Phát triển thương mại hà nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Chuyên ngành: Thương mại)

Thương mại điện tử: 95% website bán hàng trực tuyến đạt chuẩn của Thành phố về đăng ký kinh doanh, chất lượng hàng hóa, thanh toán an toàn, đảm bảo các dịch vụ liên quan.

(3) Phát triển số lượng, quy mô của các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại theo Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Trung tâm thương mại quốc tế, trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế và trung tâm mua sắm cấp vùng: 19; Trung tâm thương mại: 64; Trung tâm mua sắm: 32; Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp: 10; Đại siêu thị: 23; Siêu thị hạng II: 111; siêu thị hạng III: 865; Xây mới 183 chợ; nâng cấp 191 chợ. Đặc biệt, tiếp tục chuyển đổi, nâng cấp một số chợ truyền thống cấp 1 và 2 theo tiêu chuẩn thương mại văn minh, hiện đại).

(4) Xây dựng từ 1-2 tuyến đường phố thương mại hiện đại đặc trưng của Thủ đô Hà Nội, 100% các cơ sở kinh doanh thương mại trên tuyến phố đạt tiêu chí văn minh, hiện đại của Thành phố (tại tuyến đường Nội Bài - Nhật Tân, khu vực quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm). Cải tạo các tuyến phố thương mại để trở thành hạt nhân ở các Khu thương mại trung tâm, đảm bảo các yêu cầu hiện đại và mang bản sắc văn hoá kinh doanh truyền thống, khắc phục được tình trạng phát triển trùng lặp ở các cửa hàng, cửa hiệu mặt phố.

 

doc29 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển thương mại hà nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Chuyên ngành: Thương mại), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mại văn minh, hiện đại - Yếu tố kinh tế; - Yếu tố chính sách, pháp luật quản lý của nhà nước về thương mại; - Yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội; - Các yếu tố khác. 1.7. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 1.7.1. Kinh nghiệm của một số Thủ đô quốc tế về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 1.7.1.1. Kinh nghiệm của Thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc: Khuyến khích và áp dụng các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển của các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại; Quy hoạch phát triển các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại. Để triển khai và quản lý tốt quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại, áp dụng một số biện pháp cơ bản gồm: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật phân phối, lưu thông hàng hóa và tiêu chuẩn có liên quan, tích cực quán triệt và phổ biến một cách rộng rãi các tiêu chuẩn; Khuyến khích, hỗ trợ việc mở rộng áp dụng và sử dụng các công nghệ, kỹ thuật, thiết bị tiên tiến trong xây dựng và phát triển các cơ sở thương mại; Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong quá trình kinh doanh, vận hành, khai thác các cơ sở thương mại; Nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên. Để phát triển loại hình tổ chức thương mại hiện đại, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phân phối hàng hóa ở trong nước. Các doanh nghiệp Bắc Kinh đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về phương thức quản lý, kinh doanh mới gắn với một số loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại; Khuyến khích hoạt động mua lại, sáp nhập, các doanh nghiệp nhỏ, các nhà kinh doanh siêu nhỏ, hình thành nên các siêu thị lớn; Khuyến khích các doanh nghiệp vận hành theo mô hình chuỗi siêu thị; Hạn chế đầu tư siêu thị trong khu vực nội đô đã bảo hòa, đồng thời khuyến khích đầu tư vào những vùng chưa có hoặc chưa phát triển, như các đô thị, khu dân cư tập trung mới hình thành và xây dựng các trung tâm phân phối hàng hóa hiện đại; Chú trọng điều chỉnh, nâng cấp, quy hoạch các hình thức bán lẻ truyền thống, tăng cường cải tạo phố thương mại; Khuyến khích