Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ông ty cổ phần chăn len dệt may Nam Định

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC.iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.vi

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .vii

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP. 3

1.1 Hiệu quả kinh doanh . 3

1.1.1.Khái niệm về hiệu quả kinh doanh. 3

1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. 4

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh. . 9

1.1.3.1. Tổng quan về các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh. 9

1.1.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

. 11

1.1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. . 17

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp. . 18

1.1.5.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô. 18

1.1.5.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô . 21

1.1.5.3.Các yếu tố thuộc về Doanh nghiệp. 24

1.2 Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh. 25

1.2.1. Phương pháp so sánh đơn giản. 26

1.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn. 28

1.2.3. Phương pháp phân tích tương quan . 30

1.2.4. Phương pháp phân tích chi tiết. 30

1.2.5. Phương pháp phân tích tài chính Dupont. 31

1.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

. 31

1.3.1. Tăng doanh thu bán hàng . 31

1.3.2. Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. 32

pdf120 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ông ty cổ phần chăn len dệt may Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạch toán báo sổ, việc xây dựng kế hoạch sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, tính toán giá thành, tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh đều do công ty thực hiện và chỉ đạo. Ngoài việc sản xuất mặt hàng chăn chiên truyền thống nhà máy sản xuất thêm mặt hàng mới là sợi len acrylic với chủng loại màu sắc, mẫu mã hết sức đa dạng, phong phú nhờ đó mà phần nào đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngày 1/1/2000 Tổng Công ty Dệt may Việt Nam ra quyết định số 388/QĐ-HĐQT chính thức nâng cấp Nhà máy Chăn Nam định trở thành một đơn vị thành viên của Công ty Len Việt Nam, hoạt động hạch toán kinh doanh độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, con dấu riêng, tài khoản riêng tại Ngân hàng. Ngày 23/5/2003 quyết định số 443/QĐ-HĐQT, Nhà máy chăn được chuyển giao trở thành nhà máy thành viên của Công ty dệt Nam Định, bàn giao nguyên trạng nhà máy về Công ty dệt, hoạt động hạch toán kinh doanh độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, con dấu riêng, tài khoản riêng tại Ngân hàng. Ngày 28/12/2009 Nhà máy chuyển đổi thành Công ty cổ phần theo đăng ký kinh doanh số 0600675043 ngày 28/12/2009 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam định cấp. Vốn pháp định trên giấy phép đăng ký kinh doanh là 12 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 7,5 tỷ đồng, vốn lưu động là 4,5 tỷ đồng. Hiện nay công ty cổ phần Chăn len – dệt may Nam Định là một doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sau: - Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sợi len, chăn, vải, sợi, các mặt hàng dệt may và đồ gia dụng các loại Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 41 - Sản xuất các mặt hàng chăn (chăn chiên, chăn bông,...) và len các loại, các mặt hàng áo len - Kinh doanh các mặt hàng chăn, len - Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất, thuốc nhuộm, phụ tùng máy móc thiết bị ngành dệt may, cơ khí, ô tô - Kinh doanh bất động sản, siêu thị, cho thuê văn phòng, nhà ở, ki ốt, dịch vụ vận tải, kho vận, bến bãi đỗ xe ô tô - Mua bán máy tính, máy văn phòng và các dịch vụ liên quan - Mua bán vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với qui định của pháp luật 