Thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai - Từ thực tiễn ở thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của luận văn . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn.3

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 6

4.1. Đối tượng nghiên cứu.6

4.2. Phạm vi nghiên cứu.6

5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn . 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 7

7. Kết cấu của luận văn.7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỂ CHẾ HÀNH CHÍNH NHÀ NưỚC

VỀ XỬ LÝ THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI . 8

1.1. Một số khái niệm liên quan.8

1.2. Đặc điểm và nội dung thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng

trong lĩnh vực đất đai . 19

1.3. Yếu tố bảo đảm thực hiện thể chế hành chính của nhà nước về xử lý tham

nhũng trong lĩnh vực đất đai .27

Tiểu kết chương 1.39

Chương 2. THỰC TRẠNG THỂ CHẾ HÀNH CHÍNH NHÀ NưỚC VỀ

XỬ LÝ THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI - TỪ THỰC

TIỄN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 40

2.1. Tổng quan về tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tham nhũng trong lĩnh

vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội . 40

pdf115 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai - Từ thực tiễn ở thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chƣa sử dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Biểu đồ trên cho thấy đất bằng chưa sử dụng chiếm 35,93%; đất đồi núi chưa sử dụng chiếm 30%; đất núi đá không có rừng cây chiếm 33,37%. Như vậy với cách phân chia như trên cho thấy đất chưa sử dụng trên cả diện tích đất đồng bằng, đồi núi và đất núi đá không có rừng cây đều bị bỏ hoang, dẫn đến lãng phí đất. Hà Nội cần có giải pháp, chiến lược cụ thể hơn đối với những loại đất này nhằm khai thác tối đa mục đích sử dụng của đất, tăng hiệu quả quy hoạch cho Thủ đô. Công tác quy hoạch hoá đô thị cần phải đẩy mạnh trong những năm tới, công tác quản lý sử dụng đất cần được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng góp phần xây dựng Thủ đô xứng tầm khu vực và thế giới. Với cách phân chia đất như trên cho thấy quy hoạch đất của Thành phố cần phải được thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của 47 Thủ đô và cả nước. Việc quy hoạch tổng thể đất cần phải có thể chế quản lý hành chính phù hợp nhằm phát huy hiệu quả tối đa của đất, phát huy thế mạnh của Thủ đô và cải thiện được công tác phòng, chống tham nhũng về đất trên địa bàn. 2.1.1.3. Tình hình biến động đất đai của Thành phố Hà Nội Trong những năm gần đây, tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn Thủ đô có những biến động lớn theo hướng giảm cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, tăng cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp. Việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố thay đổi và biến động liên tục, thường xuyên đòi hỏi các cấp, các ngành có các biện pháp quản lý phù hợp. Việc quản lý phải phù hợp với thời điểm, địa điểm vùng miền và phong tục, tập quán từng địa phương. Trong quá trình quản lý đòi hỏi các nhà quản lý hành chính có những bước đi đúng đắn.Thể hiện: TT T Mục đích sử dụng đất Mã Năm 2010 Năm 2016 Biến động Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Tổng diện tích tự nhiên 332,889 100.00 332,889 100.00 1 Đất nông nghiệp NNP 188,601 56.66 181,327 54.47 -7,274.1 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 152,379 80.79 145,525 80.26 -6,853.63 1.2 Đất lâm nghiệp NP 24,258 12.86 23,909 13.19 348.68 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản TS 10,721 5.86 10,881 6.00 160.35 1.4 Đất làm muối MU 0 0.00 0 0.00 0.00 1.5 Đất nông nghiệp khác KH 1,244 0.66 1,012 0.56 -232.11 2 Đất phi nông nghiệp NN 134,947 40.54 144,624 43.45 9,676.6 48 2.1 Đất