I.Học sinh chọn đáp án đúng nhất cho các câu trắc nghiệm sau: ( 2 điểm)
Câu 1:Nền công nghiệp Mỹ từ hàng thứ tư nhảy lên hàng đầu thế giới trong thời gian:
A. 15 năm B. 20 năm C. 10 năm D. 30 năm
Câu 2:Hai khuynh hướng cơ hội và cách mạng đấu tranh gay gắt với nhau trong Quốc tế thứ hai xoay quanh những vấn đề:
A. đấu tranh giai cấp, giành chính quyền, giành ruộng đất cho nông dân, ngày làm 8 giờ.
B. đấu tranh giai cấp, chiến tranh đế quốc, đời sống nhân dân, giai cấp lãnh đạo cách mạng.
C. thuộc địa, chiến tranh đế quốc, ruộng đất, đấu tranh nghị trường.
D. thuộc địa, chiến tranh đế quốc, đấu tranh giai cấp, giành chính quyền.
Câu 3:Kết quả cuộc khởi nghĩa đêm 24-10-1917 :
A. Đội Cận vệ đỏ và binh lính cách mạng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, các nhà ga, các cầu bắt qua sông Nêva.
B. quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pêtơrôgrat và bao vây Cung điện Mùa Đông.
C. Thủ tướng Kerensky bị bắt.
D. toàn bộ Chính phủ lâm thời tư sản (trừ Kerensky) đều bị bắt.
Câu 4:Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai, tại Bắc Kỳ hình thành 2 trung tâm kháng chiến lớn ở:
A. Hải Dương, Hưng Yên. B. Bắc Giang, Bắc Ninh.
C. Sơn Tây, Bắc Ninh. D. Thái Bình, Ninh Bình.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5275 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn thi học sinh giỏi sử 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Câu 2: (4 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, chứng minh cách mạng miền Nam giai đoạn 1954-1975, đi từ Đồng khởi tiến lên kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, xen kẽ những bước nhảy vọt trong quá trình phát triển, cuối cùng kết hợp tổng tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi hoàn toàn.
II - Sử thế giới: (3 điểm)
Phân tích và chứng minh sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta? Trật tự thế giới mới đang dần được hình thành như thế nào?
Đáp án
I. Sử Việt Nam: (7 điểm)
Câu 1:
Lập bảng so sánh.....
Nội dung
VNCMTN
TVCMĐ
VNQDD
Thời gian
6-1925 đến
5-1929
7-1928 đến
9-1929
12-1927 đến
2-1930
Lãnh đạo
G/C vô sản
TTS yêu nước
Tư sản dân tộc
Lực lượng
Vô sản và TTS yêu nước
TTS, công chức, học sinh, sinh viên
TS, TTS, CN, ND, ĐC, binh lính
Mục đích
Truyền bá CNMác-Lênin
1 bộ phận theo khuynh hướng vô sản, 1 bộ phận theo khuynh hướng dân tộc
Theo chủ nghĩa tam dân của TTS, khuynh hướng TSDT
Xu hướng phát triển
Theo CMVS
DTCN và CMVS
Không có đường lối cụ thể, tan rã
Nhận xét:
Ba tổ chức CM trên đều là những tổ chức yêu nước được ra đời vào những năm 20 của thế kỷ XX. Là sản phẩm tất yếu của những điều kiện lịch sử VN lúc bấy giờ, phản ánh nguyện vọng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Song 3 tổ chức lại đại diện cho 3 tầng lớp khác nhau, phản ánh xu hướng phát triển khác nhau
Trong đó, VNCMTN là tiền thân của chính đảng vô sản , có đường lối đúng đăn, do NAQ thành lập và đào tạo, thành phần trong sạch, thu hút đông đảo QCND
TVCMĐ của TTS trí thức, vì không kiên định nên bị phân hoá sang xu hướng CMVS
VNQD Đảng của TSDT, không có đường lối rõ ràng, thành phần phức tạp nên hoàn toàn tan rã với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Giai cấp TSDT không thể là giai cấp lãnh đạo CMVN
Câu 2(4 điểm)
+ Chiến tranh đơn phương:
Hoàn cảnh ra đời và âm mưu của Mỹ trong chiến lược chiến tranh đơn phương
Chủ trương đường lối của Đảng, đặc biệt là nghị quyết 15 của TƯĐ
Thắng lợi của quân và dân miền Nam cuộc Đồng khởi 1960
Ý nghĩa của phong trào đồng khởi
+ Chiến tranh đặc biệt":
Hoàn cảnh ra đời và âm mưu của Mỹ trong chiến tranh đặc biệt
Những thắng lợi về quân sự và chính trị của quân và dân MN, sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự trong giai đoạn này
Từ đó rút ra bước phát triển của giai đoạn này so với giai đoạn trước.