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 42 Hình 2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CHĂN LEN – DỆT MAY NAM ĐỊNH Hội đồng quản trị Giám đốc Ban kiểm soát Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kĩ thuật Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch vật tư Phân xưởng dệt chăn Phân xưởng sợi len Phân xưởng cơ điện Phòng tổ chức hành chính Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 43 Công ty Cổ phần Chăn len - dệt may Nam Định có tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng ,đứng đầu Công ty là Hội đồng quản trị, sau đó là ban giám đốc trực tiếp điều hành các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất. 2.1.2.1 Bộ máy quản trị của công ty - Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định mọi sự hoạt động của Công ty. Đại hội cổ đông do ban cổ phần hóa Công ty triệu tập, đại hội cổ đông triệu tập hai năm một lần. - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty do Đại hội đồng cổ đông ban ra (theo điều lệ công ty), lãnh đạo công ty giữa hai nhiệm kì đại hội. Hội đồng quản trị có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. + Quyết định phương hướng phát triển , kế hoạch kinh doanh hàng năm ,lợi nhuận, trích lập các quỹ, số lợi nhuận để chia cho cổ đông và phân định trách nhiệm thiệt hại trong sản xuất kinh doanh. +Bầu bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị hoặc các kiểm soát viên Hội đồng quản trị gồm 5 người: Chủ tịch Hội đồng quản trị, phó chủ tịch Hội đồng quản trị, và 03 Ủy viên Hội đồng quản trị • Giám đốc công ty chịu trách nhiệm chung là một đại diện pháp nhân ,có quyền cao nhất trong mọi hoạt động của công ty, chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, trực tiếp phụ trách riêng phòng kế toán tài chính. • Phó giám đốc kỹ thuật giúp việc cho giám đốc ,chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt : Kỹ thuật sản xuất, công tác bảo hộ lao động, điều hành đơn vị xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng. Thông qua các phòng chức năng chủ yếu : Phòng kỹ thuật,phòng kế hoạch vật tư, các xưởng sản xuất. • Phó giám đốc kinh doanh, giúp việc cho giám đốc ,chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt : kinh doanh; XNK; công tác tài chính kế toán; công tác Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 44 tổ chức; lao động tiền lương; các chế độ chính sách đời sống y tế; bảo vệ, thanh tra; công tác tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh. Thông qua ba phòng chức năng là: phòng kế toán tài chính; phòng kinh doanh,phòng tổ chức hành chính, cửa hàng kinh doanh dịch vụ chào hàng. - Ban kiểm soát gồm ba người: 1 trưởng ban và 2 ủy viên Chức năng của ban kiểm soát là: Giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị, thực hiện các quyết định của cổ đông. 2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, phân xưởng: - Phòng tổ chức hành chính: ٧ Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc về tình hình tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, bảo vệ, y tế, thủ quỹ, văn thư, tạp vụ và một số công tác khác. ٧ Nhiệm vụ: + Nghiên cứu, đề xuất, bố trí, sắp xếp cán bộ các phòng ban, phân xưởng, tổ chức sản xuất. + Nghiên cứu, đề xuất về công tác tổ chức bộ máy thích hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Nghiên cứu và đề xuất việc đào tạo, tuyển dụng, bố trí lao động ở các đơn vị. + Nghiên cứu, đề xuất giải quyết các quyền lợi tiền lương, tiền thưởng đối với CBCNV + Nghiên cứu, đề xuất giải quyết các chế độ bảo hiểm đối với người lao động. + Nghiên cứu, đề xuất công tác bảo vệ doanh nghiệp, chăm sóc sức khỏe CNVC, vệ sinh và sửa chữa nhỏ + Văn thư, tạp vụ, phục vụ lãnh đạo công ty và các công việc khác Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 45 + Nghiên cứu và lập các biểu, báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của