Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đề tài. 01
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 03
3. Đóng góp của đề tài. 06
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 06
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 07
6. Phương pháp nghiên cứu. 08
7. Kết cấu của luận văn . 08
PHẦN NỘI DUNG
CHưƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC
VỀ CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ
1.1. Một số khái niệm . 09
1.1.1. Khái niệm về đô thị . 09
1.1.2. Khái niệm về chỉnh trang đô thị. 11
1.1.3. Quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị. 13
1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị. 14
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị. 17
1.3.1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản
117 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạy bén trong sản xuất - kinh doanh, phát triển mạnh về
sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Địa hình Quận 6 phần lớn bằng phẳng, thấp, có một phần diện tích dạng
đất gò ở phía Bắc và Đông Bắc với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam với
nhiều kênh rạch. Quận 6 nằm trong trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mang tính chất cận xích đạo với hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11 (Lượng mưa trung bình đạt 1.949 mm/năm), mùa khô từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau. Với những đặc điểm tự nhiên như trên, việc thực hiện công tác chỉnh
trang đô thị trên địa bàn quận cần xem xét, tính toán dựa trên các mặt thuận lợi,
khó khăn về điều kiện tự nhiên của Quận.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Quận 6 có tổng diện tích tự nhiên là 7,14 km2, chiếm 0,34% diện tích
tự nhiên của toàn Thành phố. Dân số của Quận 6 là 252.811 người (thời điểm
Tổng điều tra dân số tháng 4 năm 2011), mật độ dân số bình quân 35.408
55
người/km2, trong đó nữ chiếm 53%. Địa bàn Quận 6 được chia thành 14
phường (Phường 01 – Phường 14 với 74 khu phố và 1311 tổ dân phố); thành
phần dân tộc, người Kinh chiếm 73,31%, người Hoa chiếm 26,10%, còn lại là
người Chăm, Khơ - me, Tày, Nùng10
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “thương mại - dịch vụ - công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp” đã được Đảng bộ Quận 6 xác định từ nhiệm kỳ
VII (1996 - 2000), qua đó đã tạo sự chuyển biến rõ nét, tích cực trong phát triển
kinh tế - xã hội của Quận. Quận 6 đã phát huy nội lực, thu hút vốn đầu tư trong
và ngoài nước cho sự nghiêp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đặc biệt
trong nhiệm kỳ XI (2015-2020), Quận 6 tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng “thương mại - dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp”,
đẩy mạnh thực hiện đề án “Các giải pháp phát huy nội lực, thu hút đầu tư,
chuyển dịch kinh tế”, phát triển vững chắc các ngành công nghiệp thực phẩm,
cao su - nhựa, cơ khí, chế tạo máy, giày da, dệt may... với tốc độ tăng bình quân
hàng năm là 8,1%. Nhiều doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng, hóa mỹ phẩm, luyện kim, chế biến thực phẩm, thuộc da, dệt
nhuộm, đông lạnh thủy hải sản...đã từng bước đổi mới công nghệ tiên tiến, hoạt
động rất hiệu quả như Công ty cổ phần gạch Đồng Tâm, Công ty bút bi Thiên
Long, Công ty hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo, nhà máy Lưới thép Bình Tây, Công ty
liên doanh Cát Tường,... Lĩnh vực dịch vụ - thương mại không ngừng nâng cao
hiệu quả hoạt động, tổng doanh thu tăng dần hàng năm (năm 2016 đạt
170121,959 tỷ đồng, tăng 22,7% so cùng kỳ năm 2015) với sự chủ động và nỗ
lực cao của hệ thống chợ, các siêu thị, Trung tâm thương mại, Hợp tác xã vận
tải, doanh nghiệp dịch vụ du lịch, Chi nhánh - Văn phòng giao dịch, nhà hàng,
khách sạn đạt tiêu chuẩn tại Quận. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng cao
(năm 2016 đạt 256,572 triệu USD, tăng 5,1% so cùng kỳ năm 2015; nhập khẩu
đạt 387,367 triệu USD, tăng 10,2% so cùng kỳ năm 2015). Thu ngân sách nhà
nước hàng năm đều tăng, ước đạt 1288,620 tỷ đồng, vượt 36,2% so với kế
10
56
hoạch, tăng 35,6% so với cùng kỳ 11. Điều này cho thấy, kinh tế của Quận 6 năm
2016 tuy có chịu sự tác động trước những khó khăn chung của Thành phố và cả
nước, song vẫn đảm bảo tăng trưởng so với kế hoạch năm và tăng so với cùng
kỳ năm 2015.