+ Chiến tranh cục bộ:
Thắng lợi của quân và dân MN trong chiến dịch Vạn Tường, 2mùa khô
Phong trào Đồng khởi chuyển từ đấu tranh chính trị sang vũ trang, thắng lợi trong chiến tranh đặc biệt làm thất bại âm mưư dùng người Việt trị người Việt của Mỹ, kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, chiến dịch Mậu thân 1968 đã kết hợp tổng tiến công và nổi dậy, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, cùng với thắng lợi của nhân dân MB, buộc Mỹ phải tuyên bố "phi Mỹ hoá" chiến tranh
+ Việt Nam hoá chiến tranh:
Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược VN hoá chiến tranh
Thắng lợi của quân và dân MN
Chủ trương của Đảng trong thời kỳ này phù hợp đúng đắn: tạo ra một mặt trận liên hoàn thống nhất trên toàn Đông Dương chống kẻ thù chung.
Kết hợp nghệ thuật quân sự: 3 mũi giáp công, 3 vùng chiến lược
Mở cuộc tiến công chiến lược 1972
Kết hợp đấu tranh trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao
Từng bước tạo thời cơ để tiến tới tổng tiến công mùa xuân 1975 giành thắng lợi hoàn toàn.
Như vậy, sau mỗi một chiến thắng của nhân dân MN thể hiện sự phat triển của CMMN, thực hiện đúng đường lối của Đảng, Sau mỗi một thắng lợi ta lại rút ra những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn sau.
II. Sử thế giới: (3 điểm)
Sự sụp đổ trật tự thế giới 2 cực Ianta:
Trật tự 2 cực Ianta được hình thành theo khuôn khổ hội nghị Ianta (2-1945 đến 2-1947). Thực chất đây là sự phân chia thế giới của các nước thắng trận mà chủ yếu là của Liên Xô và Mỹ. Chính vì vậy, ngay từ khi thành lập đến khi sụp đổ trật tự 2 cực Ianta từng bước bị "xói mòn":
Thắng lợi CMTQ 1949
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân ỵôc sau chiến tranh thế giới thứ 2
Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của trật tự 2 cực Ianta
(Giải thích)
Một trật tự thế giới mới đang dần hình thành dựa vào 3 yếu tố.
§Ò 4
I. Phần lịch sử Việt Nam:
Câu 1( 1 điểm )Tìm mối liên hệ mật thiết giữa các mốc thời gian sau: 1947, 1950, 1953-1954, 1961-1965 ?
Câu 2( 4 điểm):Bằng kiến thức của mình, em hãy làm rõ nghệ thuật khéo léo của Đảng ta trong Cách mạng tháng Tám 1945 ?
Câu 3: * Trong giai đoạn từ 1945- 1954 ở Pháp đã sụp đổ bao nhiêu chính phủ? ( 0,5 điểm )
a: 17
b: 18
c: 19
d: 20
* Cùng thời gian trên Pháp thay bao nhiêu Tổng chỉ huy quân đội ở Đông Dương ? ( 0,5 điểm )
a: 6
b: 7
c: 8
d: 9
II Phần Lịch sử thế giới:
Câu1 ( 3 điểm ):Từ cuộc cải cách ở Trung Quốc (1978),và cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985), em có nhận xét như thế nào ?
