Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam

Phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật giải quyết tranh

chấp môi trường của Việt Nam và so sánh với các quy định giải quyết tranh chấp môi trường của

một số nước.

- Đánh giá những bất cập trong việc thực hiện các quy định pháp luật giải quyết tranh

chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay.

- Định hướng xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam về giải quyết

tranh chấp môi trường.

- Định hướng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh

chấp môi trường

pdf10 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam Nguyễn Thị Huệ Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Luận văn ThS.Luật kinh tế; Mã Số: 60 38 50 Nghd: PGS.TS. Lê Thị Châu Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Phân tích khái niệm, đặc trưng, phân loại tranh chấp môi trường, phân biệt với xung đột môi trường và các tranh chấp khác. Nghiên cứu quá trình hình thành các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam và pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường của một số quốc gia. Phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường của Việt Nam và so sánh với các quy định giải quyết tranh chấp môi trường của một số nước. Đánh giá những bất cập trong việc thực hiện các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay. Định hướng xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp môi trường. Định hướng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường. Keywords: Luật môi trường; Pháp luật Việt Nam; Tranh chấp môi trường; Luật kinh tế Contents: Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các quốc gia khác, số lượng và mức độ tranh chấp môi trường (Environmental Disputes) ngày càng tăng. Thời báo New York (New York time) ra ngày thứ 4, ngày 15 tháng 11 năm 2007 đã thống kê hàng năm, Hoa Kỳ phải giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp môi trường; Tại Nhật Bản, theo số liệu của Hiệp hội liên kết giải quyết các tranh chấp môi trường từ 01 tháng 4 năm 2000 đến 31 tháng 3 năm 2001, trên toàn nước Nhật có 83.881 đơn thư khiếu kiện có liên quan đến tranh chấp môi trường được gửi đến các cấp chính quyền cơ sở. Còn tại Trung Quốc, Theo Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ môi trường (BVMT) quốc gia thì trong năm 2005, Trung Quốc đã có trên 50.000 vụ tranh chấp môi trường xảy ra. Vì vậy, giải quyết tranh chấp môi trường trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nhà nước về môi trường. Nhiều quốc gia đã thành lập các cơ quan, tổ chức có chức năng chuyên về tư vấn và giải quyết tranh chấp môi trường, như hệ thống tòa án môi trường của Trung Quốc; Hội đồng chất lượng môi trường (Council on Environmental Quality - CEQ) của Hoa Kỳ; Viện giải quyết các tranh chấp về môi trường (Institute fo mediate disputes on Environment), Hoa Kỳ; Trung tâm đánh giá và giải quyết tranh chấp môi trường (Center for Environment Disputes Assessment and Resolution - CEDAR), Đại học NewSouthWales, Australia hay Hiệp hội liên kết giải quyết tranh chấp môi trường của Nhật Bản (The Environmental Dispute Coordination Commission) [28]... Ở Việt Nam chưa có thống kê chính thức về số vụ tranh chấp môi trường đã được giải quyết, nhưng thực tế có thể thấy, số vụ tranh chấp môi trường đã được giải quyết ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với số vụ tranh chấp môi trường đã được giải quyết tại Nhật, Hoa Kì và Trung Quốc, nhưng điều này liệu có đồng nghĩa rằng môi trường của Việt Nam ít ô nhiễm hơn, pháp luật BVMT của Việt Nam được thực thi tốt hơn, quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân Việt Nam được đảm bảo tốt hơn hay nguyên tắc người gây thiệt hại cho môi trường phải bồi thường ở Việt Nam được thực hiện tốt hơn ở Nhật Bản, Hoa Kì và Trung Quốc hay không? Theo kết quả kiểm tra được công bố của Bộ Tài Nguyên và Môi trường thì hiện có đến 40% các khu công nghiệp trên cả nước vi phạm pháp luật về môi trường, gây ảnh hưởng rất lớn tới các yếu tố môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh. Vụ việc Công ty Vedan xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý gây hủy diệt dòng sông Thị Vải được phát hiện vào cuối năm 2008 đã gây chấn động dư luận về mức độ ảnh hưởng tới môi trường, tới cuộc sống người dân và xã hội. Với sự hỗ trợ từ rất nhiều chủ thể, (Hội nông dân, Hội luật gia, cơ quan truyền thông, các siêu thị, người tiêu dùng) vụ việc cũng đã được giải quyết trên thực tế, người dân đã được nhận tiền bồi thường, nhưng rất nhiều vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giải quyết vụ việc đến nay vẫn còn chưa được giải quyết, như chủ thể có quyền đòi bồi thường cho những thiệt hại về môi trường do Vedan gây ra; Thủ tục khiếu kiện tập thể? Vai trò của tòa án trong giải quyết tranh chấp môi trường Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này nhưng có lẽ nguyên nhân chính đó chính là bởi pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp môi trường còn nhiều vấn đề chưa hoàn thiện. Trước thực tế đó, việc nghiên cứu, đánh giá, định hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc BVMT và đảm bảo sự phát triển bền vững ở Việt Nam Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam” để làm đề tài của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát - Luận giải cơ sở lý luận của giải quyết tranh chấp môi trường và thực tiễn giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu và đánh giá một cách những điểm bất cập, hạn chế của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở phân tích thực trạng và so sánh với pháp luật của các nước khác. - Định hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp môi trường. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích khái niệm, đặc trưng, phân loại tranh chấp môi trường, phân biệt với xung đột môi trường và các tranh chấp khác - Nghiên cứu quá trình hình thành các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam và pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường của một số quốc gia - Phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường của Việt Nam và so sánh với các quy định giải quyết tranh chấp môi trường của một số nước. - Đánh giá những bất cập trong việc thực hiện các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay. - Định hướng xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp môi trường. - Định hướng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp môi trường; quy định của một số quốc gia về giải quyết tranh chấp môi trường và một số vụ tranh chấp môi trường đã xảy ra ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Tranh chấp môi trường là một khái niệm có nội hàm rộng, là một vấn đề rộng và phức tạp, vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của để tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu các tranh chấp môi trường có nội dung đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và môi trường trong phạm vi một quốc gia vì đây là dạng tranh chấp môi trường chủ yến hiện nay chứ không chú trọng đến các dạng tranh chấp khác. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin và đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời đối chiếu với các quy định của pháp luật môi trường, dân sự, hành chính... Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, tôi vận dụng các phương pháp cụ thể trong nghiên cứu khoa học như phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để nghiên cứu đề tài này. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Giải quyết tranh chấp môi trường là một vấn đề pháp lý còn nhiều bất cập, vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp môi trường là rất cần thiết. Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: - “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam” luận án tiến sĩ luật học của Vũ Thu Hạnh, 2004; - “Giải quyết các tranh chấp quốc tế về môi trường: Khiếm khuyết của các cơ chế hiện có và hướng khắc phục”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế 12/2005 của Ths Lý Vân Anh, Học viện quan hệ quốc tế; - “Tranh chấp môi trường (Environmental Disputes)”, Đào Thanh Trường, chap-moi-truong.html - “Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án thực tiễn áp dụng cụ thể”, Trần Thị Hương Trang - Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp môi trường, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, số 1 năm 2003, ThS Vũ Thu Hạnh, - “Bồi thường thiệt hại về môi trường”, thuộc chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường; - “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây nên tại Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường của Đại học Luật Hà Nội, 2007; - “Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của Chu Thu Hiền, 2010; - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Chủ nhiệm đề tài Vũ Thu Hạnh - Các quy định pháp luật về thiệt hại, xác định thiệt hại do hành vi làm ÔNMT gây ra và định hướng xây dựng, hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, số 1 năm 2011, PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Bùi Đức Hiển - Pháp luật về bảo đảm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật số 1 năm 2012, Võ Thị Mỹ Hương - Một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực BVMT theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao số 4 năm 2005, Nguyễn Xuân An - Căn cứ xác định thiệt hại về môi trường, Tạp chí Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao số 14 năm 2009, ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào - “Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trưởng ở Australia” của Vũ Thu Hạnh và Trần Thị Hương Trang; Các công trình nghiên cứu này đã phân tích các khía cạnh khác nhau về tranh chấp môi trường như định nghĩa, đặc điểm của tranh chấp môi trường; phương thức giải quyết tranh chấp môi trường; so sánh giữa tranh chấp môi trường và xung đột môi trường; Pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường của một số nước trên thế giới; Các quy định về xác định thiệt hại, bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường (ÔNMT) Luận án tiến sĩ của PGS.TS Vũ Thu Hạnh về “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam”, đã phân tích một cách toàn diện về cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam, tuy nhiên công trình