doanh nghiệp hiện đại hóa hệ thống thông tin và áp dụng thương mại điện tử. 1.7.1.2. Kinh nghiệm của Thủ đô Băng Cốc - Thái Lan Quy định các nhà phân phối nước ngoài chỉ được mở từng siêu thị riêng lẻ, mà không được hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị trường; Quy định về thương mại công bằng đối với các siêu thị nhằm ngăn chặn tình trạng hạ giá để chiếm lĩnh thị trường và sử dụng sức mạnh thị trường để gây ép đối với nhà cung cấp. Thành lập Liên minh bán lẻ để giúp các siêu thị và các cửa hàng truyền thống trong nước có được sức mạnh tương đương với các siêu thị của nước ngoài; Coi trọng việc hỗ trợ để doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ trong nước có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động; Lồng ghép quảng bá hệ thống thương mại, nhất là các siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, trong chương trình xúc tiến du lịch quốc gia. 1.7.1.3. Kinh nghiệm của Thủ đô Kuala Lumpur - Malaysia: Khuyến khích phát triển các trung tâm thương mại và siêu thị tại những thành phố lớn và quy định các trung tâm thương mại và siêu thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng tổng thể của từng vùng; Xem xét, đánh giá sự cân bằng giữa các hình thức kinh doanh vừa và nhỏ, các hậu quả có thể xảy ra đối với các hoạt động thương mại; Các dự án xây dựng phải được báo cáo công bố rộng rãi, giải trình rõ ràng về những tác động đến kinh tế và xã hội; Yêu cầu các trung tâm thương mại, siêu thị có diện tích trên 6.000m2 không được xây trong các khu trung tâm đô thị và hạn chế số lượng hàng hóa bán ở trung tâm thương mại đối với những sản phẩm mà các cửa hàng truyền thống khó có khả năng cung cấp. 1.7.2. Một số bài học cho Hà Nội 1.7.2.1. Bài học thành công có thể vận dụng: Một là, việc xác định quy hoạch và cấp phép xây dựng các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại cần được thể chế hóa thành luật, văn bản pháp quy. Hai là, phải quản lý tốt và linh hoạt, sáng tạo đối với quy hoạch phát triển các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại. Ba là, sử dụng đồng bộ các chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương cho phát triển thương mại văn minh, hiện đại, tập trung vào 2 nhóm đối tượng: bảo vệ các nhà kinh doanh nhỏ, khuyến khích liên doanh liên kết hình thành các tập đoàn phân phối lớn. Bốn là, sử dụng hài hòa các giải pháp trong hỗ trợ và quản lý phát triển thương mại văn minh, hiện đại. Năm là, đa dạng hoá nguồn lực cho phát triển thương mại văn minh, hiện đại. Sáu là, coi trọng phát triển thương mại điện tử. 1.7.2.2. Bài học chưa thành công cần tránh: Thứ nhất, sự thất bại trong chính sách mở cửa quá mức. Thứ hai, sự yếu kém và chậm trễ trong xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển thương mại. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN 2008-2013 2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - thương mại Hà Nội Thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.328,89 km2 . Năm 2013, tỷ trọng của ngành công nghiệp 41,7%; nông nghiệp 4,9%; ngành dịch vụ - thương mại 53,4%. Tỷ trọng của ngành thương mại giữ khá ổn định, với mức trên dưới 11,18%-11,25% trong GRDP toàn Thành phố. Tính theo giá hiện hành, năm 2013 ngành thương mại đóng góp 50.442 tỷ đồng. Giá trị tăng thêm của ngành thương mại Hà Nội đạt mức tăng bình quân 20,31%/năm trong giai đoạn 2008 - 2013. Tổng sản phẩm thương mại nội địa năm 2013 tăng gấp 2,5 lần so với 2008. Năm 2013, doanh thu ngành thương nghiệp Hà Nội đạt 1.290.000 tỷ đồng. Mức tăng trưởng liên tục và khá cao về lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ của Hà Nội những năm qua cho thấy các hoạt động thương mại trên địa bàn đã có bước phát triển tốt, đảm bảo lưu thông hàng hoá đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại. 2.2. Thực trạng phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại giai đoạn 2008 - 2013 2.2.1. Tổ chức mạng lưới, trình độ công nghệ thương mại bán lẻ thành phố Hà Nội 2.2.1.1. Hệ thống thương mại truyền thống: a. Hệ thống chợ: Đến 31/12/2013, trên địa bàn Thành phố đã có 418 chợ với diện tích 1.699.377 m2, gồm có 13 chợ hạng 1; 68 chợ hạng 2; 309 chợ hạng 3 và 28 chợ chưa phân hạng; bình quân 1 quận, huyện, thị xã có 14 chợ, mỗi chợ phục vụ khoảng 17.224 người. Nhìn chung, số lượng chợ hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của các hộ kinh doanh và nhu cầu mua sắm hàng hoá của dân cư, mới chỉ đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày. Tuy nhiên, đến 31/12/2013, trên toàn thành phố vẫn còn tồn tại 187 tụ điểm chợ cóc, chợ tạm. Ủy ban nhân dân các quận, huyện đều đã có kế hoạch giải tỏa những tụ điểm này nhưng công tác giải tỏa triệt để và duy trì sau giải tỏa vẫn gặp nhiều khó khăn. b. Hệ thống cơ sở thương mại cá thể (cửa hàng bán lẻ hộ gia đình): Năm 2013, trên địa bàn thành phố có 145.886 cơ sở kinh doanh thương mại cá thể. c. Hệ thống các kho hàng: Trên địa bàn thành phố có 07 kho ngoại quan; 234 kho hàng lớn (diện tích từ 500m2 trở lên) d. Hệ thống kinh doanh xăng dầu, gas: Trên địa bàn Thành phố có 661 cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và 483 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. 2.2.1.2. Hệ thống các loại hình thương mại hiện đại: a. Hệ thống siêu thị: Đến tháng 31/12/2013, trên địa bàn Hà Nội có 137 siêu thị đang hoạt động, gồm 98 siêu thị tổng hợp, 39 siêu thị chuyên doanh (điện tử điện máy: 19; thời trang: 5; chuyên doanh khác: 15), chiếm khoảng 19% số siêu thị của cả nước, bình quân 1 quận/huyện có khoảng 5 siêu thị. Trong tổng số 101 siêu thị đã phân hạng, có 18 siêu thị hạng I, 35 siêu thị hạng II, 50 siêu thị hạng III; hiện còn 34 siêu thị chưa phân hạng. Phân bố chung các siêu thị giữa các quận, huyện trên phạm vi thành phố là không đều nhau, chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành, các quận có 116 siêu thị, các huyện, thị xã có 21 siêu thị. b. Hệ thống trung tâm thương mại: Trên địa bàn Hà Nội có 26 trung tâm thương mại, chiếm khoảng 15% số trung tâm thương mại của cả nước. Phân loại trung tâm thương mại theo vốn đầu tư, gồm có: vốn tư nhân, khác: 20; có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 06; vốn đầu tư Nhà nước: 0. Trên địa bàn các quận có 22 trung tâm thương mại; các huyện có 4 trung tâm thương mại. c. Hệ thống cửa hàng tiện lợi: Trên địa bàn Hà Nội có 1.060 cửa hàng tiện lợi, bao gồm các cửa hàng tiện lợi thuộc chuỗi bán lẻ và các cửa hàng tiện lợi độc lập, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành. d. Hệ thống các cửa hàng bách hóa, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bán giá rẻ: Trên địa bàn thành phố có 770 cửa hàng bách hóa. Ngoài ra, số lượng cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bán giá rẻ còn rất khiêm tốn và bố trí rải rác nên chỉ được Cục Thống kê Hà Nội, sở Công Thương thống kê vào khu vực các hộ kinh doanh cá thể. e. Thực trạng thương mại điện tử Trên địa bàn Thành phố có 136.901 đơn vị có giao dịch thương mại điện tử, trong đó: 21.904 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ. Đã có tới 20,6% số doanh nghiệp của Thành phố có website để giới thiệu về doanh nghiệp. Hà Nội có hơn 82.149.000 thuê bao điện thoại, trong đó có 2.601.000 thuê bao điện thoại di động trả sau; có 3.255.000 thuê bao internet. Đối với 136.901 đơn vị có giao dịch thương mại điện tử trên địa bàn, trung bình 33% doanh thu của các doanh nghiệp là từ các đơn hàng đặt mua qua mạng và các doanh nghiệp cũng dành 28% chi phí để mua hàng qua kênh này. f. Thực trạng cơ sở logicstic và vận tải hỗ trợ thương mại Năm 2013, khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn là 569.023 nghìn