và có nguồn vốn thanh toán ổn định.
Hơn nữa để hạn chế rủi ro tín dụng trước những biến động phức tạp của thị trường, Chi nhánh cũng chủ động yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo khi cần thiết, ví dụ như khi tài sản đảm bảo giảm giá, đồng thời, Chi nhánh cũng có những biện pháp giảm dần hạn mức tín dụng đối với những khách hàng không thực hiện yêu cầu trên .
Để tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ đã yêu cầu khách hàng thực hiện nhiều hình thức vay có bảo đảm như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bên thứ ba, cầm cố khối lượng xây lắp hoàn thành.
c/ Đào tạo, luân chuyển cán bộ
Trong bất kỳ một hoạt động nào con người cũng đóng vai trò quyết định, hoạt động ngân hàng cũng vậy. Nhận thức được vấn đề này Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ đã tích cực tăng cường công tác đào tạo cán bộ. Ngoài việc bố trí các cán bộ có trình độ vào các vị trí thích hợp, Chi nhánh còn tiếp tục tạo điều kiện để các cán bộ theo học các lớp nâng cao,các lớp trên đại học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó Chi nhánh còn thực hiện việc luân chuyển, đổi vùng cán bộ tín dụng. Đồng thời Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ còn thướng xuyên thực hiện công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị để hạn chế rủi ro đạo đức cán bộ tín dụng. Thường xuyên phát động phong trào thi đua và có những chế độ khen thưởng xử phạt hợp lý, xử lý kịp thời và nghiêm khắc các sai phạm.
.
2.1.5 Mục tiêu của các biện pháp hạn chế RRTD tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ
Mục tiêu chung của chi nhánh đó là giảm thiểu RRTD để giảm tổn thất cho Ngân hàng mình, giúp cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả. Tuy nhiên Chi nhánh đặt ra các mục tiêu cụ thể đối với hoạt động quản lý RRTD như sau:
Trước năm 2005, Chi nhánh đặt ra mục tiêu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ phải nhỏ hơn hoặc bằng 1,7% là tỷ lệ chung của toàn Hệ thống NHĐT&PT Việt Nam. Sau khi có quyết định 493_ năm 2005 trở đi, về phân loại nợ xấu, nhận thấy theo cách phân loại này tỷ lệ nợ xấu sẽ rất cao, Chi nhánh đặt mục tiêu phấn đầu để tỷ lệ nợ xấu không quá 6%.
Trích lập dư phòng RR ngày càng tăng, và xử lý RR từ quĩ dự phòng này năm sau phải cai hơn năm trước tiến tới đến năm 2008 xóa hết nợ ngoại bảng, nợ khoanh hiện đang còn tồn tại.
Phản ánh ngày càng rõ ràng và đúng thực thực trạng RRTD tại Chi nhánh.
Nâng cao ý thức và tầm nhận thức của cán bộ tín dụng về tầm quan trọng của hoạt động quản lý RRTD. Xây dựng hoạt động quản lý RRTD ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả ngày càng cao. Tạo một phong cách chuyên nghiệp và chủ động trong phòng tránh và xử lý rủi ro cho các cán bộ tín dụng của Ngân hàng mình.
2.2 Hiệu quả quản lý RRTD tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ
2.2.1 Hiệu quả QLRRTD rủi ro tín dụng thông qua thực trạng nợ quá hạn( NQH) và Nợ xấu
Trước năm 2005, khi chưa có quyết định 493 về phân loại nợ xấu thì chỉ tiêu NQH là chỉ tiêu chính phản ánh RRTD tại Chi nhánh. Từ năm 2005 trở đi thì chỉ tiêu Nợ xấu là chỉ tiêu chính, đó là nợ được phân vào nhóm 2 đến nhóm 5.
Bảng1: Thực trạng RRTD thể hiện qua chỉ tiêu NQH và Nợ xấu.
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Tổng dư nợ
709.316
981.238
955.398
NQH, Nợ xấu
18.189
34.820
57.324
Tỷ lệ NQH, nợ xấu(%)
2,6
3,9
6
Tăng gảm NQH so với năm trước ( Số tuyệt đối)
4.233
16.631
22.504
Phần trăm tăng, giảm NQH so với năm trước
16,7
91,4
83,5
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh các năm 2003, 2004, 2005
Qua bảng trên, ta thấy rằng trong 2 năm 2003, 2004 tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ đạt xấp xỉ trên dưới 3% cao hơn rất nhiều tỷ lệ 1,7% của toàn hệ thống. Năm 2005 theo cách phân loại mới, tỷ lệ nợ xấu tăng rất cao, xấp xỉ gấp đôi. Trong khi đó tổng dư nợ năm 2005 giảm so với năm 2004 thì tỷ lệ nợ xấu là 6% gấp 2,5 lần so với năm 2004 là 3,9%.
