Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tới cơ hội khởi nghiệp

Như đã phân tích ở trên, đối tượng điều tra tác giả chọn là sinh viên đại

học, bởi vì nghiên cứu sinh cho rằng đây là đối tượng hội tụ đủ những yếu tố cần

thiết nhất để nắm bắt cơ hội khởi nghiệp, đó là kiến thức, kỹ năng, tuổi trẻ dám

làm dám chấp nhận rủi ro và tích cực tìm hiểu những công nghệ mới, xu hướng

mới trên thế giới, do vậy chọn đối tượng này là hợp lý để kiểm định mô hình

nghiên cứu. Ngoài ra để đảm bảo tính cân đối giữa khối ngành kinh tế và kỹ

thuật việc chọn mẫu sẽ quan tâm cân đối tính “ngành học”, nghĩa là sẽ cân đối

yếu tố này khi chọn đối tượng trả lời câu hỏi trong phiếu thu thập dữ liệ

pdf13 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tới cơ hội khởi nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế, kinh doanh, xã hội học và tâm lý học (Simón- Moya et al. 2014).Hiện tại, quan điểm về thể chế, chính sách đã nhận được rất 4 nhiều sự quan tâm bởi vì nó giúp giải thích lý do tại sao một số quốc gia phát triển kinh tế mạnh mẽ trong khi một số quốc gia khác thì không (Amorós và Bosma 2014). Tuy nhiên, tỷ lệ khởi nghiệp là khác nhau và không chỉ phụ thuộc số lượng các cá nhân có xu hướng khởi nghiệp có sẵn mà còn từ môi trương, bối cảnh thể chế, chính sách thích hợp cũng như việc có được môi trường kinh tế, xã hội và chính trị thuận lợi (Mueller và Thomas 2000; Van et al. 2005). Baumol (1996) nhấn mạnh, có hai kiểu tác động đến nỗ lực khởi nghiệp kinh doanh : đầu tiên liên quan đến mức độ thực thi luật pháp ở trong nước trong khi kiểu thứ hai là liên quan đến mức độ mà pháp luật hỗ trợ cho những nỗ lực kinh doanh. Martínez-Fierro và cộng sự (2016) đã khảo sát và kết luận, một nền kinh tế phát triển , cơ hội khởi nghiệp được thúc đẩy bằng các yêu cầu cơ bản, như phát triển thể chế, cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục Dựa vào mô hình của GEM (2016) ; Pinho, J. C. (2016) các tác giả Ali Davaria và Taraneh Farokhmanesh (2017) trong bối cảnh tại Iran đã nghiên cứu các chính sách tác động đến cơ hội khởi nghiệp bao gồm văn hóa và xã hội, các chương trình và chính sách của chính phủ, giáo dục phổ thông (tiểu học và trung học) và giáo dục sau đại học, các chính sách hỗ trợ tài chính, phi tài chính. 1.1.1 Thể chế Thể chế là khả năng thiết lập các quy tắc, kiểm tra hoặc xem xét sự tuân thủ của người khác đối với chúng và khi cần thiết có các biện pháp trừng phạt nhằm thực hiện điều chỉnh đối với hành vi trong tương lai (Scott 1995) 1.1.2 Chuẩn mực văn hóa và xã hội Valdez và Richardson (2013) coi nhận thức của các doanh nhân về các chuẩn mực xã hội liên quan đến khả năng tận dụng cơ hội khởi nghiệp của họ. Các chuẩn mực văn hóa và xã hội định hình hành vi của con người và có thể được xem như sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người sống trong cùng một môi trường xã hội (Hofstede 1991). 1.1.3 Giáo dục và đào tạo Busenitz et al (2000) cho rằng kiến thức và kỹ năng mà người dân ở một 5 quốc gia có liên quan đến việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp mới, điều này phù hợp với kết quả khảo sát của GEM (2016), khảo sát này đã đưa giáo dục và đào tạo về hoạt động khởi nghiệp được đưa vào như một biến để giải thích nhận thức cơ hội khởi nghiệp của doanh nhân. 1.1.4 Hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp Các chính sách tài chính và đầu tư là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu ở các nước đang phát triển để hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các tập đoàn xuyên quốc gia đang đầu tư vào các quốc gia này. 1.1.5 Cơ sở hạ tầng Ali Davaria và Taraneh Farokhmanesh (2017) cho rằng , hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cần chú trọng tăng chất lượng, số lượng các dịch vụ tư vấn, dịch vụ kỹ thuật & đào tạo. 1.1.6 Cơ hội khởi nghiệp Davidsson, (2015) cho rằng cơ hội là một khái niệm không thể xác định một cách rõ ràng, người ta thấy rằng có ít tác phẩm đưa ra một định nghĩa rõ ràng về cơ hội, do đó, các tác giả đã có những tranh cãi định nghĩa để áp dụng một quan điểm một cách nhất quán. Tuy nhiên, có một sự đồng thuận rộng rãi rằng các cơ hội không tự nhiên mà có mà là kết quả của những nỗ lực quyết tâm hành động và phát triển của các doanh nhân (Alvarez et al. 2015). 1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp,các nghiên cứu này tập trung vào những hướng chính sau đây Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp Hướng nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý khởi nghiệp tại Việt Nam 6 1.3 Khoảng trống nghiên cứu Bảng 1.1 Tổng hợp những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp chủ yếu từ nghiên cứu tổng quan STT Nguồn Các chính sách chủ yếu 1 GEM Thể chế; Cơ sở hạ tầng; Ổn định kinh tế vĩ mô; y tế và giáo dục tiểu học; Giáo dục đại học; Hỗ trợ tài chính; R&D; Hỗ trợ thuế; Phát triển thị trường lao động hiệu quả. 2 Khung OECD Thể chế; Thị trường; Hỗ trợ tài chính; Đầu tư mạo hiểm; Giáo dục và đào tạo cho các công ty khởi nghiệp; Chương trình văn hóa sự kiện khởi nghiệp. 3 Hall &Sobel Cải thiên chính sách công; Các yếu tố đầu vào như: nguồn nhân lực, vốn đầu tư mạo hiểm, công nghệ, cơ sỏ hạ tầng, bằng sáng chế và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 4 Lundstrom&Stevenson Động lực; Cơ hội; Kỹ năng 5 Khung phát triển doanh nhân khi so sánh sự khác biệt giữa chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của các quốc gia Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp; Giáo dục khởi nghiệp; Cải thiện môi trường kinh doanh; Hỗ trợ tài chính; Cơ sở hạ tầng; Hỗ trợ các nhóm yếu thế 6 Khung Kuzilwa Yếu tố bối cảnh; Yếu tố thể chế; Yếu tố cá nhân 7 Khung UNCTAD Chính sách chung (Ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường lao động, cơ sỏ hạ tầng); Chính 7 sách cho khởi nghiệp (gia tăng tài trợ, rút lui an toàn, hỗ trợ người thiểu số) 8 Peng &Lee Phân chia chính sách hỗ trợ khởi nghiệp theo mục đích (1) Tối đa hóa lợi nhuận (2) Giảm thiểu thiệt hại khi phá sản, giải thể 9 Pinho Thể chế, giáo dục, văn hóa, tài chính, cơ sở hạ tầng và cơ hội khởi nghiệp. NCS cho rằng các nghiên cứu tại Việt Nam chưa tập chung làm rõ mô hình các chính sách tác động đến cơ hội khởi nghiệp, cũng như làm rõ những khái luận về “cơ hội khởi nghiệp” chính vì vậy NCS chọn cho mình cách tiếp cận là tổng hợp, phân tích, đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp. 8 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP 2.1 Khởi nghiệp kinh doanh và cơ hội khởi nghiệp kinh doanh 2.1.1 Khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Theo định nghĩa tiếng Việt, khởi nghiệp là bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới hay bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, khởi nghiệp gắn với thuật ngữ “Tinh thần doanh nhân – Entrepreneurship”, là việc một cá nhân, tận dụng cơ hội thị trường tạo dựng một công việc kinh doanh mới (Lowell W.B., 2003), NCS cho rằng : “Khởi nghiệp là tận dụng cơ hội thị trường để bắt đầu một công việc kinh doanh mới, nhằm làm chủ- tự mình điều hành công việc kinh doanh hoặc thuê người quản lý, với mục đích mang lại giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội” Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là khởi nghiệp dựa trên nền của sáng tạo (dựa trên một công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một phân