* Từ thực tế của bộ môn tôi xin đưa ra một số biện pháp như sau:
1. Nắm chắc kiến thức trên lớp
Muốn nắm chắc kiến thức ngay tại lớp thì cần chăm chú nghe giảng, thảo luận bài với bạn bè, phần nào chưa hiểu thì hỏi giáo viên hoặc bạn bè.
2. Vận dụng ngay kiến thức được học
Có nhiều cách để vận dụng như thông qua việc ôn luyện ở nhà như: làm bài tập, nghiên cứu giải thích các hiện tượng, ôn lại các kiến thức vừa được học xong trên lớp và các kiến thức cũ trước đó để có tính hệ thống. Ngoài ra các bạn có thể kết hợp với việc tra tìm trên mạng thật nhiều các dạng toán, bài tập liên quan đến đơn vị kiến thức đã được học và tìm cách giải quyết. Qua quá trình này lượng kiến thức được củng cố và giúp các bạn có thể nhớ được nhiều công thức hơn.
3. Liên hệ thực tế các hiện tượng tự nhiên
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, xuất phát từ những yêu cầu của xã hội trong cuộc sống
Ví dụ: Tại sao có chuyển động, vì sao xe ngựa chạy được, vì sao có sét, vì sao sấm khác sét.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận Đổi mới phương pháp học tập môn Vật lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THAM LUẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ
Kính thưa quý thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Tôi rất vinh dự khi được thay mặt các bạn trong lớp 10A7 trình bày bài tham luận của mình với chủ đề : “Đổi mới phương pháp học tập môn Vật lí”.
I. Lí do lựa chọn vấn đề
Đổi mới phương pháp học tập thực chất là tạo ra sự chuyển biến trong cách học. Muốn yêu thích bộ môn Vật lí là học tập một cách tích cực, trước hết phải yêu bộ môn, có sự đầu tư thích đáng cho từng bài học.
Vật lí là một trong những bộ môn khoa học về tự nhiên, nhiệm vụ chủ yếu của nó là nghiên cứu các hiện tượng vật lí, tìm nguyên nhân, khám phá ra các định luật vật lí phục vụ lợi ích của con người và đối với học sinh. Vật lí như là một môn học khó đối với học sinh hiện nay bởi các bạn chưa có sự đầu tư thích đáng cho môn học này, chưa có phương pháp học tập đúng đắn, đang còn lười nhác, thiếu áp dụng hoặc liên hệ thực tế, hiểu biết vấn đề vật lí chưa thấu đáo, nữa vời dẫn đến sai bản chất hiện tượng. Bên cạnh đó cũng do các nguyên nhân như không làm nhiều bài tập dẫn đến không có phương pháp giải, không ghi nhớ được các công thức vật lí. Môn vật lí khó nên đa số các học sinh yêu thích thực sự là hiếm. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các bạn học sinh chưa có phương pháp học tập tích cực và đúng đắn.
Vậy làm cách nào để cải thiện và nâng cao chất lượng học tập môn Vật lí trong trường?
II. Nội dung
* Hoạt động nhận thức trong quá trình học bộ môn Vật lí mang tính tích cực, hiệu quả trong việc học tập tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh.
Ý thức và phẩm chất tâm lí, năng lực của con người biểu hiện và được hình thành trong hoạt động của con người. Việc học tập bộ môn sẽ làm cho học sinh phát triển khác nhau tùy thuộc ở nội dung và phương pháp học tập. Vì vậy việc học không chỉ quan tâm tới nhiệm vụ phát triển về trí tuệ. Giải những bài toán không phải chỉ là theo khuôn mẫu đã có, thực hiện những bài toán làm có tính chất nghiên cứu, nắm được những kĩ năng, kĩ xảo mới hợp yêu cầu thực tiễn. Tức là phải phát triển năng lực sáng tạo.
Việc phấn đấu học tập bộ môn Vật lí như: tự tìm tòi, tự hiểu biết để phát triển, khai thác, hượng thụ những thành quà lao động vẫn chưa tự bỏ cách giáo dục mang tính thực dụng. Không ít học sinh chưa phát huy trí lực, không quan tâm đến việc rèn luyện trí thông minh, sáng tạo. Điều này nguy hại là, sau khi học xong các hiện tượng vật lý và các định luật về vật lý một số bạn lại không biết vận dụng các hiện tượng, định luật đó vào để giải thích một số hiện tượng về khoa học tự nhiên và không chỉ ra được ứng dụng rộng rãi của nó trong khoa học kỹ thuật.
