MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT VỀ HAI NỀN VĂN MINH INCA VÀ AI CẬP 1
1. Thời gian tồn tại của hai nền văn minh Inca và Ai Cập 1
2. Không gian tồn tại 3
3. Nguyên nhân sụp đổ của hai nền văn minh 3
II. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HAI NỀN VĂN MINH INCA VÀ AI CẬP 5
1. Trong hoạt động sản xuất 5
2. Trong tổ chức xã hội 7
3. Trong tôn giáo, tín ngưỡng 8
4. Về chữ viết 10
5. Trong y học 11
III. CÁC DI SẢN CỦA HAI NỀN VĂN MINH INCA VÀ AI CẬP 12
1. Kiến trúc 12
2. Ướp xác 15
KẾT LUẬN 17
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
MỤC LỤC 20
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3440 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nền văn minh Inca và Ai Cập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tam giác dài 700km, hai bên bờ sông rộng từ 10 đến 50km, tạo thành một vùng sinh thái ngập nước – một đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng và đông đúc(3)
. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nile dâng lên làm tràn cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ. Các loại thực vật chủ yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen… sinh sôi nảy nở quanh năm. Ai Cập cũng có quần thể động vật đa dạng và phong phú, mang đặc điểm đồng bằng – sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu, bò, cá sấu, các loài cá, chim… Tất cả những điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất.
Tồn tại trong bối cảnh lịch sử khác nhau và ở hai khu vực khác nhau, môi trường sống của người Inca cũng khác so với người Ai Cập. Với khí hậu khắc nghiệt và địa hình núi cao của dãy Andes, điều kiện tưới tiêu nông nghiệp và giao thông của người Inca khó khăn hơn so với người Ai Cập. Tuy nhiên, họ cũng chọn được cho minh các hình thức sản xuất phù hợp. Từ duy trì được nguồn lương thực họ tạo dựng được những giá trị về đời sống vật chất và tinh thần. Tất cả những yếu tố đó làm nên nền văn minh Inca.
Văn minh Ai Cập được hình thành trong điều kiện thiên nhiên thuận lợi, hài hoà hơn so với văn minh Inca. Tuy nhiên, một điều đáng ghi nhận đó là sự nỗ lực cải tạo thiên nhiên và xây dựng nên những giá trị tốt đẹp của cư dân thuộc hai nền văn minh này. Những giá trị ấy dù ít hay nhiều vẫn tồn tại cho đến ngày nay được ghi nhận như những di sản lớn mà người xưa để lại cho nhân loại.
3. Nguyên nhân sụp đổ của hai nền văn minh
Bất kỳ một thực thể nào tồn tại trên Trái Đất đều nằm trong quy luật hình thành, phát triển rồi suy tàn và được thay thế bởi những thực thể mới. Do những điều kiện chủ quan lẫn khách quan về yếu tố con người, môi trường, hoàn cảnh lịch sử mà hai nền văn minh Inca và Ai Cập đã không tránh được sự sụp đổ cho dù những giá trị về văn hoá mà họ xây dựng được là vô cùng to lớn.
Từ thế kỷ X trước Công nguyên, Ai Cập hết bị chia cắt bởi những mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội lại bị ngoại tộc thống trị. Đặc biệt, từ năm 525 trước Công nguyên, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây Á. Năm 332 trước Công nguyên, Ai Cập bị Alexandre ở Makedonia chinh phục. Sau khi đế quốc Makedonia tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptoleme (305 – 30 trước Công nguyên). Đến năm 30 trước Công nguyên, Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã. Từ đó cho đến nay, những gì người ta biết được về nền văn minh Ai Cập là nhờ những di sản văn hoá mà họ để lại. Nền văn minh Ai Cập phát triển rực rỡ một thời kết thúc do sự xâm chiếm của đế chế La Mã.