khúc thị trường mới...). Tức là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải có sự khác biệt không chỉ với các doanh nghiệp ở trong nước, với tất cả các công ty trước đây và cả với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Tại Việt Nam, theo Luật Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ 2017, KNST (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh. 2.1.2 Cơ hội khởi nghiệp kinh doanh Khái niệm: Cơ hội là khái niệm đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Cơ hội là hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện 9 điều mình muốn”. Muốn nắm bắt được những điều kiện thuận lợi, cần có đủ nguồn lực và sự sẵn sàng để tận dụng nó (OECD,2016). Đồng quan điểm, Pinho (2016) cho rằng cơ hội là thứ luôn tồn tại xung quanh chúng ta, điều quan trọng là con người nhận ra và tận dụng cơ hội. Trong khí đó Peng &Lee (2013) cho rằng cơ hội chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được tận dụng và mang đến những kết quả tích cực cho xã hội. Như vậy, cơ hội khởi nghiệp là những điều kiện thuận lợi để cá nhân có thể nắm bắt để khởi nghiệp, tạo ra mục địch tốt đẹp cho xã hội là phát triển kinh tế, tăng cơ hội việc làm, các cơ hội khởi nghiệp có được tận dụng hay không còn do nhiều yếu tố, tuy nhiên duy trì một xã hội có nhiều cơ hội là tiền đề để phát triển khởi nghiệp. Việc nâng cao cơ hội khởi nghiệp là tạo thêm nhiều cơ hội thuận lợi nhằm giúp các cá nhân khởi nghiệp có điều kiện tốt nhất để khởi nghiệp. 2.2 Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp 2.2.1 Khái niệm, mục tiêu chính sách hỗ trợ khởi nghiệp Khái niệm: Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp là công cụ để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư, bao gồm các chế độ, các biện pháp, các quy định cụ thể từ hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp, xây dựng và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp ,đảm bảo đơn giản hóa môi trường pháp lý, hỗ trợ vốn, tín dụng hỗ trợ quản lý, kỹ thuật, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa khởi nghiệp cấp quốc gia,nhằm đạt được mục tiêu chiến lược khởi nghiệp quốc gia. 2.2.2 Căn cứ hình thành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp: Căn cứ quan điểm chính sách của Đảng và nhà nước Căn cứ thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam 2.2.3 Chủ thể ban hành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp: Trước hết chủ thể ban hành chính sách là chính quyền trung ương, chính phủ trực tiếp ban hành và dưới đó là các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành do bộ 10 hoặc các cơ quan ngang bộ trực thuộc chính phủ. Dựa trên các văn bản pháp luật từ chính quyền TW, các địa phương mà cụ thể là chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sẽ ban hành những chính sách cụ thể hơn, đặc thù phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên, đặc điểm dân cư,của từng địa phương. 2.2.4 Nguyên tắc chính sách hỗ trợ khởi nghiệp 2.2.5 Nội dung của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp: 2.2.5.1 Chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng cho khởi nghiệp: 2.2.5.2 Chính sách hỗ trợ hạ tầng khởi nghiệp: 2.2.5.3 Chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực kinh doanh 2.2.5.4 Một số yếu tố khác có liên quan tới hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp. 2.2.6 Những thành phần chính sách tác động đến cơ hội khởi nghiệp: Xuất phát từ việc xem xét tổng thể hệ thống các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam, cùng với việc tham khảo nghiên cứu của Pinho (2016); Ali Davaria và Taraneh Farokhmanesh (2017) (Impact of entrepreneurship policies on opportunity