Về đổi mới phương pháp là vấn đề cấp bách của thời đại đối với chúng ta. Ngày nay sự đổi mới phương pháp dạy học là sự sống của giáo dục Việt Nam. Do vậy việc đổi mới phương pháp học tập là không thể thiếu được trong nhà trường hiện nay. Có như vậy thì mới có phát huy được về chất lượng. Việc đổi mới đó phải được đào tạo và rèn luyện thành thói quen. Vì môn Vật lý là môn khoa học thực nghiệm nó là cơ sở cho nhiều ngành kỹ thuật, các máy móc được chế tạo dựa trên các thành tựu vật lý: Động cơ ô tô, máy bay được chế tạo dựa vào kiến thức về nhiệt, Máy phát điện, động cơ điện, vô tuyến truyền hình ... được chế tạo dựa trên kiến thức về điện... những thành tựu của vật lý và kỹ thuật phục vụ rất nhiều cho cuộc sống của con người trên mọi mặt. Vì vậy việc đổi mới phương pháp học tập vật lý là không thể thiếu được.
* Từ thực tế của bộ môn tôi xin đưa ra một số biện pháp như sau:
1. Nắm chắc kiến thức trên lớp
Muốn nắm chắc kiến thức ngay tại lớp thì cần chăm chú nghe giảng, thảo luận bài với bạn bè, phần nào chưa hiểu thì hỏi giáo viên hoặc bạn bè.
2. Vận dụng ngay kiến thức được học
Có nhiều cách để vận dụng như thông qua việc ôn luyện ở nhà như: làm bài tập, nghiên cứu giải thích các hiện tượng, ôn lại các kiến thức vừa được học xong trên lớp và các kiến thức cũ trước đó để có tính hệ thống. Ngoài ra các bạn có thể kết hợp với việc tra tìm trên mạng thật nhiều các dạng toán, bài tập liên quan đến đơn vị kiến thức đã được học và tìm cách giải quyết. Qua quá trình này lượng kiến thức được củng cố và giúp các bạn có thể nhớ được nhiều công thức hơn.
3. Liên hệ thực tế các hiện tượng tự nhiên
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, xuất phát từ những yêu cầu của xã hội trong cuộc sống
Ví dụ: Tại sao có chuyển động, vì sao xe ngựa chạy được, vì sao có sét, vì sao sấm khác sét.
Khi đó ta sẽ có mối liên hệ giữa kiến thức được học và thực tế giúp ta sẽ dễ nhớ và tuy duy hơn.
4. Say mê và có niềm tin với Vật lí
Lên mạng tìm kếm các thí nghiệm vui, xem các hiện tượng kì lạ trong tự nhiên hay xem một video về khám phá cuộc sống khi đó ta sẽ thấy sự ảnh hượng của vật lí trong cuộc sống. Vật lí không hề cao siêu như chúng ta vẫn nghĩ.
5. Thường xuyên đặt ra cho mình những câu hỏi ngớ ngẩn
Ví dụ: - Tại sao vật đều có thể đứng yên.
Sẽ ra sao nếu không xuất hiện lực ma sát.
Khi đó ta có thể hiểu vai trò của chúng, làm sao để duy trì sự tồn tại của chúng, cơ chế ra sao. Từ đó bạn sẽ thấy vật lí hay và hấp dẫn, yêu và thích sẽ làm cho ta thêm động lực học hỏi.
III. Một số tấm gương sáng học giỏi Vật lí
Mỵ Duy Hoàng Long (lớp 12 chuyên Vật lý, Trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa). Môn yêu thích của Hoàng Long lại là những môn tự nhiên và đặc biệt xuất sắc ở môn Vật lý. Hoàng Long là một tấm gương khiến mọi thán phục, lớp 11 giành giải Ba kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, lớp 12 đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và Huy chương Đồng Olympic Vật lý châu Á. Khi được hỏi về bí quyết để học tốt, thì Hoàng Long đã trả lời: “Em chẳng có bí quyết gì cả, chỉ là để học tốt bất kể môn gì thì cần phải tạo cho mình lòng đam mê, nếu có lòng đam mê thì khi ngồi vào học sẽ tập trung cao độ, hiệu quả môn học sẽ cao”.
Ngoài ra cũng có nhiều tấm gương tiểu biểu, một trong số đó có bạn Nguyễn Ngọc Khánh (Lớp 12A3 chuyên Lý của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) người học trò xứ Nghệ say mê Vật lý. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân, sống ở nông thôn với nhiều khó khăn nhưng Khánh có sẵn tố chất thông minh và ý chí ham học khiến người người không khỏi xúc động và ngưỡng mộ. Ngọc Khánh đã xuất sắc giành Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Á. Khánh cũng là thành viên chính thức của Đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế tại Cộng hòa Ấn Độ.
IV. Kết quả
Vận dụng từ phương pháp đổi mới trên. Tôi thấy trong quá trình học tập đã thu hút được kết quả khá tốt. Cụ thể là bản thân ham học và yêu thích môn Vật lí hơn. Tôi thấy được tầm quan trọng của môn Vật lí, thấy được những thành tựu của vật lí và kỹ thuật phục vụ rất nhiều cho cuộc sống của con người trên mọi mặt.
Trên đây là những quan điểm và suy nghĩ của cá nhân tôi đúc rút từ thực tế trong quá trình quá trình học tập bộ môn vật lí. Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn học sinh và thầy, cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tham luan doi moi phuong phap hoc tap mon Vat li THPT Ninh Chau_12499560.docx