Ôn tập phần Tiến hóa và Sinh thái học

Câu 15:

a. Thế nào là kháng nguyên? Kháng thể? Cơ chế tác dụng của kháng thể?

b. Tại sao khi tiêm vacxin phòng bệnh thì người được tiêm không bị mắc bệnh đó nữa?

a) - Kháng nguyên là loại hợp chất lạ có khả năng gây ra trong cơ thể sự trả lời miễn dịch. Các hợp chất này có thể là prôtêin, độc tố thực vật, động vật, các enzim, một số polisaccarit.

 - Kháng thể là những prôtein được tổng hợp nhờ các tế bào limphô. Chúng tồn tại tự do trong dịch thể hoặc dưới dạng phân tử nằm trong màng tế bào chất của tế bào limphô.

 - Cơ chế tác dụng:

+ Trung hoà độc tố do lắng kết.

+ Dính kết các vi khuẩn hay các tế bào khác.

+ Làm tan các vi khuẩn khi có mặt của chúng trong huyết thanh bình thường.

+ Dẫn dụ và giao nộp các vi khuẩn cho quá trình thực bào.

b) Tiêm vacxin tức là đưa kháng nguyên (vi sinh vật đã bị giết chết hoặc làm suy yếu) vào cơ thể. Sự có mặt của kháng nguyên kích thích tế bào limphô phân bào tạo ra kháng thể đi vào máu, đồng thời tạo ra các tế bào nhớ khu trú trong các tổ chức bạch huyết ở dạng không hoạt động. Khi kháng nguyên gây bệnh tái xâm nhập vào cơ thể, tế bào nhớ sẽ nhanh chóng sản xuất kháng thể với số lượng lớn để kịp thời tiêu diệt mầm bệnh.