to startup). Nghiên cứu sinh hình thành mô hình nghiên cứu tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp gồm những chính sách đã nêu trên (hỗ trợ tài chính – tín dụng, giáo dục, cơ sở hạ tầng) còn có sự tác động của yếu tố thể chế (các quy định, luật) cùng với khía cạnh tác động của nền tảng văn hóa tới khởi nghiệp, cụ thể các thành phần nêu trên bao gồm 2.2.6.1 Thể chế 2.2.6.2 Nền tảng văn hóa xã hội 2.2.6.3 Giáo dục khởi nghiệp 2.2.6.4 Hỗ trợ tài chính 2.2.6.5Hỗ trợ từ cơ sở hạ tầng 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ khởi nghiệp 2.5.1 Nhóm yếu tố thuộc về bối cảnh chính sách 2.5.2 Nhóm các yếu tố thuộc chủ thể chính sách 11 2.5.3 Nhóm các yếu tố thuộc đối tượng chính sách 2.6 Bài học kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp: 2.6.1 Kinh nghiệm xây dựng, tổ chức thực thi chính sách ở một số quốc gia trên thế giới 2.6.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Từ việc phân tích các trường hợp thành công từ các quốc gia trên thế giới cho thấy việc thực hiện tốt chính sách hỗ trợ khởi nghiệp phụ thuộc vào việc xây dựng các: (1) Chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng; (2) Chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng khởi nghiệp (3) Chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực kinh doanh. Ngoài ra còn các yếu tố chính sách khác như (4) Xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống luật pháp, văn bản hướng dẫn về khởi nghiệp, các văn bản luật có liên quan đến doanh nghiệp (yếu tố thể chế); (5) Xây dựng, phát triển văn hóa khởi nghiệp, bác bỏ định kiến về kinh tế tư nhân, xây dựng và đề cao hình ảnh doanh nhân trong thời kỳ mới. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình nghiên cứu và thang đo 3.1.1 Lý thuyết nền tảng 3.1.1.1 Khung nghiên cứu của GEM (2016) 3.1.1.2 Khung OECD (2016) 3.1.1.3 Khung của Hall & Sobel (2006) 3.1.1.4 Khung phát triển doanh nhân của Lundstrom & Stevenson (2006) 3.1.1.5 Khung phát triển doanh nhân dựa trên một số nghiên cứu khi so sánh chính sách khởi nghiệpgiữa các quốc gia khác nhau: 3.1.1.6 Khung phát triển doanh nhân Kuzilwa 3.1.1.7 Khung UNCTAD 3.1.1.8 Khung chính sách của Peng & Lee (2013) 3.1.1.9 Nghiên cứu về cơ hội khởi nghiệp 12 3.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa trên vào tổng quan các công trình nghiên cứu và khung lý thuyết cơ bản nêu trên, nghiên cứu sinh xây dựng mô hình nghiên cứu tác động chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp như sau: Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: NCS tổng hợp và xây dựng từ nghiên cứu tổng quan Các mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc được NCS xậy dựng, tổng hợp từ nghiên cứu tổng quan để đưa ra kiểm định như sau: H01 Những quy định, chính sách, luật áp dụng chung cho các doanh nghiệp có tác động đến cơ hội khởi nghiệp. H02 Những quy đinh, chính sách, luật riêng cho các doanh nghiệp mới thành lập ảnh hưởng đến cơ hội khởi nghiệp. H03 Nền tảng văn hóa quốc gia có tác động đến cơ hội khởi nghiệp. H04 Giáo dục và đào tạo cấp học tiểu học, trung học (giáo dục phổ thông) có tác động tới cơ hội khởi nghiệp. H05 Giáo dục và đào tạo cấp học đại học (giáo dục chuyên nghiệp) có tác 13 động đến cơ hội khởi nghiệp. H06 Hỗ trợ tài chính có tác động tích cực đến việc tăng cơ hội khởi nghiệp. H07 Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng có tác động tích cực đến việc tăng cơ hội khởi nghiệp. 3.2 Quy trình nghiên cứu: 3.2.1 Nghiên cứu định tính: 3.2.1.1 Mục tiêu: NCS sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu về nội dung tác động của các chính sách hỗ trợ được triển khai ở Việt nam, thông qua việc phỏng vấn sâu các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu chính sách, các chủ start-up có dự án thành công và thất bại và nhóm sinh viên đại học. Ngoài ra phương pháp này còn được NCS áp dụng để xác định sự phù hợp, chính xác của mô hình nghiên cứu, hiệu chỉnh và sàng lọc thang đo, điều chỉnh ngôn ngữ, ngữ cảnh cho phù hợp với văn hóa khi nghiên cứu tại Việt Nam. 3.2.2 Nghiên cứu định lượng: 3.2.2.1 Thiết kế phiếu điều tra 3.2.2.2Chọn mẫu và thu thập dữ liệu Như đã phân tích ở trên, đối tượng điều tra tác giả chọn là sinh viên đại học, bởi vì nghiên cứu sinh cho rằng đây là đối tượng hội tụ đủ những yếu tố cần thiết nhất để nắm bắt cơ hội khởi nghiệp, đó là kiến thức, kỹ năng, tuổi trẻ dám làm dám chấp nhận rủi ro và tích cực tìm hiểu những công nghệ mới, xu hướng mới trên thế giới, do vậy chọn đối tượng này là hợp lý để kiểm định mô hình nghiên cứu. Ngoài ra để đảm bảo tính cân đối giữa khối ngành kinh tế và kỹ thuật việc chọn mẫu sẽ quan tâm cân đối tính “ngành học”, nghĩa là sẽ cân đối yếu tố này khi chọn đối tượng trả lời câu hỏi trong phiếu thu thập dữ liệu. Đối tượng điều tra và kết quả thu thập dữ liệu • Thu thập dữ liệu 14 Việc thu thập dữ liệu được tác giả tiến hành song song thông qua hai phương pháp, thứ nhất tác giả gửi bảng hỏi trên google docs qua 300 địa chỉ email mà tác giả thu thập được (địa chỉ email được thu thập từ thông tin của giáo viên chủ nhiệm và phòng quản lý sinh viên các trường mà tác giả chọn làm đối tượng nhận phiếu điều tra). Một số bảng hỏi được gán lên nhóm facebook của các lớp để dễ dàng thu thập dữ liệu và tạo sự tiếp cận thông tin nhanh chóng hơn. Kết quả đã có 120 phiếu trả lời hợp lệ. Thứ 2, tác giả sử dụng bảng hỏi giấy được phát ngẫu nhiên cho sinh viên 2 năm cuối trên các lớp. 400 phiếu câu hỏi đã được phát tới sinh viên của 10 trường đại học. Tác giả sử dụng mối quan hệ quen biết với các giáo viên chủ nghiệm, lớp trưởng để nhờ phát ngẫu nhiên trên các lớp học, kết quả thu về 365 phiếu, sau đó tác giả loại tiếp những phiếu trả lời bị điền thiếu hoặc trả lời đối phó, cuối cùng tác giả thu được 355 phiếu đủ điều kiện để sử dụng cho phân tích định lượng. Như vậy có tổng cộng 475 phiếu được sử dụng để phân tích định lượng trong nghiên cứu này. 3.2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20, phương pháp kiểm định đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để kiểm định thang đo. Sau đó phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. 15 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG KHỞI NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM 4.1 Khái quát tình hình hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam Theo thống kê về số doanh doanh nghiệp đang có kết quả sản xuất kinh doanh, Tổng cục thống kê báo cáo hiện có 560.417 doanh nghiệp, tăng so với năm 2017 là 11%, cụ thể phân theo các ngành như sau: Biểu đồ 4.1 Cơ cấu các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh phân theo ngành năm 2018 Nguồn: Tổng cục Thống kê Biểu đồ 4.2 Cơ cấu các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh phân theo loại hình doanh nghiệp năm 2018 Nguồn: Tổng cục thống kê 2018 16 Như vậy doanh nghiệp Nhà nước chiếm gần 1% (2486 DN) còn doanh nghiệp ngoài khối này lên đến 99%(541.753 DN), số liệu thống kê đã chỉ rõ định hướng phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước. Theo Tổng cục thống kê hiện nay có 14,51 triệu người đang lao động trong các doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh, cụ thể: Biểu đồ 4.3 Cơ cấu lao động phân theo ngành năm 2018 Nguồn: Tổng cục thống kê 2018 4.2 Thực trạng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam Theo thống kê của Echelon - một trong những tạp chí hàng đầu về khởi nghiệp tại Đông Nam Á, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 startup. Theo thống kê của tổ chức Topica Founder Institute (TFI) năm 2017, Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư với tổng số vốn 291 triệu USD - tăng gần gấp đôi về số lượng thương vụ và gần 50% về tổng số vốn đầu tư so với năm 2016 (50 thương vụ với 205 triệu USD) Mặc dù có sự tăng trưởng tương đối mạnh, nhưng nguồn vốn đầu tư cho KNST tại Việt Nam vẫn tương đối khiêm tốn so với khu vực và trên thế giới. Theo Tech in Asia năm 2017, Đông Nam Á đã thu hút 7,86 tỷ USD đầu tư vào khởi nghiệp như vậy, số vốn đầu tư Việt Nam thu hút được chiếm tỷ phần rất nhỏ - chưa đến 5%. Theo tạp chí uy tín về khởi nghiệp CB Insights, Việt Nam đứng thứ tư về lượng vốn thu hút được cho khởi nghiệp từ năm 2012 tới nay, sau Singapore, Indonesia và Malaysia. Tại Việt Nam, hiện nay có 40 quỹ đầu tư cho 17 Khởi nghiệp sáng tạo(KNST) (số liệu tính đến hết năm2017) với sự tham gia của các tập đoàn lớn, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh và nhà đầu tư cá nhân (hay còn gọi là “nhà đầu tư thiên thần”); đã có gần 50 khu làm việc KNST chung, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. 4.2.1 Thể chế 4.2.2Nền tảng văn hóa 4.2.3 Giáo dục 4.2.4Hỗ trợ tài chính Hình 4.1 Các quỹ đầu tư cho khởi nghiệp có văn phòng đại diện tại Việt Nam Nguồn: Bộ Khoa học và công nghệ 2019 Các nhà đầu tư thiên thần: Hình 4.2 Các quỹ đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam Nguồn: Bộ Khoa học và công nghệ 2019 18 4.2.5 Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ khởi nghiệp: 4.3 Một số khó khăn, tồn tại làm giảm cơ hội khởi nghiệp (1) Chưa hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ vốn đầu tư còn yếu: (2) Chính sách giáo dục chưa thực sự nội dung giáo dục khởi nghiệp vào chương trình giảng dạy (3) Về cơ sở vật chất hỗ trợ khởi nghiệp: Hạn chế trong việc tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ, ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo của cá nhân, đặc biệt là những khu vực xa trung tâm CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCHTÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TỚI CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP 5.1 Thống kê mô tả mẫu: - Thống kê đặc điểm mẫu - Phân tích các giá trị mean của các biến 5.2 Kết quả kiểm định thang đo: Các kết quả Cronbach Alpha cho thấy hầu hết các thước đo đều có giá trị đạt yêu cầu (>0,7), chỉ có biến độc lập “Thể chế II” đạt giá trị 0,674 đã rất gần với 0,7. Hầu như các giá trị ở cột hệ số tương quan biến tổng đều >0,3. Đặc biệt, quan sát TC5 do nghiên cứu sinh tự xây dựng cũng đạt được những giá trị trong vùng chấp nhận. Tuy nhiên có 2 biến quan sát là TCI6 (Thể chế I.6) có hệ số tương quan biến tổng là 0.284 <0,3 tương ứng Cronback Alpha nêu loại biến là 0,767 >0,749 (giá trị Cronback Alpha chung của biến độc lập Thể chế I)và biến quan sát TC1 (Hỗ trợ tài chính 1) có hế số tương quan biến tổng là 0,189<0,3 và gái trị Cronback Alpha nếu loại biến là 0,772>0,702 (giá trị Cronback Alpha chung của biến độc lập Hỗ trợ tài chính). Như vậy cần phải xem xét loại bỏ 2 quan sát này khỏi mô hình, tác giả nhận thấy như sau: (1) Biến quan sát TCI6 là “Sự quan liêu của các cơ quan công quyền không gây cản trở nhiều với các doanh nghiệp mới” có kết quả không như mong 19 đợi có thể được giải thích là do đối tượng khảo sát đánh giá thấp nhận định này, điều này cũng dễ hiểu vì tại Việt Nam, vấn đề quan liêu của các cơ quan công quyền đang rất tích cực được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là lý do biến quan sát này nhận được kết quả không như mong đợi, đây là