Pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện

Trong quá trình hình thành và phát triển, tổ chức công đoàn đã luôn hoạt động theo

đường lối chủ trương của Đảng và phát huy được chức năng, sứ mạng của mình. Nội dung và

phương pháp hoạt động của tổ chức công đoàn đã có những bước tiến đáng kể. Cơ cấu của tổ

chức công đoàn cũng ngày càng được hoàn thiện theo hướng đơn giản cho phù hợp với điều

kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay. Đặc biệt là pháp luật đã quy định cho công đoàn

nhiều quyền để thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi, lợi ích của người lao động

như: tham gia thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia xây dựng nội quy lao

động; tham gia giải quyết việc làm, giám sát việc bảo đảm việc làm và tiền lương cho người

lao động; tham gia xử lý kỷ luật lao động; đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp;

tham gia giải quyết tranh chấp lao động và lãnh đạo tập thể lao động đình công. Bên cạnh đó,

công đoàn còn được tổ chức đối thoại giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động góp

phần duy trì quan hệ lao động hài hòa, ổn định, ngăn ngừa và hạn chế các tranh chấp lao động

phát sinh, khẳng định vị thế bình đẳng của người lao động với người sử dụng lao động trong

quan hệ lao động. Hoạt động của tổ chức công đoàn cũng góp phần vào ổn định chính trị, thực

hiện mục tiêu phát triển kinh tế, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho xã hội trong giai đoạn hiện nay

