Nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam

I. Tổng quan về rừng 1

1. Vai trò của rừng 2

2. Phân loại rừng 2

II. Hiện trạng khai thác rừng trên thế giới 3

III. Tài nguyên rừng ở Việt Nam 3

IV. Thuật Ngữ Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường 7

1. Khái niệm: 7

2. Đối tượng tham gia 7

V. Nhu cầu hình Thành Chi Trả Dich Vụ Môi Trường Rừng Ở Việt Nam 7

VI. Nội dung chi trả dịch vụ môi trường 8

1. Xác định các đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng: 8

2. Xác định các đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng 9

3. Công thức tính tiền chi trả cho chủ rừng 9

VII. Chi trả dịch vụ môi trường rừng thí điểm ở Lâm Đồng và Sơn La 10

1. Giới thiệu: 10

2. Sơn La: 10

a. Kết quả: 11

b. Hạn chế: 11

3. Lâm Đồng: 12

a. Kết quả: 12

b. Hạn chế: 13

VIII. Bài học và biện pháp: 13

1. Những hạn chế của của việc áp dụng PES ở nước ta: 15

2. Một số bài học kinh nghiệm 15

3. Một số hoạt động cần thức hiện 16

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục I. Tổng quan về rừng 1 1. Vai trò của rừng 2 2. Phân loại rừng 2 II. Hiện trạng khai thác rừng trên thế giới 3 III. Tài nguyên rừng ở Việt Nam 3 IV. Thuật Ngữ Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường 7 1. Khái niệm: 7 2. Đối tượng tham gia 7 V. Nhu cầu hình Thành Chi Trả Dich Vụ Môi Trường Rừng Ở Việt Nam 7 VI. Nội dung chi trả dịch vụ môi trường 8 1. Xác định các đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng: 8 2. Xác định các đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng 9 3. Công thức tính tiền chi trả cho chủ rừng 9 VII. Chi trả dịch vụ môi trường rừng thí điểm ở Lâm Đồng và Sơn La 10 1. Giới thiệu: 10 2. Sơn La: 10 a. Kết quả: 11 b. Hạn chế: 11 3. Lâm Đồng: 12 a. Kết quả: 12 b. Hạn chế: 13 VIII. Bài học và biện pháp: 13 1. Những hạn chế của của việc áp dụng PES ở nước ta: 15 2. Một số bài học kinh nghiệm 15 3. Một số hoạt động cần thức hiện 16 Tổng quan về rừng Rừng là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, nhất là rừng ẩm nhiệt đới. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên, có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo cảnh quan và tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường. Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải đạt 45% tổng diện tích. Vai trò của rừng Tùy theo nhận thức và các lợi ích khác nhau mà vai trò của rừng được đánh giá khác nhau. Hiện nay rừng được đánh giá theo các vai trò chính như sau: Là hệ sinh thái đa dạng và giàu có nhất trên cạn, đặc biệt là rừng ẩm nhiệt đới. Năng suất trung bình của rừng trên thế giới đạt 5 tấn chất khô/ha/năm, đáp ứng 2 - 3% nhu cầu lương thực phẩm cho con người. Rừng có vai trò to lớn về môi trường và phát triển, là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho con người. Rừng cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, dược liệu, du lịch, giải trí... Rừng là "lá phổi xanh" hấp thụ CO2, tái sinh oxy, điều hòa khí hậu cho khu vực. Rừng tạo nên khoảng 16 tấn oxy/ ha/ năm (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong năm. Rừng giúp giảm nhẹ Hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5oC. Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão, giảm thiểu lũ lụt, gió bão, hạn hán,... Phân loại rừng Rừng có nhiều chức năng quan trọng, dựa vào đó mà người ta chia rừng thành 3 loại tuỳ thuộc vào chức năng cơ bản nhất: Rừng phòng hộ: bảo vệ đất, nước, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu Rừng đặc dụng: Bảo tồn ĐDSH, thiên nhiên, mẫu chuẩn, gen, nơi học tập, nghiên cứu, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nghỉ ngơi, du lịch sinh thái Rừng sản xuất: Sản xuất kinh doanh gỗ, lâm sản phi gỗ, động vật rừng và BVMT sinh thái. Theo độ giàu nghèo ta phân biệt: Rừng giàu: có trữ lượng gỗ trên 150 m3/ha. Rừng trung bình: có trữ lương gỗ từ 80 -150 m3/ha. Rừng nghèo: có trữ lượng gỗ dưới 80 m3/ha. Theo các tính toán mới đây, năng suất trung bình của rừng trên toàn thế giới đạt đến 5 tấn chất khô/ ha/ năm. Tuy nhiên con số này rất khác nhau tùy theo loại rừng và nơi phân bố của chúng: Hiện trạng khai thác rừng trên thế giới      Hình 1: sự phân bố các loại rừng theo vĩ độ và khí hậu. Trước đây rừng chiếm diện tích khoảng 60 triệu km², đến 1958 chỉ còn 44,05 triệu km² đến năm 1973 còn 37,37 triệu km². Hiện nay diện tích rừng ngày càng giảm do tác động của con người và chỉ còn khoảng 29 triệu km².Tốc độ mất rừng trong những năm gần đây càng ngày càng gia tăng mạnh, dự đoán đến năm 2020 khoảng 40% rừng còn lại bị phá hủy nghiêm trọng. Tài nguyên rừng ở Việt Nam Năm 1945, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, chiếm 43,8% diện tích đất đai, đến những năm đầu thập niên 1990 diện tích này đã giảm tới con số 7,8 triệu ha với độ che phủ chỉ còn 23,6% tức là đã ở dưới mức báo động (30%). Tốc độ mất rừng ở Việt Nam trong những năm 1985 - 1995 là 200.000 ha/năm. Trên nhiều vùng trước đây là rừng bạt ngàn thì nay chỉ còn là đồi trọc, diện tích rừng còn lại rất ít, chẳng hạn như vùng Tây Bắc chỉ còn 2,4 triệu ha, Tây Nguyên chỉ còn 2,3 triệu ha. Rừng miền Đông Nam Bộ còn lại khá hơn song đang bị tập trung khai thác. Rừng ngập mặn ven biển trước năm 1945 phủ một diện tích 400.000 ngàn ha nay chỉ còn gần một nửa (200.000 ha) chủ yếu là thứ sinh và rừng trồng. Diện tích đất trống đồi núi trọc đang chịu xói mòn nặng lên đến con số 13,4 triệu ha. Theo báo cáo về hiện trạng rừng toàn quốc năm 2006 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc hiện là 38%. Tính đến cuối năm 2006 diện tích đất có rừng trên toàn quốc là gần 13 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 10,4 triệu ha; rừng trồng là 2,5 triệu ha. Phân loại theo chức năng sử dụng thì rừng đặc dụng là 2,2 triệu ha; rừng phòng hộ là gần 5,3 triệu ha; rừng sản xuất là 5,4 triệu ha./. Bảng: Diễn biến diện tích rừng ở Việt Nam qua các năm (đơn vị tính 1.000.000 ha). Diện tích (ha)  1945  1976  1980  1985  1990  1995  1999  2002  2004   Tổng diện tích  14,30  11,16  10,60  9,89  9,17  9,30  10,99  11,78  12,30   Rừng trồng  0,00  0,01  0,42  0,58  0,74  1,05  1,52  1,91  2,21   Rừng tự nhiên  14,30  11,07  10,18  9,30  8,43  8,25  9,47  9,86  10,89   Độ che phủ  43,00  33,80  32,10  30,00  27,80  28,20  33,20  35,80  36,70   Nguồn: Hiện trạng môi trường Việt Nam. Phần Đa dạng sinh học, 2005.  Rừng Việt Nam 1945   Rừng Việt Nam 1995   Hình2: Thảm thực vật rừng Việt Nam qua các giai đoạn 1945 và 1995      Hình 3. 