Muộn hơn rất nhiều sơ với văn minh Ai Cập, văn minh Inca cũng như những nền văn minh khác tồn tại ở Nam Mỹ đã bị thực dân phương nhòm ngó khi lục địa mới này được khám phá. Năm 1532, người Tây Ban Nha đầu tiên là Francisco Pizzaro đã đặt chân tới đế quốc Inca. Sự giàu có ở nơi đây đã khiến người Tây Ban Nha nổi lòng tham và muốn chinh phục. Ngay từ vài năm trước đó người Inca đã mắc phải những bệnh mà trước nay họ chưa từng có (đậu mùa và sởi), lan truyền qua Trung Mỹ đến phía nam với hậu quả chết người. Khi Pizzaro đến, vương quốc Inca không còn là một vương quốc hùng cường nữa mà là một quốc gia đang chìm đắm trong cuộc chiến kế thừa giữa hai anh em Atahualpa và Huascar. Cuộc nội chiến này đã lay chuyển nền móng của vương quốc và sự bất bình của các dân tộc bị thống trị càng làm cho quốc gia này nhanh chóng sụp đổ. Tuy vậy, cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha đối với đế chế Inca không hề dễ dàng. Mãi đến năm 1572, người Inca mới bị chinh phục hoàn toàn(4) Rupert Mathews, Mai Thu Hà dịch, Thám hiểm, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2000, tr 16.
. Lịch sử 100 năm của đế chế Inca kết thúc.
Qua nhiều thế kỷ nhưng những giá trị mà người Inca và Ai Cập tạo dựng được vẫn tồn tại bền vững và có một điểm đặc biệt là rất nhiều điểm tương đồng được nhận thấy giữa hai nền văn minh này.
II. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HAI NỀN VĂN MINH INCA VÀ AI CẬP
Những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn minh Inca và Ai Cập được thể hiện qua các giá trị văn hoá vật chất lẫn tinh thần mà họ tạo dựng nên.
1. Trong hoạt động sản xuất
Một điểm chung có thể nhận thấy trong hoạt động sản xuất của người Inca và Ai Cập là họ cùng là những cư dân nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi đóng vai trò chủ đạo trong đời sống của họ. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở điều kiện thiên nhiên giành sự ưu đãi nhất định cho họ. Có thể nói, người Ai Cập có điều kiện thuận lợi hơn trong các hoạt động kinh tế so với người Inca. Nhưng họ đều tìm ra những cách thích hợp để thích nghi được với môi trường sinh sống.
Sa mạc còn gọi là vùng Đất Đỏ, chiếm hơn 90% diện tích Ai Cập, nhưng chỉ có một số khu dân cư nhỏ ở các thung lũng sông và các ốc đảo(5) George Hart, Lê Mạnh Chiến dịch, Ai Cập cổ đại, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2002, tr 8.
. Người Ai Cập sống trên hai bờ sông Nil hoặc bên cạnh những kênh đào từ sông Nil toả ra. Gần sông Nil có vùng Kemet, hoặc là vùng Đất Đen (vì đất ở đây có màu đen sẫm, rất màu mỡ), ở đó nông dân gieo trồng ngũ cốc. Nếu không có vùng đất màu mỡ này thì hẳn sẽ chẳng có nền văn minh nào ở Ai Cập. Từ những thời kỳ xa xưa cho đến tận ngày nay, đối với đa số dân cư Ai Cập, lối sống của họ phụ thuộc vào việc khai thác các tài nguyên nông nghiệp phong phú ở đây. Nước lụt của sông Nil mở đầu một năm làm ăn cho người nông dân Ai Cập, khi mà nước dâng đầy cửa sông Nil Xanh và sông Nil Trắng, hội lưu đúng ở phía bắc thành phố Khactum của Sudan làm cho sông Nil mang phù sa đổ vào Ai Cập. Khi nước sông Nil rút xuống, nông dân Ai Cập làm đất gieo lúa mạch và lúa mì. Kết quả thường là một vụ gặt bội thu vào mùa hè. Việc làm nông nghiệp của người Ai Cập cũng được hỗ trợ bằng nhiều loại nông cụ, họ còn biết đào kênh để dẫn nước vào ruộng. Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với người Ai Cập. Số gia súc mà một người Ai Cập cổ đại làm chủ là thước đo quan trọng về mức độ giàu có của người đó. Dù điều kiện tự nhiên hỗ trợ nhiều cho nông nghiệp của người Ai Cập nhưng gặp năm thời tiết khắc nghiệt, mùa màng cũng có khi thất bát, dân chúng có thể bị đói trầm trọng.