tấn; khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn là 47.752 triệu tấn.km. Hiện nay, cơ sở hạ tầng của ngành dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội còn nghèo nàn, quy mô nhỏ, bố trí bất hợp lý. Chất lượng của hệ thống này là không đều, có những nơi còn chưa đảm bảo về mặt kĩ thuật. Các hoạt động còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ chưa gắn kết thành chuỗi các dịch vụ cung ứng. 2.2.2. Thực trạng cơ cấu các tổ chức, nhân lực cho quản trị hệ thống thương mại bán lẻ 2.2.2.1. Hệ thống cơ sở và nhân lực khu vực doanh nghiệp thương mại: Năm 2013, Thành phố có 57.778 doanh nghiệp thương mại. Trong đó, có 311 doanh nghiệp nhà nước, 56.485 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 982 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lao động trong các doanh nghiệp thương nghiệp năm 2013 là 411.855 người. Trong cả giai đoạn 2008-2013, lao động trong doanh nghiệp thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 51-58% trong tổng số lao động thương nghiệp, lưu trú và ăn uống, dịch vụ trên địa bàn Thành phố. 2.2.2.2. Hệ thống cơ sở và nhân lực kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ cá thể: Đến hết năm 2013, Thành phố có 145.886 cơ sở thương mại cá thể, chủ yếu là các hộ bán lẻ không chuyên doanh. Lao động thương nghiệp và dịch vụ cá thể trên toàn thành phố năm 2013 đạt 372.548 người. 2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước với phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 2.2.3.1. Thực trạng chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển và quản lý thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại Thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, Thành phố đã tích cực ban hành và tổ chức thực hiện nhiều cơ chế chính sách nhằm phát triển kinh tế nói chung và thương mại văn minh, hiện đại nói riêng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Thành phố Hà Nội đã chủ động đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các cam kết quốc tế, đổi mới sâu rộng cả về chất lượng và tầm nhìn trong việc hoạch định chính sách, xây dựng thể chế. Nghiên cứu, loại bỏ các giấy phép không còn cần thiết, giảm thiểu các thủ tục hành chính. 2.3.2. Thực trạng triển khai những cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại Thành phố Hà Nội đã chủ động thực hiện những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ xúc tiến thương mại. Cải cách thủ tục hành chính được tiến hành đồng bộ các sở, ngành và quận, huyện. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với khu vực thương mại tư nhân trên địa bàn Thành phố được thực hiện phù hợp với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý. Tích cực triển khai công tác hỗ trợ mặt bằng và đầu tư các dự án phát triển thương mại. Thành phố đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư thương mại. Chú trọng công tác tư vấn thuế và thanh tra, kiểm tra. Hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại thông qua các chương trình mục tiêu; công tác thi đua khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu và tổ chức hội nghề nghiệp. 2.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại Thương mại Hà Nội thời gian qua đã phát triển khá mạnh mẽ, đưa Hà Nội thực sự trở thành trung tâm thương mại lớn của cả nước, đầu mối giao lưu buôn bán trong nước và quốc tế. 2.3.1. Những kết quả đạt được: Các chế định pháp lý ngày càng được hoàn chỉnh; Hoạt động thương mại trên địa bàn ngày càng đáp ứng các tiêu chí phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: 2.