Câu2 (1 điểm ): Cách mạng Nga tháng 2-1917 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì:
a: Do vô sản và tư sản lãnh đạo lãnh đạo.
b: Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.
c: Xu hướng cách mạng là đi lên cách mạng XHCN
d: Thành lập được chính quyền vô sản.
ĐÁP ÁN
I. Phần lịch sử Việt Nam:
Câu 1.(1 điểm ): Các sự kiện có quan hệ mật thiết với nhau: 1947, 1950, 1953-1954.
Câu 2: Nghệ thuật khéo léo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám -1945:
- Kịp thời nắm bắt thời cơ cách mạng:
+ Nhật đầu hàng Đồng minh, từ đó Nhật ở Đông Dương nhanh chóng suy yếu, phong kiến hoang mang.( 0,5 điểm )
+ Chủ trương Tổng khởi nghĩa nhanh chóng trước khi Đồng minh vào Việt Nam.( 0,5điểm)
-Chủ động, sáng tạo trong đấu tranh:
+ Đảng có sự chuẩn bị kỹ và lâu dài về lực lượng qua ba lần diễn tập (1930; 1936- 1939; 1939-1945).( 1điểm )
+ Sau khi Nhật hàng Đồng minh, Đảng nhanh chóng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng, thành lập Ủy ban khởi nghĩa, ra Quân lệnh số 1:Tổng khởi nghĩa; tiến hành Đại hội Quốc dân, thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc( chính phủ lâm thời).( 1điểm )
+ Nhiều địa phương tiến hành đấu tranh giành chính quyền trước khi Lệnh Tổng khởi nghĩa đến, khi thời cơ đến họ nhanh chóng giành chính quyền.( 1 đ )
Câu 3: * d: 20. ( 0,5điểm ) * 8.(0,5điểm )
II-Phần Lịch sử thế giới:
Câu1: Cuộc cải cách ở Trung Quốc(1978) và cải tổ ở Liên Xô(1985) có những vấn đề sau:
-Mục tiêu( 0,5điểm ): Đều nhằm tạo sự thay đổi, phát triển, hoàn thiện hơn cho XHCN, xóa bỏ những hạn chế trong lòng XHCN.
-Biện pháp thực hiện:
+ Trung Quốc( 1,5 điểm ): Cải cách đi liền giữ vững những nguyên tắc cơ bản của XHCN (4 nguyên tắc).Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, trong tình hình mới biết kết hợp tranh thủ điều kiện quốc tế có lợi, kiên trì đẩy mạnh mở cửa, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa XHCN. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, củng cố khối đoàn kết dân tộc.
+ Liên Xô(1 điểm ): Cải tổ nhưng vi phạm nhiều nguyên tắc, pháp chế XHCN.Tiến hành cải tổ toàn diện nhưng lại không có những bước đi phù hợp, không có những sự lựa chọn trọng tâm mà dàn trải.Cải cách dân chủ hóa dẫn đến thực hiện dân chủ hóa vô hạn độ,thiếu định hướng. Không nhận thức đúng quan hệ cải cách kinh tế với cải cách chính trị.Cải tổ nhưng không chú ý nhiều hoàn cảnh quốc tế...
Câu 2:(1 điểm ) c (Xu hướng cách mạng là đi lên cách mạng XHCN).
§Ò 5
Câu 1 (7điểm). Trên cơ sở trình bày quá trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1920, hãy nêu con đường đi tìm chân lý cứu nước của người có gì khác với sự xuất dương của Phan Bội Châu ra nước ngoài trong những năm đầu của thế kỷ XX? Từ đó khẳng định công lao to lớn của người đối với dân tộc?
Câu 2 (3 điểm) Phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
§¸p ¸n
Câu 1 (7điểm). Trên cơ sở trình bày quá trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1920, hãy nêu con đường đi tìm chân lý cứu nước của người có gì khác với sự xuất dương của Phan Bội Châu ra nước ngoài trong những năm đầu của thế kỷ XX? Từ đó khẳng định công lao to lớn của người đối với dân tộc?
a. Giới thiệu vài nét về tiểu sử, đất nước, quê hương trước lúc người ra đi tìm đường cứu nước. Nguyễn Ái Quốc có tinh thần yêu nước từ rất sớm, Người rất khâm phục tinh thần tìm đường cứu nước của các vị tiền bối, nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của các cụ và muốn ra đi tìm đường cứu nước mới.