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập phần Tiến hóa và Sinh thái học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Những điểm khác nhau cơ bản giữa virut và vi khuẩn về mặt cấu tạo, vật chất di truyền, dinh dưỡng, sinh sản. Đặc điểm Virus Vi khuẩn Cấu tạo Chưa có cấu tạo TB, chỉ gồm vỡ protein và lõi axit nuclêic (hoặc là ADN hoặc là ARN). Có cấu tạo TB nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa có màng nhân. Vật chất DT Chỉ chứa một trong 2 loại hoặc là ADN hoặc là ARN. Có cả 2 loại ADN và ARN. Dinh dưỡng Dị dưỡng theo kiểu kí sinh bắt buộc trong TB vật chủ. Không mẫn cảm với kháng sinh. Có nhiều hình thức sốnh khác nhau: tự dưỡng, dị dưỡng (kí sinh, hoại sinh, cộng sinh) Sinh sản Phải nhờ vào hệ gen và các bào quan của TB vật chủ. Không có khả năng sinh sản ở ngoài TB vật chủ. Sinh sản dựa vào hệ gen chính của mình. Có khả năng sinh sản ngoìa TB vật chủ. Câu 2: Vì sao những virus có vật chất di truyền là ARN (ví dụ HIV) thì khó bị tiêu diệt hơn? Vì ARN dễ phát sinh đột biến hơn AND nên tính chất kháng nguyên của virus dễ thay đổi, do đó không điều chế được vacxin phòng tránh Câu 3: Có thể dùng kháng sinh để phòng và chống các bệnh do virus được không? Tại sao? Kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với virus do virus kí sinh bên trong tế bào nên các thuốc kháng sinh không tác động đến virus Câu 4: Tại sao VK được chọn làm mô hình để nghiên cứu sinh trưởng của VSV? Kích thước nhỏ, nghiên cứu sinh trưởng trên cả quần thể Sinh sản vô tính bằng trực phân, vòng đời ngắn Cấu tạo đơn giản, chưa phân hoá cao Sự tăng khối lượng dẫn ngay đến sự phân chia Sự sinh trưởng của vi khuẩn đã được nghiên cứu rất sâu và khái quát hoá dưới dạng toán học Những kiến thức chung về sinh trưởng của vi khuẩn cũng có thể áp dụng cho các sinh vật khác Câu 5: Tại sao virus HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu limpho T-CD4 ở người? Cho biết nguồn gốc lớp vỏ ngoài và lớp vỏ trong của HIV? - Vì: Tương tác giữa virus với tế bào vật chủ là tương tác đặc hiệu giữa gai vỏ virus với thụ quan màng tế bào Chỉ có limpho T-CD4 mới có thụ quan CD4 màng tương thích HIV Nguồn gốc: Vỏ trong: do vật chất di truyền của HIV qui định tổng hợp từ nguyên liệu và bộ máy sinh tổng hợp protein của tế bào chủ Vỏ ngoài: có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào limpho T và các gai protein do virus qui định tổng hợp Câu 6: Dựa vào đặc điểm nào từ quá trình xâm nhiễm của HIV các nhà khoa học đã chế ra các loại thuốc để kìm hãm nhân lên của HIV? Giải thích? Virus chỉ nhân lên trong tế bào chủ Virus nhận biết tế bào kí chủ của chúng nhờ gắn vào các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào Các nhà khoa học đã tổng hợp nên các loại kháng nguyên giống kháng nguyên HIV Khi lượng lớn kháng nguyên tương tự HIV được đưa vào cơ thể sẽ cạnh tranh với HIV, ngăn cạn sự xâm nhiễm và nhân lên của HIV Câu 7: Một bệnh nhân bị cúm đến bệnh viện, trong toa thuốc bác sỹ có dùng một loại kháng sinh. Hãy cho biết ý nghĩa của việc dùng kháng sinh trong trường hợp nói trên? Kháng sinh được sử dụng trong toa thuốc của người cúm nhằm ngăn cản sự sinh trưởng và gây bệnh của các vi trùng cơ hội khác khi miễn dịch suy yếu. Câu 8: Phân biệt virus, vi khuẩn, tảo đơn bào về cấu tạo đời sống Virus Vi khuẩn Tảo đơn bào Cấu tạo Kích thước rất nhỏ, vài chục đến vài trăm nm Chưa có cấu tạo tế bào Cấu tạo gồm: lõi axit nucleic (AND hoặc ARN) + protein - Kích thước 1 – 5 µm Cơ thể đơn bào Chưa có nhân, vùng nhân chứa AND trần dạng vòng Kích thước lớn hơn nhiều so với vi khuẩn Cơ thể đơn bào Có nhân rõ rệt, có chất diệp lục Đời sống Kí sinh bắt buộc trong tế bào vật chủ Sự phát triển và sinh sản làm phá huỷ hàng loạt tế bào vật chủ Gây bệnh cho các vi sinh vật khác Phần lớn sống kí sinh và gây bệnh cho các sinh vật khác Một số sống hoại sinh Sinh sản rất nhanh Tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời và chất diệp lục Câu 9: Tại sao nói quá trình tiêu hoá trong tiêu hoá từ dạ dày đến ruột của người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật? Vì quá trình này được diễn ra