Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam

Tiếp thu quan điểm tiến bộ trong giải quyết mối quan hệ giữa môi trường và phát triển

của thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã coi phát triển bền vững là một trong những quan điểm

cơ bản của phát triển đất nước. Quan điểm này được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và X, cụ thể bằng Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm

1998 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ

Chính trị.

Nội dung chủ yếu:

- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung quan trọng của

phát triển bền vững.

- Đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường đảm bảo nguyên

tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

Để thực hiện các quan điểm trên của Đảng, việc hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường

đối với chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:

Một là, xây dựng pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam cần

xuất phát và nằm trong tổng thể các chính sách, định hướng mang tính quốc gia về phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước.

Hai là, giải quyết vấn đề xác định phạm vi và đối tượng điều chỉnh của pháp luật về phí

bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

pdf18 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế bảo đảm bảo vệ môi trường gắn liền trong quá trình sản xuất, kinh doanh. 1.1.3. Vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường Thứ nhất, so với các công cụ quản lý và bảo vệ môi trường khác, công cụ kinh tế có một số ưu điểm nhất định và chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường Thứ hai, các công cụ kinh tế tạo ra nguồn lực tài chính cần thiết để quản lý và bảo vệ môi trường. Thứ ba, các công cụ kinh tế kích thích các chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường qua đó góp phần định hướng nền kinh tế phát triển thân thiện với môi trường. 1.2. Quan niệm về phí môi trường đối với chất thải rắn * Quan niệm về phí bảo vệ môi trường Phí bảo vệ môi trường là một khoản thu của ngân sách Nhà nước, được thu từ các tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh các nguồn tác động xấu đối với môi trường nhằm hình thành lên nguồn tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường. Đặc trưng phí bảo vệ môi trường: Thứ nhất, về đối tượng nộp phí. Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì "tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường". Thứ hai, về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường là các chất thải như nước thải (Điều 2 Nghị định số 67/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung) hoặc là các yếu tố vật chất là đối tượng tác động của các hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường như các loại khoáng sản: đá, cát, đất, than, sét, sỏitrong hoạt động khai thác khoáng sản (Điều 2 Nghị định số 137/2005/ NĐ-CP). Thứ ba, về mức phí, theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở: - Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường. - Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường; - Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải. 6 Thứ tư, phí bảo vệ môi trường thường mang tính địa phương, ngành kinh tế sâu sắc. Bởi lẽ, sức chịu tải của môi trường ở mỗi địa phương, mỗi ngành kinh tế khác nhau là khác nhau. Bên cạnh việc chỉ ra các đặc điểm của phí bảo vệ môi trường, cũng cần phân biệt phí bảo vệ môi trường với thuế môi trường sẽ được áp dụng trong thời gian tới. - Về đối tượng, nếu thuế môi trường là lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất hoặc doanh thu do bán sản phẩm thì phí bảo vệ môi trường là lượng chất gây ô nhiễm có trong dòng thải hoặc khối lượng, số lượng các yếu tố vật chất là đối tượng tác động của các hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường. - Thuế môi trường không mang tính hoàn trả trực tiếp, nhưng phí bảo vệ môi trường lại mang tính hoàn trả trực tiếp rõ ràng. - Phạm vi áp dụng của thuế môi trường không có giới hạn, khác biệt giữa các địa phương, ngành kinh tế, nhưng đối với các khoản thu từ phí bảo vệ môi trường có thể mang tính địa phương, ngành kinh tế. Ưu điểm của phí bảo vệ môi trường: Thứ nhất, phí bảo vệ môi trường góp phần tạo nên sự công bằng đối với thiên nhiên môi trường theo lối có vay, có trả. Thứ hai, phí bảo vệ môi trường khuyến khích người gây ô nhiễm giảm phát thải. Thứ ba, phí bảo vệ môi trường khuyến khích các chủ thể nghiên cứu, đổi mới công nghệ kiểm soát ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch. Hạn chế của phí bảo vệ môi trường: Thứ nhất, chi phí quan trắc