0.5đ
b. Ngày 05/06/1911 Nguyễn Ái Quốc rời cảng Nhà rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước. Hướng đi của người đã khác với cụ Phan Bội Châu là sang phương Đông (các nước đồng văn đồng chủng)
0.75đ
c. Mục đích tìm đường cứu nước của Người là “xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào? rồi về giúp đồng bào” còn Phan Bội Châu ra ngoài để cầu viện, tập hợp lực lượng rồi trở về đánh Pháp theo con đường đã định sẵn (dân chủ tư sản)
1đ
d. Nếu như Phan Bội Châu chỉ đến Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan để thực hiện mục đích của mình, thì Nguyễn ái Quốc lại đi khắp năm châu từ các nước tư bản cho đến các thuộc địa ở châu Á, châu Mỹ, xâm nhập vào phong trào công nhân và nhân dân lao động đặc biệt là phong trào công nhân Pháp, nhằm tìm kiếm một con đường cứu nước mới.
0.75đ
e. Từ cuối năm 1917 người trở lại Pháp và hoà mình vào phong trào của nhân dân lao động Pháp và hội Việt Nam yêu nước,…. Năm 1919, Người tham gia Đảng xã hội Pháp, tháng 6-1919 người thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi đến hội nghị Véc xai bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
0.75đ
f. Từ thực tiễn đấu tranh trong phong trào công nhân Pháp, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc dần chuyển biến:
- Nguời hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng độc ác, tàn bào, ở đâu người lao động cũng bị bóc lột và áp bức dã man.
- Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản mới giải phóng dân tộc; cả hai cuộc cách mạng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới.
- Đây chính là những điều kiện quan trọng để Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin.
1đ
g. Tháng 7 – 1920, đọc luận cương của Lênin về vấn đè dân tộc và thuộc địa, người đã tin theo Lênin và tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc là tiến hành cuộc cách mạng vô sản. Khác với con đường của Phan Bội Châu là dân chủ tư sản.
- Tháng 12-1920 người bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và là người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Như vậy từ người Việt Nam yêu nước người đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên
1đ
h. Công lao to lớn của Người đối với dân tộc là đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc.
1đ
Trình bày rõ ràng, mạch lạc, chữ viết đẹp, đúng chính tả
0.25đ
Câu 2 (3 điểm) Phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
a. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào sức mạnh kinh tê và quân sự của mình, Mỹ đã liên tục đề ra các chiến lược toàn cầu để vươn lên thống trị thế giới.
0.25đ
b. 1947 Tổng thống Tờ ru man đưa ra “chủ nghĩa Tơ ru man” mở đầu cho thời kỳ vươn lên bành trướng thế giới của Mỹ.
0.25đ
c. Tiếp đó các thời tổng thống Mỹ đều đưa ra các chiến lược cụ thể nhưng thực chất cũng chỉ để thực hiện chiến lược toàn cầu chung của mình.
0.5đ
d. Mặc dù với các tên gọi khác nhau nhưng chiến lược toàn cầu của Mỹ với 3 mục tiêu:
- Ngăn chặn tiến tới đảy lùi và tiêu diệt CNXH
- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào dân chủ hoà bình thế giới.
- Khống chế, nô dịch các nước đồng minh của Mỹ
1đ
e. Để đạt được mục tiêu, Mỹ đã thực hiện “hính sách thực lực”: thành lập khối quân sự, chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh xâm lược,…
0.5đ
f. khi thực hiện chiến lược toàn cấu, Mỹ đã vấp phải những thất bại nhưng cũng thực hiện được một số mưu đồ của mình.