2.1.3. Tác động của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội
đến quản lý nhà nƣớc về chỉnh trang đô thị trên địa bàn Quận 6, Thành
phố Hồ Chí Minh
Thuận lợi:
Quận 6 là một quận trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, mang trong mình
những công trình hiện đại bên cạnh những công trình, kiến trúc cổ điển thuận
lợi việc chỉnh trang, cải tạo, xây dựng mới gắn liền với sự phát triển chung của
Thành phố. Vì vậy, quản lý nhà nước về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6
cần dựa trên nền tảng khai thác thế mạnh của quận về chức năng thương mại,
dịch vụ du lịch, tận dụng ưu thế các tuyến giao thông chính của thành phố đi
ngang qua quận.
Là một quận trung tâm nội thành, Quận 6 cũng như các quận khác luôn
cần phải được bố cục quy hoạch một cách toàn diện và chặt chẽ. Bên cạnh việc
bảo tồn và gìn giữ các biệt thự xưa cũ (khu phố người Hoa bên hông bến Xe
Chợ Lớn), phần còn lại thuộc khu trung tâm cần xây dựng các công trình quy
mô lớn, hiện đại, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất, mang lại tầm vóc cho
khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên tùy khu vực cần phải nghiên cứu và có
những giải pháp phù hợp, hài hòa nhằm tạo những đặc điểm riêng cho khu vực
trung tâm quận 6 như phường 1, phường 2. Trong khu vực đã hình thành lâu đời
và ổn định như các phường 5, 6, 7, 8, 9 cải tạo kết hợp với xây dựng mới lại các
khu chung cư xuống cấp, khoét lõm nâng tầng cao, giảm mật độ để tạo những
mảng xanh đô thị bổ sung và quỹ cây xanh chung cho toàn quận. Khu vực phần
còn lại có hạ tầng còn yếu và thiếu cần tăng cường xây dựng mới các hệ thống
11
Nguồn: Báo cáo số 469/BC-UBND của Ủy ban nhân dân Quận 6 ngày 30/12/2016 về Kiểm điểm sự chỉ đạo
điều hành và tình hình Kinh tế - Xã hội, An ninh – Quốc phòng năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm
2017, Quận 6.
57
hạ tầng và khoanh vùng xây dựng các cụm chung cư mới thuộc phường 11, 12,
13, 14. Chuyển đổi một số chức năng sử dụng đất hiện không còn phù hợp.
Với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm cao là điều kiện kinh tế
thuận lợi để đảm bảo nguồn lực và khả năng tài chính của Quận cho công tác
chỉnh trang đô thị trên địa bàn.
Khó khăn:
Tuy nhiên, với phần lớn là dân lao động, người Hoa buôn bán nhỏ, một
bộ phận không nhỏ người dân tự lấn chiếm đất, kênh rạch xây dựng nhà ở tạm
bợ; hệ thống đường phố, cống rãnh chưa đảm bảo mật độ giao thông và dân số,
còn nhiều hẻm nhỏ, luôn trong tình trạng ngập nước vào mùa mưa, triều
cường, nhiều khu vực nhà ở lụp xụp theo tuyến kênh Tân Hóa, Lò Gốm, Hàng
Bàng, Bàu Trâu Bên cạnh đó, ý thức một số người dân trong tuân thủ pháp
luật nói chung và trong việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị còn thấp.
Ngoài ra, đi kèm với tăng trưởng kinh tế là quá trình gia tăng dân số quá
nhanh; các khu công nghiệp được xây dựng để giải quyết việc làm; cơ sở hạ
tầng chưa kịp quy hoạch, nâng cấp tổng thể. Vì vậy, Quận 6 hiện nay đang
phải đối mặt với nhiều vấn đề như: Ô nhiễm môi trường, tình trạng ngập lụt,
diện tích cây xanh/người thấp, đường xá chật hẹp, tình trạng lấn chiếm long, lề
đường diễn ra phổ biến
Trước thực trạng trên, Quận 6 đang khẩn trương, quyết tâm nâng cao
hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về chỉnh
trang đô thị nói riêng nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân trên
địa bàn, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành Thành phố văn minh, hiện
đại và đáng sống.
2.2. Tình hình chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận
2.2.1. Về đầu tƣ xây dựng chỉnh trang và phát triển nhà ở đô thị
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, chỉnh trang và phát triển nhà ở đô
thị thể hiện ở các nội dung sau:
- Quản lý việc đầu tư xây dựng, cải tạo công trình, nhà ở.
58
- Quản lý quyền sở hữu nhà.
- Quản lý mua bán, kinh doanh nhà.
Ủy ban nhân dân Quận 6 thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý
dự án đầu tư xây dựng. Việc cấp phép xây dựng, cải tạo, cung cấp thông tin quy
hoạch được phân cho phòng Quản lý đô thị và phòng Tài nguyên và Môi trường
với chức năng và quyền hạn do Ủy ban nhân dân Quận 6 quy định.
Công tác quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước và tổ chức bán nhà sở hữu
nhà nước theo Nghị định 34/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về
quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước. Qua đó, Ủy ban nhân dân quận 6
đã yêu cầu các phòng ban, đơn vị và Ủy ban nhân dân các phường thực hiện rà
soát nhà đất công trên địa bàn đang quản lý báo cáo về Ủy ban nhân dân quận
để ban hành quyết định quản lý và xử lý các vi phạm về quản lý nhà đất công
theo thẩm quyền. Quận 6 đã xây dựng chương trình phát triển nhà nhằm tạo quỹ
nhà ở, giải quyết theo thứ tự ưu tiên như sau: Tái định cư tại chỗ; Nhà ở dành
cho người có thu nhập thấp; quỹ nhà tạm cư Giai đoạn 2010 - 2015, Ủy ban
nhân dân quận 6 đã tập trung triển khai và đã hoàn thành các dự án sau:
STT Tên công trình Địa điểm DTSD (ha) Số hộ
1 Chung cư Kim Huỳnh Phường 10 0,2290 140
3 Chung cư Tân Thịnh Lợi Phường 13 0,1194 88
4
Dự án Nhà ở xã hội 241/1/25C
Nguyễn Văn Luông
Phường 11 0,1104 62
5 Chung cư An Phú Phường 11 0,5100 268
6 Chung cư 243 Tân Hòa Đông Phường 14 1,1930 696
7 Chung cư Lim Lam Phường 11 4,0810 1548
Tổng cộng 6,2428 2802
59
Bảng 2.2: Các dự án nhà ở đã triển khai và hoàn thành giai đoạn 2010-
2015
12
Trong giai đoạn 2015 - 2020, Quận sẽ tập trung thực hiện triển khai 08 dự
án phát triển nhà ở gồm có: Khu cao ốc Trung tâm thương mại và căn hộ 445-
449 Gia Phú và 270-277 Võ Văn Kiệt P3/Q6; Trung tâm thương mại 1466 Võ
Văn Kiệt P3/Q6; Khu nhà ở xã hội - Khu nhà ở thương mại Vạn Gia Phúc tại
khu đất chợ Bình Phú cũ P10/Q6; Nhà ở thương mại và Trung tâm thương mại
tại khu đất 243 Tân Hòa Đông P14/Q6; Trung tâm thương mại 634 Bis Phạm
Văn Chí P8/Q6; Chung cư Phú Định (chung cư Rạch Ruột Ngựa) P10/Q6; Khu
III Nam Lý Chiêu Hoàng P10/Q6; Khu đô thị phức hợp 621 Phạm Văn Chí
P7/Q6. Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2017:
+ 04 dự án đã triển khai thi công: Khu cao ốc Trung tâm thương mại và
căn hộ 445 - 449 Gia Phú và 270 - 277 Võ Văn Kiệt P3/Q6; Nhà ở thương
mại và Trung tâm thương mại tại khu đất 243 Tân Hòa Đông P14/Q6; Trung
tâm thương mại 634 Bis Phạm Văn Chí P8/Q6; Dự án cải tạo nâng cấp chợ
Bình Tây.