cao. Để tính toán được số phí phải nộp của mỗi chủ thể đòi hỏi phải xác định được tổng lượng thải và nồng độ từng chất gây ô nhiễm trong dòng thải hoặc quy mô ảnh hưởng của các tác động xấu đối với môi trường. Việc làm này đòi hỏi một khoản chi phí không nhỏ. Thứ hai, trong một số trường hợp phí bảo vệ môi trường không phát huy được tác dụng bảo vệ môi trường. Đó là trường hợp mức phí thấp không đủ liều lượng để buộc các chủ thể phải quan tâm hơn đến việc cải thiện dòng thải. * Quan niệm về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là một loại phí bảo vệ môi trường có đối tượng chịu phí là các chất thải rắn theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu chất thải rắn là tất cả các loại vật chất tồn tại ở thể rắn được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, hoạt động sống, và duy trì sự tồn tại của cộng đồng). Chất thải rắn gồm các chất hữu cơ, nhựa, vải sợi, đất, đá, cát và các tạp chất khác, so với các chất thải ở thể lỏng và thể khí, chất thải rắn có những tính đặc tính riêng như dế phân loại, dễ thu gom, dễ xác định khối lượng.... Do đó, việc tính mức phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn phải nộp được xác định dựa trên khối lượng chất thải và loại chất thải rắn (chất thải rắn thông thường hay chất thải rắn nguy hại). 1.3. Cơ sở của việc xây dựng các quy định pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn 1.3.1. Xuất phát từ nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter Pays Principle - PPP) Cụ thể hóa nguyên tắc này, khoản 5 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trương quy định: "Tổ chức, 7 hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật". 1.3.2. Xuất phát từ quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường Đảng ta đã khẳng định: "Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường là giải pháp phù hợp với bối cảnh kinh tế thị trường, đảm bảo người gây ra thiệt hại và được hưởng lợi từ môi trường phải trả tiền" 1.3.3. Xuất phát từ quy định về thu phí bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường nhằm tạo nên nguồn lực bảo vệ môi trường Khoản 1 Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường quy định: "Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường". 1.4. Kinh nghiệm của một số nước về sử dụng phí môi trường và gợi mở cho Việt Nam Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước thuộc OECD (Canada, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Điển, Mỹ và một số nước khác) có thể rút ra một số nét cơ bản về việc sử dụng phí môi trường bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng. Còn đối với các quốc gia đang phát triển: Đến nay, hệ thống quản lý môi trường ở các nước đang phát triển chủ yếu vẫn dựa vào các công cụ mệnh lệnh - kiểm soát. Tuy nhiên, vài ba năm gần đây do có sự trợ giúp về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước OECD, một số Chính phủ đã bắt đầu chú ý thích đáng hơn đến các công cụ kinh tế là các biện pháp mà các nhà kinh tế cho là có tính hiệu quả cao xét từ góc độ chi phí thực hiện. Tuy đã được chú ý đến ngay từ những năm 1970, nhưng các công cụ kinh tế mới chỉ được áp dụng trong một số ít nước có nền kinh tế phát triển hơn như: các nước Công nghiệp mới (NIC), Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc... với phạm vi còn hạn chế trong một số ngành hoặc lĩnh vực. Công cụ kinh tế thường được những nước này áp dụng nhất là phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm và phí đánh vào sản phẩm. Khác với một số nước OECD, những nước này không áp dụng các loại phí môi trường một cách riêng biệt mà luôn thực hiện nó trong sự phối hợp chặt chẽ với hệ thống pháp luật và biện pháp hành chính. Kinh nghiệm thực tiễn của các nước OECD và các nước đang phát triển rút ra từ việc áp dụng các công cụ kinh tế, xét trên cả hai góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy: các nước trên thế giới ngày càng có xu hướng nội vi hóa các chi phí và lợi ích môi trường để hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai. Muốn thực hiện được điều này cần phải sử dụng ngày càng sâu rộng hơn các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trường của quốc gia. Bài học kinh nghiệm sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đối với liên quan đến chính sách thu phí môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng ở Việt Nam: Kinh nghiệm của nước ngoài về sử dụng các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trường cho thấy: đối với các nước đang phát triển và các nước trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường như Việt Nam, do điều kiện luật pháp, thể chế