phòng - Phòng kế toán- tài chính ٧ Chức năng: Tổ chức và thực hiện việc hạch toán kế toán trong doanh nghiệp theo các quy định hiện hành của nhà nước và công ty ٧ Nhiệm vụ: + Nghiên cứu, đề xuất hình thức hạch toán kế toán, lập chứng chỉ kế toán, thiết lập hệ thổng sổ sách kế toán phù hợp qui định hiện hành của nhà nước và tình hình SXKD của doanh nghiệp + Nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh tế, tham mưu cho ban giám đốc về công tác quản lý kinh tế + Theo dõi và phản ánh chinh xác, đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng ngày,tháng, quí và năm + Nghiên cứu và dự thảo các văn bản quản lý tài chính, kế hoạch, dự án tài chính của doanh nghiệp. + Hướng dẫn kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các qui định, qui chế quản lý tài chính, kế toán trong doanh nghiệp. + Phối hợp các phòng, ban và đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao, phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Quản lý tài liệu kế toán lưu trữ theo qui định của nhà nước và công ty + Lập các biểu, báo cáo kế toán theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. - Phòng kinh doanh + Xác lập nhu cầu tiêu thụ ,lập kế hoạch, viết lệnh sản xuất trình phó giám đốc phụ trách phê duyệt. Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 46 + Tổ chức thực hiện việc cung cấp hàng hóa theo kế hoạch và đôn đốc khách hàng thanh toán tiền. Tổng hợp phân tích các thông tin về thị trường, xác định các chiến lược và kế hoạch nghiên cứu phát triển thị trường đẩy mạnh bán hàng hàng năm. Phân tích lựa chọn các đại lý trong mạng lưới phân phối hàng hóa của công ty theo tiêu chuẩn đã xây dựng và trình phó giám đốc phụ trách kinh doanh phê duyệt - Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu xắp xếp quy trình công nghệ sản xuất. Xây dựng qui trình thao tác cho từng loại sản phẩm , đồng thời giám sát việc thực hiện các qui trình, thao tác của công nhân. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho các loại sản phẩm . Xây dựng hồ sơ kỹ thuật cho các loại chi tiêt sản xuất để phục vụ cho đặt hàng và gia công tại công ty. Lập các hồ sơ kể hoạch bảo dưỡng và thực hiện bảo dưỡng định kỳ các thiết bị phục vụ sản xuất.Giám sát việc thực hiên qui trình an toàn trong sản xuất.Tổ chức và thực hiện công tác kiểm tra chất lượng toàn bộ sản phẩm trước khi nhập kho giao cho khách hàng. + Tổ chức KCS 100% sản phẩm sản xuất ở các đơn vị trong công ty trước khi nhập kho thành phẩm. + Làm các thủ tục thẩm định đăng kiểm sản phẩm. + Nghiên cứu, đề xuất và soạn thảo cá văn bản qui định của công ty về chất lượng sản phẩm. + Trưởng phòng KT hoặc người được ủy quyền thay mặt ban giám đốc làm việc với khách hàng về chất lượng sản phẩm. + Phối hợp với các đơn vị khác giải quyết những vấn đề về chất lượng sản phẩm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn công cụ thiết bị, tài sản được giao. - Phòng kế hoạch vật tư: Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 47 Xây dựng các kế hoạch cung ứng linh kiện, phụ tùng trình phó giám đốc phụ trách phê duyệt và triển khai thực hiện.Làm các thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa, tổ chức giao nhận hàng XNK của công ty. Lập kể hoạch tổ chức vận chuyển hàng và kiểm soát các hoạt động mua linh kiện, phụ tùng. Đánh giá và chọn các nhà cung ứng trình phó giám đốc phu trách phê duyệt và triển khai thực hiện. Quản lý các kho nguyên liệu thiết bị, vật tư, linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất. *- Có 3 phân xưởng: + Phân xưởng dệt chăn: Sản xuất các loại chăn,ga,gối,đệm. + Phân xưởng sợi len: Sản xuất các loại sợi len và các sản phẩm dệt từ sợi len (chủ yếu là các loại áo len) . + Phân xưởng cơ điện: Quản lý,tu sửa,sửa chữa lớn theo lịch các máy móc thiết bị,phần điện,nước,lò hơi trong toàn công ty. - Cửa