này lại được thực hiện giai đoạn trước khi có luật BVMT 2005; Bên cạnh đó, có nhiều công trình nghiên cứu về xác định thiệt hại, bồi thường thiệt hại do hành vi làm ÔNMT. Các công trình này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho luận văn của tôi vì xác bồi thường thiệt hại môi trường là một trong những nội dung tranh chấp môi trường chủ yếu mà đề tài của tôi sẽ tập trung vào để phân tích. Như vậy trong số các công trình nghiên cứu liên quan đến giải quyết tranh chấp môi trường thì chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay, vì vậy luận văn của tôi sẽ tập trung vào phân tích những bất cập của pháp luật và thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường từ đó đưa ra những khuyến nghị cụ thể, khoa học nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam là không trùng lặp với bất kì công trình nào trước đây. Theo lộ trình, đến năm 2013, Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua dự thảo sửa đổi luật BVMT 2005. vì vậy hiện nay, VCCI đang tiến hành rà soát các quy định của Luật BVMT 2005 cùng các văn bản có liên quan và đã đưa ra bản thảo của báo cáo rà soát tuy nhiên báo cáo không đề cập đến thực trạng của các quy định về giải quyết tranh chấp môi trường. Tôi hi vọng công trình này sẽ là một trong những nguồn thông tin để VCCI có thể tham khảo và góp phần hoàn thiện luật BVMT 2005. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm ba Chương: Chương 1. Tổng quan về tranh chấp môi trường và pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam. Chương 2. Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay. Chương 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo kết quả giải quyết vụ việc Vedan trình Chính phủ, Hà Nội 2. phap-luat-ve-moi-truong-1992849/ 3. Chính phủ (2010), Nghị định số 113/2010/NĐ-CP về xác định thiệt hại môi trường, Hà Nội 4. Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật môi trường, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 5. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội 6. Đinh Văn Quế (1012), Khả năng chính quyền kiện công ty Vedan nói riêng và các doanh nghiệp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường nói chung để bảo vệ lợi ích cộng đồng, bài tham luận tại Hội thảo “Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ pháp luật môi trường và tranh tụng vì lợi ích cộng đồng, Hà Nội 7. Quốc hội (2005), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội 8. Quốc hội (1993), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội 9. Quốc hội (2012), Luật Tài nguyên nước, Hà Nội 10. Quốc hội (2010), Luật Khoáng sản, Hà Nội 11. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng Dân sự, Hà Nội 12. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng , Hà Nội 13. Quốc hội (2013), Luật tài nguyên nước, Hà Nội 14. Quốc hội (2010), Luật trọng tài thương mại, Hà Nội 15. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội 16. Quốc hội (2011), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội 17. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội 18. nong-dan/19167.bld 19. Code=8GIGA92717 20. Nick Booth (2010), Sử dụng tòa án để đấu tranh chống ô nhiễm môi trường - một số kinh nghiệm từ Trung Quốc, bài tham luận tại Hội thảo “Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ pháp luật môi trường và tranh tụng vì lợi ích cộng đồng, Hà Nội 21. Nhà xuất bản Đà Nẵng (1997), Từ điển tiếng Việt, Đà Nẵng 22. NXB chính trị quốc gia (1995), Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, tr 33 23. PGS TS Phạm Duy Nghĩa (2012), Vai trò của Hội nông dân qua vụ việc Vedan, bài tham luận tại Hội thảo “Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ pháp luật môi trường và tranh tụng vì lợi ích cộng đồng, Hà Nội 24. Phạm Hữu Nghị, Bùi Đức Hiển (2011), Các quy định pháp luật về thiệt hại, xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm mội trường gây ra và định hướng xây dựng, hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (01) 25. Trương Trọng Nghĩa (2012), Vụ kiện Vedan: một điển cứu pháp lý mang tính cột mốc, bài tham luận tại Hội thảo “Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ pháp luật môi trường và tranh tụng vì lợi ích cộng đồng, Hà Nội 26. truong-giua-viet-nam-va-nhat-ban-49-1890.html 27. 28. Đào Thanh Trường“Tranh chấp môi trường (Environmental Disputes)”, 3&title=Tranh-chap-moi-truong.html 29. Trung tâm con người và thiên nhiên (2011), Quyền khởi kiện bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam, cơ sở pháp lý và quy trình thực hiện , Hà Nội 30. ph%e1%ba%a3i-ki%e1%bb%87n-vedan/ 31. Viện Đại học Mở Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Môi trường, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 32. Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (2011), Một số kinh nghiệm trong việc tính toán bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường ở lưu vực sông Thị Vải, Báo cáo tham luận tại Hội thảo “Giải quyết tranh chấp môi trường - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”, Hà Nội 33. Indonesia/10922121/159/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050002425_0173_2010142.pdf
Tài liệu liên quan