Cuộc sống của người Inca cũng dựa vào nông nghiệp và việc sử dụng cẩn trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên thưa thớt. Để đề phòng nạn đói và cung cấp lương thực cho dân số khổng lồ so với điều kiện trên núi cao, gần như toàn bộ các sườn đồi, núi đều được canh tác theo hình bậc thang và được tưới nước bằng kênh đào. Lương thực dư thừa được trữ trong các nhà kho đặc biệt, bảo vệ chống mưa và trong đó có gió thổi tuần hoàn để chống hư thối. Ngô, khoai tây, hạt qinoa (hạt diêm mạch), bí, cà chua, lạc và ớt được trồng trên các cánh đồng bậc thang trên cao. Họ nuôi Ilama (lạc đà không bướu), vịt, alpaca và chuột lang làm gia súc, lấy len lạc đà, lấy thịt ăn và để chở hàng hoá.
Chính nhờ sự linh hoạt mà người Inca và Ai Cập đã thích nghi với những điều kiện sống dù là khắc nghiệt hay thuận lợi. Không chỉ duy trì cuộc sống mà họ còn phát minh ra những công cụ lao động, những kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp… và tất cả đều có thể coi là những giá trị văn hoá vật chất to lớn của hai nền văn minh này.
Ruộng bậc thang của người Inca
2. Trong tổ chức xã hội
Xã hội Inca và Ai Cập còn được biết bởi sự quản lý và tổ chức chặt chẽ với những hình thức và biện pháp khác nhau. Ở nhiều mức độ, sự quản lý đó thể hiện được uy quyền của những người thống trị trong xã hội.
Để quản lý cho dễ, người Ai Cập cổ đại chia vương quốc thành nhiều vùng, được gọi là nome. Các nome có thể được bắt đầu từ thời kỳ Tiền triều đại (trước năm 3100 trước Công nguyên), khi đó các vùng được tự trị như tiểu đô thị. Hệ thống cai trị này phổ biến dưới nhiều thời pharaông Ai Cập, vương quốc đã được chia thành 42 nome. Thời kỳ suy yếu, Ai Cập được chia thành 22 nome(6)
. Trong mỗi vùng việc cai trị được trao cho một người đứng đầu với đầy đủ quyền lực. Địa vị thủ lĩnh của một vùng được phép truyền từ đời này sang đời khác hoặc do sự bổ nhiệm của pharaông.
Sự cai trị của Ai Cập áp đặt khác nhau về số thuế phải đóng của các cư dân. Người ta chưa xác định được từ khi nào người dân Ai Cập phải đóng thuế bằng các hình thức hoặc là sản phẩm, hoặc là lao động. Vị quan điều hành hệ thống thuế thông qua một bộ của bang, vùng. Các loại thuế phải nộp dựa trên kết quả các ngành nghề thủ công và lợi tức. Các chủ đất phải nộp thuế bằng các sản phẩm thu hoạch trên đất đai của họ. Người dân lao động phải nộp thuế cho mảnh đất mà họ kiếm sống. Mỗi thành viên trong các gia đình buộc phải trả thuế bằng sức lao động ở các công trường bằng số lượng vài tuần trên một năm, ví dụ như đào kênh hay làm việc ở các khu khai khoáng. Tuy nhiên, những người giàu có được phép thuê những người đàn ông nghèo khổ đi đóng thuế lao động cho mình.
Chính quyền của người Inca cũng dựa trên việc sử dụng lao động nặng nhọc của thường dân. Những người đàn ông tráng kiện phải phục vụ trong quân đội Inca hoặc lao động khổ sai trên các công trình công cộng như kênh thuỷ lợi, đường sá và toà nhà công cộng. Để kiểm soát chặt chẽ người dân và công việc họ làm, chính quyền Inca thường xuyên tiến hành điều tra và thống kê dân số. Quipucamayoc là các chứcchuyên chịu trách nhiệm về công việc này. Họ theo dõi chặt chẽ những người có và không có khả năng làm việc. Tuy người Inca không có chữ viết những họ phát minh ra hệ thống ghi chép vô cùng độc đáo đó là quipu, như một loại hồ sơ chứa thông tin về nhiều lĩnh vực. Quipu gồm những đoạn dây nhiều màu, trên đó buộc các nút tuỳ theo từng hệ thống nhất định, tượng trưng cho các số lượng nhất định và bội số của chúng. Mỗi màu mang một ý nghĩa riêng, tuỳ theo loại hồ sơ được giữ. Các màu có thể đại diện cho đất, con người và động vật v.v… Quipu còn được dùng để đánh dấu các sự kiện lịch sử quan trọng(7) Nguyễn Tứ dịch, Các nền văn minh lớn- INCA, Nxb Trẻ, Hà Nội, 2001, tr 25.