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế: Hệ thống chế định pháp lý về thương mại văn minh, hiện đại chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế, quá trình hội nhập; Loại hình thương mại hoạt động theo hướng văn minh, hiện đại chưa đáp ứng mong đợi của người dân Thủ đô; Đa số cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định; Chủng loại, chất lượng hàng hoá và dịch vụ của các loại hình thương mại văn minh, hiện đại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng dịch vụ của người dân Thủ đô; Phương thức quản lý kinh doanh của phần lớn các cửa hàng vẫn theo kiểu truyền thống và mang đậm dấu ấn của một nền thương mại buôn bán nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, chưa theo được chuẩn mực quốc tế; Nguồn lực của thương mại văn minh, hiện đại còn nhiều bất cập; Việc triển khai Quy hoạch hệ thống các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại còn chậm, chưa đồng bộ. 2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn tới những tồn tại, hạn chế: a) Nguyên nhân thuộc về phía Nhà nước: Thứ nhất, tư duy, nhận thức và quan điểm chung về vị trí, vai trò của hoạt động thương mại trong nước đối với nền kinh tế quốc dân chưa đầy đủ và sâu sắc. Thứ hai, quản lý nhà nước về thị trường và thương mại chưa được coi trọng. Thứ ba, trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, thương mại vẫn chủ yếu là nền thương mại buôn bán nhỏ, năng suất thấp, chất lượng và hiệu quả dịch vụ thấp. Thứ tư, các cơ chế về tiếp cận vốn, đất đai cho các doanh nghiệp muốn phát triển thương mại văn minh, hiện đại còn rất ít, thủ tục hành chính vẫn còn phiền hà, mất thời gian và mất tính cơ hội kinh doanh. b) Nguyên nhân thuộc về phía các chủ thể kinh doanh thương mại: Thứ nhất, doanh nghiệp và người sản xuất thiếu kiến thức, kinh nghiệm và khó thay đổi thói quen trong kinh doanh nên dẫn tới loại hình thương mại hiện đại chậm phát triển và kém hiệu quả. Thứ hai, nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại văn minh, hiện đại là sự phát triển của khu vực doanh nghiệp hiện nay chưa tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu giao dịch thương mại. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước Trong thời gian tới, dự báo tình hình thế giới, khu vực có những thay đổi nhanh chóng và tiếp tục diễn biến phức tạp, đan xen những thuận lợi và khó khăn, bên cạnh xu thế cơ bản là hòa bình, hợp tác, phát triển cũng xuất hiện nhiều thách thức mới gay gắt. Đó là bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc tích cực đẩy nhanh quá trình hoàn thiện một nền kinh tế thị trường đầy đủ, việc thành lập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) năm 2015, việc mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ trong năm 2015 theo các cam kết đã ký khi gia nhập vào WTO, cùng với việc tiến hành thực hiện các cam kết đa phương và song phương khác trong hiệp định TPP ký kết với các nước... Tuy nhiên, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục thúc đẩy thương mại Việt Nam và Hà Nội phát triển. Dự báo Thủ đô Hà Nội sẽ ngày càng phát triển: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đạt khoảng 8,5 - 9%. GDP bình quân đầu người năm 2015 là 3.600USD; năm 2020 đạt trên 5.500USD; năm 2030 khoảng 11.000USD. Quy mô dân số: năm 2015 là 7,2 - 7,4 triệu người, năm 2020 là 7,9 - 8 triệu người; đến năm 2030 đạt khoảng 9,4 triệu người. Tỷ lệ đô thị hóa: năm 2015 đạt 46 - 47%, năm 2020 đạt 54 - 55%. 3.2. Quan điểm và mục tiêu, phương hướng phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 3.2.1. Quan điểm: Thứ nhất, phát triển thương mại Hà Nội phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô, Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Hà Nội. Thứ hai, phát triển đồng bộ các loại hình thương mại hiện đại gắn với nâng cấp chất lượng thương mại truyền thống, phù hợp với điều kiện địa phương và theo nguyên tắc thị trường, các cam kết hội nhập quốc tế. Thứ ba, kết hợp khuyến khích xã hội hóa đầu tư và tăng cường quản lý nhà nước quá trình phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại. Thứ tư, phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đồng thời gắn kết và thúc đẩy liên kết, hợp tác thương mại văn minh, hiện đại với các địa phương trong Vùng và cả nước. 3.2.2. Mục tiêu: Hà Nội cần tập trung xây dựng mạng lưới các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại trên địa bàn Hà Nội phát triển nhanh, cơ cấu hợp lý, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Phấn đấu đến năm 2020 mạng lưới các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại của Hà Nội trở thành kênh bán hàng hóa chủ yếu trên thị trường Thành phố; tốc độ lưu thông hàng hóa được đẩy nhanh; giá cả và chất lượng hàng hóa lưu thông qua hệ thống ổn định; các dịch vụ bán hàng được cung ứng ngày càng đa dạng, có chất lượng và góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và cải thiện môi trường; trình độ phát triển thị trường bán lẻ được cải thiện rõ rệt, góp phần nâng cao nếp sống văn minh đô thị, mức sống và chất lượng sống của người dân Thủ đô, xây dựng Hà Nội thành trung tâm thương mại lớn của cả nước, có vị thế trong khu vực. 3.2.3. Phương hướng: - Phát triển đa dạng các thành phần kinh doanh thương mại. - Phát triển các loại hình thương mại phải đảm bảo cân đối giữa thương mại truyền thống và hiện đại, tăng dần tỷ trọng bán hàng qua mạng lưới các loại hình thương mại theo hướng văn minh, hiện đại trong tổng mức doanh thu bán lẻ. - Quy hoạch mạng lưới thương mại phải khả thi, hiệu quả. - Tăng cường năng lực hiệu quả trong công tác quản lý mạng lưới thương mại của Thành phố. - Hỗ trợ hiệp hội các doanh nghiệp thương mại Hà Nội hoạt động hiệu quả. 3.3. Giải pháp phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030 3.3.1. Nâng cao và thống nhất nhận thức, chỉ đạo phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại Các cấp, các ngành chức năng cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về tư duy nhận thức phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại. Từ đó có quan điểm đột phá hơn, đề ra và triển khai có hiệu quả những cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ, tạo khả năng thu hút nhiều hơn các nguồn lực cho phát triển các loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại trên địa bàn. 3.3.2. Xây dựng, ban hành Bộ tiêu chí thương mại văn minh, hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.3.2.1. Tiêu chí thương mại văn minh, hiện đại đối với cơ sở kinh doanh thương mại: a. Bộ tiêu chí thương mại văn minh, hiện đại: gồm 8 tiêu chí. (1) Quy hoạch: Cơ sở kinh doanh thương mại phải phù hợp các quy hoạch của thành phố. (2) Cơ sở vật chất cửa hàng: phải đạt chuẩn của Thành phố về vị trí, quy mô, diện tích, kiến trúc tổng thể, trang trí mặt tiền, âm thanh, ánh sáng, trang thiết bị, các công trình bổ trợ, hệ thống hậu cần. (3) Hàng hóa: 100% hàng hóa đạt chuẩn của Thành phố về xuất xứ nguồn hàng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bao bì, dán nhãn hàng hóa, niêm yết giá bán. (4) Phương thức bán hàng: đạt chuẩn của Thành phố về hình thức bán hàng, phương tiện thanh toán. (5) Phương thức phục vụ: phục vụ văn minh, lịch sự đạt chuẩn theo “Bộ quy tắc ứng xử người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. (6) Lao động: 90% cán bộ, nhân viên kinh doanh của các loại hình thương mại văn minh, hiện đại, 70% người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh theo hình thức thương mại truyền thống được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuẩn Thành phố. Nhân viên cửa hàng ứng xử thanh lịch, văn minh trong giao tiếp, mua bán hàng hóa. (7) Môi trường: không có các hoạt động gây hại môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. (8) An ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh được đảm bảo. Cơ sở thương mại chấp hành pháp luật, không vi phạm đạo đức kinh doanh. b. Về xét công nhận: Ủy ban nhân dân Thành phố và các quận, huyện, thị