pdf12 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oàn nhưng hoạt động không hiệu quả) đã xuất hiện tổ chức đại diện của người lao động. Tư cách đại diện này mặc dù đã từng được pháp luật quy định (Điều 172a Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung 2006) nhưng trên thực tế thường mang tính tự phát, theo những vụ việc nhỏ, lẻ. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2012 chỉ thừa nhận vai trò đại diện của tập thể lao động thông qua một tổ chức duy nhất đó chính là công đoàn. Như vậy, pháp luật về đại diện lao động cũng có sự thay đổi theo thời gian và hiện nay, mặc dù đã được quy định chính thức trong Bộ luật Lao động nhưng trên thực tế vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về đại diện lao động. Mặt khác, khi thực tế hoạt động của công đoàn chưa thực sự hiệu quả thì vấn đề điều chỉnh pháp luật như thế nào, tập trung vào phương diện nào, cần có những đảm bảo pháp lý nào để tổ chức đại diện lao động hoạt động hiệu quả hơn vẫn còn là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, thậm chí vẫn có thể coi là thách thức đặt ra cho tổ chức đại diện lao động trong giai đoạn hiện nay và thách thức cả đối với nhà nước trên phương diện điều chỉnh và thực thi pháp luật. Những lý do cơ bản trên đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Việc nghiên cứu của luận án nhằm thực hiện hai mục đích cơ bản: góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về đại diện lao động và điều chỉnh pháp luật đối với đại diện lao động; đề xuất hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam trên cả hai bình diện điều chỉnh pháp luật và áp dụng pháp luật. Phù hợp với mục đích nghiên cứu trên, luận án giải quyết cụ thể những nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về đại diện lao động dưới góc độ pháp luật như: 3 các quan niệm về đại diện lao động, các loại đại diện lao động, vai trò của đại diện lao động trong quan hệ lao động, ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật hiệu quả đối với đại diện lao động trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc và những nội dung cơ bản của pháp luật về đại diện lao động. Hai là, nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện lao động từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá cần thiết nhằm tạo cơ sở cho quá trình hoàn thiện pháp luật. Ba là, đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật và kiến nghị hoàn thiện những quy định cụ thể khả thi trong điều kiện kinh tế, chính trị xã hội Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đại diện lao động là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như kinh tế học, xã hội học, triết học, luật học... Phù hợp với chuyên ngành đào tạo, đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vấn đề đại diện lao động trên phương diện pháp lý, chủ yếu thuộc lĩnh vực pháp luật lao động và công đoàn, chủ yếu ở cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở. Cụ thể, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của chế định đại diện lao động trong quan hệ làm công hưởng lương ở Việt Nam hiện nay. Để thực hiện quy định về dung lượng của luận án, đồng thời, đảm bảo độ sâu sắc cần thiết, luận án không nghiên cứu các vấn đề sau đây: - Vấn đề đại diện cho người lao động nói chung bao gồm cả các công chức, lao động tự do, xã viên hợp tác xã - Vấn đề đại diện lao động khi họ không thuộc quan hệ lao động làm công (ví dụ trong quan hệ dịch vụ việc làm, quan hệ bảo hiểm hưu trí, thất nghiệp) hoặc thuộc quan hệ lao động làm công nhưng không do luật lao động Việt Nam điều chỉnh (khi đi làm việc cho người sử dụng lao động nước ngoài) - Vấn đề đại diện lao động của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (vì phạm vi hoạt động đại diện của tổ chức này khá rộng lớn, không chỉ đại diện cho lao động làm công trong mối quan hệ với người sử dụng lao động); - Mối quan hệ của các loại đại diện lao động với nhau và quan hệ của tổ chức đại diện lao động trong cơ chế ba bên; - Vấn đề xử phạt vi phạm, giải quyết tranh chấp về đại diện lao động; - Pháp luật về đại diện lao động của Việt Nam ở giai đoạn trước Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu pháp luật Việt Nam về đại diện lao động, luận án cũng liên hệ với các quy định tương đồng trong các công ước, khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế cũng như đặt trong mối tương quan so sánh với pháp luật về đại diện lao động của Việt Nam ở giai đoạn trước hoặc của một số nước để luận án có độ rộng và độ sâu cần thiết. 4. Những đóng góp mới của luận án Là công trình khoa học chuyên khảo nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống pháp luật về đại diện lao động, luận án có những tính mới sau: Thứ nhất, luận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đại diện lao động và pháp luật về đại diện lao động như: quan niệm về đại diện lao động; các nguyên tắc và nội dung chính của pháp luật về đại diện lao động góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận về pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam. Thứ hai, luận án phân tích, chỉ ra những kinh nghiệm quốc tế và của một số nước trong lĩnh vực đại diện lao động, tạo ra cơ sở quan trọng để liên hệ, đánh giá pháp luật hiện hành và tham khảo trong quá trình hoàn thiện pháp luật về đại diện lao động ở nước ta. 4 Thứ ba, trên cơ sở phân tích chế định đại diện lao động của pháp luật Việt Nam hiện hành về tổ chức, quyền, trách nhiệm và những đảm bảo pháp lý cần thiết để hoạt động, luận án đưa ra những nhận xét, đánh giá khá toàn diện về thực trạng pháp luật về đại diện lao động ở nước ta và chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đại diện lao động. Thứ tư, luận án đưa ra các yêu cầu và hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam, có luận giải cụ thể trên cơ sở khoa học và thực tiễn để đảm bảo cho tổ chức đại diện lao động ở Việt Nam hoạt động có hiệu quả; đồng thời, đảm bảo tính đặc thù của tổ chức này ở Việt Nam, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần xây dựng, hoàn thiện cơ sở lý luận và hoàn thiện pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam; đồng thời, ở mức độ nhất định, luận án cung cấp kiến thức hữu ích cho những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực lao động, công đoàn để áp dụng pháp luật về đại diện lao động phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam nhưng không tách rời trào lưu chung của thế giới. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho một số cơ quan khi xây dựng, hoạch định các chính sách và pháp luật về đại diện lao động. Kết quả nghiên cứu cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đào tạo về luật hoặc về công tác xã hội, lao động xã hội, công đoàn và cho các tổ chức, cá nhân muốn tìm hiểu, quan tâm đến lĩnh vực đại diện lao động. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu bốn Chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về đại diện lao động Chương 2: Một số vấn đề lý luận về đại diện lao động và pháp luật về đại diện lao động Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện lao động Chương 4: Hoàn thiện pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam References A/ TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Đỗ Ngân Bình (2006), Pháp luật về đình công giải quyết đình công ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Bình (2012), “Tổ chức công đoàn trong Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động sửa đổi”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (5), tr. 71-77. 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1993), Một số công ước của Tổ chức lao động quốc tế, Hà Nội. 4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1994), Một số công ước của Tổ chức Lao động quốc tế, Hà Nội. 5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1995), Một số tài liệu pháp luật lao động nước ngoài, Hà Nội. 6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Vụ lao động – Tiền lương (2008), Các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp nhằm hạn chế tranh chấp lao động và đình công, Đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số CB 2008 – 05 – 02. 7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Vụ pháp chế (2010), Pháp luật lao động các 5 nước Asean, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Vụ pháp chế (2010), Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Dự thảo Tờ trình Chính phủ dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, Hà Nội. 10. Bộ Nội vụ (2005), Quyết định số 44/2005/QĐ-BNV ngày 27/4/2005 của Bộ trưởng Bộ nội vụ về việc thành lập VINASME. 11. Các Mác – Ph.Ang – Ghen, V.I Lê Nin (1980), Bàn về công đoàn, tập 1, NXB Sự thật. 12. Các Mác – Ph.Ang – Ghen, V.I Lê Nin (1983), Bàn về công đoàn tập 2, NXB Sự thật. 13. Lê Thị Châu (2008), “Tổ chức công đoàn – đại diện tập thể lao động với vai trò thúc đẩy liên kết và hài hòa quan hệ lao động”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (11), tr. 53-58. 14. Lê Thị Châu (2009), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của công đoàn trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (7), tr. 79-83. 15. Nguyễn Hữu Chí (2002), Hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 16. Nguyễn Hữu Chí, Đào Mộng Điệp (2010), “Pháp luật đoàn một số nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Luật học (6), tr. 3-12, 31. 17. Nguyễn Hữu Chí (2010), “Công đoàn Việt Nam và pháp luật điều chỉnh hoạt động đại diện công đoàn trong quan hệ lao động”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (6), tr. 37-42. 18. Nguyễn Hữu Chí (2012), Giáo trình Luật lao động, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 19. Chính phủ (2004), Nghị định 145/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/7/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện người sử dụng lao động tham gia với các cơ quan nhà nước về chính sách pháp luật và những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động. 20. Chính phủ (2011), Hồ sơ trình Quốc hội về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). 21. Chính phủ (2013), Nghị định 46/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động. 22. Chính phủ (2013), Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. 23. Chính phủ (2013), Nghị định 95/CP của Chính phủ ngày 22/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. 24. Chính phủ (2013), Nghị định 191/CP của Chính phủ ngày 21/11/2013 quy định chi tiết về tài chính công đoàn. 25. Chính phủ (2014), Nghị định số 53/2014/NĐ-CP quy định việc cơ quan quản lý nhà nước lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động. 26. Nguyễn Việt Cường (CB) (2004), 72 vụ án tranh chấp lao động điển hình tóm tắt và bình luận, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 27. Wolfgang Werner Daeubler (2011), Đại diện quyền lợi người lao động tại Cộng hòa Liên Bang Đức, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội. 28. Vũ Dũng (2011), Tranh chấp lao động và đình công trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại nước ta, NXB Lao động, Hà Nội. 6 29. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị - Quốc Gia, Hà Nội. 30. Vũ Đạt (2006), Hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị - Quốc Gia, Hà Nội. 31. Đào Mộng Điệp (2011), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đại diện lao động”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (7), tr. 32-37. 32. Đào Mộng Điệp (2012), Phân quyền trong quan hệ công nghiệp, vai trò của công đoàn và đại diện người lao động, Tài liệu học tập chuyên đề ngoại ngữ, Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 33. Đào Mộng Điệp (2012), “Đại diện lao động trong Bộ luật Lao động”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Luật học (28), tr. 222-227. 34. Đào Mộng Điệp (2013), “Hình thức thực hiện quyền đại diện lao động của Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam dưới góc nhìn luật so sánh”, Tạp chí Luật học (5), tr. 3-9. 