6: Chất lượng rừng Việt Nam qua các năm 1990, 1995 và 2000 Tuy diện tích rừng có tăng lên trong hơn 10 năm gần đây, nhưng chất lượng của rừng lại giảm đi, diện tích rừng giàu còn rất ít chỉ hơn 10%, diện tích rừng nghèo thì ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, tỷ lệ này không đồng đều, tỷ lệ che phủ của rừng ở những vùng đồng bằng đương nhiên là thấp, nhưng đặc biệt là có những vùng rất cần có rừng như vùng núi Tây Bắc thì độ che phủ lại chỉ 27%.  Biểu đồ độ che phủ rừng ở các vùng miền trong cả nước   Thuật Ngữ Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường Khái niệm: Là cam kết tham gia hợp đồng trên cơ sở tự nguyện có ràng buộc pháp lý và với hợp đồng này thì một hay vài người mua chi trả cho hệ sinh thái xác định bằng cách trả tiên mặt hay các hổ trợ cho một hoăc nhiều người bán và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử dụng đất nhất định cho một giai đoạn xác định để tạo ra các dịch vụ hệ sinh thái thoả thuận. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái là sự bồi thường cho việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái này Sự bồi thường hoặc hổ trợ này có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức (tiền mặt, hỗ trợ hiện vật, miễn thuế, đảm bảo quyền hưởng dụng…) Đối tượng tham gia Người bán là người sẵn lòng (hoặc bị bắt buộc) tạo ra các hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái thông qua việc quản lý hệ sinh thái. Người mua là người sẵn lòng (hoặc bị bắt buộc) phải trả cho các lợi ích từ việc nhận được hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái. Nhu cầu hình Thành Chi Trả Dich Vụ Môi Trường Rừng Ở Việt Nam Có cuộc sống an lành, muốn sống tốt thì phải chi trả tiền, phải tổ chức trồng rừng, bảo vệ rừng để rừng sản xuất ra các giá trị sử dụng làm chức năng phòng hộ môi trường, cung ứng cho con người thụ hưởng. Những người lao động lâm nghiệp (gọi là các chủ rừng), trực tiếp đầu tư vốn, lao động để trồng rừng, bảo vệ rừng tức là sản xuất ra của cải vật chất gọi là các giá trị sử dụng của rừng. Các giá trị sử dụng này được cung ứng cho mọi thành viên trong xã hội thụ hưởng, thì các chủ rừng phải được chi trả, hoàn lại phần vốn, lao động mà họ đã đầu tư cho rừng. Giá trị sử dụng trừu tượng của rừng là “loại hàng hoá đặc biệt”, có giá trị rất lớn, chiếm tới 60-80% tổng giá trị kinh tế mà rừng tạo ra. Cần phải được hình thành «thị trường» để trao đổi giữa người sản xuất cung ứng các giá trị sử dụng của rừng với người hưởng thụ các giá trị sử dụng này. Các hoạt động trao đổi cung ứng dịch vụ các giá trị sử dụng từ môi trường rừng như trên được gọi là «Chi trả dịch vụ môi trường rừng». Nội dung chi trả dịch vụ môi trường Xác định các đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng: * Tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và cá nhân có tư cách pháp nhân, được giao rừng tự nhiên, nhận khoán quyền sử dụng rừng tự nhiên ổn định lâu dài để bảo vệ, phát triển rừng, được chi trả phù hợp với giá trị của rừng * Tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và cá nhân có tư cách pháp nhân, được giao đất, giao và khoán rừng sản xuất   * Các loại rừng được áp dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng là: -Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng -Rừng sản xuất Xác định các đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng * Các tổ chức cá nhân được hưởng lợi từ rừng (khai thác thuỷ lợi, thuỷ điện, Du lịch sinh thái, du lịchvăn hoá, nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu khoa học, học tập…). * Những người sống trên đất nước Việt Nam được hưởng thụ môi trường trong lành từ rừng đem lại (ngăn chặn thiên tai, dịch bệnh, tạo không khí trong lành). * Nguồn kinh phí đã hình thành từ trước như thuỷ lợi phí, Thuế tài nguyên, hàng năm được trích chuyển trả lại cho các dịch vụ môi trường rừng. * Các tổ chức cá nhân có hoạt động gây tác động ảnh hưởng có hại đối với rừng (khai khoáng, khai thác lâm sản, sản xuất gạch ngói, gốm sứ, khai hoang, thải công nghiệp, khói ô tô, xe máy; …). * Nguồn thu từ hỗ trợ, đóng góp của các nước, các tổchức trong nước và quốc tế Công thức tính tiền chi trả cho chủ rừng Trong Quyết định số 380/QĐ-TTg (10/4/2008) về việc ban hành Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng có nêu lên một công thức xác định số tiền chi trả cho chủ rừng như sau: Tổng số tiền chi trả cho người được chi trả dịch vụ trong năm (đồng)   =   Định mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng (đồng/ ha)  x    Diện tích rừng do người được chi trả dịch vụ quản lý, sử dụng (ha)  x   Hệ số K   Trong đó hệ số K phụ thuộc vào từng loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất), tình trạng rừng (rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi), nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) do UBND tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Sơn La quyết định cụ thể trên cơ sở kết quả nghiệm thu rừng được cơ quan có trách nhiệm nghiệm thu xác nhận. Chi trả dịch vụ môi trường rừng thí điểm ở Lâm Đồng và Sơn La Giới thiệu: Từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu xây dựng nền móng cho một chương trình quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES). Hai trong những văn bản quan trọng nhất là Quyết định 380/TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm PFES ở hai tỉnh Sơn La, nơi đầu nguồn của hệ thống sông Đà và tỉnh Lâm Đồng, nơi đầu nguồn của hệ thống sông Đồng Nai, và Nghị định số 99 ngày 24/9/2010 của Chính phủ về thực hiện PFES trên phạm vi cả nước. Dự án thí điểm về chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được triển khai tại tỉnh Sơn La với sự hỗ trợ của cơ quan Hợp tác kỹ thuật CHLB Đức (GTZ), tại tỉnh Lâm Đồng với sự hỗ trợ của tổ chức Winrock International. Vì thế, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện PFES, sau Mexico và Costa Rica. Tại nhiều diễn đàn đối thoại chính sách quốc gia, đã có nhiều ý kiến thảo luận đưa ra xoay quanh vấn đề thu tiền sử dụng dịch vụ MTR, đặc biệt là mức độ sẵn lòng chi trả của các công ty sử dụng dịch vụ cũng như việc xác định mức chi trả hợp lý. Các nhà hoạch định chính sách cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đền bù công sức của chủ rừng – những người tham gia quản lý bảo vệ rừng và coi đó như một yếu tố đảm bảo công bằng xã hội, đồng thời giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước đầu tư vào bảo vệ và quản lý rừng. Nhiều đợt khảo sát và các cuộc họp đã được tổ chức để giúp người sử dụng dịch vụ MTR hiểu rõ lý do vì sao họ phải trả tiền; tìm hiểu, tham vấn với họ về mức chi trả dự kiến đồng thời đề nghị Chính phủ cho phép họ hạch toán chi phí chi trả dịch vụ MTR vào giá thành sản xuất. Kết quả khả quan