hàng kinh doanh dịch vụ chào hàng: giới thiệu sản phẩm của công ty 2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn của môi trường kinh doanh, trong những năm qua, Công ty đã không ngừng vươn lên khẳng định vị thế của mình trên thị trường, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đạt được những thành công đáng kể. Với sự nhanh nhạy trong kinh doanh, áp dụng những công nghệ tiên tiến , phán đoán và dự báo thị trường chính xác lên được phương án kinh doanh theo từng thời điểm sát thực với tình hình thị trường và khả năng của mình. Công ty đã đạt được mức những chỉ tiêu đề ra. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện ở bảng sau: Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 48 Bảng 2.1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẠT ĐƯỢC Đơn vị: triệu VNĐ Chênh lệch ST T Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần 85.509 100.599 15.090 17,65% 2 Lợi nhuận trước thuế 4.010 4.869 859 21,42% 2 Nộp ngân sách 1.002 1.217 275 21,45% 4 Lợi nhuận sau thuế 3.008 3.652 644 21,40% Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Qua số liệu tại bảng 2.1 cho thấy: Năm 2012 so với năm 2011: - Doanh thu thuần của Công ty không ngừng tăng theo từng năm. Năm 2011 doanh thu thuần là 85.509.000.000 VNĐ, đây là một thành tích không nhỏ trong môi trường kinh doanh hiện nay, thì đến năm 2012 chỉ tiêu này đã đạt mức 100.599.000.000 VNĐ, tăng 15.090.000.000 VNĐ. Như vậy doanh thu năm 2012 cao hơn năm 2011 là 17,65% - Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu thì lợi nhuận của Công ty cũng tăng dần theo các năm. Nếu năm 2011 lợi nhuận trước thuế của Công ty là 4.010.000.000 VNĐ thì đến năm 2012 lợi nhuận trước thuế của Công ty là 4.869.000.000 VNĐ , tăng 859.000.000 VNĐ, tương ứng với mức tăng là 21,42%. - Nộp ngân sách nhà nước năm 2011 là 1.002.000.000 VNĐ thì đến năm 2012 Công ty đã nộp ngân sách là 1.217.000.000 VNĐ, tăng 275.000.000 VNĐ, tương ứng với mức tăng là 21,452% góp phần vào làm tăng ngân quỹ của chính phủ để xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 49 - Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phần lợi nhuận còn lại để phát triển Công ty, chia lợi tức, tăng quỹ khen thưởng tăng dần theo các năm. Năm 2011 đạt giá trị là 3.008.000.000 VNĐ. Năm 2012 đạt 3.652.000.000 VNĐ tăng so với năm 2011 là 644.000.000 VNĐ, tương ứng với mức tăng là 21,40%. Công ty đã đạt được những thành tích và kết quả kể trên đó là do những nguyên nhân chính sau: Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam nói chung, khu vực Nam Định và các vùng lân cận nói riêng tiếp tục tăng trưởng so với năm trước. Do có sự quản lý rât chặt chẽ và chuyên nghiệp của bộ phận quản lý nên đã không để xảy ra tình trạng thất thoát nguyên vật liệu,lãng phí thời gian lao động cũng như của cải vật chât của công ty. Có được sự chỉ đạo của các lãnh đạo xuất sắc, có sự nỗ lực của CBCNV Công ty đã hết mình vì Công ty, luôn luôn tìm cách thắt chặt mối quan hệ giữa Công ty với khách hàng, và với các đối tác . Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn một số hạn chế sau: Do ngày càng có nhiều các công ty nước ngoài tập trung đầu tư vào Việt Nam nên công ty ngày càng phải chịu nhiều sự cạnh tranh của các công ty đó. Bên cạnh đó,cũng có nhiều các công ty trong nước phát triển rất mạnh mẽ, tạo cho thị trường ngày càng khốc liệt hơn. Một số lô hàng chưa thu hồi được vốn do chậm trễ đã làm làm giảm nguồn vốn kinh doanh. Trình độ kỹ thuật sản xuất của công nhân Công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế mang tính chủ quan tuy nhỏ nhưng vẫn cần có biện pháp tích cực để giải quyết triệt để, có như vậy mới phát huy được tối đa hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nói tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tích đáng kể, đưa Công ty trở thành một