+ 04 dự án đang hoàn thành thủ tục pháp lý, dự kiến sẽ khởi công xây
dựng trong năm 2017: Trung tâm thương mại 1466 Võ Văn Kiệt P3/Q6; Khu
nhà ở xã hội - Khu nhà ở thương mại Vạn Gia Phúc tại khu đất chợ Bình Phú cũ
P10/Q6; Chung cư Phú Định (chung cư Rạch Ruột Ngựa) P10/Q6.13
Đối với các chung cư cũ, hiện Ủy ban nhân dân quận 6 đã giao Ban Quản
lý Đầu tư xây dựng công trình quận 6 thực hiện kiểm định 44 chung cư xây
dựng trước năm 1975 (31 chung cư và 13 nhà tập thể), hiện đã kiểm định được
33 chung cư, với kết quả như sau: 10 chung cư cấp B, 21 chung cư cấp C và 02
chung cư cấp D (chung cư 43 Bình Tây P1/Q6 và chung cư 119B Tân Hòa
12
Nguồn: Công văn số 570/UBND-QLĐT ngày 11/3/2015 của Ủy ban nhân dân Quận 6 về báo cáo tình hình
triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận giai đoạn 2010-2015.
13
Nguồn: Báo cáo số 93/BC-UBND ngày 11/4/2017 của Ủy ban nhân dân Quận 6 về Thực hiện Chương trình
trọng điểm về chỉnh trang đô thị và nâng cao chất lượng môi trường sống trên địa bàn quận 6 giai đoạn 2015-
2020.
60
Đông P14/Q6); trước mắt tập trung chủ yếu xử lý 02 chung cư nguy hiểm và
chung cư hư hỏng nặng cấp D gồm: chung cư 43 Bình Tây P1/Q6 và chung cư
119B Tân Hòa Đông P14/Q6 (Kế hoạch số 231/KH-UBND-QLĐT ngày
27/6/2016 của Ủy ban nhân dân quận 6 về cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ
trên địa bàn quận 6 giai đoạn 2016 - 2020).
Trong giai đoạn 2010-2016 số lượng cấp phép xây dựng mới và chỉnh
trang sửa chữa ước tính lên đến 9179 giấy phép (bình quân hàng năm khoảng
trên 1.300 giấy phép xây dựng). Đối tượng chỉnh trang trong khu vực nhân dân
chính là nhà ở riêng lẻ.
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Cấp mới 1.173 978 1.054 959 862 1.201 1016
Điều chỉnh 219 186 197 231 184 157 76
Cải tạo 112 98 103 87 105 94 87
Tổng 1.504 1.262 1.354 1.277 1.151 1.452 1.179
Bảng 2.3. Số lượng giấy phép xây dựng được cấp phép
giai đoạn 2010 - 2015
(Nguồn Phòng Quản lý Đô thị Quận 6 và xử lý của tác giả)
Công tác quản lý về đầu tư xây dựng và phát triển nhà ở ngày càng đạt
đưuọc những kết quả tích cực biểu hiện trên các mặt như: Số lượng giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp ngày càng tăng, các doanh nghiệp đăng ký
đầu tư dự án ngày càng nhiều, thủ tục liên quan đến nhà ở tiếp tục được cải cách
theo hướng tinh gọn đơn giản, số lượng nhà xây dựng mới ngày càng tăng. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, công tác quản lý về đầu tư xây dựng và
phát triển nhà ở của Quận 6 vẫn còn tồn tại như: Công tác quy hoạch sử dụng
đất hàng năm chưa sát thực tế; các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong công tác
giải tỏa, giải phóng mặt bằng khi đầu tư vào cải tạo, chỉnh trang các chung cư
cũ; tiến độ bán nhà sở hữu nhà nước thời gian gần đây tiến triển chậm; thủ tục
61
cấp giấy chứng nhận, cấp giấy phép xây dựng còn nhiều phức tạp, tỷ lệ hồ sơ trễ
hẹn còn nhiều.