cho thấy các công ty đều bày tỏ quan điểm đồng ý thực hiện nghĩa vụ chi trả hàng năm trên có sở hai lần/năm, vào tháng Bảy và tháng Một năm tiếp theo. Sơn La: Tại Sơn La bên sử dụng dịch vụ được xác định là các nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, nhà máy thuỷ điện Suối Sập, công ty Cấp nước Phù Yên và công ty Cấp nước Mộc Châu, bên cung cấp dịch vụ là các chủ rừng trên địa bàn 2 huyện thí điểm Mộc Châu và Phù Yên. Mức chi trả của từng công ty được xác định dựa trên tổng lượng điện/tổng lượng nước kinh doanh hàng năm trong đó đối với 1Kwh là 20 đồng, 1m3 nước là 40 đồng và bình quân/ha là 100.432 đồng. Việc thu tiền sử dụng dịch vụ MTR cũng được thực hiện theo cơ cấu phân cấp hiện thời. Ở cấp quốc gia, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR) thu các khoản chi trả của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình vì nhà máy thuộc khu vực hạ lưu của 5 tỉnh trong đó có Sơn La. Trong khi đó, ở cấp tỉnh, quỹ bảo vệ và phát triển rừng Sơn La thu tiền chi trả của 03 công ty còn lại đóng trên địa bàn tỉnh. Kết quả: Tính đến cuối năm 2010, ba trong số bốn công ty đã chuyển các khoảng thanh toán đầu tiên của năm 2009 với tổng cộng hơn 60 tỷ đồng. Trong đó Nhà máy Thủy điện Hòa Bình vẫn chưa thanh toán các khoản tiếp theo mặc dù đã có yêu cầu bằng văn bản từ phía Quỹ BVPTR. Công ty còn lại - Nhà máy Thủy điện Suối Sập - đã không đủ khả năng thanh toán do kinh doanh thua lỗ. Hơn nữa, chủ rừng hay các nhà cung cấp dịch vụ MTR ở địa phương vẫn chưa lên tiếng yêu cầu các nhà máy thanh toán theo kế hoạch đã cam kết, mặc dù họ được hưởng lợi đáng kể từ khoản chi trả này. Họ đã không lên tiếng ngay cả khi họ đã từng tham gia vào nhiều chiến dịch, hoạt động nâng cao nhận thức cũng như các sự kiện, diễn đàn tham vấn về PFES. Họ cũng đã nhận được tờ rơi, thông tin và được nghe phổ biến về PFES thông qua các chương trình truyền thanh, truyền hình ở địa phương. Các nhà quản lý rừng dường như chưa hoàn toàn nhận thức được quyền lợi và lợi ích tiềm năng của chương trình PFES. Giống như trước đây, họ thụ động chờ đợi Chính phủ can thiệp và mang lại lợi ích cho mình. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chưa sẵn lòng trả tiền dịch vụ MTR Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hiểu rõ những tác động tích cực từ việc bảo vệ rừng đầu nguồn. Ông nói: “Chúng tôi hoàn toàn nhận thức được rằng rừng được bảo vệ và quản lý tốt sẽ giúp nhà máy của chúng tôi hoạt động hiệu quả hơn”. Tuy nhiên, nhà máy chỉ tiến hành giải ngân các khoản thanh toán khi có yêu cầu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Trong khi đó, EVN không trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), mà trực thuộc Bộ Công Thương. Như vậy, tỉnh Sơn La sẽ chỉ nhận được các khoản thanh toán sử dụng dịch vụ MTR từ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, nếu Thủ tướng Chính phủ yêu cầu EVN đề nghị Nhà máy Thủy điện Hòa Bình thực hiện nghĩa vụ chi trả. Hạn chế: Cũng như một số chương trình PFES khác trên thế giới, cơ chế thí điểm ở tỉnh Sơn La chưa kết nối trực tiếp người cung cấp và người sử dụng dịch vụ MTR trên cơ sở ký kết hợp đồng thỏa thuận. Thay vào đó, nhiều cơ quan quản lý nhà nước các cấp tham gia ở các cấp trung gian như Ban quản lý PFES ở các cấp được thiết lập để thực hiện