liên tục: dạ dày thường xuyên được bổ sung thức ăn từ ngoài vào đồng thời thường xuyên thải các sản phẩm của quá trình tiêu hoá ra ngoài, do đó tương tự như một hệ thống nuôi cấy tự nhiên. Câu 10: Vì sao sốt là một phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn? Do protein của vi khuẩn bị biến tính ở nhiệt độ thấp hơn protein của người. Nên khi sốt, nhiệt độ cơ thể tăng sẽ làm biến tính protein của các vi khuẩn gây bệnh → ức chế sinh trưởng và phát triển của chúng → sốt có tác dụng miễn dịch Câu 11: Vì sao hộp thịt, hộp đựng mứt bị phồng lên? - Đồ hộp thịt phồng lên: do chưa khử trùng kĩ, VSV còn trong hộp phân giải thịt (protein) thành axit amin, trong đó có các axit amin chứa lưu huỳnh bị phân giải thành H2S có mùi thối hoặc do nhóm amin trong các axit amin bị khử thành NH3 tạo thành làm tăng áp suất → hộp bị phồng - Hộp đưng mứt bị phồng lên do nấm men lên men phân giải đường thành rượu + CO2, khí CO2 tạo thành làm tăng áp suất → hộp bị phồng Câu 12: Khi lớn lên đến kích thước nhất định tế bào vi khuẩn sẽ phân đôi. Điều này được hiểu như thế nào? Mỗi tế bào vi sinh vật như một khối cầu, tỉ lệ s/v là một số xác định (S/V = 4πr2/4πr3/3 = 3/ r) Khi tế bào vi sinh vật sinh trưởng, tăng sinh các thành phần chất sống trong tế bào làm tăng bán kính r của khối cầu (tb vi sinh vật) → phá vỡ tỉ số giữa S và V của tế bào vi sinh vật Từ đó dẫn đến tế bào phải phân chia để lập lại tỉ số S/V xác định đối với 1 tb vi sinh vật Câu 13: Khi ngâm mô lá còn tươi và dễ bị phân giải vào một cốc nước, sau một thời gian có các hiện tượng gì xảy ra? Giải thích? Hiện tượng: nước đục – SV hiếu khí chết – có mùi thối Giải thích: Chất hữu cơ vào nước làm VSV hiếu khí phân giải dẫn đến giảm oxi hoà tan trong nước, tăng lượng CO2 → gây đục nước Oxi hoà tan giảm làm VSV hiếu khí chết hàng loạt VSV kị khí hoạt động mạnh thải H2S, NH3 gây có mùi thối Câu 14: Ở virut, người ta tiến hành lai 2 chủng như sau : - Lấy ARN của chủng B trộn với prôtêin của chủng A thì chúng tự lắp ráp thành virut lai I. - Lấy ARN của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng tự lắp ráp thành virut lai II. Sau đó nhiễm các virut lai I và II vào các cây thuốc lá khác nhau, chúng đã gây các vết tổn thương khác nhau và khi phân lập đã thu được chủng virut A và chủng virut B. Virut lai II đã sinh ra chủng virut A hay B? Giải thích? Virut lai I đã sinh ra chủng virut A. - Giải thích : Virut lai I có lõi ARN của chủng A nên khi nhân lên trong tế bào cây thuốc lá, chính lõi ARN là vật chất di truyền và chi phối tổng hợp prôtêin vỏ nên lõi ARN của chủng A chỉ tổng hợp prôtêin vỏ của chủng A, vì thế chúng chỉ tạo virut chủng A. Câu 15: a. Thế nào là kháng nguyên? Kháng thể? Cơ chế tác dụng của kháng thể? b. Tại sao khi tiêm vacxin phòng bệnh thì người được tiêm không bị mắc bệnh đó nữa? a) - Kháng nguyên là loại hợp chất lạ có khả năng gây ra trong cơ thể sự trả lời miễn dịch. Các hợp chất này có thể là prôtêin, độc tố thực vật, động vật, các enzim, một số polisaccarit. - Kháng thể là những prôtein được tổng hợp nhờ các tế bào limphô. Chúng tồn tại tự do trong dịch thể hoặc dưới dạng phân tử nằm trong màng tế bào chất của tế bào limphô. - Cơ chế tác dụng: + Trung hoà độc tố do lắng kết. + Dính kết các vi khuẩn hay các tế bào khác. + Làm tan các vi khuẩn khi có mặt của chúng trong huyết thanh bình thường. + Dẫn dụ và giao nộp các vi khuẩn cho quá trình thực bào. b) Tiêm vacxin tức là đưa kháng nguyên (vi sinh vật đã bị giết chết hoặc làm suy yếu) vào cơ thể. Sự có mặt của kháng nguyên kích thích tế bào limphô phân bào tạo ra kháng thể đi vào máu, đồng thời tạo ra các tế bào nhớ khu trú trong các tổ chức bạch huyết ở dạng không hoạt động. Khi kháng nguyên gây bệnh tái xâm nhập vào cơ thể, tế bào nhớ sẽ nhanh chóng sản xuất kháng thể với số lượng lớn để kịp thời tiêu diệt mầm bệnh. Câu 16: a. Nốt sần được hình thành ở rễ nông hay rễ sâu của cây họ đậu? vì sao? b. Tại sao cây phi lao phát triển được trên các vùng đất cát nghèo đạm? a) Ở cây họ đậu nốt sần thường hình thành ở rễ nông, phần rễ sâu rất ít do tính háo khí của VK nốt sần, thiếu O2 sẽ làm giảm