2.2.2. Về hạ tầng kỹ thuật đô thị
Trong 07 năm qua (giai đoạn 2010-2016), sự phát triển của hệ thống đô
thị và quá trình đô thị hóa ở Quận 6 diễn ra nhanh chóng. Nhiều công trình hạ
tầng kỹ thuật của Quận 6 như: Hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu
sáng, cây xanh, thu gom và xử lý chất thải rắn, được cải tạo, nâng cấp hoặc
xây dựng mới góp phần tạo nên bộ mặt đô thị mới, từng bước nâng cao chất
lượng đô thị, cải thiện đời sống của người dân đô thị, góp phần xoá đói giảm
nghèo và tạo lập một nền tảng phát triển bền vững đô thị.
Hạ tầng kỹ thuật đô thị Quận 6 đang được đầu tư mạnh từ vốn ngân sách,
vốn của các nhà đầu tư, đến vốn đóng góp của nhân dân (nhà nước và nhân dân
cùng làm). Công tác đầu tư về hạ tầng kỹ thuật đô thị của Quận 6 ngày càng tốt
hơn, khoa học hơn nên thời gian sử dụng lâu dài hơn, công năng sử dụng tốt
hơn, ý thức bảo vệ của cộng đồng dân cư trong sử dụng và bảo quản được nâng
cao và nhất là pháp luật liên quan đến quản lý công trình hạ tầng dần được hoàn
thiện, một số quy chế phối hợp khai thác sử dụng được Quận 6 ban hành góp
phần làm cho đô thị hiện đại, tiện ích hơn.
Về giao thông:
Giao thông trong thành phố, đô thị phụ thuộc trước hết vào mật độ dân cư
và tốc độ tăng trưởng kinh tế; mặc khác còn phụ thuộc vào mật độ đường đô thị
và chất luợng lòng đường, vỉa hè, trình độ quản lý và ý thức dân cư. Trong 06
năm qua (giai đoạn 2010 - 2015) kết cấu hạ tầng giao thông đô thị tại Quận 6
được cải thiện thể hiện trên: Nhiều hẻm được mở rộng, cải tạo sửa chữa bằng bê
tông và bê tông nhựa nóng, được xây dựng tương đối đồng bộ với hệ thống thoát
nước làm cho chất lượng các đường hẻm trên Quận 6 dần tốt hơn. Nhiều dự án
về giao thông đô thị được triển khai đó là việc nâng cấp, sửa chữa cải tạo vỉa hè
kết hợp với mảng xanh.
62
Hiện nay, Quận 6 đã nâng cấp và hoàn thiện một số dự án giao thông lớn
trên địa bàn Quận như:
Dự án Nâng cấp đô thị thành phần số 4: Đây là dự án cải tạo kênh và
đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm trên địa bàn Quận 6 qua địa bàn các Phường
5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14. Diện tích đất thu hồi phục vụ dự án là 75.623,6m2 với
qui mô giải tỏa 1.179 hộ (trong đó trọn căn 726 hộ, một phần 453 hộ). Mục tiêu
dự án là cải thiện môi trường sống trong khu vực Tân Hóa - Lò Gốm, phát triển
đô thị, kinh tế và các hoạt động cộng đồng. Hiện nay, chủ đầu tư đã thi công giai
đoạn hoàn thiện; sau khi dự án hoàn thành sẽ tăng cường giao thông đô thị giữa
Quận Tân Phú, Quận 11 và Quận 6 với diện tích đường giao thông làm mới
69.394 m
2
và 15.993 m
2
mảng xanh đô thị.