ở OTC 35,689 26.45 41,543 28.72 5,854.38 2.2 Đất chuyên dùng CDG 68,710 50.92 74,391 51.44 5,680.55 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 836 0.62 845 0.58 -8.53 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,849 2.11 3,407 2.36 558.13 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 26,339 19.52 24,223 16.75 -2,116.40 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 524 0.39 615 0.43 91.42 3 Đất chưa sử dụng CSD 9,341 2.81 6,938 2.08 -2,402.5 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 4,289 45.92 2,493 35.93 -1,796.14 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2,602 27.86 2,130 30.70 -471.84 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 2,450 26.22 2,315 33.37 -134.53 Bảng 2.2. Biến động đất đai của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tình hình biến động đất đai của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016 qua bảng thống kê trên cho thấy tỉ lệ đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố giảm; tỉ lệ đất phi nông nghiêp, đất chưa sử dụng gia tăng. Điều đó cho thấy đất nông nghiệp đã thay đổi theo chiều hướng giảm, việc thay đổi đó là do quá trình chuyển mục đích sử dụng đất; quy hoạch lại cơ cấu đất sau khi Hà Nội sáp nhập các vùng lân cận vào Thủ đô. Đối với đất nông nghiệp giảm 7,274.1 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 6,853.63 ha; đất lâm 49 nghiệp tăng nhẹ 348,68 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 160 ha; đất làm muối giữ ổn định; đất nông nghiệp khác giảm 232 ha. Qua số liệu cho thấy sự biến động của các loại đất nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp, đất nông nghiệp khác giảm thể hiện chính quyền Thành phố đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang làm các công việc khác sao cho phù hợp với sự phát triển của Thành phố. Đối với đất phi nông nghiệp, những năm qua cũng có sự gia tăng đáng kể. Thể hiện đất phi nông nghiệp tăng 9,676 ha. Trong đó đất ở tăng từ 35,695 ha lên 41,542 ha; đất chuyên dùng tăng từ 68,710 ha lên74,391ha. Một số loại đất khác lại giảm như đất sông suối giảm từ 26,339 ha xuống còn 24,223 ha. Số liệu trên cho thấy đất làm nhà ở trên địa bàn Thành phố tăng chứng tỏ sự dịch chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở gia tăng; đất dùng cho sông suối, tôn giáo tín ngưỡng giảm. Đối với đất chưa sử dụng có chiều hướng giảm từ 9,341 ha xuống còn 6,938 ha. Trong đó đất bằng chưa sử dụng giảm số lượng ít từ 4,289 ha xuống 2,493 ha; đất đồi núi chưa sử dụng và dất núi đá không có rừng cây cũng bị giảm. Điều đó cho thấy công tác quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất có sự biến động. Qua các số liệu trên cho thấy tỉ lệ đất nông nghiệp giảm và gia tăng tỉ lệ đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng. Trong quá trình chuyển đổi đó cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước phải thực hiện quy trình chuyển đổi, phân chia tỉ lệ quyền sử dụng đất và chứng nhận mục đích sử dụng đất. Như vậy có thể khẳng định cơ quan nhà nước các cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công vụ của mình cần phải thực hiện một cách đúng đắn, chính xác khách quan và công minh. Tình hình biến động đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội được thể hiện qua đồ thị dưới đây: 50 Biểu đồ 2.5. Tình hình biến động đất đai của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2016 Thông qua đồ thị cho thấy cơ cấu sử dụng đất đã có sự biến động đáng kể từ năm 2010 đến năm 2016 theo hướng giảm cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, tăng dần cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp. Cụ thể từ năm 2010 đến năm 2016, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp giảm 7,2741 ha, trong khi đó cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp tăng 9,676.6 ha và xu hướng đưa các loại đất chưa sử dụng vào sử dụng cũng tăng lên 2,402.5 ha. Thể hiện đối với đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh từ 152,379 ha xuống còn 145,525 ha; đất lâm nghiệp giảm từ 24,258 ha xuống 23,909 ha. Trong khi đó thì đất nuôi trồng thuỷ sản tăng nhẹ từ 10,721 ha lên 10,881 ha và đất nông nghiệp khác lại giảm nhẹ từ 1,244 ha xuống 1,012ha. Đối với đất phi nông nghiệp thì đất ở tăng lên rất nhanh từ 35,689 ha lên 41,543 ha; đất chuyên dùng tăng từ 68,710 ha lên 74,391 ha; đất tôn giáo, đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng nhẹ. 51 Trong khi đó đất chưa sử dụng có chiều hướng giảm. Thể hiện: đất bằng chưa chưa sử dụng giảm từ 4,289 ha xuống 2,493 ha; đất đồi núi chưa sử dụng giảm từ 2,602 ha xuống 2,130 ha; đất núi đá không có rừng từ 2,450 ha xuống 2,315 ha. Qua các số liệu trên cho thấy hàng năm tỉ lệ phân chia, thay đổi mục đích sử dụng đất diễn ra thường xuyên, liên tục ở đất cả các loại đất. Điều này cho thấy giá trị của đất thay đổi liên tục để phù hợp với nhu cầu của con người và đời sống xã hội. Vậy nên cần phải có những thể chế hành chính phù hợp với từng giai đoạn, từng đối tượng, từng loại đất để việc quản lý đất đai được thông suốt và đem lại hiệu quả thiết thực. 2.1.2. Tình hình tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội Tình hình tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội những năm qua được thể hiện như sau: 2.1.2.1. Sai phạm trong quy hoạch sử dụng đất đai Qua công tác thanh tra, kiểm tra thực tế nhận thấy một số dự án vi phạm quy hoạch sử dụng đất, sử dụng đất sai mục đích, có dự án sau khi được giao đất, chậm triển khai trên 24 tháng, đồng thời vi phạm quy hoạch, xây dựng trái phép nhưng chưa được các cơ quan chức năng xử lý triệt để. Việc thành phố giao chủ đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất đã giải phóng mặt bằng thông qua hình thức tổ chức lựa chọn chủ đầu tư là chưa đảm bảo chặt chẽ theo quy định của Luật Đất đai và nghị định của Chính phủ. Ví dụ ngày 1/10/2012, Thành phố ban hành Quyết định số 6683/QĐ-UBND cho xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm thuê 10.224 m2 đất để xây dựng khu thương mại Mỹ Đình là trái với quy định của Luật Đất đai. Hoặc Thành phố đã ban hành quyết định giao đất tại một số dự án nhưng chậm tính tiền sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất, chậm bàn giao đất trên thực địa. Nhiều tổ chức sử dụng đất từ trước Luật Đất đai 2003 không có giấy tờ về sử dụng đất, chưa được công 52 nhận quyền sử dụng đất. Hoặc như tại quận Cầu Giấy, huyện Từ Liêm (cũ) công tác quản lý đất công còn thiếu chặt chẽ, thiếu công khai, minh bạch như: không có hồ sơ địa chính, không có sổ cập nhật biến động đất công theo quy định của pháp luật đất đai; lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép; cho thuê trái phép; bồi thường đất, tài sản trên đất công; hợp thức hóa hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa được xử lý [14]. Hoặc như tình trạng quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề vào các vùng dân cư tập trung, sử dụng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, quy hoạch khu đô thị sinh thái rồi bỏ dở dự án như dự án xây dựng nhà vườn sinh thái [14]. Về cơ bản, việc quy hoạch sử dụng đất thuộc về Nhà nước. Trên thực tế các quan chức địa chính địa phương toàn quyền quyết định trong việc biến đất công thành đất tư, thực hiện công tác bồi thường nhưng không thỏa đáng để trục lợi cá nhân; hoặc nhận hối lộ để phê duyệt và chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, từ đất nông nghiệp sang đất làm nhà ởtrong những dự án kinh doanh bất động sản. Những hành vi đó đã và sẽ tiếp tục xảy ra nhưng lại có dấu hiệu trầm trọng, tạo nên sự bất bình sâu rộng trong xã hội, khiến dư luận xã