cường độ trao đổi chất năng lượng và khả năng xâm nhập vào rễ cây. b) Do bộ rễ có những vi sinh vật sống cộng sinh có khả  năng cố định đạm chúng không phải vi khuẩn như nốt sần cây họ Đậu mà là xạ khuẩn Câu 17: Kháng sinh là gì. Nhóm VSV nào sản xuất sản xuất nhiều kháng sinh nhất hiện nay? Các chất hoá học như cồn, một số loại axit hữu cơ, một số chất tiết của hành tỏi, thạch tín, thuỷ ngâncũng có khả năng diệt khuẩn, chúng có phải là kháng sinh không? Vì sao? - Định nghĩa chất kháng sinh: Là các chất hoá học đặc hiệu có nguồn gốc chủ yếu từ hoạt động sống của VSV, có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt có chọn lọc sự ST-PT của các VSV khác hoặc tế bào sống nhất định ở nồng độ rất thấp. Nhóm VSV sản xuất nhiều kháng sinh nhất hiện nay: Xạ khuẩn Các chất diệt khuẩn trên không được gọi là kháng sinh vì: + Cồn, axit hữu cơ: diệt khuẩn ở nồng độ cao và không có chọn lọc + Thạch tín, thuỷ ngân: diệt khuẩn ở nồng độ rất thấp nhưng cũng không có tính chọn lọc Câu 18: Trình bày sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xung quanh? Theo cơ chế: - Khuyếch tán (thụ động) chất đi từ nồng độ cao → thấp không tốn năng lượng + Hiện tượng thẩm tách (khuyếch tán đối với chất tan) + Hiện tượng thẩm thấu (đối với dung môi) - Hoạt tải qua màng (chủ động) chất đi ngược dốc nồng độ → tiêu hao năng lượng - Biến dạng của màng: thực bào và ẩm bào Câu 19: Phân biệt môi trường tự nhiên và môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Không khí có được là môi trường tự nhiên của vi sinh vật không? - VSV phân bố rất rộng rãi trong đất, nước, không khí và sinh vật. - MT nuôi cấy VSV: do con người chủ động tạo ra để nuôi cấy các SV trong phòng thí nghiệm. Dựa vào nguồn gốc của nguyên liệu chia làm 3 loại: MT tự nhiên: Chứa các chất tự nhiên như sữa, thịt, trứng, huyết thanh, máu, với số lượng và thành phần không xác định MT tổng hợp: Đã biết thành phần hóa học và số lượng của các chất có trong MT: VD: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5,0(g/l) MT bán tổng hợp: chứa một số chất tự nhiên và một số chất hóa học đã biết rõ thành phần và số lượng - Như vậy không khí cũng là một môi trường sống của VSV. Câu 20: Nêu những điểm giống nhau và những điểm khác nhau giữa hô hấp hiếu khí của vi sinh vật nhân thực và vi sinh vật nhân sơ. - Giống nhau : Diễn ra qua các giai đoạn giống nhau và chất nhận êlectron cuối cùng là O2. - Khác nhau : Ở vi sinh vật nhân thực diễn ra ở màng trong gấp khúc của ti thể còn ở vi sinh vật nhân sơ diễn ra ở màng sinh chất. Câu 21: Sự khác nhau giữa lên men lactic và lên men etylic Lên men etylic Lên men lactic - Do nấm men gây nên - Axit piruvic bị loại CO2 thành axetaldehit. Sau đó chất này (là chất nhận điện tử cuối cùng) mới bị khử thành rược etylic - Do vi khuẩn lactic gây nên - Chất nhận điện tử cuối cùng là axit piruvic bị khử ngay thành axit lactic Câu 22: a) Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình. Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không? b) Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm 5 – 10 phút trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng? a)- Các chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình là cồn, nước gia ven, thuốc tím, chất kháng sinh . . . - Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại khuẩn vì xà phòng tạo bọt và khi rửa vi sinh vật trôi đi. b) Sau khi rửa rau sống nên ngâm 5 -10 phút trong nước muối pha loãng gây sự co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không thể phát triển được, hoặc trong thuốc tím pha loãng, thuốc tím có tác dụng ôxi hóa rất mạnh. Câu 23: Vì sao, đối với thực phẩm để bào quản, chúng ta thường: a) Phơi khô rau, củ b) Ướp muối thịt, cá a) Đa số vi sinh vật không phát triển được trong điều kiện khô hạn, nhất là vi khuẩn trong quá trình sinh trưởng đòi hỏi độ ẩm cao b) Tạo môi trường ưu trương, nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây hiện tượng co nguyên sinh → VSV không phân chia được.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 47 On tap phan Tien hoa va Sinh thai hoc_12396787.docx
Tài liệu liên quan