.
Trong quản lý chính quyền, người Inca và Ai Cập đều quản thúc chặt chẽ lao động của thường dân, sử dụng họ trong các công việc chung của vương quốc. Khác ở chỗ, người Ai Cập dùng thuế đánh vào lao động và cuộc sống của người dân còn người Inca sử dụng Quipu để giám sát.
3. Trong tôn giáo, tín ngưỡng
Cả người Inca và Ai Cập đều theo tín ngưỡng thờ thần chứ không theo một tôn giáo nào. Họ là những cư dân nông nghiệp nên việc thờ cúng các vị thần núi, thần sông hay các vị thần bầu trời… thể hiện một cách trực tiếp mong muốn của họ cho một cuộc sống sung túc, no đủ, thuận hoà giữa thiên nhiên và con người. Với người Ai Cập, đời sống tôn giáo không chi phối tới họ nhiều như người Inca. Người Ai Cập tôn thờ các vị thần sáng tạo và quan niệm sâu sắc về thế giới bên kia.
Người Ai Cập cổ đại theo tín ngưỡng thờ thần, họ thờ hàng trăm vị thần khác nhau, đôi khi khó nhận ra ai là ai. Nhiều vị thần được tái hiện dưới hình dạng các con vật. Chẳng hạn vị thần Thoth được biểu thì bằng khỉ đầu chó, vị thần trí tuệ ở một ngôi đền nọ nhưng lại là thần Mặt Trăng ở một ngôi đền khác và còn được gọi là Khonsu. Trong 42 vùng ở Ai Cập thì vùng nào cũng có một vị thần riêng, ngoài ra còn có nhiều vị thần khác. Thần Mặt Trời được coi là vị thần có ưu thế nhất trong tôn giáo Ai Cập. Tuy nhiên vị thần này cũng mang nhiều hình dáng khác nhau. Vào lúc rạng sáng thì đó là thần Khepri, một con bọ hung, sau đó thì trở thành Re-Harakhty, một con chim ưng to lớn liệng trên bầu trời. Đây được coi là vị thần chịu trách nhiệm đối với muôn vật và con người, sự màu mỡ của đất đai và cả hành trình của nhà vua đến âm phủ. Thần Mặt Trời được coi là vua của các vị thần và là đấng bảo hộ pharaông khi ngài ra trận.
Theo lý thuyết thì pharaông được coi là vị quản tế cao nhất trong mọi đền thờ của Ai Cập nhưng trên thực tế thì công việc của nhà vua do vị chánh quản tế thực hiện. Ông ta cai quản những tài sản kếch sù trong các khu báu của đền cũng như những vùng đất rộng lớn thuộc điền sản của đền. Chức quản tế này có thể nằm trong gia đình, truyền từ đời này qua đời khác cho đến khi bị pharaông truất quyền của họ bằng cách chỉ định người khác.
Trong đời sống tinh thần của người Ai Cập cũng diễn ra nhiều nghi lễ linh thiêng. Chỉ có một vài vị thầy tế được tuyển chọn mới được tham gia những buổi lễ diễn ra tại điện thờ của đền. Họ vừa đi theo sau vị thầy tế cao cấp, vừa châm đèn đốt hương, vẩy nước thuần khiết từ hồ thiêng trong đền. Vị thầy tế cao cấp tiến gần điện thờ rồi khấn: “Con là một kẻ trong sạch”, rồi ông mở cửa điện thờ để lộ ra bức tượng thần bằng vàng. Tượng này phải được trang điểm trước khi làm lễ dâng thức ăn. Sau khi làm lễ các thầy tế rời khỏi đền thờ mà không để lại dấu tích gì của họ.
Đời sống của người Inca mang nặng bản sắc tôn giáo, cuộc sống hàng ngày của họ bị chi phối bởi sức mạnh siêu nhiên. Người Inca cũng thờ các vị Thần Mặt trời, Thần sấm, Thần trăng, Thần đất và Thần biển. Trong quan niệm, họ vẫn cho rằng các vị thần này là đấng sáng tạo (Viracocha) ra con người, gia súc, đất canh tác… là tất cả những gì tạo nên cuộc sống của họ. Các vị thần cũng thể hiện cho mong muốn về một cuộc sống tốt đẹp của người Inca. Bên cạnh đó, họ còn thờ huaca là những đồ vật, người, hiện tượng tự nhiên hiện hữu quanh con người; thờ conopa, là các tượng thần nhỏ thờ cúng trong gia đình, để đảm bảo sự sung túc cho con người, gia súc và đất trồng(8) Sđd, tr 29.
.
Lễ hội mùa màng của người Inca cũng được tổ chức rất công phu như Inti Raymi – Lễ hội của Mặt trời, với nhiều vật hiến tế là những gì do người Inca làm ra hoặc gia súc. Mục đích của những nghi lễ này là đảm bảo mùa màng được tươi tốt, sức khoẻ cho con người và sự phồn vinh của đế quốc Inca.
4. Về chữ viết
Điểm khác biệt lớn nhất trong văn hoá của người Inca và Ai Cập chính là chữ viết. Mặc dù hình thành sớm hơn rất nhiều so với văn minh Inca, người Ai Cập đã tạo dựng được hệ thống chữ viết khá phức tạp. Chính vì người Inca không có chữ viết nên họ không thể ghi lại lịch sử của chính dân tộc mình. Những gì tới ngày nay thế giới biết về Inca đều qua ghi chép của người Tây Ban Nha. Vì thế, những điều chúng ta biết về Inca còn quá ít so với những gì diễn ra trong lịch sử cũng họ cũng như những giá trị văn hoá mà họ tạo dựng nên.
Thời Ai Cập cổ đại, chữ tượng hình được sử dụng trong các tượng đài, đền thờ, miếu, lăng mộ của nhà vua và trong mọi giấy tờ tôn giáo. Chữ tượng hình được viết bởi các thầy ký lục, đây là một dạng chữ bằng hình vẽ, rất rắc rối, sử dụng khoảng 700 ký hiệu khác nhau. Phải hết sức cẩn trọng mới làm nổi công việc này và đó cũng là lý do các thầy ký lục giữ được vị trí đặc biệt trong xã hội Ai Cập. Chữ tượng hình có thể viết từ trái sang phải, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. Đối với các khế ước buôn bán,thư từ, chuyện kể các thầy ký sử dụng biến thể rút gon của chữ tượng hình và luôn viết từ phải sang trái. Sau này còn một dạng chữ gọi là demotic là văn tự thông tục, được dùng trong các văn bản pháp luật. Đến cuối thời kỳ văn minh Ai Cập, các thầy ký lục còn biết viết chữ Hy Lạp, ngôn ngữ của những vị có chức tước lớn khi đó(9) George Hart, Lê Mạnh Chiến dịch, Ai Cập cổ đại, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2002, tr56.
.
Chữ tượng hình có thể coi là một phát minh lớn của người Ai Cập. Điều đó cũng chứng tỏ họ luôn có ý thức gìn giữ lịch sử và các giá trị văn hoá của mình. Đây cũng là một thành tựu mà không phải dân tộc nào cũng có thể sáng tạo được.
5. Trong y học
Y học cũng là một thành công rất lớn trong đời sống của người Inca và Ai Cập. Y học là điều liên quan trực tiếp tới việc bảo vệ sức khoẻ của người dân thuộc hai nền văn minh này. Với Ai Cập, ma thuật với y học là sự đan xen trong kỹ thuật chữa bệnh. Y học của người Inca được biết đến ít hơn. Nhưng có một điểm chung là cả người Inca và Ai Cập đều biết sử dụng các loại thực vật xung quanh để chữa bệnh. Giải phẫu ngay từ những thời kỳ này đã được quan tâm.