trong Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 50 những Công ty sản xuất chăn len- dệt may mạnh trên cả nước .Trong thời gian tới để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục các tồn tại, phát triển mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty cần thực hiện những chủ trương mới, những chính sách mới hữu hiệu hơn, năng động, sáng tạo, chủ động trong kinh doanh. Nhận xét chung và đánh giá chung tình hình hoạt động của Công ty trong những năm vừa qua: hoạt động của công ty trong các năm 2011, 2012 là tương đối hiệu quả thể hiện ở các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước đều tăng qua các năm. Điều này cho thấy,lực lượng sản xuất của công ty đã phát triển lên bước rõ rệt cả về cơ sở vật chất lẫn đội ngũ cán bộ công nhân. Công ty được sự quan tâm, chỉ đạo giúp đỡ, tạo hành lang pháp lý của tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, các cơ quan trung ương và các cơ sở ban nghành của tỉnh. Đội ngũ lãnh đạo của công ty giàu kinh nghiệm, có mối quan hệ rộng rãi. Công ty có truyền thống đoàn kết, thống nhất của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên. Sự năng động sang tạo của từng cá nhân trong tập thể trong quá trình điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân lành nghề đã được tăng đáng kể. Máy móc thiết bị chuyên dụng hiện đại đã được công ty trang bị. Công ty luôn phát huy truyền thống giữ chữ tín với bạn hàng, có những biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hòa cùng với sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường của nền kinh tế đất nước, Công ty Cổ phần Chăn len - dệt may Nam Định đã tự khẳng định và đứng vững trên thị trường. Với uy tín lâu năm cùng với mối quan hệ thân thiêt lâu dài với các bạn hàng, Chăn len - dệt may Nam Định đã từng bước chiếm lĩnh thị trường và thiết lập được các môi quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững. Đứng trước yêu cầu hội nhập quốc tế, Chăn len - dệt may Nam Định đã có những bước đi ban đầu đặt nền tảng cho hướng phát triển kinh doanh về lâu dài. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chăn len - dệt may Nam Định trong những Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 51 năm qua rất ổn định và đạt được mức tăng trưởng về doanh thu khá cao. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty nhìn chung chưa cao. 2.2.Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình kinh doanh của công ty Phân tích khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn và mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá về tình hình sử dụng và phân bổ tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có mang lại hiệu quả hay không. Ta đi phân tích sự biến động của cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong 2 năm 2011 và 2012 như sau : 2.2.1.1. Phân tích biến động cơ cấu tài sản Bảng 2.2: BẢNG PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TÀI SẢN Đơn vị: Triệu đồng 31/12/ 2011 31/12 2012 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % (A) (1) (2) (3) (4) (5)= (3)-(1) (6)= (5)/(1) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 12.811 52,47% 13.484 52,39% 673 5,25% I. Tiền và các khoản tương tương tiền 2.954 12,10% 3.336 12,96% 382 12,93% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.347 5,52% 1.355 5,26% 8 0,59% IV. Hàng tồn kho 8.457 34,64% 8.765 34,06% 308 3,64% V. Tài sản ngắn hạn khác 53 0,22% 28 0,11% -25 -47,17% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 11.604 47,53% 12.253 47,61% 649 5,59% I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0,00% 0 0,00% 0 - Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 52 II. Tài sản cố định 11.414 46,75% 12.033 46,75% 619 5,42% IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 190 0,78% 220 0,85% 30 15,79% V. Tài sản dài hạn khác 0 0,00% 0 0,00% 0 - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 24.415 100 25.737 100 1322 5,41% Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Chăn len - dệt may Nam Định Số liệu ở bảng trên cho thấy : Tốc độ tăng tài sản năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 5,41% tương ứng với mức tăng là 1.322.000 nghìn đồng nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn là 5,25% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 673.000 nghìn đồng, tăng hơn tốc độ tăng tổng tài sản. Trong khi đó tài sản dài hạn tăng 5,59% với mức tăng là 649.000 nghìn đồng . Để xem xét tình hình tăng trưởng của tài sản như vậy có hợp lý hay không chúng ta đi phân tích tình hình cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Xem xét cụ thể các thành phần của TSNH ta có: * Đối với tiền và các khoản tương đương tiền : Năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 12,96% trong tổng tài sản tăng so với năm 2011 là 12,93% nguyên nhân là do tăng lượng tiền tồn tại quỹ. Sự tăng tiền chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty tăng lên đây là một điều tốt. * Đối với các khoản phải thu Năm 2011 các khoản phải thu là 1.347.000 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 5,52% trong tổng tài sản. Năm 2012 là 1.355.000 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 5,26% trong tổng tài sản; tăng so với năm 2011 là 0,59% tương ứng với số tiền là 8.000 nghìn đồng. Các khoản phải thu ở công ty phần lớn là phải thu khách hàng, chứng tỏ trong năm 2012, 2011 công ty thực hiện chính sách bán chịu đồng thời công ty chưa có biện pháp tích cực trong công tác thu hồi công nợ tối đa vì thế vốn của doanh nghiệp vẫn còn bị chiếm dụng ở mức cao. Do Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 53 vậy, công ty cần có những biện pháp tích cực, hữu hiệu nhằm thu hồi nhanh chóng số vốn bị chiếm dụng. * Với hàng tồn kho Năm 2011 hàng tồn kho là 8.457.000 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 34,64% trong tổng tài sản, năm 2012 là 8.765.000 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 34,06% trong tổng tài sản. Năm 2012 hàng tồn kho tăng với tỷ lệ 3,64% so với năm 2011, ứng với mức tăng tuyệt đối là 308.000 nghìn đồng. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho . Trong hàng tồn kho còn có công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm và hàng hoá tồn kho. Những thành phần này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong hàng tồn kho và cũng không có xu hướng biến động mạnh. Nguyên vật liệu tồn kho tăng điều này chứng tỏ trong các năm 2011, 2012 công ty chưa có giải pháp hữu hiệu giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho. Tuy nhiên cần nghiên cứu tốc độ quay vòng hàng tồn kho đã hợp lý chưa, từ đó mới đưa ra những quyết định trong quản lý hàng tồn kho. * Tài sản ngắn hạn khác TSNH khác của công ty chủ yếu là các khoản tạm ứng và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Năm 2011, 2012 đều chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Năm 2011 là 0,22%; năm 2012 là 0,11%. So với năm 2011 thì năm 2012 giảm nhiều. Điều này là tốt, nhưng công ty vẫn nên kiềm chế không tăng các khoản tạm ứng ở những năm tiếp theo. Đối với TSDH * Tài sản cố định TSDH của công ty chủ yếu là tài sản cố định. Năm 2011 là 11.414.000 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 46,75% trong tổng tài sản. Năm 2012 tài sản cố định tăng 5,42% so với năm 2011 tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 619.000 ngàn đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2012 đầu tư thêm máy móc thiết bị. Tài sản cố định Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 54 tăng trong khi đó doanh thu tăng 17,65%. Như vậy cho thấy công ty đã sử dụng tốt TSCĐ hiện có nhưng với những tài sản mới đầu tư thì vẫn còn ở mức hạn chế, công ty