chức năng điều phối và Ngân hàng Chính sách Xã hội tham gia thực hiện các giao dịch tài chính, chuyển tiền cho chủ rừng.Chưa xác định được diện tích của từng chủ rừng đã khiến cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng ở đây bị đình trệ. Với 54.000 chủ rừng của 254 xã thuộc 9 huyện, Sơn La cần một nguồn kinh phí cũng tương đương với số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (khoảng 60 tỷ đồng) để thống kê, xác định diện tích thực của từng cá nhân chủ rừng. Giải pháp trước mắt của tỉnh Sơn La là ứng trước 60% nguồn kinh phí này chuyển về ngân hàng chính sách xã hội để chi trả cho người dân. Nhưng ngân hàng này chỉ giao dịch 1 tháng một lần, mà niêm yết ngày giao dịch thì không phải người dân nào cũng biết, đặc biệt đối với đồng bào sống ở vùng cao hẻo lánh xa xôi, cách trung tâm xã cả ngày đường như ở các xã trong vùng thí điểm của sơn la. Vậy là… người dân thì không nhận được tiền, còn quỹ thì vẫn chẳng thể giải ngân! Thực tế thực hiện thí điểm ở Sơn La cho thấy cơ cấu thể chế PFES hiện nay chưa hoàn toàn hướng tới các mục tiêu lâu dài nhằm kết nối người cung cấp dịch vụ (chủ rừng) với người sử dụng dịch vụ. Hạn chế lớn nhất là nhận thức chưa đầy đủ của chủ rừng, phương pháp tiếp cận theo định hướng chỉ đạo, thiếu sự phối kết hợp giữa các Bộ, ngành và các cơ quan hữu quan, vấn đề thực thi còn hạn chế cũng như sự hiểu biết không đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của cả người cung cấp và người sử dụng dịch vụ. Đối với Sơn La, nên xem lại cách chi trả cũng như là thông báo cho người dân rõ ràng về cách nhận tiền, thời gian hoạt động chi trả của ngân hàng nên thông báo rõ ràng cho người dân. Nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ rừng và nâng cao kiến thức của người dân. Lâm Đồng: Kết quả: Tại Lâm Đồng, chương trình thí điểm đã nhận được sự đồng thuận cao của các bên liên quan và hiện nay các nhà máy thuỷ điện Đa Nhim và Đại Ninh đang chi trả khoảng 55 tỷ đồng (~2,8 triệu USD) cho hơn trong đó hơn 8.000 hộ dân bảo vệ rừng được hưởng thu nhập bình quân từ 8,1 đến 8,7 triệu đồng/năm, cao gấp ba lần so với thu nhập nhận khoán trước đây để bảo vệ hơn 203 nghìn ha rừng. Qua 2 năm triển khai thí điểm, từ nguồn quỹ bảo vệ phát triển rừng trên 107 tỷ đồng, tỉnh Lâm Đồng đã dành phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng cũng như chi trả cho người dân, hộ gia đình, cộng đồng thôn, buôn nhận giao khoán. Đến nay, đã có gần 10.000 hộ dân, trong đó gần 7.000 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách này. Cũng từ đó, công tác quản lý bảo vệ rừng ở đây hiệu quả hơn, giảm được 50% vụ vi phạm lâm luật. Nhiều hộ dân làm đơn xin được nhận khoán thêm diện tích rừng để bảo vệ, phát triển. Người dân tuần tra, kiểm tra rừng thường xuyên hơn, đơn vị chủ rừng, hộ nhận khoán rừng và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ hơn. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép ở hai tỉnh đã giảm đáng kể. Lâm Đồng cũng là tỉnh đầu tiên thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và cho đến nay Quỹ đã ký hợp đồng với 768 hộ gia đình với kinh phí khoảng 25 tỷ đồng (~1,2 triệu USD) để bảo vệ 35.000 ha rừng. Sau hai năm thí điểm, tỉnh Lâm Đồng đã rất thành công với mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng ở xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương. Mỗi hộ đồng bào Cơho ở Đa Nhim được ban quản lý rừng phòng hộ khoán bình quân 20ha rừng đầu nguồn của hồ thuỷ điện Đa Nhim để bảo vệ. Với mức chi 400.000 đồng/ha/năm, mỗi hộ nhận 8 triệu đồng/năm, chia cho bình quân năm người/hộ thì mỗi người được gần 135.000 đồng/tháng. Đây là nguồn thu nhập ổn định trong cơ cấu thu nhập của họ vì phần từ sản xuất nông nghiệp thường bấp bênh. Bà con Cơho hiểu rằng họ cần bảo vệ rừng để hồ Đa Nhim có nước, nhà máy có điện bán, có tiền trả cho họ, nếu không họ lại nghèo. Chính sách này cũng giống như cho bà con cái cần câu để họ câu cá bằng chính kết quả lao động giữ rừng của mình. Bà con phấn khởi còn rừng thì đang được giữ rất tốt. Đồng bào dân tộc Cơtu ở xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, chiếm 81% dân số và hầu hết nằm trong 76% số hộ nghèo của xã. Thu nhập bình quân của hộ khoảng 350.000 đồng/tháng, tính ra chỉ 70.000 đồng/người/tháng, cuộc sống vô cùng khó khăn. Diện tích tự nhiên của xã Mà Cooih là 17.818ha, trong đó đến 84% là diện tích rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn cho các nhà máy thuỷ điện A Vương, Za Hung, Sông Bung. Sau khi được biết đồng bào dân tộc Cơho anh em ở Lâm Đồng đã có cuộc sống khá lên nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đồng bào Cơtu ở Mà Cooih đang rất mong được thực hiện chính sách này để bớt nghèo. Đó cũng là mong ước chung của người dân ở khu vực đầu nguồn. Hạn chế: Đối với Lâm Đồng, dựa trên những kết quả đạt được linh động hơn trong việc thực hiện nghị định dần đưa nghị định vào thực tế. Có thêm nhiều góp ý cho nghị định. Bài học và biện pháp: Kinh nghiệm thực hiện từ Sơn La cho thấy cần thiết phải thay đổi phương pháp tiếp cận truyền thống theo hình thức chỉ đạo và kiểm soát sang cơ cấu phân cấp quản lý nhằm thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và chịu trách nhiệm giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ. Có thể tạo ra sự thay đổi này bằng cách tăng cường cơ cấu tổ chức hiện có thông qua thúc đẩy mối quan hệ phối kết hợp của các cơ quan chủ quản ở cấp Trung ương (Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính) và ở cấp địa phương (giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ). Điều đó bao gồm tăng cường phân cấp và trao quyền quản lý cho người dân địa phương như những đối tác thực hiện, tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trường, qua đó cho phép ký kết các hợp đồng tự nguyện dựa trên kết quả thực hiện, áp dụng quy chế khen thưởng và tính trách nhiệm trong quá trình thực hiện. Quan trọng hơn hết là cần thay đổi nhận thức, quan điểm coi người dân địa phương là nguồn lao động giá rẻ, mà cần coi họ là những đối tác bình đẳng và là lực lượng chính trong bảo vệ, quản lý và phát triển rừng. Ngoài phân cấp, việc tăng cường vai trò và phân quyền cho chủ rừng thông qua đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng sẽ tác động tích cực tới quá trình xây dựng thể chế PFES. Cần tiếp tục giao những diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện do các ban quản lý rừng và công ty lâm nghiệp đang quản lý cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng địa phương để quản lý, bảo vệ, đồng thời đảm bảo quyền sử dụng đất rừng của họ. Nâng cao nhận thức cho tất cả các