0.5đ
§Ò 6
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
I.Học sinh chọn đáp án đúng nhất cho các câu trắc nghiệm sau: ( 2 điểm)
Câu 1:Nền công nghiệp Mỹ từ hàng thứ tư nhảy lên hàng đầu thế giới trong thời gian:
A. 15 năm B. 20 năm C. 10 năm D. 30 năm
Câu 2:Hai khuynh hướng cơ hội và cách mạng đấu tranh gay gắt với nhau trong Quốc tế thứ hai xoay quanh những vấn đề:
A. đấu tranh giai cấp, giành chính quyền, giành ruộng đất cho nông dân, ngày làm 8 giờ.
B. đấu tranh giai cấp, chiến tranh đế quốc, đời sống nhân dân, giai cấp lãnh đạo cách mạng.
C. thuộc địa, chiến tranh đế quốc, ruộng đất, đấu tranh nghị trường.
D. thuộc địa, chiến tranh đế quốc, đấu tranh giai cấp, giành chính quyền.
Câu 3:Kết quả cuộc khởi nghĩa đêm 24-10-1917 :
A. Đội Cận vệ đỏ và binh lính cách mạng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, các nhà ga, các cầu bắt qua sông Nêva...
B. quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pêtơrôgrat và bao vây Cung điện Mùa Đông.
C. Thủ tướng Kerensky bị bắt.
D. toàn bộ Chính phủ lâm thời tư sản (trừ Kerensky) đều bị bắt.
Câu 4:Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai, tại Bắc Kỳ hình thành 2 trung tâm kháng chiến lớn ở:
A. Hải Dương, Hưng Yên. B. Bắc Giang, Bắc Ninh.
C. Sơn Tây, Bắc Ninh. D. Thái Bình, Ninh Bình.
Câu 5: Biểu hiện truyền thống ý thức dân tộc:
A. Đấu tranh chống ngoại xâm B. Sớm hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc
C. Chinh phục thiên nhiên D. Đấu tranh bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước.
Câu 6. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược:
A. Sự lãnh đạo tài giỏi của người chỉ huy
B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của dân tộc
C. Truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước , đoàn kết của nhân dân
D. Địa hình, khí hậu bất lợi cho địch.
Câu 7. Biểu hiện củng cố thống nhất đất nước là:
A. Luật pháp chặt chẽ C. Chính quyền cai trị thống nhất
B. Văn tự thống nhất D. Tiền tệ thống nhất
Câu 8. Yếu tố gìn giữ phát huy truyền thống văn hóa dân tộc:
A. Định hình từ văn minh Văn Lang – Âu Lạc B. Phát triển với văn minh Đại Việt
C. Vẫn giữ bản sắc văn hóa dân tộc D. Tất cả đều đúng.
II. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau: (1 điểm)
Câu1: Cách mạng Nga 1905 – 1907 là cuộc cách mạng DCTS kiểu mới vì cuộc cách mạng này giai cấp lãnh đạo là giai cấp tư sản.
Câu 2: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc là nền văn minh của cư dân trồng lúa nước, sống trong cộng đồng làng xóm.
Câu 3: Giai đoạn thịnh đạt của nền văn minh Đại Việt thuộc thời Lý-Trần.
Câu 4: Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
III. Có 3 cột ghi nhân vật, sự kiện và địa danh. Hãy sắp xếp theo từng nhóm có liên quan với nhau. (1 điểm)
A. Nhân vật
B. Sự kiện
C. Địa danh
1 - Phan Đình Phùng
Khởi nghĩa Ba Đình
Hưng Yên
2 - Đinh Công Tráng
Khởi nghĩa Hương Khê
Bắc Giang
3 - Nguyễn Thiện Thuật
Khởi nghĩa Bãi Sậy
Hà Tĩnh
4 - Hoàng Hoa Thám
Khởi nghĩa Yên Thế
Thanh Hóa
B. PHẦN TƯ LUẬN ( 16 điểm)
Câu 1.(4 điểm)
Vì sao:
a. Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng: cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ?
b.Từ tháng 2 đến tháng7, Lê nin quyết định giành chính quyền bằng con đường hòa bình?
Câu 2.(4 điểm)
Hoàn cảnh, diễn biến, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa của khởi nghĩa Hương Khê. Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình trong phong trào Cần Vương?
Câu 3.(4 điểm)
Căn cứ vào đâu để khẳng định Văn minh Đại Việt được hình thành trên cơ sở phục hưng và phát triển Văn minh người Việt cổ, tiếp thu và đồng hóa ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc ở phương Bắc và văn hóa Champa ở phía Nam? Nêu đặc điểm, vị trí và xu hướng chuyển hóa của nền văn minh Đại Việt.
Câu 4.(4 điểm)
Vai trò của Lênin đối với phong trào công nhân Nga và Cách mạng Nga (từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918)
§¸p ¸n:
I.Chọn đáp án đúng nhất cho các câu trắc nghiệm sau: ( 2 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
D
D
B
C
D
B
C
D
II. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau: ( 1 điểm)
1
2
3
4
S
Đ
Đ
S
III. Có 3 cột ghi nhân vật, sự kiện và địa danh. Hãy sắp xếp theo từng nhóm có liên quan với nhau.
(1 điểm)
A. Nhân vật
B. Sự kiện
C. Địa danh
1 - Phan Đình Phùng
Khởi nghĩa Hương Khê
Hà Tĩnh
2 - Đinh Công Tráng
Khởi nghĩa Ba Đình
Thanh Hóa
3 - Nguyễn Thiện Thuật
Khởi nghĩa Bãi Sậy
Hưng Yên
4 - Hoàng Hoa Thám
Khởi nghĩa Yên Thế
Bắc Giang
B. PHẦN TƯ LUẬN ( 16 điểm)
Câu số 2. ( 4 điểm)
a. Năm 1917, nước Nga có đến hai cuộc cách mạng
Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười vì có đầy đủ những tiền đề khách quan và chủ quan:
Điểm
- Sau cải cách nông nô 1861, CNTB phát triển mạnh mẽ ở Nga, và từ đầu thế kỷ XX nước Nga đã chuyển lên CNĐQ. Quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản diễn ra mạnh, hình thành những công ty độc quyền. Tư bản tài chính cũng ra đời…CNĐQ đã tạo ra những tiền đề kinh tế và chính trị cho cách mạng bùng nổ.
- Việc Nga hoàng đưa nước Nga tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ những mâu thuẫn của CNĐQ
+ Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ Nga hoàng.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
+ Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế quốc khác.
- Năm 1917, chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy chế độ chuyên chế Nga hoàng đến bờ vực của sự sụp đổ. Kinh tế bị tàn phá, suy sụp…Nạn đói xảy ra trầm trọng…Chính quyền Nga hoàng thối nát và bất lực. Các tầng lớp nhân dân lao động không thể sống như trước được nữa. Nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa mà cách mạng có thể chọc thủng.
- Nhân tố quyết định là giai cấp vô sản Nga đã trưởng thành và đủ sức làm cách mạng; đã có một đảng cách mạng chân chính (Đảng Bônsêvich) đứng đầu là Lênin, từng được diễn tập qua cuộc cách mạng 1905-1907.
- Các cuộc cách mạng ở Nga trong năm 1917 đã được chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng, lý luận :
+ Khi giai cấp tư sản thoả hiệp với chế độ chuyên chế, không dám làm cách mạng tư sản, Lênin chỉ rõ giai cấp vô sản Nga phải tiến hành cách mạng dân chủ tư sản, lật đổ chế độ Nga hoàng để sau đó tiến lên làm cách mạng XHCN
+ Lợi dụng tình hình chiến tranh thế giới, Lênin đưa ra khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng
+ Sau khi cách mạng DCTS tháng Hai thắng lợi, Đảng Bônsêvích và Lênin đã có đường lối, sách lược đúng đắn, kịp thời để đưa đến thắng lợi của cách mạng XHCN tháng Mười
- Với chiến tranh thế giới thứ nhất, các đế quốc bận tham chiến, không kịp can thiệp vào nước Nga, là nhân tố khách quan thuận lợi
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b.Thế b. Giành chính quyền bằng con đường hòa bình:
- Sau Cách mạng tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình hình 2 chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân binh lính, đứng đầu là xô viết Pêtơrôgrat.
- Lênin đưa ra luận cương tháng Tư, chỉ rõ nhiệm vụ là chuyển cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN, chủ trương "tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thời" và đưa ra khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay các xô viết".