Các vị thần trong các đền thờ đóng vai trò không lớn trong đời sống của người Ai Cập, bởi vậy nhiều người đã sử dụng ma thuật để giải quyết các vấn đề như những nguy hiểm khi sinh đẻ, tình trạng chết yểu của trẻ con, các dịch sốt,v.v… Người Ai Cập cũng có kỹ năng khá cao về y học(10) Sđd, tr44.
. Nay vẫn có những quyển sách của thầy thuốc được viết trên giấy cỏ, trong đó mô tả cách chữa bệnh và thể hiện sự hiểu biết tỷ mỷ về cơ thể học. Người ta đã viết về tầm quan trọng của tim và cách bắt mạch ở gáy và tay. Đã có những thứ thuốc để chữa các bệnh đau mắt, u nhọt và một số bệnh tật khác. Người Ai Cập tin rằng, nhiều căn bệnh xuất phát từ những sinh vật, tựa như sâu bọ xâm nhập vào cơ thể. Các thầy thuốc và thầy ma thuật cùng làm việc với nhau, họ sử dụng cả thuốc men và phù chú để chữa bệnh khi bị rắn cắn hay bọ cạp đốt. Họ cũng dùng ma thuật để phòng ngừa những tổn thương mà cá sấu và ma quỷ có thể gây ra. Khi chết bùa được mai táng cùng với thi hài vì người ta cho rằng bùa hộ mệnh có thể phóng ngừa điều nguy hại.
Người Inca có nhiều kiến thức trong y học, họ có thể mổ thành công trên đầu. Lá cây coca được dùng để giảm đói và đau, vẫn còn được phổ biến cho tới ngày nay ở vùng núi Andes. Các nghiên cứu mới đây của trường Erasmus Universiteit Rotterdam cho thấy rằng trái với quan niệm phổ biến cho rằng người Inca nghiện coca(11)
. Một phương thức trị liệu khác của họ là dùng vỏ cây tiêu Peru đã được nấu còn ấm để đắp lên vết thương.
Như vậy, hai nền văn minh Inca và Ai Cập hình thành trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau, thậm chí cách nhau rất xa về thời gian và ở hai khu vực khác nhau. Họ chịu những sự tác động khác nhau của môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm khác biệt, giữa họ tồn tại những điểm tương đồng về văn hoá. Điều này được lý giải bởi người Inca và Ai Cập cùng là những cư dân nông nghiệp, vì thế đời sống của họ bị chi phối chủ yếu bởi các hoạt động này. Họ đã sáng tạo nên những giá trị văn hoá vô cùng to lớn với nền văn minh phát triển rực rỡ. Hai nét thành tựu nổi bật của người Ai Cập được cả thế giới biết đến là kim tự tháp và kỹ thuật ướp xác. Kiến trúc xây dựng của người Inca cũng có những điểm tương đồng với kỹ thuật của Ai Cập. Bên cạnh đó, ướp xác cũng nằm trong tín ngưỡng của người Inca.
III. CÁC DI SẢN CỦA HAI NỀN VĂN MINH INCA VÀ AI CẬP
Các công trình kiến trúc là những di sản lớn nhất mà hai nền văn minh Inca và Ai Cập để lại cho nhân loại. Ngoài ra, kỹ thuật “ướp xác” của họ cũng cho thấy cả đời sống tâm linh vô cùng phong phú, góp phần giúp thế giới khám phá những điều bí ẩn về hai nền văn minh này.
1. Kiến trúc
Kim tự tháp là thành tựu vĩ đại còn tồn tại cho tới ngày nay của người Ai Cập. Những điều bí ẩn về kim tự tháp là điều người ta luôn muốn khám phá nhưng đến nay vẫn chưa tìm hết được lời giải đáp. Một câu hỏi luôn được đặt ra là người Ai Cập cổ đã xây nên những tượng đài đồ sộ bằng đá này như thế nào và để làm gì? Thời kỳ gọi là Ai Cập cổ kéo dài 300 năm. Những kim tự tháp ở Giza và tượng Sphinxơ được xây dựng sớm nhất, ở thời kỳ cổ vương quốc (khoảng từ 2613 đến 2160 TCN) gần thành phố Cairo hiện đại. Nhưng ở Ai Cập còn trên 80 kim tự tháp khác và 100 cái nữa ở miền nam Sudan(12) James Putnam, Nguyễn Quốc Tín dịch, Kim tự tháp, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2001, tr4.