hội lên án. Công tác quy hoạch đất đai trên đại bàn thành phố được thực hiện một cách độc quyền, việc “xin ý kiến đóng góp của nhân dân” chỉ là những bản quy hoạch đã hoàn thiện sau khi đã được giữ kín (Quy hoạch trên giấy); trách nhiệm giải trình của các nhà làm quy hoạch từ xưa đến nay tại các địa phương dường như là thứ “xa xỉ phẩm” rất ít được bàn tới, việc giải thích “tại sao” mặc dù được đưa ra trong mỗi bản quy hoạch tuy nhiên hậu quả của việc phê duyệt quy hoạch, của một quyết định sai trong một bản quy hoạch thường là chưa có tiền lệ; bởi một lẽ một lãnh đạo chịu trách nhiệm bản quy hoạch cho hàng 10 - 50 năm nhưng trách nhiệm giải trình chỉ trong vòng 5 năm đương nhiệm và từ xưa đến nay chưa có một quan chức nào phải chịu trách nhiệm do 53 quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của mình. Trong khi đó lợi nhuận từ quyền trong quy hoạch vô cùng lớn như: 1/Được chi một khoản lớn trong khi phê duyệt quy hoạch làm lợi cho một số cá nhân, đơn vị, tổ chức, tập đoàn kinh tế; 2/Biết trước quy hoạch có thể “bật đèn xanh” người nhà mua trước đất đai để sinh lợi. 3/Việc giao đất trong vùng quy hoạch không đúng mục đích, không đúng đối tượng [15]. Như vậy, tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực đất đai dưới việc lợi dụng những thiết kế quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất “tùy hứng” của lãnh đạo tại các địa phương. Nói cách khác tình trạng quy hoạch không đồng bộ, thiếu khoa học chạy theo yêu cầu của nhà đầu tư đã tiếp tay đắc lực cho việc trục lợi cá nhân, tình trạng tham nhũng gia tăng, nhất là tham nhũng về đất. Theo kết luận của Thanh tra Thành phố chỉ trong Quý IV năm 2016 đã phát hiện 108 cuộc thanh tra, đã kết luận 66 cuộc; phát hiện sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai 584 triệu đồng và 13.965m2 đất. Các dạng sai phạm qua thanh tra chủ yếu là xử lý đất lấn chiếm và sử dụng đất không đúng mục đích, sai quy định [29]. 2.1.2.2. Sai phạm trong việc lợi dụng chính sách của nhà nước để trục lợi liên quan đến đất Trong thời gian qua, nhiều cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lợi dụng các chương trình, dự án của Nhà nước để bao chiếm ruộng đất, chia chác đất đai, nhất là đối với chương trình trồng rừng, các dự án phát triển khu dân cư, các dự án tái định cư. Hiện nay việc lợi dụng chính sách thông thoáng trong việc giao và cấp đất, nhiều địa phương đã cho phép các công ty lập dự án để quy hoạch từ đất nông nghiệp thành đất sản xuất, đất khai thác khoáng sản; nhiều câu hỏi đặt ra liệu các quyết định này có lợi cho nhà nước, nhà nước thu được gì từ việc này hay tiền từ túi của các nhà đầu tư vào túi của một số quan chức. 54 Theo con số thống kê, tại nhiều tầng trong dự án 30 Phạm Văn Đồng, hai căn hộ riêng biệt liền kề nhau, với các chủ sở hữu đứng tên khác nhau bị đập thông với nhau tạo thành một phòng lớn sai với thiết kế ban đầu để cho thuê, thậm chí bán trục lợi trái với quy định. Hoặc theo báo cáo của Huyện ủy Chương Mỹ, từ ngày 01/5/2014 đến 30/6/2017, thông qua công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, Thanh tra huyện đã đề xuất chuyển 5 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra. Đến nay, cơ quan chức năng của huyện đã ra quyết định khởi tố hình sự 1 vụ việc, ra quyết định không khởi tố 2 vụ việc (kiến nghị xử lý hành chính 4 đối tượng), tạm dừng 1 vụ việc và đang xác minh 1 vụ việc. Tổng số vụ án tham nhũng đã được khởi tố là 7 vụ với 21 bị can xảy ra tại các xã: Tốt Động, Mỹ Lương, Ngọc Hoà, Phú Nghĩa, Hợp Đồng, Đông Phương Yên, với các tội danh như: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “lạm dụng chức quyền trong khi thi hành công vụ”, “thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng số tài sản thiệt hại do các vụ việc trên là trên 5,7 tỷ đồng, đến giờ đã thu hồi được trên 2,5 tỷ đồng. Theo Viện Kiểm sát nhân dân huyện, các vụ án tham nhũng tại Chương Mỹ chủ yếu trong lĩnh vực đất đai. Đối tượng phạm tội chủ yếu là trưởng thôn bán đất trái thẩm quyền [12]. Như vậy, sai phạm trong lĩnh vực lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi có xu hướng gia tăng, chủ thể chủ yếu trong lĩnh vực này là cán bộ ở các địa phương do không hiểu biết pháp luật hoặc hiểu biết còn quá ít, dẫn đến tình trạng sai phạm nghiêm trọng như trên. 2.1.2.3. Sai phạm trong các hoạt động liên quan đến thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai Các thủ tục hành chính nhà nước liên quan đến đất đai như giao đất; cho thuê đất; cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng 55 nhận quyền sử dụng đất; không thực hiện đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ. Sai phạm này được phản ánh nhiều nhất so với các sai phạm trên qua hệ thống truyền thông và báo chí; việc người dân phải (buộc) trả một khoản kinh phí để có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chuyển nhượng đất đai hoặc một số trình tự liên quan đến quyền sở hữu đất... nhiều địa phương người dân truyền tai nhau khái niệm “khung giá” trong việc làm các giấy phép này và xem đó là chuyện bình thường, nếu mình không “chi” thì công việc của mình khó lòng mà thực hiện được. Như chúng ta biết “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” nhưng quyền quyết định những giá trị gia tăng từ đất mà người dân muốn sử dụng lại nằm trong tay một nhóm người đại diện cho nhà nước - đó là quan chức nhà nước. Trong số ít những người này, khi quyền lực bị tha hóa bởi tiền đã nảy sinh lòng tham nên bất chấp luật pháp, khái niệm “dân gian” và “quan tham” được xem là thích hợp trong trường hợp này. Việc này đã tạo một hiệu ứng xấu trong xã hội, nhìn nhận của người dân về chính quyền địa phương bị thay đổi, tuy nhiên xét về mức độ tham nhũng thì tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ “người dân - chính quyền”. Việc chuyển đổi, phân chia đất diễn ra thường xuyên và nó sẽ phải thực hiện các thủ tục hành chính. Hầu như người dân ai cũng muốn thực hiện thủ tục này một cách nhanh gọn nên các bước tiến hành thủ tục hành chính có thể bị rút ngắn. Và để làm được điều đó thì xảy ra các sai phạm trong quá trình thực hiện. 2.1.2.4. Sai phạm liên quan đến việc các cấp chính quyền giao đất trái thẩm quyền giao đất, cho thuê đất không đúng đối tượng, không đúng quy hoạch; sử dụng tiền thu từ quỹ đất công ích trái quy định của pháp luật Thực tế cho thấy, tiêu cực, sai phạm đang có mặt trong hầu hết tiến trình thực thi quyền lực đối với đất đai nhưng phổ biến hơn cả là trong việc 56 thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất... Việc thu hồi đất hết sức phức tạp, rắc rối nhưng lại đang bị lợi dụng, lạm dụng. Hà Nội là địa phương có tỷ lệ không đồng ý về quyết định thu hồi đất là rất cao nhưng việc thu hồi đất lại vô cùng dễ dàng”. Một trong những cách thu hồi đất nhanh và rẻ là “thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế”. Với trường hợp này, người được giao đất được lợi rất nhiều thứ. Một mặt, việc thu hồi đất sẽ do Nhà nước đảm nhận bằng quyền lực nhà nước, mặt khác tiền đền bù luôn luôn thấp, thậm chí được xem là rẻ mạt vì áp theo khung giá do Nhà nước ấn định. Nói cách khác, người được “cấp” đất vì mục đích phát triển kinh tế với chi phí rẻ so với giá đất trên thị trường, ngược lại người bị thu hồi luôn phải chịu thua thiệt nặng nề. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng. Gắn liền với việc thu hồi đất, giao đất là chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở; đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang mục đích khác... Giá trị đất sau mỗi lần chuyển đổi như vậy có thể tăng lên gấp nhiều lần, thậm chí hàng trăm lần và do đó cũng trở thành miếng mồi ngon cho tiêu cực, tham nhũng, nhất là khi Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn quy định về việc chuyển đổi này còn chưa đầy đủ. Như việc Luật Đất đai chỉ quy định vẻn vẹn trong hai điều khoản và không hề nói rõ điều kiện cụ thể nào thì được chuyển mục đích sử dụng. Hệ quả là với tình trạng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng tràn lan ở các địa phương, hàng loạt đất “bờ xôi ruộng mật” lần lượt bị thế chỗ bởi các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng, để rồi thậm chí bị bỏ hoang do dự án “treo”, chủ đầu tư không có năng lực; hay hàng loạt khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bị tàn phá nặng nề khi chuyển đổi mục đích sử dụng. Việc xây dựng các dự án với mục đích để sản xuất, dự án sân Golf sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng thành các dự án nhà ở là một dạng thái của tham nhũng trong lĩnh vực đất đai. 57 2.1.2.5. Sai phạm liên quan đến các hành vi gian lận trong việc lập phương án bồi thường về đất đai Hiện nay, trên phạm vi Thành phố Hà Nội việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để mở rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở thành thị và nông thôn đã làm cho một bộ phận dân cư không còn hoặc còn ít đất để canh tác, ảnh hưởng đến công ăn việc làm và làm khó khăn thêm đời sống của họ. Mặt khác, quá trình thực hiện đã phát sinh khiếu kiện về cách làm thiếu công khai, mất dân chủ; giá đền bù thấp, không nhất quán, không công bằng; việc lấy đất sử dụng vào kinh doanh, đền bù cho dân giá thấp nhưng lại cho đấu thầu giá cao gấp nhiều lần; không ít trường hợp bớt xén tiền đền bù, tham nhũng, tiêu cực, gây bất bình trong nhân dân [20]. Về cơ bản, nếu cố tình trục lợi thì thực tế các quan chức có thể tạo bất công ở mọi khâu liên quan đến đất đai. Một mặt, việc thu hồi đất đang mang vóc dáng thị trường là sẽ trả bằng tiền, nhưng mặt khác nó hoàn toàn mang tính chất hành chính, qua quyết định hành chính. Hoặc như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dễ phát sinh hành vi tham nhũng của các cán bộ trong thực thi công vụ, đặc biệt đối với cán bộ thuộc cấp huyện, thị xã, thị trấn, xã/phường ở các tỉnh/thành phố có tốc độ đô thị hóa cao. “Các hành vi tham nhũng có liên quan tới chuỗi quy trình thực hiện việc cấp giấy chứng nhận như: Cán bộ thực hiện gây khó dễ; thời gian đánh giá và phê duyệt hồ sơ của quy trình này bị kéo dài so với thời hạn quy định” hoặc công tác thu hồi đất, giao đất cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng tình trạng tham nhũng diễn ra khá phổ biển dưới nhiều hình thức khác nhau như: Gian lận trong việc lập phương án bồi thường; xác nhận thời điểm sử dụng đất, vị trí đất, diện tích đất có sự thỏa thuận với người dân để chia lợi hoặc phê duyệt giá giao, cho thuê có lợi cho chủ đầu tư. Như vậy việc xác định giá đất khi giao đất, cho thuê đất ở các địa phương chưa sát 58 với giá thị trường đã làm lợi cho doanh nghiệp, tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước. 2.1.2.6. Sai phạm liên quan đến trục lợi về đất đai Thông qua việc lập phương án hoặc điều chỉnh phương án quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn không phù hợp với thực tế, gây xáo trộn không cần thiết đối với đời sống nhân dân. Lợi dụng kẽ hở chính sách để biến ký túc xá thành dự án kinh doanh nhà, biến dự án công ích thành công trình tư ích... Tuy nhiên, trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng, tình trạng tham nhũng lại diễn ra khá phổ biến với các hành vi như: gian lận trong lập phương án bồi thường để tham ô; lập 2 phương án bồi thường (một cho người có đất bị thu hồi và một để thanh toán với Nhà nước); lập phương án, xác nhận thời điểm sử dụng đất, vị trí đất, diện tích sử dụng, thỏa thuận với người dân để chia lợi nhuận. Ví dụ như lãnh đạo, cán bộ của UBND xã Đồng Tâm và một số phòng ban chuyên môn của huyện Mỹ Đức như 3 nguyên chủ tịch UBND, một bí thư, một chủ tịch HĐND, trưởng ban tài chính...Những người này đã lợi dụng quyền và chức vụ của họ, buông lỏng việc quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai và giao đất trái thẩm quyền cho 29 hộ dân xã Đồng Tâm để trục lợi nhiều tỷ đồng. Trong khi đó những bị can thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội không làm tốt việc thẩm định nguồn gốc đất dẫn đến ký xác nhận không chính xác[14]. 