bên liên quan từ các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia tới các công ty sản xuất kinh doanh và các chủ rừng ở địa phương, theo kế hoạch Bộ NN&PTNT xây dựng trong mối quan hệ phối hợp của GIZ và các bên liên quan trong nước và quốc tế khác. Ngoài các thông tư liên bộ hướng dẫn thực hiện Nghị định, cần xây dựng thông tư liên bộ giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương trong đó quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan nhằm đẩy mạnh phân cấp cho phép hình thành những mối quan hệ trực tiếp giữa Ban quản lý rừng đầu nguồn ở tỉnh và người sử dụng dịch vụ. Trong thông tư, cần quy định rõ cơ chế quản lý của VNFF, kể cả quy định về thu tiền sử dụng dịch vụ MTR từ nhiều nguồn khác nhau. Tham vấn các bên liên quan nhằm ra quyết định và xây dựng sự đồng thuận. Đại diện chủ rừng và người sử dụng dịch vụ tham gia là thành viên Ban Quản lý PFES ở các cấp. Trao quyền cho người dân địa phương để họ có thể bày tỏ quan điểm của mình trong quá trình ra quyết định và tham gia giám sát toàn bộ quá trình vận hành, ví dụ như thông qua việc thành lập hiệp hội các chủ rừng như đã được đề xuất trong Chương trình Lâm nghiệp Quốc gia. Thực hiện giám sát và đánh giá PFES công khai và có sự tham gia trong toàn bộ quá trình thực hiện từ quản lý, sử dụng tài chính đến tác động của các hoạt động cung cấp dịch vụ MTR. Đại diện người cung cấp và người sử dụng dịch vụ MTR cần tham gia vào hoạt động giám sát và đánh giá này. Những hạn chế của của việc áp dụng PES ở nước ta: Việt Nam đã sẵn sàng sử dụng một số công cụ tài chính và kinh tế cần thiết để thực thi hoạt động chi trả dịch vụ hệ sinh thái. Trong tất cả các nghiên cứu điểm về PES, vấn đề không phải ở chỗ thiếu nguồn tài chính mà là thiếu một khung pháp lý: Thiếu cơ sở pháp lý cho cộng đồng để tham gia ký kết các hợp đồng. Nếu chi trả dịch vụ hệ sinh thái được xem như là thuế, phí và lệ phí thì cần phải bổ sung thêm điều khoản vào các luật, quyết định và thông tư liên quan hiện hành để cho phép người cung cấp dịch vụ (chứ không phải là các cơ quan Chính phủ) giữ lại các khoản thu từ các dịch vụ này. Thiếu công cụ kinh tế và công cụ pháp lý cho PES trong các văn bản pháp lý quy định về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ đầu nguồn và hấp thu cacbon. Dịch vụ môi trường và người mua, người bán được xác định rất rõ. Tuy nhiên một số khía cạnh của PES còn nằm trong giai đoạn kế hoạch, chưa được thử nghiệm: Làm thế nào để người mua, bán dịch vụ môi trường ký kết thoả thuận một cách tự nguyện trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Điều kiện chi trả và việc cung cấp dịch vụ trong điều kiện cho phép, điều kiện về phương thức sử dụng đất, các hoạt động của người bán và/ hoặc quản lý nguồn tài nguyên quy mô hợp đồng. Thời hạn và hình thức ký kết hợp đồng. Mức độ của các cam kết liên quan đến từng mối quan hệ nhân quả cụ thể để duy trì tính liên tục của dịch vụ (tránh làm giàm, suy thoái hay mất khả năng cung cấp dịch vụ của tài nguyên). Hình thức chi trả, ví dụ như thanh toán bằng tiền mặt để tuỳ ý sử dụng, đầu tư vào các dịch vụ công hay quỹ uỷ thác phục vụ các hoạt động cụ thể nào đó. Mức chi trả trong mối liên hệ với chi phí cơ hội của người bán và chi phí lựa chọn d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan