Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục bảng biểu

Danh mục hình

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NưỚC

VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP.9

1.1. Một số khái niệm có liên quan. 9

1.1.1. Nông nghiệp, cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp. 9

1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp

hoá, hiện đại hoá. 15

1.1.3. Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp . 16

1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ

cấu kinh tế ngành nông nghiệp. 19

1.2.1. Nội dung . 19

1.2.2. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

nông nghiệp . 27

1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chuyển

dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 29

1.3.1. Các nhân tố khách quan. 29

1.3.2. Các nhân tố chủ quan. 30

1.4. Kinh nghiệm một số tỉnh trong nước về quản lý nhà nước đối với

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. 31

pdf103 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quốc. Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang. Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. [30]. 2.1.1.2.Địa hình Nằm trong vùng có độ cao cao nhất khu vực Đông Dương, địa hình chia cắt rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh; có hai dãy núi chính theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là dãy Hoàng Liên Sơn ở phía tây và dãy Con Voi ở phía đông. Với việc kiến tạo địa hình như vậy đã tạo ra các vùng đất thấp, trung bình ở giữa, kiểu dạng địa hình phía Tây thoải dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và phần phía Đông thoải dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, ngoài ra còn tạo nên các vùng núi thấp phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Với đặc trưng địa hình chia cắt, sự phân bố theo đai cao khá rõ ràng, Lào Cai có ba kiểu vùng địa hình chính: - Vùng núi cao (độ cao trên 1.500m) chiếm 15% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh và tập trung ở các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát thuộc dãy Hoàng Liên Sơn và một phần huyện Bảo Thắng, TP. Lào Cai, điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng có độ cao 3.143 m so với mặt nước biển. Vùng này có độ dốc trung bình khá lớn từ 20 37 - 25 0, đặc biệt diện tích độ dốc trên 350 chiếm trên 31% diện tích của vùng. Như vậy, khi so sánh với phạm vi toàn quốc, Lào Cai là một tỉnh có địa hình chia cắt hiểm trở, cao, dốc bậc nhất nước ta [30]. - Vùng núi trung bình (độ cao từ 700 - 1.500m) chiếm 34% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng này phân bố ở các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương và khu vực cao nguyên Bắc Hà, Si Ma Cai,... Đây là vùng có địa hình tương đối phức tạp, độ dốc trung bình từ 15 - 25o, do vậy nhu cầu phòng hộ cũng khá cao. - Vùng đồi và núi thấp (độ cao dưới 700m) chiếm 51% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đây là dải đất dọc ven sông Hồng, sông Chảy và thung lũng thuộc các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên...và thành phố Lào Cai; điểm thấp nhất: 80 m (thuộc huyện Bảo Thắng), đây là khu vực có địa hình ít hiểm trở hơn, nhiều vùng đất đồi thoải. 2.1.1.3. Khí hậu Do có vị trí địa lý và địa hình chia cắt nên khí hậu chia thành hai mùa tương đối rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, trong mùa này thời tiết nóng ẩm, khô nóng và nửa đầu mùa và bảo toàn tính chất nóng ẩm nửa cuối mùa; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh và khô, ít mưa. Sự kết hợp giữa hoàn lưu với địa hình là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân hoá mạnh của khí hậu Lào Cai. Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất từ năm 2012 đến nay là 19,50C, cao nhất 33.9 0C. Biên độ không khí ngày và đêm trung bình giao động từ 6,2-7,90C. Trong điều kiện hoàn lưu gió mùa nên Lào Cai mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung vào tháng 7, 8. Lượng mưa hàng năm từ 1.800 mm đến trên 2.000 mm và phân bố không đều, tập trung vào tháng mùa mưa nên thường gây nên lũ quét, xói mòn và sạt lở đất. Độ ẩm không khí trung bình năm từ 86% - 87% tuỳ từng nơi và từng mùa. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm nhỏ hơn lượng mưa. Vào các tháng mùa khô lượng bốc hơi lớn hơn so với lượng mưa. Nhìn chung các tháng có lượng bốc hơi 38 cao hơn lượng mưa thường gây ra hạn hán, thiếu nước đối với cây trồng, đồng thời lại tạo điều kiện cho quá trình tích luỹ sắt, nhôm tương đối ở trong đất. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn thường xảy ra các loại giông, lốc, mưa đá, sương muối và băng tuyết tác động bất lợi cho sản xuất nông nghiệp [30]. 2.1.1.4. Tài nguyên nước Lào Cai có nhiều sông, suối với mật độ khá dày và phân bố tương đối đều, trong đó có hai con sông lớn và ảnh hưởng nhiều nhất đến chế độ thủy văn của tỉnh là sông Hồng và sông Chảy. - Sông Hồng: Chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam có chiều dài qua tỉnh 130 km. Đặc điểm sông có lòng rộng, sâu, độ dốc lớn, dòng chảy thẳng nên nước thường chảy xiết, mạnh. Lưu lượng nước sông không điều hoà, mùa mưa lưu lượng lớn (khoảng 8,430 m3/s), mực nước cao (độ cao tuyệt đối 86,86m) thường gây ngập lụt ven bờ, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân dọc hai bên sông. Mùa khô, lưu lượng nhỏ (70 m3/s), gây trở ngại cho hoạt động giao thông thuỷ nhất là đoạn phía Bắc thành phố Lào Cai. Nước sông Hồng có lượng phù sa lớn nên những diện tích đất được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu tự nhiên cao, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp [30]. - Sông Chảy: Bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chạy dọc theo khu vực phía Đông của tỉnh, có chiều dài 124 km qua tỉnh; lòng sông sâu, hẹp, dốc lớn, nhiều thác ghềnh, ít có tác dụng trong giao thông vận tải; lưu lượng nước thất thường (mùa lũ 1.670 m3/s; mùa kiệt 17,6 m3/s), khả năng bồi đắp phù sa thấp, chỉ tạo thành ở một số thung lũng kiểu hẻm vực; thích hợp cho việc trồng lúa, đậu đỗ, rau màu Ngoài 2 sông lớn trên, các sông ngòi khác tuy nhỏ hơn nhưng cũng ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của Tỉnh. 2.1.1.5. Tài nguyên đất Phân loại đất đai tỉnh Lào Cai được xây dựng dựa trên cơ sở phúc tra, chỉnh lý bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp tiến hành thực hiện năm 2010. 39 Nhóm đất ph sa: Diện tích 6.896 ha chiếm 1,08% diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả các huyện của tỉnh Lào Cai, Nhóm đất phù sa gồm 3 loại: Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe); đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe); đất phù sa ngòi suối (Py). Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 359.481ha chiếm 56,49% diện tích tự nhiên; phân bố ở hầu hết tất cả các huyện trong tỉnh. Nhóm này gồm 7 loại là: Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): Phân bố ở huyện Bảo Yên. Hướng sử dụng là trồng các loại cây hoa màu và cây lâu năm ở vùng đất có độ dốc dưới 250. Ở vùng đất có độ dốc trên 250 khoanh nuôi bảo vệ rừng. Đất nâu vàng trên đá vôi (Fn): Phân bố ở huyện Bảo Yên. Hiện tại đang được sử dụng chế độ canh tác nương rẫy với các loại cây trồng ngô, sắn, lúa nương. Đất này ở địa hình có độ dốc trên 250 nên khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố của tỉnh. Đây là loại đất có độ phì nhiêu khá. Được sử dụng trồng các loại cây hoa màu (ngô, sắn), cây ăn quả (mận, nhãn, vải) và cây công nghiệp dài ngày (chè) ở những vùng đất có độ dốc dưới 150. Ở vùng đất có độ dốc 15-250 nên sử dụng phương thức canh tác nông lâm kết hợp. Nơi đất dốc trên 250 nên khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng. Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa): Phân bố ở các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn và thành phố Lào Cai. Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Phân bố ở các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn. Đất này có các chất tổng số trung bình, các chất dễ tiêu nghèo. Hiện tại loại đất này một phần sử dụng làm nương rẫy, còn chủ yếu là thảm rừng hoặc đất trống. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Phân bố ở các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát và thành phố Lào Cai. Là loại đất có độ phì trung bình, phân bố ở địa hình ít dốc nên sử dụng trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, mía, xả, ngô hoặc cây ăn quả (nhãn, vải); cây công nghiệp dài ngày (chè). 40 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Phân bố ở tất cả các huyện và thành phố của tỉnh Lào Cai. Ở những vùng đất chủ động được nước tưới nên trồng 2 vụ lúa/năm. Những vùng điều kiện tưới khó khăn luân canh lúa - màu. Nhóm đất m n vàng đỏ trên n i từ 00 - 1.800 m): Phân bố ở các huyện: Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Sa Pa,Văn Bàn và TP Lào Cai gồm: Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Hs): Đây là loại đất có độ phì khá thích hợp với trồng cây lâu năm và hoa màu. Với độ dốc < 150 nên trồng các loại cây hoa màu (ngô, sắn), cây thực phẩm (rau các loại) như ở Sa Pa; cây ăn quả ôn đới và cây công nghiệp dài ngày (chè), độ dốc 15 - 250 sử dụng phương thức nông lâm kết hợp, dốc trên 250 khoanh nuôi bảo vệ rừng. Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha): Loại đất này có độ phì trung bình, hiện tại đang được sử dụng trồng cây hoa màu (ngô, sắn). Một số nơi đã được nhân dân làm thành ruộng bậc thang trồng 1 vụ lúa mùa mưa. Nhóm đất m n vàng đỏ trên n i cao: Diện tích 44.483 ha chiếm 6,99% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn và TP Lào Cai gồm: Đất mùn vàng nhạt Potzon hóa (Ao): Loại này có độ phì tốt, song do hạn chế về độ dốc lớn cộng với nền nhiệt độ thấp trong năm nên đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của một số loại cây trồng ưa nhiệt độ cao song lại thích hợp cho một số loại cây ôn đới. Đất mùn thô than bùn núi cao (At): Diện tích 558 ha chiếm 0,09% diện tích tự nhiên. Nhóm đất thung l ng do sản ph m dốc tụ: Phân bố ở tất cả các huyện và thành phố. Đây là loại đất có độ phì khá, hiện đang được sử dụng trồng lúa. Trồng 2 vụ lúa/năm ở những nơi chủ động được nước tưới hoặc luân canh lúa - màu ở nơi có điều kiện tưới gặp khó khăn [30]. Tình hình đất đai của Lào Cai được thể hiện quả bảng 2.1. 41 Bảng 2.1: Tổng hợp các nhóm, loại đất tỉnh Lào Cai TT Tên đất Việt Nam Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I NHÓM ĐẤT PHÙ SA 6.896 1,08 1 Đất phù sa được bồi trung tính ít chua Pbe 1.653 0,26 2 Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua Pe 1.011 0,16 3 Đất phù sa ngòi suối Py 4.232 0,66 II NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG 359.481 56,49 4 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 1.186 0,19 5 Đất nâu vàng trên đá vôi Fn 2.579 0,41 6 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 251.603 39,54 7 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 88.039 13,83 8 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 2.993 0,47 9 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 4.832 0,76 10 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 8.249 1,30 III NHÓM ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎ TRÊN NÚI CAO (900-1.800m) 182.195 28,63 11 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất Hs 60.812 9,56 12 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít Ha 121.383 19,07 IV NHÓM ĐẤT MÙN TRÊN NÚI CAO (> 1.800m) 44.483 6,99 13 Đất mùn vàng nhạt Potzon hoá Ao 43.925 6,90 14 Đất mùn thô than bùn núi cao At 558 0,09 V NHÓM ĐẤT THUNG LŨNG 5.148 0,81 15 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 5.148 0,81 TỔNG DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT 598.203 94 Sông suối, ao hồ 14.981 2,35 Núi đá 23.219 3,65 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 636.403 100 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2010 - 2016) 2.1.1.6. Tài nguyên sinh vật Tài nguyên rừng Tỉnh Lào Cai sở hữu nguồn gen thực vật rừng phong phú; hội tụ đầy đủ các loài thực vật đặc trưng cho vùng núi phía bắc và vùng tiểu khí hậu lục địa núi cao. 42 Qua khảo sát, tại Vườn quốc gia Hoàng Liên có 2.847 loài thực vật bậc cao, thuộc 1.064 chi của 229 họ trong 6 ngành thực vật, trong đó có 149 loài cây quý hiếm; một số loài thực vật đặc hữu như Vân Sam, Thiết Sam, Liễu Sam, Dẻ tùng, thông đỏ và các loài đỗ quyênBên cạnh đó, theo các tài liệu điều tra trên các hệ sinh thái rừng của Lào Cai có khoảng 555 loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó có 96 loài thú, 346 loài chim, 63 loài bò sát, 50 loài lưỡng thê. Về côn trùng, với 89 loài bọ cánh cứng ăn lá thuộc 40 giống và 9 phân họ. Lào Cai có nhiều chủng loại lâm sản ngoài gỗ phân bố tự nhiên cũng như gây trồng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ đời sống như: thảo quả, tre, nứa, vầu, song, mây, nấm hương, mộc nhĩ và các loài cây dược liệu như: Hoàng đằng, Hoàng liên, Ba kích, Địa liền, Hà thủ ô, Quế, Sa nhân, Quy thục, Atisô, Ngũ gia bì, Đỗ trọng Tập đoàn cây trồng nông nghiệp Theo kết quả điều tra, trên địa bàn tỉnh Lào Cai tập đoàn cây trồng khá phong phú có nguồn gốc từ Nhiệt đới đến Á nhiệt đới và Ôn đới gồm: Lúa, ngô, đậu tương; đào, lê, mận, chuối, na, cam, quýt, bưởi; chè; hoa; dược liệu; rau đậu các loại 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Trình độ phát triển kinh tế nông nghiệp Phát triển KTNN thực chất là phát triển lực lượng sản xuất (LLSX) ở nông thôn, bao gồm sức lao động và tư liệu sản xuất, hai nhân tố này luôn có sự gắn bó với nhau, sự đổi mới của cơ chế sản xuất trong nông nghiệp đã tạo cơ hội cho người lao động của Lào Cai chủ động sản xuất, canh tác trên mảnh đất của họ, họ đã huy động và sử dụng nguồn lực cho sản xuất để nâng cao năng suất và sản lượng lương thực phục vụ đời sống hàng ngày cho gia đình; cơ chế của Trung ương cũng như của tỉnh đã tạo Lào Cai đạt được những kết quả lớn, từ chỗ thiếu lương thực, đến đảm bảo no đủ và xuất bán ra thị trường bên ngoài. Bên cạnh đó, trình độ của LLSX nông nghiệp vẫn còn yếu kém, chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn vì: Ruộng đất rất manh mún nên 43 khó áp dụng cơ giới hóa, công cụ sản xuất thô sơ, trình độ dân trí chưa cao, khoa học phục vụ SXNN còn chậm phát triển; lao động nghề nông nghiệp còn nhiều bất cập, công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng dịch vụ thấp, thị trường bị cạnh tranh rất lớn. 2.1.2.2. Dân số và lao động nông nghiệp ở nông thôn Dân số và lao động nông nghiệp ở nông thôn luôn có sự biến động về tỷ lệ theo từng năm, hiện nay lao động nông nghiệp của tỉnh chiếm khoảng 70% lao động của cả tỉnh, nhưng nguồn nhân lực này khó phát huy hết tiềm năng của nông nghiệp do trình độ, kỹ thuật còn thấp. Lào Cai có 98.228 hộ nông dân với 263.522 lao động nông nghiệp trong độ tuổi, nhưng mới chỉ có 16% được đào tạo thông qua các lớp tập huấn sơ cấp, lớp bồi dưỡng ngắn hạn nên khó tạo sự thay đổi mạnh cho phát triển KTNN hiện nay. Lao động ở nông thôn nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho quán trình CDCCKTNN, nguồn lao động dồi dào thì việc đa dạng hóa các hoạt động SXNN, thu hút lao động vào các làng nghề tạo ra các sản