. Các chuyên gia cho rằng mỗi kim tự tháp là một ngôi mộ, các pharaông xây nên để làm nơi an nghỉ cuối cùng cho mình. Từ kim tự tháp (pyramit) có nghĩa là để vị pharaông đã chết trở nên bất tử. Nhưng người ta vẫn chưa hiểu được tại sao người Ai Cập lại chọn hình chóp. Có thể là xuất phát từ các mộ táng thưở xưa hoặc là biểu tượng của những tia nắng mặt trời của cầu thang bước lên thiên đường. Nhiều thế kỷ sau, người Trung Mỹ cũng xây các kim tự tháp, chủ yếu làm các đền thờ. Hàng trăm kim tự tháp này vẫn còn ẩn dấu trong rừng sâu.
Kim tự tháp Ai Cập được xây nên bởi hàng trăm nghìn viên đá. Đại kim tự tháp được làm từ 2.300.000 khối đá lớn, mỗi khối cân nặng trung bình 2,5 tấn(13) Sđd, tr 4.
. Các phiến đá lớn nhất lát trên mái Phòng của nhà vua nặng 50 tấn. Công việc khai thác những khối đá này và chuyên chở chúng tới nơi xây dựng Kim tự tháp đã là một điều kỳ diệu. Phần lõi của Kim tự tháp được làm từ đá vôi ở địa phương, loại đá khá mềm. Nhưng loại đá vôi chất lượng cao dùng để ốp bên ngoài được chở đến từ Tura, qua sông Nil. Một số phòng và lối đi bên trong làm bằng đá hoa cương, loại đá cứng hơn lấy từ Aswan, cách 800km từ thượng nguồn. Quanh năm, những toán công nhân xây kim tự tháp làm việc ở công trường khai thác đá, cắt những khối đá thô đưa lên mặt đất. Khi con sông bị ngập nước, tiến tới gần công trường, người ta chất khối đá lên thuyền và chở về nơi xây kim tự tháp. Họ viết tên của mìnKim tự tháp lên đá, vài khối đá trong Kim tự tháp Meidum có khắc các dòng chữ “Đội Kiên trì”, “Đội Dũng mãnh”, hoặc “Đội thuyền”.
Với người Inca, những công trình kiến trúc còn lại cho tới nay là ở 2 thành phố Machu Picchu và Cuzco. Machu Picchu được nhà khảo cổ Hiram Bingham phát hiện ra năm 1911. Thành phố này toạ lạc trên triền núi phía đông dãy Andes, ở độ cao 2600m so với mực nước biển, cách Cuzco 50km về phía tây bắc. Có nhiều ý kiến về nguồn gốc và bộ tộc xây dựng nên Machu Picchu, thành phố này đến nay vẫn còn là bí ẩn. Cái tên Machu Picchu được đặt ra trong thời gian gần đây, ám chỉ núi non bảo vệ thành phố này. Machu Picchu gồm quảng trường thiêng với ba toà nhà tôn giáo là ba đền thờ lớn, ở điểm cao nhất của thành phố có đặt đồng hồ Mặt trời. Machu Picchu được bao quang bởi một hào sâu, hai thành luỹ cao 5m và dày 1m, xây bằng những khối đá xếp khít nhau mà không dùng vữa. Dù trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, hành phố này tồn tại cùng với thời gian, có giả thuyết đặt ra đây là một nơi linh thiêng của người Inca.
Thành phố Machu Picchu còn lại ngày nay
Kim tự tháp Ai Cập
Theo sử sách Tây Ban Nha ghi lại, thành phố Cuzco của nguời Inca được thành lập bởi Manco Capac huyền thoại, là trung tâm hành chính, chính trị, tôn giáo, nghệ thuật của đế chế Inca. Cuzco được mô tả như “thành phố giàu nhất ở Indies, vì nó đầy rẫy châu báu cho sự vĩ đại của các vị thần”, được xây dựng vào thế kỷ 16, bởi 50.000 ngàn lao động khổ sai trong hơn 20 năm(14) Nguyễn Tứ dịch, Các nền văn minh lớn- INCA, Nxb Trẻ, Hà Nội, 2001, tr 33.