chưa hoàn thiện, trình độ dân trí chưa cao, nên có nhiều vấn đề đặt ra cần cân nhắc kỹ trước khi xây dựng và vận dụng các công cụ kinh tế trong việc bảo vệ môi trường: 8 - Các vấn đề kỹ thuật: Cơ sở để xác định mức thuế là cần phải nắm được chi phí hoạt động của người gây ô nhiễm, phải có hệ thống giám sát ô nhiễm (monitoring), các điều kiện địa lý, tỷ lệ lạm phát... - Các vấn đề chính trị: Đó là sự phản ứng của công chúng, các nhóm xã hội khi đánh thuế môi trường do nhận thức về môi trường còn thấp. Các doanh nghiệp có thể phản đối thuế môi trường vì chúng làm tăng thêm gánh nặng chi phí sản xuất đối với họ, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường. - Các tác động về mặt phân phối, trợ cấp: Từ kinh nghiệm của các nước đã và đang sử dụng công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường cho thấy nó có thể gây tác động tiêu cực tới nhóm dân cư thu nhập thấp. Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp đặc biệt để giảm nhẹ gánh nặng này, chẳng hạn thông qua các ngành có mức độ giảm thuế, ưu đãi, tín dụng hoặc trợ cấp nhất định. Các vấn đề về thể chế, trách nhiệm pháp lý môi trường: Sử dụng các công cụ kinh tế đòi hỏi phải có các cơ cấu thể chế phù hợp, đặc biệt là giám sát thi hành chính sách. Đối với Việt Nam, khi vận dụng các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trường cần phải xem xét đến các yếu tố tác động sau đây: Bổ sung và hoàn thiện các chính sách Nhà nước - Cần phải thừa nhận và phổ cập nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" và nguyên tắc "người hưởng lợi phải trả tiền". - Xây dựng một hệ thống các công cụ kinh tế ngày càng hoàn chỉnh cho bảo vệ môi trường với những đặc điểm và tính chất của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Kết hợp hài hòa giữa các chức năng thu nhập ngân sách và chức năng khuyến khích nhằm bảo vệ ngân sách và chức năng khuyến khích nhằm bảo vệ môi trường thông qua các công cụ kinh tế. - Kết hợp vận dụng các công cụ kinh tế với cải cách tài khóa (ví dụ, xóa bỏ các bất hợp lý về thuế, giảm bớt các loại thuế, thực hiện chính sách cải cách phù hợp với cơ chế thị trường...) - Xác định rõ mục tiêu và khuôn khổ pháp lý thể chế các lĩnh vực tác dụng của công cụ kinh tế (cá nhân gây ô nhiễm, ngành gây ô nhiễm, phân nhóm mục tiêu) để từ đó có thể vận dụng chính xác, dễ dàng và đơn giản các công cụ kinh tế vào mục đích quản lý môi trường theo các đối tượng gây ô nhiễm. Những bài học rút ra cho Việt Nam đã trình bày ở trên là dựa trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước thuộc OECD và các nước đang phát triển đã sử dụng các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường đồng thời cũng căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế, những vấn đề môi trường của Việt Nam. Chúng ta cũng đã có những bài học đầu tiên về sử dụng công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trường kết hợp với các công cụ mệnh lệnh - kiểm soát. Tuy nhiên, về nội dung cũng như hình thức, để sử dụng có hiệu quả các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường cần phải tiếp tục nghiên cứu ở mức độ sâu sắc hơn những cơ sở phương pháp luận và cách thức áp dụng chúng vào thực tiễn ở nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chương 2 9 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM 2.1. Các quy định pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn 2.1.1. Quy định về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường 2005, hiện nay điều chỉnh về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn còn bao gồm các văn bản: Nghị quyết số 41/NQ - TW của Bộ Chính trị, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 11 năm 2007 quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (sau đây gọi là Nghị định 174/2007/NĐ-CP) và thông tư số 39/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 19/5/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (sau đây gọi là Thông tư 39/2008/TT-BTC); Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn là toàn bộ các cơ sở pháp lý liên quan đến pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Trong đó Nghị định 174/2007/NĐ-CP và thông tư 39/2008/TT- BTC là những văn bản điều chỉnh trực tiếp vấn đề này. Với những quy định và hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiến hành thu cũng như quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. 