So sánh với mực tiêu của hoạt động quản lý RRTD của Chi nhánh, thì trong 2 năm 2003, 2004 chi nhánh đã không hoàn thành mục tiêu đề ra, tức là hoạt động quản lý RTTD trong 2 năm đó chưa có hiệu quả. Năm 2005 mặc dù tỷ lệ nợ xấu là rất cao, nhưng Chi nhánh đã hoàn thành mục tiêu, để tỷ lệ này ở mức 6%.
Việc phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro heo quyết định 493 sẽ làm cho lợi nhuận của những Ngân hàng có nhiều khoản nợ xấu giảm.Theo cách phân loại này tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng rất cao so với năm những năm trước.Đứng trước vấn đề khó khăn này, ban lãnh đạo Ngân hàng đã chỉ đạo cán bộ Ngân hàng tăng cướng công tác quản lý RRTD đặc biệt là những biện pháp hạn chế trước khi cho vay và tăng cường công tác xử lý tài sản đảm bảo.
Chi nhánh đặc biệt chú trọng đến hoạt động phân tích khách hàng và hoạt động thẩm định trước khi cho vay, cụ thể Chi nhánh đã có chủ trương giảm cho vay dài hạn, và giảm cho vay đối với lĩnh vực xây lắp.Tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. Điều này thể hiện qua thực trạng RRTD qua chỉ tiêu NQH và nợ xấu phân theo thời hạn tín dụng tại Chi nhánh.
Bảng 2: Thực trạng rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo thời hạn tín dụng tại chi nhánh NHĐT&PT Phú Thọ
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tổng số NQH, Nợ xấu
18.189
100
34.820
100
57.324
100
_NQH , Nợ xấu ngắn hạn
9.666
53
21.218
60,9
35.350
61,7
_NQH, Nợ xấu trung, dài hạn
8.523
47
13.602
39,1
21.974
38,3
ĐV: Triệu Đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh các năm 2003, 2004, 2005
Như vậy số NQH của dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn xấp xỉ gấp 1,5 lần số NQH dài hạn. Bên cạnh đó tỷ trọng này còn tăng qua các năm từ 53% năm 2003 lên 61,7% năm 2005. Việc tăng NQH ngắn hạn là do hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay ngắn hạn trong thời gian này kém hiệu quả, thua lỗ .
Bảng 3: Thực trạng RRTD thể hiện qua NQH, Nợ xấu phân theo ngành kinh tế
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Tổng NQH, Nợ xấu
18.189
100
34.820
100
57.324
100
Công nghiệp
15.314
83
29.211
83.9
47.005
82
Xây dựng
805
4
5.555
15.9
10.032
17.5
Nông, lâm nghiệp
Dịch vụ
2.247
12
74
0,2
287
0,5
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh các năm 2003, 2004, 2005
Bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng NQH, Nợ xấu tại chi nhánh đang có xu hướng giảm trong khi đó tỷ trọng này đối với ngành kinh tế xây dựng và dịch vụ đang có xu hướng tăng. Thực trạng trên phản ánh đúng tình hình tại chi nhánh, hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực xây lắp được quản lý chặt chẽ hơn.
Bảng 4: Thực trạng rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo tài sản đảm bảo tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Số tiền
Tr.đ
T.Trọng
(%)
Số tiền
Tr.đ
T.Trọng
(%)
Số tiền
Tr.đ
Tỷ
Trọng
(%)
Tổng NQH, Nợ xấu
18.189
100
34.820
100
57.324
100
NQH, Nợ xấu có TSĐB
2.214
12,3
2.899
8,3
4.013
7,0
NQH, Nợ xấu không có TSĐB
15.948
87,7
31.921
91,7
53.311
93
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh các năm 2003, 2004, 2005
Như vậy NQH và nợ xấu chủ yếu tập trung tại các khoản tín dụng không có tài sản đảm bảo. Tại chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ các món cho vay không có tài sản đảm bảo chủ yếu là các món vay theo sự chỉ định của Chính phủ, cho vay dự án phát triển. Các dự án này đa số không có hiệu quả, trong khi nguồn vốn rót xuống lại nhỏ giọt dẫn đến việc không trả được nợ cho Ngân hàng và NQH và Nợ xấu tăng cao là tất yếu.