Dự án cải tạo hệ thống thoát nước lưu vực kênh Hàng Bàng: Dự án cải
tạo hệ thống thoát nước lưu vực Kênh Hàng Bàng trên địa bàn Quận 6 đi qua các
Phường 1, 2, 4, 5, 8 nằm trong 04 tuyến đường: Phan Văn Khỏe, Ngô Nhân Tịnh
(giáp Quận 5), Bãi Sậy, Lò Gốm. Tổng diện tích đất thu hồi 39.200m2, chiều dài
toàn tuyến 1.400m, giải tỏa 940 hộ trọn căn, được chia gồm 03 giai đoạn, hiện
đã hoàn thành giai đoạn 01 và giai đoạn 02.
Các dự án mở rộng, nâng cấp và quy hoạch mở các tuyến đường trên địa
bàn quận 6:
- Dự án Nâng cấp, mở rộng đường Bà Hom, đường Phạm Văn Chí: thuộc
Dự án Nâng cấp đô thị thành phần số 3 do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công
trình nâng cấp đô thị thành phố làm chủ đầu tư hạng mục lắp đặt cống thoát
nước. Riêng hạng mục hoàn thiện mặt đường và vỉa hè do Ban Quản lý đầu tư
xây dựng công trình quận 6 thực hiện. Quy mô giải phóng mặt bằng đường
Phạm Văn Chí phường 7, 8 là 153 hộ, đường Bà Hom phường 13 là 155 hộ;
hiện nay dự án đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng với diện tích giao thông
đường Phạm Văn Chí làm mới 28.451 m2 và đường Bà Hom là 27.094 m2.
- Dự án nâng cấp mở rộng hẻm 178 Hậu Giang phường 6: Quy mô thực
hiện giải tỏa 22 trường hợp (trọn căn 14 trường hợp, giải tỏa một phần nhà 8
63
trường hợp), thu hồi 3.131,2m2; Hiện nay, công trình đã hoàn thành đưa vào sử
dụng, tăng thêm 3.150m2 diện tích đường giao thông trên địa bàn Quận.
- Dự án mở rộng đường số 9 phường 7: Quy mô thực hiện giải tỏa là 10
trường hợp (trọn căn 5 trường hợp, giải tỏa một phần nhà 5 trường hợp). Ban
Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận 6 được giao làm chủ đầu tư đã thi công
hoàn thành đưa vào sử dụng, tăng thêm 5.184m2 diện tích đường giao thông trên
địa bàn Quận;
- Dự án nâng cấp hẻm 491 Hậu Giang: Quy mô giải tỏa 16 trường hợp,
Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận 6 được giao làm chủ đầu tư đã
thi công hoàn thành đưa vào sử dụng, với 3.276m2 diện tích đường giao thông
tăng thêm;
- Dự án Nâng cấp mở rộng đường Tân Hóa: Hiện đã bàn giao mặt bằng thi
công với ranh lộ giới đường Tân Hóa là 23m, quy mô thực hiện giải tỏa 79
trường hợp (trọn căn 3 trường hợp, giải tỏa một phần nhà 76 trường hợp). Hiện
nay, dự án Nâng cấp mở rộng đường Tân Hóa - giai đoạn 2 được Ủy ban nhân
dân thành phố giao Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp đô thị
thành phố thi công đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng;
- Dự án mở đường số 23: do Công ty Cổ phần đầu tư Bình Phú làm chủ
đầu tư đã thi công hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, quy mô giải tỏa 5 hộ,
với 2.000m2 diện tích đường giao tăng thêm;
Trên cơ sở mở rộng các tuyến đường giao thông, Ủy ban nhân dân quận
6 đã phối hợp với Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành
phố giải quyết xóa ngập cho 19/26 tuyến đường; 28 tuyến hẻm trong khu dân
cư hiện hữu.