cơ sở để đưa ra giải pháp tại chương 6 của luận án. (2) Biến quan sát TC1 là “Việc tiếp cận nguồn vốn nay tại các tổ chức tín dụng là dễ dàng” là 2 biến có kết quả không như mong đợi, nguyên nhân là do các đối tượng khảo sát đánh giá thấp, không tin tưởng việc tiếp cận vốn dễ dàng từ các tổ chức tín dụng khi khởi nghiệp, khách quan có thể là do các tổ chức tín dụng siết chặt các quy định cho vay để hạn chế nợ xấu, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng có những cản trở việc tiếp cận vốn vay đến từ cán bộ của các tổ chức tín dụng này, và như vậy, đây cũng chính là tồn tại cần đưa ra những giải pháp khắc phục tại chương 6 của luận án. Từ những nhận định trên nghiên cứu sinh quyết định loại bỏ 2 biến quan sát so với mô hình gốc để phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam. Kết quả chạy lại Cronback Alpha sau khi bỏ đi 2 quan sát TCI6 và TC1 như sau: Như vậy các kết quả sau hiệu chỉnh các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình đếu đạt yêu cầu kiểm định, cụ thể các kết quả Cronback Alpha của các biến trong mô hình là: Thể chế I = 0,767; Thể Chế II =0,674; Văn hóa = 0,845; Giáo dục I = 0,708; Giáo dục II = 0,802; Hỗ trợ tài chính =0,772 ; Cơ sở hạ tầng =0,823 ; Cơ hội khởi nghiệp =0,801. Các kết quả này cùng với các chỉ báo ở bảng trên là đủ tin cậy để thực hiện những phân tích định lượng tiếp theo 5.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả KMO-meyer là 0,811 đạt yêu cầu phải >0,6. Các biến quan sát đều tải về với các kết quả về đúng nhân tố gốc với hệ số tải thấp nhất là 0,509 cao nhất là 0,845 đảm bảo yêu cầu trong phân tích nhân tố. (Trong phân tích EFA, NCS đã bỏ đi 2 quan sát đã thực hiện ở bước kiểm định thang đo là TCI6 và TC1) 5.4 Phân tích tương quan: Theo bảng phân tích giá trị tương quan dưới đây, ta thấy mối quan hệ giữa các biến là hợp lý, giá trị các sig. đều nhỏ hơn 0.05 tức là đều có ý nghĩa thống kê. 5.5 Phân tích hồi quy: Theo kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy, mức ý nghĩa của mô hình rất 20 nhỏ (Sig = 0,000) so với mức ý nghĩa 5% nên mô hình hồi quy thiết lập phù hợp, giá trị R2 điều chỉnh = 0,771 có nghĩa là 77,1% sự biến thiên biến phụ thuộc được giải thích bởi các nhân tố được đưa vào mô hình, còn lại là các nhân tố khác chưa được nghiên cứu. Hệ số Durbin – Watson và hệ số VIF của mô hình cho thấy, không có hiện tượng tự tương quan. Các kết quả phân tích hồi quy đa biến 1. Model Summaryb Mode l R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .986a .784 .771 .49015 1.941 2: ANOVAa Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. 1 Regression 84.298 7 12.043 50.125 .000 Residual 112.197 467 .240 Total 196.495 474 3: Coefficientsa Model Hệ số bê ta chưa chuẩn hóa Hệ số bê ta chuẩn hóa T Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolera nce (Const ant) .472 .182 2.584 .010 TCI .190 .044 .285 2.047 .021 .703 TCII .163 .048 .248 3.411 .001 .649 VH .294 .033 .423 8.958 .000 .670 GDI .136 .037 .244 .970 .003 .594 GDII .159 .039 .219 2.752 .006 .656 TC .239 .039 .483 3.036 .003 .741 PTC .119 .036 .246 1.098 .003 .696 21 Kết quả phân tích hồi qui từ số liệu tác giả điều tra năm 2019. Dựa vào mức ý nghĩa thống kê của từ biến từ các kết quả trên, ta thấy tất cả các biến có ý nghĩa thống kê, đều tương quan thuận với cơ hội khởi nghiệp. Cụ thể đối với nhân tốTCI (Thể chế I) tăng thêm 1 điểm thì cơ hội khởi nghiệp tăng thêm 0,285 điểm. Bên cạnh đó các biến độc lập TCII; VH; GDI; GDII; TC; PTC cũng có tác động thuận chiều đến cơ hội khởi nghiệp, cụ thể nếu các biến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_chinh_sach_ho_tro_khoi_nghiep_toi_co_hoi_khoi_n.pdf
Tài liệu liên quan