Tuy nhiên bên cạnh đó tỷ lệ NQH, Nợ xấu của các món vay có tài sản đảm bảo tại Chi nhánh đang có xu hướng giảm từ 12,3% năm 2003 xuống còn 7% năm 2005. Đối với các món vay này hoạt động quản lý RRTD phần nào đã có hiệu quả.
Kết luận: Mặc dù tỷ lệ Nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2005 tăng rất cao lên đến 6%. Tuy nhiên, Chi nhánh đã hoàn thành mục tiêu để tỷ lệ Nợ xấu trên tổng dư nợ không vượt quá 6%. Có được thành công trên là do Chi nhánh đã chú trọng đến những biện pháp hạn chế rủi ro trước khi cho vay, bao gồm việc phân tích và đánh giá khách hàng. Kết quả trên cũng cho thấy các hoạt động quản lý RRTD như xác định dấu hiệu và đưa ra các biện pháp khắc phục xử lý kịp thời trong năm 2005 đã có hiệu quả.
2.2.2 Hiệu quả quản lý rủi ro thể hiện qua thực trạng thu nợ ngoại bảng và nợ khoanh
Bảng 5: Thực trạng xử lý rủi ro bằng biện pháp thu nợ ngoại bảng và nợ khoanh
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Số nợ hạch toán ngoại bảng
2.691
5.391
7.235
Số nợ thu được từ nợ ngoại bảng
0
70
0
Nợ khoanh
176
176
176
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh các năm 2003, 2004, 2005
Qua bảng trên ta thấy số nợ hạch toán ngoại bảng tại Chi nhánh trong 3 năm gần đây tăng nhanh từ 2.691 triệu đồng năm 2003 lên đến 7.235 triệu đồng năm 2005, trong khi số nợ thu được từ nợ ngoại bảng lại không đáng kể, trong năm 2003 và 2005 số này bằng không.
Số nợ thu ngoại bảng rất thấp là do những ngyên nhân có cả chủ quan lẫn khách quan. Nguyên nhân khách quan đó là do khách hàng gặp khó khăn, do chuyển đổi cơ chế, chính sách, dẫn đến phá sản, tuy nhiên đang tòa án chưa tuyên bố phá sản để Chi nhánh thu hồi nợ. Nguyên nhân chủ quan là do khách hàng không có thiện trí trả nợ, biết được nợ của mình được ngân hàng xử lý cho nên không thực hiện nghĩa vụ trả nợ nữa. Như vậy có thể nói rằng hoạt động tận thu nợ ngoại bảng và nợ khoanh tại Chi nhánh trong 3 năm qua chưa có hiệu quả.
2.2.3 Trích lập được quỹ dự phòng rủi ro ngày càng tăng và xử lý kịp thòi góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của Chi nhánh
Qua các năm Chi nhánh đã tích cực trích lập quỹ dự phòng rủi ro, và xử lý kịp thời những khoản nợ không còn khả năng thu hồi. Đựợc thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 6 : Trích lập dự phòng qua các năm tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Trích dự phòng rủi ro
3.254
3.620
5.000
ĐV: Tr.đ
Đến31/12/ 2005 Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ đã xử lý nợ xấu từ quỹ dự phòng rủi ro được 55.076 triệu đồng.
2.2.4 Bước đầu phản ánh tương đối rõ thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ.
Bên cạnh việc thể hiện rủi ro tín dụng mà Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Thọ đang có nguy cơ gặp phải rất lớn, các chỉ tiêu NQH nợ có vấn đề còn cho thấy , công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh đã bắt đầu phản ánh tương đối sát thức tiễn, phản ánh đúng thưc tế thực trạng rủi ro tín dụng. Điều này là bước tiến quan trong trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, nó cho thấy hoạt động quản lý rủi ro đã được chú trọng . Đánh giá đúng thực trạng rủi ro của mình là một bước quan trọng trong quá trình thực hiện công tác quản lý rủi ro một cách có hiệu quả cao.
Trong năm 2005 do thực hiện phân loại nợ theo quyết định 493 của Ngân hàng nhà nước, số nợ xấu tăng đột biến tỷ lệ nợ xấu tăng từ 3,9% năm 2004 lê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú.doc