Nhìn chung hiện trạng giao thông bộ trên địa bàn quận đáp ứng được yêu
cầu lưu thông. Tuy nhiên, để thực hiện việc chỉnh trang và phát triển đô thị,
Quận 3 cần thiết phải tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông bộ
hiện đại hơn, đồng bộ hơn.
Về thoát nước:
64
Với đặc thù là một quận với nhiều kênh rạch, hệ thống thoát nước của
quận 6 phụ thuộc vào hệ thống cống ngầm và hệ thống kênh rạch. Hệ thống
cống thoát nước ở Quận 6 được xây dựng tương đối hoàn chỉnh dọc theo các
trục đường và các tuyến hẻm với hệ thống cống hộp, cống vòm, cống tròn thu
nước. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước tại một số khu vực do được xây dựng từ
trước giải phóng hiện nay đã xuống cấp, hư hỏng cần được cải tạo và nâng cấp.
Nhìn chung, hệ thống thoát nước trên địa bàn Quận 6 về cơ bản có thể đáp
ứng khả năng điều tiết nước trong điều kiện mùa mưa, tuy nhiên trường hợp
mưa lớn kết hợp với triều cường có khả năng gây ra ngập úng tại các khu vực
trên địa bàn Quận.
Về năng lượng, chiếu sáng công cộng:
Hiện trên địa bàn quận có 203 trạm điện các loại trong đó có các trạm
dung lượng lớn. Các hệ thống điện này do Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí
Minh quản lý mà trực tiếp là Công ty Điện lực Sài Gòn. Trong thời gian qua
việc cung cấp điện tương đối ổn định trên địa bàn quận. Hiện nay, 100% tuyến
đường có đèn chiếu sáng công cộng, riêng các khu công viên, quản trường bố trí
nhiều cụm đèn trang trí nghệ thuật góp phần tạo cảnh quan chung cho đô thị. Về
mặt quản lý nhà nước thì Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế quận chịu trách
nhiệm quản lý, duy tu, bảo trì hệ thống chiếu sáng công cộng. Từ năm 2010 đến
nay, Quận đã phối hợp các đơn vị thực hiện ngầm hóa lưới điện tại đường Hồng
Bàng (khu vực Cầu vượt Cây Gõ), Nguyễn Hữu Thận, Tháp Mười và đường
Hậu Giang nhằm đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.
2.2.3. Về môi trƣờng đô thị
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và với
vị trí là quận trung tâm thành phố; các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở
Quận 6 ngày càng mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp tích
cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quận, mặt khác tạo ra một lượng lớn
chất thải sinh hoạt, chất thải y tế cần phải được thu gom, xử lý. Trước đây,
thực hiện chủ trương của thành phố về di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
trong khu dân cư về khu công nghiệp hoặc vùng phụ cận, trong giai đoạn từ năm
65
2002 đến 2006, Ủy ban nhân dân quận 6 đã hoàn thành di dời 119 cơ sở gây ô
nhiễm môi trường gồm các ngành nghề như đúc đồng, xi mạ, thuộc da, sản xuất
rượu, cồn, (Đây là các ngành nghề có tính chất ô nhiễm cao, ảnh hưởng đến
dân cư). Hiện nay, qua rà soát danh sách Hộ kinh doanh và doanh nghiệp trên
địa bàn quận 6 thì số cơ sở sản xuất trên địa bàn quận 6 hiện nay là 3.173 cơ sở
(trong đó Hộ kinh doanh 2.823 cơ sở, doanh nghiệp 350 cơ sở). Các cơ sở này
đa số là cơ sở vừa và nhỏ, sinh sống chung với sinh hoạt gia đình, mức độ ô
nhiễm các ngành nghề tương đối không thuộc trường hợp ô nhiễm nghiêm trọng.