xã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thương mại văn minh, hiện đại theo cấp của mình (cấp Thành phố; Quận, huyện, thị xã). Trên cơ sở bộ tiêu chí trên, Ủy ban nhân dân Thành phố có quyết định đánh giá thang điểm cho từng tiêu chí, tổng số điểm của 8 tiêu chí là 100. Cơ sở kinh doanh thương mại đăng ký thực hiện, đạt từ 95 điểm trở lên sẽ được xét đạt tiêu chuẩn thương mại văn minh, hiện đại. 3.3.2.2. Tiêu chí thương mại văn minh, hiện đại đối với quận, huyện, thị xã: a. Tiêu chí: Quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt tiêu chí văn minh, hiện đại khi đạt 3 tiêu chí: (1) 90% cơ sở kinh doanh thương mại đạt tiêu chí văn minh, hiện đại. (2) Chợ: đạt chuẩn của Bộ Khoa học và Công nghệ. (3) Không tồn tại tụ điểm chợ cóc, chợ tạm trái phép. b. Về xét công nhận: Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thương mại văn minh, hiện đại Thành phố. Trên cơ sở bộ tiêu chí trên, Ủy ban nhân dân Thành phố có quyết định đánh giá thang điểm cho từng tiêu chí, tổng số điểm của 3 tiêu chí là 100. 3.3.2.3. Tiêu chí thương mại văn minh, hiện đại đối với thành phố Hà Nội: a. Tiêu chí: Thương mại Thành phố Hà Nội đạt tiêu chí văn minh, hiện đại khi đạt 5 tiêu chí: (1) 80% quận, huyện, thị xã đạt văn minh, hiện đại. (2) Thương mại điện tử: 95% website bán hàng trực tuyến đạt chuẩn của Thành phố về đăng ký kinh doanh, chất lượng hàng hóa, thanh toán an toàn, đảm bảo các dịch vụ liên quan. (3) Tỷ trọng hàng hóa được phân phối qua mạng lưới loại hình tổ chức thương mại văn minh, hiện đại đạt trên 60%. (4) Cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại (sở Công thương) được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. (5) Xử lý đạt trên 95% số vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại. Hành vi ứng xử không đẹp trong lĩnh vực thương mại bán lẻ chỉ còn là cá biệt. b.Về xét công nhận: Trên cơ sở bộ tiêu chí trên, Ủy ban nhân dân Thành phố đề xuất Bộ Công thương đánh giá, công nhận Thành phố đã đạt tiêu chuẩn thương mại văn minh, hiện đại và có những chính sách hỗ trợ ngành thương mại Hà Nội phát triển trong thời gian tiếp theo. 3.3.3. Hoàn thiện quy hoạch và tạo quỹ đất phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại Tăng cường hiệu lực pháp lý và hiệu lực thực thi của các Đề án quy hoạch thương mại, quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Uỷ ban nhân dân Thành phố cần quan tâm chỉ đạo dành quỹ đất cho đầu tư phát triển hạ tầng thương mại văn minh, hiện đại. 3.3.4. Khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ thương mại theo hướng văn minh, hiện đại Bổ sung chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại; Cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống, rà soát, sắp xếp, cải tạo lại các tuyến phố cổ, tuyến phố thương mại, đảm bảo các yêu cầu hiện đại và mang bản sắc văn hoá kinh doanh truyền thống; Thành phố áp dụng cơ chế thí điểm về đầu tư trong xây dựng mới những tuyến phố thương mại hiện đại. 3.3.5. Kiên quyết giải tỏa chợ cóc, chợ tạm và tăng cường quản lý thị trường Kiên quyết dẹp bỏ chợ cóc, chợ tạm, góp phần thúc đẩy hoạt động của chợ chính do giảm được yếu tố cạnh tranh của các tụ điểm chợ cóc vây xung quanh; đặc biệt phải lưu ý triển khai giải tỏa trước những tụ điểm nằm trên đường quốc lộ, vỉa hè, lòng đường. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại. 3.3.6. Đồng bộ hóa điều kiện và năng lực thương mại điện tử: Các cơ quan chức năng cần sớm điều chỉnh một số chính sách hiện hành liên quan đến sự phát triển của TMĐT; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tăng cường đầu tư cho TMĐT. 3.3.7. Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại văn minh, hiện đại: Nâng cao năng lực của c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3_tom_tat_luan_an_7906_2684_1862620.doc
Tài liệu liên quan