phẩm. Nhưng những hạn chế của cơ cấu dân cư nông thôn và nguồn lao động có trình độ thấp cũng là những khó khăn để thúc đẩy CDCCKTNN, do tích chất sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ và thu nhập từ SXNN thấp nên lực lượng lao động là thanh niên đã đến các thành phố, khu đô thị, khu công nghiệp hoặc sang Trung Quốc để tìm việc làm đã làm cho mất cân đối lao động trong nông nghiệp, mặc dù diện tích đất có thể tăng vụ, trồng rau mầu đạt hiệu quả nhưng thiếu lao động nên khó thực hiện là tình trạng phổ biến. Thực trạng hiện nay của Tỉnh là lao động nông thôn không đáp ứng được yêu cầu của SXNN theo hướng CNH, HĐH. Do vậy, cần có khảo sát, đánh giá chuẩn xác về trình độ, kỹ thuật sản xuất của lực lượng lao động này, để có giải pháp cụ thể, thiết thực cho lao động nông nghiệp của Lào Cai trong thời kỳ mới. Phân bố ngành nghề trong lao động nông thôn cũng có sự mất cân đối, lao động chủ yếu tập trung vào SXNN và trồng trọt là chủ yếu, chăn nuôi vẫn coi là nghề phụ trong các hộ gia đình. Tình hình phát triển dân số của tỉnh Lào Cai được thể hiện qua bảng 2.2. 44 Bảng 2.2: Tình hình phát triển dân số tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005 - 2016 TT Đơn vị hành chính Dân số ngƣời) Tốc độ tăng dân số b/q 2005- 2016(%) Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 TOÀN TỈNH 576.968 626.798 674.530 678.569 1,62 1 TP Lào Cai 88.450 100.999 110.218 110.327 2,43 2 Bát Xát 64.200 71.100 75.757 75.935 1,76 3 M. Khương 48.650 53.300 58.593 61.013 1,92 4 Si Ma Cai 26.900 32.060 35.766 35.278 2,95 5 Bắc Hà 50.250 55.300 60.529 60.827 1,91 6 Bảo Thắng 104.350 102.320 106.969 107.031 0,63 7 Bảo Yên 75.220 77.300 82.817 82.893 0,98 8 Sa Pa 43.718 54.580 59.172 60.124 3,16 9 Văn Bàn 75.230 79.839 84.709 85.141 1,21 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2005, 2010, 2016) 2.1.2.3. Chất lượng lao động Về trình độ học vấn: Số người có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên (năm 2015) chiếm 52,15% tổng lực lượng lao động cả tỉnh; thấp hơn 5,3% so với tỷ lệ chung của toàn quốc (57,45%) và ngang bằng với vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB). Về chuyên môn kỹ thuật: Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo thấp; nguồn nhân lực của Lào Cai trẻ nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp; tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo chỉ chiếm 15,71% lực lượng lao động; trong đó tỷ lệ này ở khu vực thành thị đạt 55,27 %, khu vực nông thôn chỉ đạt 6,12%. Những năm gần đây chất lượng lao động ở Lào Cai đã được cải thiện một bước, về trình độ học vấn đã ngang bằng với các tỉnh trong khu vực; tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh thấp. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. 45 Qua kết quả điều tra, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (NNNT) có thu nhập bình quân cao hơn hộ thuần nông 1,4-2 lần. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2015 đạt 1.102 nghìn đồng/người/tháng, tăng 461 nghìn đồng so với năm 2005. Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân tại những xã vùng cao còn chưa đồng đều và có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn (khu vực thành thị đạt 5.150 triệu đồng/người/tháng). Đặc điểm ở người lao động SXNN của Lào Cai là còn mang nặng tính sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, năng lực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất rất yếu, thụ động trong sản xuất, mang nặng tư duy sản xuất tự cung tự cấp, do đó việc chuyển đổi nghề cho họ khi mất đất sản xuất hoặc làm việc trong môi trường áp lực, kỷ luật, kỹ thuật cao là rất khó. Số lượng HTX trên địa bàn tỉnh Lào Cai ít, trong đó số hoạt động đạt hiệu quả thấp, nguyên nhân của vấn đề trên là: Định hướng hoạt động của các HTX vẫn theo cách vận hành của HTX kiểu cũ; trình độ học vấn của cán bộ HTX hạn chế; trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nông thôn tham gia hợp tác xã thấp... Do đó nhận thấy rằng, lao động nông thôn nói chung và lao động nông nghiệp của tỉnh Lào Cai nhiều về số lượng, nhưng chất lượng thấp, thiếu lao động có chất lượng cao nên khó đáp ứng yêu cầu phát triển theo xu thế CNH, HĐH nông nghiệp. 2.1.2.4. Văn hóa xã hội Tỉnh Lào Cai đã phê duyệt và ban hành Đề án "Phát triển thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015" với mục tiêu xây dựng, củng cố tổ chức hoạt động và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững. Cùng với xu thế chung của cả nước Lào Cai phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo động lực thúc đẩy quá trình CDCCKT nói chung và chuyển dịch CCKTNN nói riêng. Tập quán của người dân nông thôn, miền núi có 46 sự chuyển biến cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường, điều đó thể hiện trong hoạt động SXNN. Đã có một số vùng chuyển đổi sản xuất ứng dụng công nghệ cao, vùng chuyên canh đem lại hiểu quả kinh tế, tạo ra hàng hóa xuất bán ra các thành phố lớn. 2.1.2.5. Cơ sở hạ tầng Với sự tập trung đầu tư của nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như thời gian qua, cùng với sự đồng thuận của nhân dân đã tạo ra sự thay đổi rõ nét trong cơ sở hạ tầng nông thôn, góp phần nâng cao điều kiện sống, phát triển kinh tế, văn hóa của khu vực này. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là các hạng mục công trình: Đường giao thông (thôn, liên thôn, xã, liên xã, liên huyện), hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống điện, công trình văn hóa, thể thao Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn được tăng cường góp phần thúc đẩy phát triển SXNN. - Các tuyến đường: đường Quốc lộ chạy trên địa bàn tỉnh có chiều dài khoảng 400 km, tỉnh lộ, huyện lộ và nội thị khoảng 1.350 km, đường thôn bản khoảng 4.000 km. Nhìn chung trong 10 năm trở lại đây, bằng nhiều nguồn vốn tỉnh Lào Cai đã đầu tư nhiều công trình giao thông: Nâng cấp 75 công trình giao thông với chiều dài 520 km, tăng 645 tuyến giao thông nông thôn với tổng chiều dài 2.150 km. Trên địa bàn tỉnh đã có 100% số xã có đường ô tô tới trung tâm xã, 85% số thôn bản có đường giao thông. Sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng trên địa bàn Lào Cai. Tuy nhiên, tuyến đường còn ở cấp thấp, nhỏ hẹp, nhiều tuyến đường nông thôn chỉ có nền đất, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng lưu thông hàng hoá, thu hoạch và bảo quản nông sản, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống, nhất là trong mùa mưa. - Thủy lợi: Trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xây dựng được 1.133 với 4.302 km kênh mương, đảm bảo chủ động nguồn nước tưới cho 87,92 % diện tích lúa màu. Hệ thống thủy lợi đã cung cấp nước tưới chủ động cho 10.058 ha/10.820 ha lúa đông xuân (đạt 92,96% diện tích gieo cấy) và 19.117 ha/22.459 ha lúa mùa (đạt 85,12% diện tích gieo cấy). 47 Ngoài ra còn cấp nước cho khai thác tổng hợp khác như tưới rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản, tạo nguồn nước sinh hoạt Công trình thuỷ lợi Lào Cai đa phần có quy mô nhỏ, được giao cho UBND xã tự quản, không thành lập công ty khai thác công trình. Các tổ chức trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình hiện có 156 ban thuỷ lợi xã, 1 hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ thủy lợi, 1.176 tổ hợp tác quản lý công trình thủy lợi và các thôn, bản tự quản, 01 trạm quản lý thuỷ nông quản lý công trình liên xã. - Hệ thống điện: Đến nay Lào Cai có 144/144 xã có điện lưới Quốc gia với 490 km chiều dài đường dây hạ thế có tổng công suất tới 12.000 KVA. Việc quản lý lưới điện hạ thế tại các xã do các hợp tác xã dịch vụ điện nông thôn, dịch vụ tổng hợp thực hiện. Lưới điện nông thôn tại các khu vực này hầu hết đã khai thác nhiều năm, xây dựng chắp vá nhưng không được cải tạo, sửa chữa, duy tu nên đã cũ nát, xuống cấp nghiêm trọng gây mức tổn thất điện năng cao. - Hệ thống chợ: Toàn tỉnh có 73 chợ (nông thôn có 53 chợ, thành thị có 20 chợ), trong đó 45 chợ kiên cố, 14 chợ bán kiên cố, 14 chợ tạm. Những năm qua, hệ thống chợ đã đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân, đặc biệt chợ vùng cao còn có ý nghĩa giao lưu văn hoá gắn với du lịch. Toàn tỉnh có 8.700 cửa hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế: doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh hàng hóa khá đa dạng, phong phú với mạng lưới rộng; đáp ứng được nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của nhân dân. Hệ thống cửa hàng thương nghiệp tại các huyện cũng từng bước phục vụ tốt hơn nhu cầu mua bán của người dân; Hệ thống chợ, cửa hàng xăng dầu, vật tư được phát triển tới trung tâm cụm xã và các khu vực góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. Hệ thống các siêu thị hình thành và là kênh phân phối quan trọng trên địa bàn thành phố Lào Cai và ở trung tâm các huyện. 2.2. Khái quát thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Lào Cai - Nông nghiệp thuần (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ) Ngành nông nghiệp Lào Cai đã có những thay đổi cơ bản so với những năm mới tái lập tỉnh (1991), cơ chế sản xuất định hướng thị trường đã rõ nét. Người dân 48 đã tự tin, chủ động sản xuất trên diện tích đất của mình; SXNN hàng hóa đã tăng nhanh cả về số lượng chất lượng trong những năm gần đây. Đến nay, ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực thì nhiều sản phẩm nông nghiệp Lào Cai đã có mặt tại thì trường các thành phố lớn, một phần xuất bán sang Trung Quốc. Lương thực bình quân đầu người 370kg/người (2010), đến năm 2015, bình quân lương thực đã lên đến 420 kg/người. + Trong trồng trọt: Chỉ đạo sản xuất trong trồng trọt luôn được triển khai đồng bộ trên cơ sở thực tiễn điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương và theo dõi thời tiết, mùa vụ; công tác bảo vệ thực vật hiệu quả nhờ có sự dự báo, phát hiện và khống chế tốt các loại sâu bệnh. Nhiều chính sách của địa phương được ban hành, hỗ trợ giống mới cho người dân đưa vào sản xuất. Sản lượng nhiều cây trồng gia tăng hàng năm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và xuất bán ra tỉnh ngoài. Thực trạng diện tích, sản lượng lúa, ngô trên địa bàn tỉnh Lào Cai được thể hiện qua bảng 2.3. Bảng 2.3: Diện tích, sản lƣợng l a, ngô trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2016 Diện tích, sản lƣợng l a, ngô TT Năm Diện tích ha) Sản lƣợng Tấn) Tổng số Lúa Ngô Tổng số Lúa Ngô 1 2010 62.982 30.321 32.661 248.094 138.369 109.725 2 2011 63.042 30.374 32.668 251.800 141.765 110.035 3 2012 64.239 30.580 33.659 259.890 144.287 115.603 4 2013 65.376 30.718 34.658 270.237 148.014 122.223 5 2014 69.894 30.762 39.132 266.050 148.348 117.702 6 2015 68.164 30.730 37.434 283.260 150.108 133.152 7 2016 68.363 30.837 37.526 284.901 151.623 133.278 (Nguồn: Niên giám thống kế 2011-2015) 49 Qua bảng 2.3 cho thấy: Tống số diện tích trồng lúa và ngô trên địa bàn Tỉnh tăng dần trong giai đoạn 2010 – 2016, cụ thể năm 2010 tổng diện tích gieo trồng là 62.982 ha, năm 2011 tổng diện tích gieo trồng là 63.042 ha, sang năm 2014 đã tăng lên đạt 69.894 ha, năm 2015 có giảm còn 68.164 ha. Cùng với sự gia tăng của diện tích sản lượng lúa và ngô đạt được cũng gia tăng. Năm 2015 giá trị sản lượng lúa đạt được 150.108 tấn, và sản lượng ngô đạt được 133.152 tấn. Sang năm 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_nha_nuoc_ve_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nganh_nong_ng.pdf
Tài liệu liên quan