Lợi thế và thành tựu đạt được
- Nằm ở trung tâm khu vực Nam bộ, kinh tế phát triển năng động, nơi tập trung
nhiều cơ quan nghiên cứu, trường đại học; hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, tiềm năng
đất – nước cây trồng vật nuôi đa dạng, phong phú, có nhiều nguồn lực để phát triển nông
nghiệp theo đặc thù nông nghiệp đô thị.
- Tuy diện tích đất canh tác giảm nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng ngành nông
nghiệp tăng khá cao, bình quân 6,04% (2000 - 2008).
- Chủ động dự báo, phát hiện, tổ chức ngăn ngừa, phòng chống các loại dịch
bệnh cây trồng và gia súc, gia cầm; chủ động phòng tránh bão, lũ, ngập lụt.
- Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố, xu hướng hợp tác, liên kết trong tổ
chức sản xuất và tiêu thụ nông sản, ngày càng phát triển.
Những khó khăn, tồn tại
- Lượng mưa phân bố không đều trong các mùa gây khó khăn trong công tác
điều tiết nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Phần diện tích thấp, trũng có cao trình dưới 2,0m và diện tích mặt nước chiếm
đến 61% diện tích tự nhiên của thành phố, hệ thống thủy lợi và giao thông phục vụ sản
xuất chưa hoàn thiện.
- Đất sản xuất nông nghiệp của thành phố kém màu mỡ so với Đồng bằng sông
Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.
- Ô nhiễm môi trường đất và nước tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, sinh
hoạt và đời sống nhân dân.
- Lao động nông nghiệp ngày càng già đi, giá nhân công nông nghiệp trên địa
bàn thành phố cao hơn so với các tỉnh khác từ 1,5 - 2,0 lần.
- Đất đai ngày càng manh mún, cơ sở hạ tầng một số vùng sản xuất chưa hoàn
chỉnh, chưa đồng bộ dẫn đến hạn chế quá trình cơ giới hoá và áp dụng các tiến bộ khoa
học và sản xuất nông nghiệp.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2897 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy hoạch phát triển nông nghiệp đô thị thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước những thách thức mới: (1) Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm gia tăng áp lực
cạnh tranh nông sản hàng hóa, (2) Đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, manh
mún và suy thoái nghiêm trọng, (3) Thiên tai, dịch bệnh cây trồng vật nuôi ngày càng
nghiêm trọng và biến động mạnh của thị trường,...
Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện: “Quy hoạch phát triển nông nghiệp đô thị
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” là một nhiệm vụ
cấp bách. Nhằm xác lập cơ sở khoa học và pháp lý để đưa nông nghiệp thành phố phát
triển theo hướng hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh cao gắn với đặc thù nông nghiệp đô thị của một thành phố lớn liên kết với các tỉnh
thành trong vùng. Phát triển nông nghiệp thành phố cũng nhằm rút ngắn chênh lệch về
trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần giữa khu vực ngoại thành với nội thành;
đóng góp có hiệu quả vào tiến trình phát triển chung của thành phố như đã đề ra trong
Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy và Quyết định Số
10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của UBND TP. HCM về phát triển nông nghiệp
nông dân nông thôn Thành phố đến năm 2020.
(1) Sở Nông nghiệp - PTNT TP.HCM; (2) Ban Chỉ đạo NN - PTNT Thành ủy; (3) Trung tâm
Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Địa chính; (4) Khoa Môi trường và Tài nguyên - Đại học
Nông Lâm TP.HCM.
Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm đề xuất các chiến lược và giải pháp phát triển nông nghiệp Thành phố theo
định hướng:
(1) Phát triển nông nghiệp đô thị bền vững, phù hợp với điều kiện đất đai, tài
nguyên thiên nhiên, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
(2) Xu thế thay đổi khoa học công nghệ và hội nhập kinh tế thế giới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
(1) Quỹ đất nông nghiệp và các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất
nông nghiệp.
(2) Thực trạng và xu thế phát triển nông nghiệp trong tổng thể phát triển kinh tế,
xã hội thành phố, có tính đến các tiến bộ khoa học công nghệ và toàn cầu hoá.