2.1.2.7. Sai phạm liên quan đến lãng phí đất công Tại Hà Nội, có chín cơ sở của các bộ, ngành, tám bệnh viện tuyến Trung ương và một cơ sở giáo dục thuộc diện phải di dời khỏi nội thành. Ðến nay, nhiều bộ, ngành, đơn vị được bố trí đất mới hoặc xây trụ sở mới nhưng đều chưa bàn giao quỹ đất cho Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, có hàng chục nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường nằm trong diện di dời. Ðến nay, một 59 vài đơn vị đã thực hiện di dời, nhưng quỹ đất sau di dời lại được sử dụng làm cơ sở hai hoặc lập dự án đầu tư xây dựng kinh doanh, thương mại (thí dụ khu đất 94 Lò Ðúc trước thuộc Nhà máy rượu Hà Nội, hay khu đất số 231 đường Nguyễn Trãi của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng), không bàn giao hết quỹ đất sau di dời cho thành phố để quản lý, khai thác bổ sung hạ tầng xã hội và kỹ thuật. Công tác di dời các cơ sở công nghiệp còn manh mún do gặp khó khăn về tài chính, cơ chế chính sách hỗ trợ. Theo báo cáo của huyện Quốc Oai, trên địa bàn có chín dự án nhà vườn nông nghiệp, 19 dự án khác, chưa kể các khu công nghiệp thì mới có gần 10 dự án được phép triển khai nhưng chờ quy hoạch. Các dự án còn lại cũng đều phải chờ chưa triển khai được. Điều này không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà còn làm lãng phí, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Với khu vực nội đô, nhiều khu đất dự án cũng bị “đắp chiếu”, như dự án Twin Tower tại đường Láng, khu đất tại 76 Nguyễn Chí Thanh [14]. Hay là chuyện của ga Hà Nội, chuyện của 04 bến xe trong nội đô (Gia Lâm, Giáp Bát, Nước Ngầm và Mỹ Đình) cũng đang được quy hoạch để di dời từ sau năm 2020. Diện tích khổng lồ của những khu vực này, cộng với giá trị thị trường mà nó mang lại, sẽ khiến đây trở thành "quả táo bất hoà" cho cuộc tranh đấu giữa lợi ích xã hội và chủ nghĩa thân hữu. Nhà, đất là tài sản có giá trị lớn, cần được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Bởi vậy, thời gian tới, cần thông qua cơ chế sắp xếp nhà, đất để khắc phục tình trạng sử dụng sai quy định, lãng phí nguồn tài sản công. Cần xử lý nghiêm minh, triệt để các trường hợp sử dụng sai quy định như cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, bố trí làm nhà ở, lấn chiếm Ðối với nhà, đất sử 60 dụng không hiệu quả, sai quy định, Nhà nước cần sớm thu hồi giao cho tổ chức khác sử dụng để tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. 2.1.2.8. Sai phạm do thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý Năm 2016, các cơ quan hành chính của Thành phố thực hiện 330 cuộc thanh tra (gồm 231 cuộc theo kế hoạch và 99 cuộc đột xuất); đã kết luận 268 cuộc. Nội dung tập trung vào thanh tra trách nhiệm của các đơn vị trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: quản lý, sử dụng đất đai; đầu tư xây dựng; quản lý tài chính, chống thất thu ngân sách; việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN. Qua thanh tra 6 tháng đầu năm 2017 đã phát hiện vi phạm 1.141,17 tỷ đồng (kiến nghị thu hồi 1.045,22 tỷ đồng; kiến nghị khác 95,015 tỷ đồng) và 14,08 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm, rút kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthe_che_hanh_chinh_nha_nuoc_ve_xu_ly_tham_nhung_trong_linh_v.pdf
Tài liệu liên quan