. Ở Cuzco. Tại đây có những bức tường thành lớn được xây dựng không cần vữa, bề bặt đá được đẽo gọt, ăn khớp với nhau một cách hoàn hảo. Trung tâm thành phố vây chung quanh huacaypat, từ đấy toả ra bốn con đường hoàng gia; xung quanh quảng trường là các cung điện của vua.
Công trình quan trọng nhất ở Cuzco là Coricancha tức Đền thờ Mặt trời, bên cạnh là Đền thờ Mặt trăng. Ngày nay một số bức tường ở ngoại ô Cuzco còn được bảo tồn. Nhiều công trình kiến trúc còn tồn tại ở đây là do người Tây Ban Nha xây dựng dựa trên nền của những công trình của người Inca.
Điểm tương đồng trong kỹ thuật xây dựng của người Inca và Ai Cập chính là việc sắp xếp các khối đá chồng khít lên nhau mà không dùng vôi vữa. Hơn thế nữa, những công trình ấy dường như có giá trị trường tồn với thời gian và cũng là điều bí hiểm mà ngày nay chúng ta vẫn chưa khám phá hết được. Có thể nhận thấy rằng các công trình kiến trúc mà người Inca và Ai Cập xây dựng đều mang mục đích tôn giáo hoặc thể hiện cho mong muốn của họ ở kiếp sau cũng như khẳng định địa vị của những thủ lĩnh trong xã hội của họ.
2. Ướp xác
Người Ai Cập cổ đại rất sợ nghĩ tới một ngày nào đó thế giới của họ sẽ không còn tồn tại nữa. Bắt nguồn từ niềm tin vào sức mạnh của ma thuật, họ đã bày đặt ra những nghi thức tang lễ mà theo họ, sẽ đảm bảo cho sự trường tồn của mỗi con người. Điều này liên quan mật thiết với việc bảo quản thi thể của người vừa chết. Những người thợ ướp xác mang người chết tới “Ngôi nhà đẹp”, nơi họ làm việc. Họ dùng một con dao đá chích một lỗ bên trái tử thi rồi moi gan và phổi ra. Chúng được xấy khô rồi cất giữ vào trong những cái bình đặc biệt, gọi là bình chứa nội tạng. Não cũng được lấy ra, nhưng tim thì vẫn để lại vì còn có thể phải đem ra cân sau khi xuống âm phủ. Sau đó, tử thi được phủ một lớp tinh thể natron để chống thối rữa. Ngoài ra còn phải phủ thêm một lớp chất liệu khô như mùn cưa hoặc lá khô. Cuối cùng, dùng những dải băng bằng vải lanh để quấn lại.
Giai đoạn cuối cùng của quá trình ướp xác là đặt thi thể vào quan tài. Với những người giàu có thì quan tài là một cái hòm cầu kỳ gồm nhiều lớp khác nhau được trang trí công phu. Thi thể sẽ được bảo quản tốt và chừng nào người Ai Cập còn coi trọng thì nó vẫn tồn tại mãi. Họ cho rằng sau khi thể xác của một người chết đi thì vẫn còn một số yếu tố nương tựa vào đó. Yếu tố quan trọng nhất là “Ka” – “linh thể” của con người mà người ta coi như bản sao của thân thể và nó sẽ đưa cái xác trở lại cuộc sống tiếp theo. Một yếu tố linh thiêng khác là “Ba” – “linh hồn” của con người, nó mang hình tượng cái đầu của người quá cố và thân thể của chim ưng. Người Ai Cập cũng tin rằng, cái bóng của con người cũng tồn tại mãi mãi như cái tên của người đó. Quá trình ướp xác là nhằm tạo nên một chủ thể vĩnh hằng từ một cái xác và tạo cho Ka một nơi nương náu ở kiếp sau.
Người Inca luôn tin vào kiếp sau và tôn thờ tổ tiên của mình. Các cơ thể đã chết và các ngôi mộ được coi là các huaca. Linh thiêng nhất trong các hua
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nền văn minh Inca và Ai Cập.doc