cần có kế hoạch khai thác hiệu quả hơn. 2.2.1.2. Phân tích biến động cơ cấu nguồn vốn Bảng 2.3 BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN Đơn vị: Triệu đồng 2011 2012 Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % (A) (1) (2) (3) (4) (5)=(3)- (1) (6)= (5)/(1) A. Nợ phải trả 10.234 41,92% 10.426 40,51% 192 1,88% I. Nợ ngắn hạn 10.173 41,67% 10.424 40,50% 251 2,47% II. Nợ dài hạn 61 0,25% 2 0,01% -59 -96,72% B. Nguồn vốn chủ sở hữu 14.181 58,08% 15.311 59,49% 1.130 7,97% I. Vốn chủ sở hữu 14.181 58,08% 15.311 59,49% 1.130 7,97% Tổng cộng nguồn vốn 24.415 100 25.737 100 1.322 5,41% Nguồn : BCTC công ty cổ phần Chăn len - dệt may Nam Định Qua bảng 2.3 cho thấy : Cả nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng lên với tốc độ tăng nợ phải trả là 1,88% tương ứng mức tăng tuyệt đối là 192.000 nghìn đồng còn nguồn vốn chủ sở hữu tăng với tốc độ 7,97% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 1.130.000 nghìn đồng làm tốc độ tăng nguồn vốn năm 2012 so với năm 2011 tăng 5,41%, mức tăng tuyệt đối là 1.322.000 nghìn đồng. Như vậy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn, còn nợ phải trả lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn (cả về số tuyệt đối và tương đối) Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 55 nghĩa là chính sách tài trợ của công ty là sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu là chủ yếu. Điều này chứng tỏ công ty đã mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở để có được lợi nhuận cao và là một minh chứng về uy tín của công ty đối với các bạn hàng. 2.2.1.3.Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Bảng 2.4 BẢNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CÂN ĐỐI GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch STT Chỉ tiêu 2011 2012 Tuyệt đối % (A) (B) (1) (2) (3 =2-1) (4=3/1) 1 TSNH bình quân 12.811 13.484 673 5,25 2 TSDH bình quân 11.604 12.253 649 5,59 3 Nợ ngắn hạn bình quân 10.173 10.424 251 2,47 4 Nợ dài hạn bình quân 61 2 -59 -96,72 5 Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân 14.181 15.311 1.130 7,97 6 Nguồn tài trợ thường xuyên (4+5) 14242 15313 1071 7,52% 7 Nguồn tài trợ tạm thời (3) 10173 10424 251 2,47% 8 Tổng nguồn vốn (6+7) 24415 25737 1322 5,41% 9 Hệ số tài trợ thường xuyên(6/8) 0,58 0,59 0,0117 2,00% 10 Hệ số tài trợ tạm thời (7/8) 0,42 0,41 -0,012 -2,80% 11 Hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn (6/2) 1,23 1,25 0,0224 1,83% 12 Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn (1/3) 1,26 1,29 0,0342 2,72% Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Chăn len - dệt may Nam Định Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Kinh tế và Quản lý 56 • Hệ số tài trợ thường xuyên: Số liệu bảng trên cho thấy hệ số tài trợ thường xuyên năm 2012 là 0,59 tăng so với năm 2011 là 0,0117 tương ứng với tỷ lệ tăng 2%. Điều này chứng tỏ trong tổng nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của công ty thì nguồn tài trợ thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn. Do đó tính ổn định và cân bằng tài chính của công ty là cao. • Hệ số tài trợ tạm thời: Trong khi hệ số tài trợ thường xuyên của công ty năm 2012 so với năm 2011 giảm 0,012 tương ứng với tỷ lệ tăng 2,8%. Cụ thể là hệ số tài trợ tạm thời năm 2012 là 0,41; năm 2011 là 0,42. Nhưng hệ số này ở hai năm đều tương đối thấp, chứng tỏ trong tổng nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của công ty thì nguồn tài trợ tạm thời chiếm tỷ trọng nhỏ cho nên tính ổn định và cân bằng tài chính của công ty là cao. • Hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn: Qua bảng trên ta thấy hệ số giữa nguồn vốn thường xuyên so với tài sản dài hạn của năm 2012 là 1,25; năm 2011 là 1,23. Chỉ tiêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272441_4516_1951962.pdf
Tài liệu liên quan