(3) Không gian nghiên cứu tập trung vào 5 huyện ngoại thành: Củ Chi, Bình
Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và một phần của các quận Thủ Đức, Bình Tân, 9 và
12.
Nội dung nghiên cứu
(1) Đánh giá các yếu tố và nguồn lực tác động đến phát triển nông nghiệp.
(2) Xây dựng quy hoạch cơ cấu và phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020
và định hướng đến năm 2025.
(3) Xây dựng hệ thống các giải pháp để thực hiện quy hoạch.
Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Điều tra thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thực trạng phát triển nông nghiệp thành phố từ
sau khi thực hiện chính sách Đổi mới Kinh tế năm 1986.
- Điều tra khảo sát thực địa, thu thập thông tin từ địa phương về các mô
hình sản xuất có hiệu quả và triển vọng. Tiến hành điều tra bằng mẫu phiếu điều tra;
- Trao đổi ý kiến các nhà quản lý và chuyên môn địa phương;
- Trao đổi, tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học.
(2) Phương pháp tổng hợp, xử lý phân tích số liệu, viết báo cáo tổng hợp
- Xử lý kết quả điều tra trên cơ sở thống kê toán học;
- Phân tích thống kê, đánh giá kết quả;
- Thể hiện về không gian, địa điểm các mô hình sản xuất trên bản đồ;
- Tổng hợp, viết báo cáo thuyết minh.
Kết quả nghiên cứu
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạnh kinh tế xã hội ảnh sản xuất
nông nghiệp
1.1. Tài nguyên đất - nước
Trên cơ sở các yếu tố tự nhiên, thổ nhưỡng, địa hình và thủy văn, có thể chia
thành 7 vùng sinh thái nông nghiệp:
- Vùng đất xám gò đồi: diện tích khoảng 5.600ha (chiếm 4,6% diện tích đất nông
nghiệp của thành phố năm 2008), phân bố ở Tây Bắc Củ Chi và Bắc Thủ Đức. Nguồn nước
tưới tự nhiên bị hạn chế. Khả năng sử dụng cho trồng hoa, cây kiểng, rau, cỏ chăn nuôi,
phát triển làng nghề, nông nghiệp công nghệ cao.
- Vùng đất xám vàng đỏ và đất xám bạc màu: 18.230ha (15,0%), phân bố ở Củ
Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và một phần ở Thủ Đức. Địa hình dạng lượn sóng đến bằng;
khu vực địa hình cao có tầng đất dày, độ màu mỡ khá, phù hợp cây công nghiệp, cây lâu
năm; khu vực thấp thích hợp lúa, rau màu.
- Vùng đất phù sa ngọt: 10.100ha (8,3%), tập trung chủ yếu ở vùng giữa của phần
phía Nam huyện Bình Chánh (các xã Tân Túc, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Quý Tây,
Hưng Long và Quy Đức), vùng giao lưu của quá trình thành tạo đất giữa Thành phố với
Đồng bằng sông Cửu Long. Đề xuất phát triển: giống cây trồng, giống tôm cá nước ngọt,
trồng hoa, cây kiểng, VAC kết hợp với du lịch sinh thái, vui chơi giải trí…
- Vùng đất phèn nặng: 8.930ha (7,4%), thuộc khu vực thấp trũng ở phía Tây Nam
thành phố, phân bố kéo dài từ Tam Tân - Thái Mỹ huyện Củ Chi, qua Nhị Xuân huyện Hóc
Môn, xuống khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh (khu vực các xã Tân Tạo, Lê Minh Xuân,
Phạm Văn Hai). Đề xuất phát triển: lâm ngư kết hợp, cây ăn trái và mô hình VAC.
- Vùng đất phèn nhẹ (phèn trung bình và phèn ít): 17.420ha (14,4%); thuộc khu
vực thấp trũng có lớp phù sa trên bề mặt; ở rẻo ven sông Sài Gòn, kéo dài từ xã Bình Mỹ
(Củ Chi), Nhị Bình (Hóc Môn) đến các phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông
(Quận 12) và từ Rạch Tra đến vùng Bưng Sáu Xã (Quận 2, 9). Đề xuất phát triển: nuôi
tôm càng xanh, VAC kết hợp với du lịch sinh thái, vui chơi giải trí…
- Vùng đất phèn mặn theo mùa 6 - 7 tháng/năm: 18.193ha (15%); tập trung ở
huyện Nhà Bè và khu vực phía Bắc huyện Cần Giờ. Vùng này, có các hệ sinh thái ruộng
lúa chịu mặn - phèn một vụ năng suất thấp và bấp bênh; cây dừa nước và ao đầm nuôi
thuỷ sản mặn, lợ.
- Vùng đất phèn mặn và đất mặn dưới rừng ngập mặn: 42.840ha (chiếm 35,3%
diện tích đất nông nghiệp); tập trung ở huyện huyện Cần Giờ; khu vực huyện Cần Giờ có
diện tích đất “giồng” cát ven biển, thích hợp trồng cây ăn trái, rau màu; mặt nước nuôi
tôm sú, cua và bãi bồi ven biển nuôi thuỷ sản nhuyễn thể.
1.2. Nguồn nhân lực
- Dân số và tỷ lệ tăng dân số
Theo số liệu thống kê năm 2008, dân số TP.HCM là 6,81 triệu người trong đó dân
số 5 huyện ngoại thành là 1,14 triệu người, chiếm 16,81%; dân số nông nghiệp chiếm tỷ lệ
thấp 3,7% (252 ngàn người).
Mật độ dân số bình quân 3.250 người/km2 (các quận nội thành: 11.474 người/km2
và các huyện ngoại thành: 715 người/km2, chênh lệch 16 lần).
- Lao động và việc làm
Năm 2008, dân số trong độ tuổi lao động của Thành phố là 4.678.780 người,
chiếm 68,7% tổng dân số, tập trung chủ yếu ở nội thị (85%).
Cơ cấu lao động nông thôn ngoại thành có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các
ngành công nghiệp và dịch vụ khá nhanh; lao động nông nghiệp năm 2008 chỉ chiếm 5%
tổng số lao động trên địa bàn Thành phố.
1.3. Thu nhập và đời sống dân cư
- Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân Thành phố ngày càng được
cải thiện, GDP bình quân của Thành phố năm 2008 là 2.534 USD/người; trong đó, khu
vực nông nghiệp khoảng 1.000USD, bằng 40% mức thu nhập bình quân chung.
- Công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả tích cực, đến cuối
năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo Thành phố giảm còn 0,6%/tổng số hộ dân (thu nhập bình quân
dưới 6,0 triệu đồng/năm).
2. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2000 - 2008
2.1. Tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
- Tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân 2000 - 2008 đạt 6,04%/năm.
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2008 (giá hiện hành) là 7.278,11 tỷ
đồng, so với năm 2000 là 2.578,56 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2000 -
2008 có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản:
- Doanh thu bình quân 1 ha đất sản xuất từ 31 triệu (2000) lên 63 triệu đồng
(2005) và 134 triệu đồng năm 2008, tăng 2,1 lần so với năm 2005. Đặc biệt những diện
tích đất sản xuất trong chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, doanh thu trên
1 ha tăng rất cao như hoa lan, cây kiểng 700-1.000 triệu đồng/ha, rau an toàn hơn 200
triệu đồng/ha, nuôi cá cảnh 150 ngàn USD/ha, cá sấu trên 1 tỷ đồng/ha,... phù hợp với
nông nghiệp đô thị.
2.2. Thực trạng phát triển các lĩnh vực chuyên ngành
Hiện trạng sử dụng đất
- Đất nông nghiệp của thành phố năm 2008 là 121.313ha, trong đó: đất sản xuất
nông nghiệp 75.251ha, đất lâm nghiệp 34.365ha; đất nuôi trồng thủy sản 9.856ha, đất làm
muối 1.373ha và đất nông nghiệp khác 467ha.
- So với năm 2000: đất nông nghiệp thành phố giảm 9.407 \ha (giảm bình quân
1.176 ha/năm).
Trồng trọt
Cơ cấu cây trồng đã và đang có sự chuyển dịch đúng hướng: giảm diện tích lúa,
tăng diện tích trồng hoa cây kiểng, rau an toàn, cỏ chăn nuôi. Cụ thể:
- Lúa: diện tích gieo trồng năm 2008 còn 30.566ha, giảm 45.259 ha so với năm
2000; bình quân giảm 5.657 ha/năm. Doanh thu từ trồng lúa đạt 34,56 triệu đồng/ha/năm.
- Rau: diện tích rau các loại năm 2008 đạt 10.853ha (rau an toàn: 98%), tăng
2,11%/năm trong giai đoạn 2000 - 2008. Doanh thu bình quân từ rau an toàn đạt trên 200
triệu đồng/ha/năm.
- Hoa, cây kiểng: năm 2008 đạt 1.440ha, bình quân tăng 10,14%/năm (2000 -
2008); mặc dù chỉ chiếm 1,9% diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhưng giá trị tạo ra
chiếm đến 16% giá trị sản xuất ngành trồng trọt (354/2.209 tỷ đồng).
- Cỏ chăn nuôi: năm 2008 đạt 2.500ha, bình quân tăng 40%/năm (2000 - 2008);
sản lượng thu hoạch 525.000tấn.
Chăn nuôi
- Heo: năm 2008 tổng đàn 300.053 con, sản lượng thịt tăng 8,23%/năm (2000 -
2008); được nuôi tại trên 11 ngàn hộ dân và 4 đơn vị quốc doanh.
- Đàn trâu, bò năm 2008 là 111.550 con, bình quân 2000-2008 đàn trâu giảm
6,72%/năm và đàn bò tăng 13,19%/năm; tổng đàn bò sữa năm 2008 là 71.857 con, tăng
bình quân 14,06%/năm (2000-2008), sản lượng sữa bò tươi tăng bình quân 19,45%/năm.
Nuôi trồng thủy sản
Sản lượng thủy sản năm 2008 đạt 46.449 tấn; cơ cấu thuỷ sản đã có sự chuyển
hướng tích cực về nuôi trồng (năm 2000: đánh bắt 60,75%, nuôi trồng 39,25% và đến
năm 2008: đánh bắt 11%, nuôi trồng 89%); phát triển mạnh các đối tượng nuôi cả ở nước
ngọt, nước lợ mặn, nhất là phát triển nuôi tôm sú trên trồng lúa một vụ có năng suất thấp
ở huyện Cần Giờ, Nhà Bè.
Lâm nghiệp
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2008 có 36.183ha (kể cả diện tích rừng
do Quân khu 7, khu văn hóa lịch sử dân tộc quản lý), tỉ lệ che phủ rừng 16%. Tỉ lệ che
phủ rừng và cây xanh 38%.
- Công tác quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng, kiểm tra, kiểm soát lâm
sản, động vật hoang dã luôn được tăng cường… trên địa bàn thành phố đã có một số mô
hình nuôi chim yến trong nhà tại huyện Cần Giờ cho sản phẩm yến sào có giá trị kinh tế
cao.
Diêm nghiệp
Năm 2008 trên địa bàn huyện Cần Giờ có 575 hộ sản xuất muối với diện tích sản
xuất là 1.318 ha, sản lượng thu hoạch đạt 57.173 tấn, năng suất đạt 43,4 tấn/ha.
Hình thức tổ chức sản xuất
- Đến năm 2008, có 46 hợp tác xã nông nghiệp (tăng 22 HTX so với năm 1996)
và 225 tổ hợp tác, phục vụ cho sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ phục vụ đời sống.
- Số trang trại có 2.300, tăng gấp 10 lần so với đầu năm 2000, trong đó trang
trại thủy sản và chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao (64% và 25%). Diện tích đất bình quân mỗi
trang trại là 2,7 ha; giải quyết gần 7.000 lao động thường xuyên cho khu vực nông thôn
ngoại thành.
Đầu tư vốn cho hạ tầng cơ sở nông nghiệp, nông thôn
Từ năm 2002 - 2008: tổng vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn 8
quận huyện là 7.968,2 tỷ đồng (không kể vốn đầu tư các ngành trên địa bàn quận huyện),
chiếm 14% tổng mức đầu tư trên địa bàn thành phố. Hoàn thành chương trình đầu tư hạ
tầng cho 20 phường xã nghèo tại các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ và Quận 9.
Đánh giá thực trạng nông nghiệp:
Lợi thế và thành tựu đạt được
- Nằm ở trung tâm khu vực Nam bộ, kinh tế phát triển năng động, nơi tập trung
nhiều cơ quan nghiên cứu, trường đại học; hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, tiềm năng
đất – nước cây trồng vật nuôi đa dạng, phong phú, có nhiều nguồn lực để phát triển nông
nghiệp theo đặc thù nông nghiệp đô thị.
- Tuy diện tích đất canh tác giảm nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng ngành nông
nghiệp tăng khá cao, bình quân 6,04% (2000 - 2008).
- Chủ động dự báo, phát hiện, tổ chức ngăn ngừa, phòng chống các loại dịch
bệnh cây trồng và gia súc, gia cầm; chủ động phòng tránh bão, lũ, ngập lụt.
- Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố, xu hướng hợp tác, liên kết trong tổ
chức sản xuất và tiêu thụ nông sản, ngày càng phát triển.
Những khó khăn, tồn tại
- Lượng mưa phân bố không đều trong các mùa gây khó khăn trong công tác
điều tiết nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Phần diện tích thấp, trũng có cao trình dưới 2,0m và diện tích mặt nước chiếm
đến 61% diện tích tự nhiên của thành phố, hệ thống thủy lợi và giao thông phục vụ sản
xuất chưa hoàn thiện.
- Đất sản xuất nông nghiệp của thành phố kém màu mỡ so với Đồng bằng sông
Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.
- Ô nhiễm môi trường đất và nước tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, sinh
hoạt và đời sống nhân dân.
- Lao động nông nghiệp ngày càng già đi, giá nhân công nông nghiệp trên địa
bàn thành phố cao hơn so với các tỉnh khác từ 1,5 - 2,0 lần.
- Đất đai ngày càng manh mún, cơ sở hạ tầng một số vùng sản xuất chưa hoàn
chỉnh, chưa đồng bộ dẫn đến hạn chế quá trình cơ giới hoá và áp dụng các tiến bộ khoa
học và sản xuất nông nghiệp.
3. Quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020
3.1. Một số dự báo tác động đến sản xuất nông nghiệp của thành phố
- Khoa học công nghệ phát triển nhanh, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ
thông tin, sẽ có nhiều giống mới hiệu quả kinh tế cao, thông tin thị trường tương đối
thuận lợi hơn.
- Ô nhiễm môi trường đất - nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp sẽ được
xử lý, ngày càng được cải thiện.
- Công nghiệp, đô thị hóa phát triển nhanh, đất nông nghiệp giảm dần và ngày
càng manh mún; lao động nông nghiệp, đặc biệt là lao động trẻ giảm nhanh.
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết diễn biến phức tạp, mực
nước biển dâng cao. Theo kịch bản là: nếu mực nước biển dâng 0,2m so với hiện nay thì
thành phố sẽ bị mất 86,6 km2 đất tại 2 huyện Cần Giờ và Nhà Bè và nếu mực nước biển
dâng 0,6 m thì sẽ mất 109 km2 (tương ứng với 5,2% DTTN của thành phố).
- Sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới.
3.2. Quan điểm phát triển
- Xây dựng và phát triển nông nghiệp thành phố theo hướng sản xuất hàng hoá,
mang tính cạnh tranh, hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và an toàn
vệ sinh sản phẩm cao.
- Phát triển nông nghiệp thành phố trong mối quan hệ hợp tác liên kết với các
tỉnh thành trong khu vực và cả nước.
- Phát triển nông nghiệp kết hợp với xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội hoàn thiện, môi trường sinh thái được bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hoá
truyền thống các vùng nông thôn cổ truyền.
3.3. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2010 - 2020 tăng trên
4,0%/năm; đến năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp chiếm khoảng 0,4 – 0,5% trong cơ cấu
GDP của thành phố, giá trị sản xuất bình quân 300 triệu đồng/ha/năm, thu nhập bình quân
ở nông thôn 4.500 USD/người/năm (bình quân thành phố 6.000USD).
3.4. Dự báo quỹ đất nông nghiệp
Trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng đất đai, quá trình chuyển dịch đất đai cho các
hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổng diện tích cho
sản xuất nông nghiệp của Thành phố đến năm 2020 là 82.600ha, và cơ cấu theo bảng 1,
tập trung chủ yếu vào đất trồng trọt (41,68%) và đất lâm nghiệp (44,14%).
Bảng 1. Dự báo đất Nông nghiệp đến năm 2020
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất SX NN 34.430 41,68
2 Đất lâm nghiệp 36.460 44,14
3 Đất NTTS 7.810 9,46
4 Đất làm muối 1.000 1,21
5 Đất NN khác 2.900 3,51
Với xu thế tiếp tục giảm do áp lực của đô thị hoá và công nghiệp hoá, định hướng
đến 2025, đất sản xuất nông nghiệp của Thành phố sẽ còn lại 80.500ha và cơ cấu trong
quỹ đất nông nghiệp cũng biến đổi theo xu thế giảm tỷ trọng đất trồng trọt và tăng diện
tích đất lâm nghiệp và cây xanh đô thị.
Bảng 2. Dự báo đất Nông nghiệp đến năm 2025
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất SX NN 30.490 37,88
2 Đất lâm nghiệp 36.460 45,29
3 Đất NTTS 6.920 8,60
4 Đất làm muối 1.000 1,24
5 Đất NN khác 5.630 6,99
Cơ cấu đất nông nghiệp phân bố theo không gian định hướng đến năm 2025 như
sau: huyện Củ Chi 23.840ha, huyện Hóc Môn 900 ha, huyện Bình Chánh 11.100ha,
huyện Nhà Bè 280ha, huyện Cần Giờ 42.720ha, Quận 9 1.410ha và Thủ Đức 250ha.
3.5. Quy hoạch sản xuất chuyên ngành
Trồng trọt
- Hoa, cây kiểng: diện tích 2.100ha (năm 2020) và 2.250ha (năm 2025).
- Rau an toàn: diện tích canh tác 6.900ha (2020), 7.800ha (2025).
- Cây ăn quả: diện tích 8.270ha (2020) và 8.000ha (2025), tập trung ở vùng ven
sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Khai thác tổng hợp tiềm năng kinh tế vườn, kết hợp với du
lịch sinh thái.
- Lúa: diện tích đất canh tác giảm còn 3.200ha (2020) và 2.100ha (2025); diện
tích gieo trồng lúa còn 6.400ha (2020) và 4.200ha (2025), chủ yếu sản xuất các giống lúa
chất lượng cao.
Phát triển chăn nuôi
- Bò sữa: duy trì 75.000 con (2020) và 70.000 con (2025).
- Heo: 275.000 con (2020) và 270.000 con (2025); tập trung sản xuất và cung
cấp heo con giống cho thành phố và các tỉnh thành trong cả nước.
Phát triển thủy sản
- Nuôi tôm: tôm nước lợ, mặn chủ yếu tại huyện Cần Giờ, Nhà Bè, tôm càng
xanh nuôi tại Bình Chánh, Củ Chi, quận 9.
- Nuôi nhuyễn thể (nghêu, hàu, sò,…) quy mô diện tích khoảng 1.200 ha.
- Nuôi cá sấu thương phẩm: dự kiến đến năm 2020, 2025 khoảng 200.000 con,
tập trung chủ yếu tại quận 12, Hóc Môn, Củ Chi,…
- Nuôi cá cảnh: đến năm 2020 và 2025 phát triển cá cảnh khoảng 200 - 210
triệu con, tập trung tại huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, quận 12, quận 9.
- Xây dựng các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản đến năm 2020 trên 180 ha, công
suất trên 2,0 tỷ con các loại.
Phát triển lâm nghiệp
- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng; phòng chống
sâu bệnh hại cây rừng, bảo vệ tốt rừng phòng hộ, khu dự trữ sinh quyển thế giới ở huyện
Cần Giờ.
- Nghiên cứu, chuyển đổi một số diện tích rừng sản xuất sang rừng phòng hộ.
- Hàng năm trồng mới khoảng 200 ngàn cây xanh phân tán (trong đó cây xanh
đường phố là 5.000 cây). Bảo đảm tỉ lệ che phủ rừng và cây xanh đến năm 2020 đạt trên
40% (năm 2008 là 38,1%).
Phát triển diêm nghiệp
Quy hoạch ổn định vùng sản xuất muối tại huyện Cần Giờ đến năm 2025 là
1.000ha tập trung tại xã Thạnh An và Lý Nhơn, thực hiện các giải pháp để nâng cao năng
suất muối (năm 2020: tăng 1,5 lần so với năm 2008) nâng cao chất lượng sản phẩm muối,
đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phát triển giống
Tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng và phát triển mạnh chương trình giống cây
giống con chất lượng cao, diện tích sản xuất giống cây con đến năm 2020 là 2.880ha và
đến năm 2025 là 5.070ha (11,5% DT đất nông nghiệp), các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể
như sau:
Giống cây trồng
- Sản xuất giống lan tại chỗ đáp ứng trên 50% nhu cầu của thành phố.
- Mỗi năm có thêm 5 -10 giống rau mới.
- Bình tuyển và nhân nhanh các cá thể cây ăn trái để phát triển vùng cây ăn trái
đặc sản ven sông Sài Gòn, chú trọng phát triển cây bưởi, xoài, măng cụt và sầu riêng. Sản
xuất giống cây ăn trái đặc sản các loại từ 100 - 200 ngàn cây giống/năm.
Giống vật nuôi
- Hàng năm sản xuất và cung cấp heo con giống cho Thành phố và các tỉnh
thành trên 700.000 con. Chuẩn hóa hệ thống giống heo. Nhập, giữ thuần, nhân thuần các
nhóm giống Yorkshire, Landrace, Duroc, Piétrain, Hampshire. Duy trì thường xuyên việc
nghiên cứu tạo dòng, chuẩn hóa các dòng trong hệ thống chọn lọc, nhân giống để không
ngừng cải tiến nâng cao chất lượng giống.
- Bình tuyển bò sữa bình quân 7.000 con/năm, trong đó bình tuyển và phối
giống bò lai Sind để tạo ra 3.500 con bò F1HF. Hình thành thị trường giống bò sữa và
nguồn bê vỗ béo cung cấp thịt bê.
Giống cây lâm nghiệp
- Số lượng cây giống sản xuất hàng năm khoảng 50 triệu cây giống.
- Hình thành hệ thống vườn, làng nghề gieo ươm cây giống lâm nghiệp, cung
cấp hom giống của một số loài cây trồng rừng chủ yếu phục vụ cho yêu cầu phát triển
mảng xanh đô thị.
Giống thủy sản
- Nước ngọt: tôm càng xanh 5 triệu con, cá các loại 1,3 tỷ con; cá cảnh: 50 - 70
triệu con, trong đó phục vụ xuất khẩu 10 triệu con; bảo đảm chất lượng để cung cấp cho
thành phố và các tỉnh khác.
- Nước mặn lợ: sản xuất tại chỗ đáp ứng 80-90% nhu cầu thành phố; nghiên
cứu xây dựng trung tâm giống thuỷ sản thành phố tại huyện Cần Giờ.