- Lúc này giai cấp tư sản chưa sử dụng bạo lực chống lại cách mạng; vũ khí ở trong tay nhân dân, sức mạnh ở về phía quần chúng; và Đảng (B) hoạt động công khai nên có thể giành chính quyền bằng con đường hoà bình. Tuy nhiên đây là điều kiện quí và hiếm nên Lênin cũng chủ trương phải chuẩn bị lực lượng vũ trang để khi cần thiết thì khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền .
- Giành chính quyền bằng con đường hoà bình, trước hết là đấu tranh chính trị, bãi công, biểu tình, tuần hành...gây sức ép, từng bước vạch mặt bọn Mensêvích và XHCM, vạch mặt Chính phủ lâm thời, đòi chính phủ thực hiện: “hòa bình, ruộng đất, bánh mì”, làm cho Chính phủ lâm thời khủng hoảng, phải từ chức, chuyển giao "Tất cả chính quyền về tay các xô viết" .
- Bước thứ hai là đấu tranh trong nội bộ các xô viết, bãi miễn bọn Menseevích, đưa những người Bônsêvích lên nắm các xô viết. Như thế, hoàn thành giành chính quyền bằng con đường hoà bình, không đổ máu.
(0,25 0,25
(0,25( 0,25
(0,25( 0,5
(0,25( 0,25
(0,25 0,25
Câu 2.(4 điểm)
Hoàn cảnh, diễn biến, nguyên nhân thât bại, ý nghĩa của cuộc khởi Hương Khê
Điểm
a. Hoàn cảnh:
- Từ năm 1883 – 1885 phải chủ chiếu trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu tích cực chuẩn bị lực lượng kháng chiến chống Pháp.
- 1885 sau vụ tấn công tòa Khám sứ Pháp thất bại TTT mang danh vua Hàm Nghi phát hịch Cần Vương, kêu gọi nhân dân vì Vua chống Pháp, nhân dân các nơi hưởng ứng sôi nổi.
0,5
b. Diễn biến.
- Lãnh tụ khởi nghĩa là Phan Đình Phùng, Cao Thắng
+ Giai đoạn 1- 1885-1888: Thời kỳ chuẩn bị, xây dựng lực lượng.
Phan Đình Phùng ra Bắc liên kết lực lượng, Cao Thắng xây dựng căn cứ chế tạo súng.
+ Giai đoạn 2 - 1889- 1896: Thời kỳ chiến đấu quyết liệt
- Địa bàn hoạt động: Từ Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) lan ra Thanh Hóa, Nghệ An … có tổ chức chặt chẽ.
1889 – 1892: Nghĩa quân thắng nhiều trận càn
- Từ 1892 Pháp quét liên miên, 1893 Cao Thắng hi sinh làm lực lượng nghĩa quân yếu dần.
- 12 – 1895 Phan Đình Phùng hi sinh, khởi nghĩa tan rã.
- Khởi nghĩa này là đỉnh cao nhất của phong trào Cần Vương, đã huy động được sự ủng hộ của nhân dân.
1.0
c. Nguyên nhân thất bại:
- Nghĩa quân chưa liên kết, tập hợp lực lượng trên quy mô lớnn để phát triển thành phong trào toàn quốc.
- Còn bị hạn chế vì khẩu hiệu chiến đấu
- Bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, so sánh lực lượng ta và địch chênh lệch.
1.0
d. Ý nghĩa.
- Có vị trí rất to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.
0,5
Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình trong phong trào Cần Vương.
- Thời gian tồn tại 10 năm
- Quy mô rộng lớn : 4 tỉnh
- Tính chất ác liệt, chiến đấu chống Pháp và phong kiến tay sai.
- Lực lượng cách mạng ; đông đảo, là người Kinh cả dân tộc thiểu số, người Lào, bước đầu có liên lạc với khởi nghĩa khác.