35. Tạ Thị Đoàn (CB) (2011), Lao động, việc làm của công dân trong khu công các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thực trạng và những hàm ý chính sách, NXB Lao động, Hà Nội. 36. Lê Thanh Hà (2008), Quan hệ lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 37. Lê Thanh Hà (2012), Quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 38. Trần Thị Thanh Hà (2009), “Vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác tư vấn pháp luật cho người lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (5), tr. 80-83. 39. Trần Thị Thanh Hà (2012), Quan hệ lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và vai trò công đoàn, NXB Lao động, Hà Nội. 40. Trần Thị Thanh Hà (2012), Pháp luật công đoàn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 41. Đào Thanh Hải (Sưu tầm, tuyển chọn) (2005), Đảng, Nhà nước đối với vai trò và vị trí của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội. 42. Trần Hoàng Hải (CB) (2011), Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam, NXB Chính trị - Quốc Gia, Hà Nội. 43. Đào Thị Hằng (2005), “Cơ chế ba bên và khả năng thực thi trong pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (1), tr. 44-50. 44. Đào Thị Hằng (2009), “Các quy định của Bộ luật Lao động về công đoàn và vai trò đại diện tập thể lao động, thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Luật học (9), tr. 3-11. 45. V.N.Kiselev – V.S.Smolkiv (2004), Quan hệ đối tác xã hội ở Nga, NXB Lao động, Hà Nội. 46. Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội (2010), Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công chưa đúng pháp luật, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 47. GS.TS. Đinh Văn Mậu, GS.TS Phạm Hồng Thái, GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển (CB), Nhà nước và pháp luật, Phần I (2011), NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 48. Hồ Chí Minh (1947), Sắc lệnh 29/SL ngày 12/03/1947. 49. Lưu Bình Nhưỡng (2007), “Việc kết nạp chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, người lao 7 động là người nước ngoài tại Việt Nam vào công đoàn Việt Nam”, Tạp chí Lập pháp (11), tr. 23-28,40. 50. Lưu Bình Nhưỡng (2007), “Tổ chức và hoạt động của công đoàn trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO thực trạng và một số kiến nghị”, Kỷ yếu Hội thảo “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi Luật Công đoàn 1990”, Trung tâm nghiên cứu Văn phòng Quốc hội, tr. 1-14. 51. Lưu Bình Nhưỡng (CB) (2010), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 52. Hoàng Phê (CB) (2013), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 53. Nguyễn Thị Kim Phụng (1996), Pháp luật lao động trong nền kinh tế thị trường những vấn đề lý luận và phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 54. Nguyễn Thị Kim Phụng (2006), Pháp luật lao động đối với vấn đề bảo vệ người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 55. Nguyễn Thị Kim Phụng (2007), “Tổ chức và hoạt động công đoàn ở một số nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO”, Kỷ yếu Hội thảo “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi Luật Công đoàn 1990”, Trung tâm nghiên cứu Văn phòng Quốc hội, tr. 15-32. 56. Nguyễn Duy Phương, Đào Mộng Điệp (2010), Giáo trình Luật Lao động - Phần I, NXB Đại Học Huế, Huế. 57. Nguyễn Duy Phương, Đào Mộng Điệp (2010), Giáo trình Luật Lao động - Phần II, NXB Đại Học Huế, Huế. 58. Quốc hội khóa XIII (2012), Báo cáo xin ý kiến về một số nội dung lớn của dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). 59. Quốc Hội (2012), Bộ luật Lao động, NXB Lao động. 60. Quốc Hội (2013), Hiến pháp. 61. Quốc hội (2012), Luật Công đoàn, NXB Chính trị Quốc Gia. 62. Nguyễn Quang Quýnh (1972), Luật Lao động và an sinh xã hội, Sài Gòn. 63. Nguyễn Quang Quýnh (1974), Giáo trình Luật Lao động (Chương trình cử nhân viên khóa 1974 – 1975), Sài Gòn. 64. Dương Văn Sao (CB) (2008), Nghiên cứu về đình công ở Việt Nam và đề xuất giải pháp của công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hà Nội. 65. Đan Tâm (2007), Công đoàn Việt Nam, 20 năm đổi mới, nhìn lại và hướng tới, NXB Lao động, Hà Nội. 66. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 67. Mai Thanh (2002), Định hướng xã hội chủ nghĩa với giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội. 68. Lê Thị Hoài Thu (2009), “Luật Công đoàn – Một số bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (22), tr. 37-42. 69. Lê Thị Hoài Thu (2013), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 70. Nguyễn Xuân Thu (2008), “Vai trò của tổ chức đại diện người lao động trong cơ chế ba 8 bên”, Tạp chí Dân chủ pháp luật (2), tr. 42-45. 71. Nguyễn Xuân Thu (2009), Vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 72. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định 123/QĐ-TTg ngày 12/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ chuẩn y Điều lệ Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. 73. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định 75/QĐ-TTg ngày 11/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ chuẩn y Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. 74. Vũ Minh Tiến (CB) (2014), Nâng cao năng lực hoạt động của Liên đoàn lao động huyện, công đoàn khu công nghiệp đáp ứng yêu cầu mới, NXB Lao động, Hà Nội. 75. Nguyễn Tiệp (2008), Giáo trình quan hệ lao động, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 76. Tổ chức lao động quốc tế (2004), Một số công ước và khuyến nghị của tổ chức lao động quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 77. Tổ chức lao động quốc tế (2011), Ý kiến chuyên gia về các quy định liên quan đến quan hệ lao động của Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn (sửa đổi), Tài liệu thảo luận của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). 78. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1997), Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, NXB Lao động, Hà Nội. 79. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1999), Các tổ chức công đoàn trên thế giới, NXB Lao động, Hà Nội. 80. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Viện Friesrich Ebert (FES) (2005), Những tác động tới việc làm, đời sống của người lao động và các giải pháp hoạt động Công đoàn khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO), NXB Lao động, Hà Nội. 81. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2007), Toàn cầu hóa và phong trào công đoàn quốc tế, NXB Lao động, Hà Nội. 82. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2008), Điều lệ công đoàn. 83. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2008), Xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội. 84. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2008), Công đoàn Việt Nam từ Đại hội I đến Đại hội X, NXB Lao động, Hà Nội. 85. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Công đoàn Na Uy (2009), Ký kết thỏa ước lao động tập thể ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội. 86. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2009), Vai trò của công đoàn nhằm thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội. 87. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2009), Hướng dẫn thi hành điều lệ Công đoàn Việt Nam. 88. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên hiệp công đoàn Đức (2010), Xây dựng quan hệ lao động thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vai trò công đoàn Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội. 89. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2011), Bản thuyết minh về Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). 90. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2011), Báo cáo tổng kết 20 năm thi hành Luật Công đoàn. 9 91. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2011), Báo cáo đánh giá tác động của Luật Công đoàn (sửa đổi), Số 94. 92. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2011), Công đoàn và quan hệ lao động trong bối cảnh kinh tế thị trường tại Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội. 93. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Công đoàn Na Uy (2011), Hoạt động công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, NXB Lao động, Hà Nội. 94. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Ban pháp luật (2012), Báo cáo của Ban chỉ đạo chương trình phát triển 1,5 triệu đoàn viên. 95. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2012), Báo cáo tổng kết đánh giá 19 năm thi hành Luật Công đoàn. 96. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2012), Hoạt động công đoàn nhằm thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội. 97. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2012), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển đoàn viên công đoàn giai đoạn 2008 – 2013. 98. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2012), Báo cáo số liệu về cán bộ công đoàn chuyên trách cấp trên trực tiếp cơ sở. 99. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2012), Báo cáo của Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam khóa X tại Đại hội XI Công đoàn Việt Nam. 100. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2012), Người lao động và hoạt động công đoàn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động, Hà Nội. 101. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (2012), Tìm hiểu Luật Công đoàn của Quốc Hội khóa XIII 502 câu giải đáp tình huống về vai trò của công đoàn đối với người lao động, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 102. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2014), Báo cáo kết quả hoạt động công đoàn năm 2013, nhiệm vụ năm 2014. 103. Đặng Ngọc Tùng (CB) (2011), Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hà Nội. 104. Phạm Công Trứ, Chủ biên (2005), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 105. Phạm Công Trứ (2010), “Cơ chế ba bên ở Việt Nam, những ghi nhận về mặt pháp lý”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (9), tr. 66-75. 106. Văn phòng lao động quốc tế Giơnevơ (1997), Thương lượng tập thể, NXB Lao động, Hà Nội. 107. Nguyễn Ngọc Việt (2010), Công đoàn – Tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động, Luận văn Cao học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 108. Nguyễn Viết Vượng (CB) (1993), Phát triển tổ chức công đoàn thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, Trường Đại học Công đoàn, Hà Nội. 109. Nguyễn Viết Vượng (CB) (2007), Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Trường Đại học công đoàn, Hà Nội. 110. Malcolm Warnew, Andrew Brown, Stephen Frenkel, Lưu Ngọc Trịnh, Ngô Bá Kha dịch (1996), Công đoàn các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, NXB Lao động, Hà Nội. 10 111. Vũ Thị Hải Yến (2007), Vai trò của công đoàn trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. B/ TÀI LIỆU TIẾNG ANH 112. C.Y.Baldwin (1983), “Productivity and Labor unions: an application of the theory of self–enforcing contracts”, Journal of Business 56, no.2, pp. 155-185. 113. Robert E. Bald Win (2003), “The decline of US Labor unions and the role of trade”, Institute for International Economics. 114. Roger Blanpain, The Hague (2007), Decentralizing industrial relations and the role of labour unions and employee representativer, K lower, Law Internatinal. 115. Roger Blanpain (2012), Systems employee Representation at the Enterprise, A comparative study. 116. Colin Fenwick; Thomas Kring (2007), Rights at work: an assessment of the Declaration’s technical cooperation in select countries, Internatinal Labour Organization (ILO). 117. Richard Mitchell and Stephen Deery (1993), Labour law and Industrial Relations In Asean, Longman Cheshire. 118. Immanuel Ness (1998), Trade unions and the betrayal of the employed: Labor conflicts during the 1990’s, Garland publishing, Inc, Amember of the Taylor and Francis Group New York and London. 119. OECD (1996), Trade, Employment and Labour standards: A study of core worker’s Rights and Internatinonal Trade, OECD Publishing. 120. Jeannette Wicks – Lim (2009), Creating decent jobs in the United States: The role of labor unions and collective bargaining, Political economy research Institute University of Massachusetts, Amherst. C/ TÀI LIỆU TỪ NGUỒN KHÁC 121. Bách khoa toàn thư mở, Tự do hội họp và lập hội, v%C3%A0_l%E1%BA%ADp_h%E1%BB%99i, truy cập vào 20/4/2014. 122. Bộ Chính trị, Ban bí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004113_816_2010155.pdf
Tài liệu liên quan