2.1.2. Quy định về đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn Tại Điều 3 Nghị định 174/2007/NĐ-CP và Mục 3 Phần I Thông tư 39/2008/TT- BTC thì đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thuộc đối tượng chịu phí quy định tại Điều 2 Nghị định này, trừ những đối tượng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật. Các đối tượng không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định tại Điều 2 Nghị định 174/2007/NĐ-CP và Mục 4 Phần I Thông tư 39/2008/TT-BTC. 2.1.3. Quy định về mức thu và chế độ thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định tại Điều 5 Nghị định số 174/2007/NĐ-CP và Mục 1, 2 Phần II Thông tư 39/2008/ TT - BTC. 2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong mối quan hệ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn - Quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại thuộc đối tượng chịu phí theo quy định của pháp luật, trừ những đối tượng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật) được quy định tại điều 8 và điều 12 Nghị định 174/2007/NĐ-CP và tại Mục 1 Phần III Thông tư 39/2008/TT- 10 BTC thì đối tượng nộp phí có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cùng với phí vệ sinh cho đơn vị thu phí vệ sinh; có quyền khiếu nại, tố cáo các vấn đề liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn tại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định tại các điều 8, Điều 9, Điều 10, điều 11, điều 12 Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ. 2.1.5. Quản lý và sử dụng số tiền thu được từ phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau: Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002, đó là các nguyên tắc quản lý và sử dụng số tiền phí, lệ phí như mọi khoản lệ phí thu được đều thuộc ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện thu lệ phí phải nộp đầy đủ, kịp thời số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước, trong trường hợp ủy quyền thu thì tổ chức được ủy quyền thu lệ phí được để lại một phần trong số lệ phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí...Ngoài ra việc để lại một phần số phí thu được còn phải tuân thủ quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí và hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT- BTC ngày 24/7/2002; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí. 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn và những vấn đề đặt ra 2.2.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, từ khi pháp luật quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và các địa phương triển khai thu loại phí này đã tạo thêm một công cụ mới trong hệ thống các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nói chung, và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn đã góp phần tạo nên sự công bằng đối với thiên nhiên môi trường theo lối có vay, có trả. Thứ hai, việc pháp luật hiện hành quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn: đối với chất thải rắn thông thường là 40.000đ/tấn và chất thải rắn nguy hại là 6.000.000đ/tấn đã khuyến khích người gây ô nhiễm giảm phát thải. Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải tạo cơ hội cho người nộp phí giảm số phí phải nộp bằng cách giảm lượng chất thải rắn ra môi trường, từ đó giảm tác hại tới môi trường. Thứ ba, việc tiến hành thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn đã khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai nghiên cứu, đổi mới công nghệ kiểm soát ô nhiễm và sử dụng công nghệ sạch để giảm lượng chất thải rắn ra môi trường, có tác động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Thứ tư, việc Nghị định 174/NĐ-CP và thông tư 39/2008/TT-BTC quy định giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mức phí bảo vệ môi trường áp dụng cho từng địa bàn, từng loại đối tượng cụ thể tại địa phương để trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định là tạo ra tính linh hoạt và phù hợp. 11 2.2.2. Những vấn đề đặt ra Khoản tài chính thu được từ phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn không đủ đầu tư cho khắc phục ô nhiễm, hoàn nguyên môi trường, do hành vi phát thải chất thải rắn gây ra. Tác dụng của phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn còn thấp, nhất là tác dụng răn đe, cùng với trình độ dân trí thấp và nhận thức không đầy đủ nên nhiều doanh nghiệp, người dân đã chây ỳ trong việc nộp phí này. Việc ban hành và thực thi chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn ở nước ta nhiều bất cập: các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn chưa điều chỉnh rộng rãi đối với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng gây tác hại cho môi trường. Thêm vào đó khoản thu từ phí bảo vệ môi trường nói chung và khoản thu từ phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn hiện nay là không đáng kể, mới chỉ góp phần huy động một phần nhỏ nhằm khắc phục những tổn hại về môi trường Mức phí môi trường đối với chất thải hiện nay còn thấp không đủ liều lượng để buộc các chủ thể phải quan tâm hơn đến việc cải thiện hệ thống xử lý chất thải rắn. Như vậy với số liệu trên chúng ta thấy rõ ràng công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn hiện nay không hiệu quả, gây thất thu cho NSNN một nguồn tài chính lớn và từ đó gây khó khăn cho quá trình xử lý chất thải rắn để bảo vệ môi trường. Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM 3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam Tiếp thu quan điểm tiến bộ trong giải quyết mối quan hệ giữa môi trường và phát triển của thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã coi phát triển bền vững là một trong những quan điểm cơ bản của phát triển đất nước. Quan điểm này được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và X, cụ thể bằng Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị. Nội dung chủ yếu: - Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung quan trọng của phát triển bền vững. - Đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường đảm bảo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Để thực hiện các quan điểm trên của Đảng, việc hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau: Một là, xây dựng pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam cần xuất phát và nằm trong tổng thể các chính sách, định hướng mang tính quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hai là, giải quyết vấn đề xác định phạm vi và đối tượng điều chỉnh của pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. 12 Ba là, sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường và các quy định liên quan đến phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trong các lĩnh vực pháp luật, chú trọng các yếu tố môi trường trong các văn bản pháp luật, chú trọng đến các yếu tố liên quan đến nguồn nước, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa Luật bảo vệ môi trường và các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh về môi trường, phát huy đồng bộ sức mạnh của các biện pháp được quy định trong luật hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đặc biệt là các biện pháp kinh tế để bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường Bốn là, xây dựng cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật và các thiết chế khác liên quan đến việc bảo đảm thực thi pháp luật về phí bảo trường đối với chất thải rắn. Năm là, hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong đó có vấn đề xử lý vi phạm trong lĩnh vực nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, hoàn thiện các quy định xử lý về mặt dân sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường Sáu là, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trước tình hình mới, cần sớm hoàn thiện chế định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, phân công, phân cấp chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các bộ ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; xác định rõ nội dung của quản lý nhà nước về môi trường, xác định rõ chức năng, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa Cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường và Cơ quan quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực khác để tạo thuận lợi cho việc quản lý mà không gây phức tạp cho cơ sở. Bảy là, trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Tám là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Chín là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là hợp tác quốc tế về pháp luật môi trường nói chung và pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng. 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam Tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam như sau: 3.2.1. Cần tiến hành rà soát các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các quy định về thuế bảo vệ môi trường 3.2.2. Điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn phù hợp với thực tiễn và yêu cầu trang trải các chi phí bảo vệ môi trường 3.2.3. Cần tập trung nguồn thu từ phí môi trường vào Quỹ bảo vệ môi trường 3.2.4. Cần có các biện pháp ràng buộc các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trách nhiệm bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải rắn 3.2.5. Cần quy định cụ thể về chế tài xử lý khi đơn vị phải nộp phí bảo vệ môi trường 13 đối với chất thải rắn vi phạm nghĩa vụ nộp 3.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý môi trường và những người làm công tác thu phí bảo vệ môi trường 3.2.7. Tuyên truyền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050000665_1044_2010120.pdf
Tài liệu liên quan