Để đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, Ủy ban nhân dân quận 6 thường
xuyên kiểm tra, giám sát các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành nghề phát
sinh nước thải, tiếng ồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường, yêu cầu thực hiện
các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo quy định của ngành môi
trường. Trong năm 2015 - 2016, các phòng ban chức năng đã kiểm tra 560 đơn
vị, Ủy ban nhân dân quận 6 đã ban hành 32 quyết định xử lý vi phạm hành chính
với số tiền 157.330.000 đồng. Ngoài ra, quận 6 thường xuyên vớt rác định kỳ
kênh Hàng Bàng, rạch Bàu Trâu góp phần cải thiện môi trường nước kênh rạch,
thông thoáng bề mặt và khơi thông dòng chảy. Năm 2016 đã tổ chức 03 lượt vớt
vận chuyển 145,590 tấn rác.
Công tác thu gom và vận chuyển rác:
- Ủy ban nhân dân quận 6 đã xây dựng và ban hành Quyết định
02/0215/QĐ-UBND ngày 08/9/2015 của Ủy ban nhân dân quận 6 về ban hành
quy chế quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn Quận
6. Đồng thời, Ủy ban nhân dân quận ban hành Kế hoạch số 82/KH-UBND-
TNMT ngày 16/03/2016 về triển khai thực hiện qui chế quản lý hoạt động thu
gom, vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 nhằm tăng cường công tác
thu gom, vận chuyển chất thải; đảm bảo vận hành hợp vệ sinh Trạm tiếp nhận
trung chuyển rác trên địa bàn.
- Triển khai mô hình tổ 2 người thu gom rác dọc tuyến Hậu Giang – Tháp
Mười do Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 6 thực hiện nhằm đảm
66
bảo không có rác phát sinh, tồn đọng; xây dựng lộ trình thu gom vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt.
- Đối với chất thải sinh hoạt, Ủy ban nhân dân Quận đã chỉ đạo Ủy ban
nhân dân 14 phường thường xuyên rà soát thống kê chủ nguồn thải trên địa bàn
quận, qua rà soát có 43167 số lượng chủ nguồn thải. Đã thực hiện lưu giữ, thu
gom và vận chuyển 42626 chủ nguồn nguồn thải (đạt tỷ lệ 98 %); lắp đặt 110
thùng rác công cộng trên toàn địa bàn quận 6. Hiện nay, Quận tiếp tục rà soát và
xây dựng mạng lưới thùng rác công cộng, nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn
quận trong tổng thể mạng lưới của thành phố đang triển khai. Ngoài ra, Ủy ban
nhân dân quận 6 cũng đã xây dựng Kế hoạch 122/KH-UBND-TNMT ngày
20/3/2017 về triển khai công tác phổ biến, tập huấn và thực hiện Nghị định
155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Qua đó, đã triển khai 02 lớp tập huấn,
thực hiện in thông tin tuyên truyền phát từng hộ dân, tiến tới triển khai kiểm tra,
giám sát xử lý vi phạm hành chính.
2.3. Quản lý nhà nƣớc về chỉnh trang đô thị trên địa bàn quận 6
2.3.1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các
văn bản quản lý nhà nƣớc về chỉnh trang đô thị
Trong công cuộc đổi mới, hội nhập thế giới của đất nước hiện nay, việc
tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan nhằm
điều chỉnh một cách kịp thời các quan hệ xã hội mới phát sinh với mục đích xây
dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh. Một hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọng của số đông, phù hợp với xu thế
vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Quá
trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa cũng như xã hội dân sự đòi hỏi phải tích cực hơn nữa trong việc đưa
pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật. Đồng thời,
việc xã hội hóa tri thức, nâng cao dân trí, tạo cơ sở nâng cao đạo đức lên trình
độ duy lý pháp lý và khoa học, chuyển thói quen điều chỉnh xã hội theo “lệ”,
67
chủ yếu là sự cảm thông sang điều chỉnh xã hội bằng pháp luật trên nguyên tắc
công bằng và bình đẳng xã hội là điều hết sức cần thiết. Hoạt động quản lý nhà
nước về chỉnh trang đô thị phải được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm
pháp luật, bao gồm các luật và các văn bản dưới luật do hệ thống chính quyền
các cấp ban
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_nha_nuoc_ve_chinh_trang_do_thi_tren_dia_ban_quan_6_t.pdf