3.6. Phát triển nông lâm ngư nghiệp kết hợp du lịch sinh thái
Phát triển nông nghiệp kết hợp với với du lịch sinh thái vùng ven sông Sài Gòn,
sông Đồng Nai, Nhà Bè, vùng ven biển Cần Giờ; tập trung xây dựng, khai thác hiệu quả
(làng nghề sinh vật cảnh ở Trung An - Phú Hòa Đông 495 ha, trung tâm hoa kiểng Sài
Gòn 500ha tại Phạm Văn Hai (Bình Chánh); Long Phước - Long Thạnh Mỹ (Quận 9)
100ha; cụm du lịch sinh thái Thạnh Xuân-Thạnh Lộc (Q12), Nhị Bình Hóc Môn; cụm du
lịch sinh thái Tân Nhật - Tân Tạo, hồ sinh thái Vĩnh Lộc (Bình Chánh); phát triển các
hoạt động du lịch sinh thái trong khu rừng phòng hộ, dự trữ sinh quyển…
4. Các chương trình mục tiêu và giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
4.1. Các chương trình mục tiêu
- Chương trình giống cây, con chất lượng cao;
- Chương trình hoa-cây kiểng-cá cảnh;
- Chương trình phát triển rau an toàn;
- Chương trình phát triển chăn nuôi;
- Chương trình cá sấu;
- Chương trình thủy sản;
- Đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp;
- Chương trình phát triển các hình thức sản xuất kinh tế tập thể;
- Xây dựng và triển khai các đề án phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái; bảo
tồn và phát triển các làng nghề…
- Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn, nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ, chất lượng công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nông nghiệp.
4.2. Giải pháp thực hiện chủ yếu
Triển khai thực hiện quy hoạch:
- Công bố công khai quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp được duyệt đến
các cấp chính quyền và người dân để biết, phối hợp quản lý và thực hiện.
- Quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất giống, các vùng sản xuất cây trồng vật
nuôi chủ yếu đến cấp huyện và xã.
Về công tác quản lý nhà nước:
- UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ quy hoạch và quỹ
đất nông nghiệp do địa phương quản lý;
- Tăng cường đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý nhà nước trong
lĩnh vực nông nghiệp cấp cơ sở;
- Tăng cường cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp cơ sở
và thay đổi phương pháp khuyến nông theo hướng truyền đạt kiến thức đến nông dân;
- Khuyến khích sử dụng các nguồn phân hữu cơ đã qua xử lý vi sinh để tăng
màu mỡ cho đất, thân thiện với môi trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Phát triển mạng lưới tín dụng ở nông thôn ngoại thành phục vụ cho phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn;
- Củng cố và phát triển kinh tế tập thể; giải quyết đầu ra các sản phẩm nông
nghiệp;
- Phát huy vai trò của Hội Nông dân Thành phố trong việc thực hiện một số
chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của nông dân.
Vốn đầu tư:
- Tổng vốn đầu tư ngân sách cho phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
trên địa bàn các quận huyện đến năm 2020 dự kiến là 71.800 tỷ đồng (bình quân 5.627 tỷ
đồng/năm); chia ra giai các đoạn: 2010 - 2013 là 25.000 tỷ đồng, 2014 - 2018 là 26.000
tỷ đồng và 2019 - 2020 là 20.800 tỷ đồng.
- Vốn ngân sách tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn; Khu
nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm công nghệ sinh học, Trung tâm giao dịch, triển
lãm hàng nông sản và Trung tâm Thuỷ sản.
- Tiếp tục thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ và cho vay ưu đãi của
Trung ương và thành phố.
4.3. Hiệu quả của lập và thực hiện quy hoạch
- Về kinh tế: nâng cao thu nhập nông dân đạt 4.500 USD/người/năm vào năm
2020 (75% mức bình quân thành phố).
- Về xã hội: nâng cao chất lượng sống nhân dân ngoại thành; ổn định lao động
nông nghiệp còn khoảng 2%.
- Về môi trường: tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 17,3% (so với 16,3%
năm 2008); tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh đạt 40% (so với 38,1% năm 2008); tỷ lệ đất
nông nghiệp, sông rạch và mặt nước chuyên dùng đạt 54% diện tích tự nhiên. Tăng
cường các biện pháp thau chua, rửa phèn, hạn chế thiệt hại do thiên tai… sản xuất theo
quy trình nông nghiệp tốt (GAP) trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, góp phần sử
dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bền vững môi trường.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
- Cần thiết phải duy trì và ổn định diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 là
82.600ha và đến 2025 là 80.500ha.
- Mở rộng liên kết, hợp tác với các tỉnh thành trong phát triển sản xuất và tiêu
thụ nông sản.
- Tăng cường kết cấu hạ tầng cho ngoại thành rút ngắn khoảng cách về đời sống
vật chất, tinh thần giữa khu vực ngoạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp đô thị thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.pdf