1.0
Câu 3 (4 điểm
*Giới thiệu về sự hình thành và phát triển văn minh Đại Việt:
-Văn minh Đại Việt được hình thành song song với quá trình hình thành và phát triển của quốc gia Đại Việt (từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII)
-Văn minh Đại Việt được hình thành dựa trên cơ sở :
+Văn minh Văn Lang-Âu Lạc của người Việt cổ được phục hưng và phát triển
+Ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc ở phương Bắc
+Ảnh hưởng văn hóa Champa ở phương Nam
*Căn cứ vào các thành tựu văn hóa của văn minh Đại Việt để khẳng định nền văn minh Đại Việt được hình thành dựa trên 3 yếu tố trên:
-Thành tựu văn hóa kinh tế - vật chất:
+Về cơ bản giống người Việt cổ, không có sự chuyển biến về chất. Kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, ăn-ở-mặc-đi lại vẫn đạm bạc giản dị…
+Nhưng phát triền với qui moo lớn hơn, trình độ kỹ thuật cao hơn. Kỹ thuật đồ sắt đã phổ biến các ngành nghề thủ công và hoạt động buôn bán khá phồn thịnh.
-Thành tựu văn hóa-xã hội:
+Thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế, phong kiến quan liêu vẫn tồn tại, bao trùm lên một hệ thống cộng đồng các làng xã cổ truyền. Nhưng phát triển qui củ và hoàn chỉnh hơn từ trung ương đến địa phương.
Vd: Sau vua, đứng đầu quan văn là Thừa tướng, đứng đầu quan võ là thái úy
- Thành tựu Văn hóa-tinh thần
+Văn hóa phật giáo: Với các kiến trúc- điêu khắc: chùa tháp, tô tượng đúc đồng, khắc in kinh sách phật. Để lạinhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Diên Hựu, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền…
+Văn hóa nho giáo: Với dòng văn học chữ Hán, các công trình thành quách, cung điện. Các thành tựu tiêu biểu: Văn Miếu Quốc Tử Giám, các tác phẩm văn học như bài thơ Thần Lý Thường Kiệt, “Hịch Tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Dựa trên chữ Hán sáng tạo ra chữ Nôm
+Văn hóa dân gian: Với nền văn học truyền miệng, các trò chơi ca hát, rối nước, đá cầu,… Đồ chạm khắc với nhiều kiểu hoa văn trang trí, đường nét mềm mại, độc đáo…
* Đặc điểm văn minh Đại Việt
-Thể hiện một nền văn hóa phát triển rực rỡ, phong phú, độc đáo
-Gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước
-Mang đậm tính dân tộc và dân gian.
*Vị trí văn minh Đại Việt:
-Nếu như văn minh Văn Lang - Âu Lạc phác họa và định hình bản sắc truyền thống dân tộc, thì văn minh Đại Việt có vị trí kiện toàn phát triển bản sắc truyền thống dân tộc. Góp phần tạo nên tâm hồn và tính cách Việt.
*Xu hướng chuyển hóa
-Thời Lý-Trần, các dòng văn hóa : Phật giáo, Nho giáo , dân gian phát triển đan xen nhau, hòa nhập vào nhau. Chất kết dính gắn bó ba dòng văn hóa đó là ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước.
-Thời gian sau(thời Lê), cùng với sự phân hóa đẳng cấp xã hội Nho giáo lấn át Phật giáo, trở thành chính thống độc tôn nơi cung đình. Dòng văn hóa cung đình ngày càng xơ cứng, khô cằn kìm hãm tư tưởng và óc sáng tạo của các tác giả. Do đó văn hóa dân gian tách rời văn hóa cung đình đi vào môi trường xóm làng-dân gian...
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
Câu 4 (4điểm)
1.Vai trò
a. Thực hiện nhiệm vụ lịch sử kết hợp với chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân Nga, thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga (1903).
b. Đề ra lý luận Cách mạng
+ Phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác trong thời đại chủ nghĩa Đế quốc
Mác nói:“Chủ nghĩa Đế quốc là đêm trước của Cách mạng vô sản”
Lênin phát triển:“Trong thời đậi của Chủ nghĩa Đế quốc do sự phát triển không đồng đều của Chủ nghĩa Tư bản - Cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước ,thậm chí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ôn thi học sinh giỏi sử 12.doc