Tuần 10
Tiết 40
TV
DANH TỪ(tt)
I. Mức độ cần đạt:
- Nắm được định nghĩa của danh từ.
- Lưu ý: Học sinh đã học về danh từ riêng và quy tắc hoa danh từ riêng ở Tiểu học.
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức: - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.
- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Kỹ năng: - Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
III. Chuẩn bị:
- Thầy: Bảng phụ.
- Trò: Xem kỹ bài mới.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
145 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 kì 1 - Trường THCS Phan Châu Trinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iao chiến. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút về.
- Hàng năm, Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua, đành rút quân về.
2. Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kỳ là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. (2 điểm)
3. Những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua.
- Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu, thế mạng. Thạch Sanh diệt Chằn Tinh.
- Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa; bị Lý Thông lấp cửa hang.
- Bị hồn Chằn Tinh, đại bàng báo thù; Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.- Sau khi Thạch Sanh kết hôn với công chúa, hoàng tử mười tám nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, hội họp binh lính kéo quân sang đánh (1,5 điểm).
Hết
Tuần 8
Tiết 29
TLV
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
NS: 23/10/2017
NG:24/10/2017
I.Mức độ cần đạt:
- Lập dàn bài tập nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn
- Biết kể miệng trước tập thể một câu chuyện.
II. Trọng tâm kiến thức kỹ năng
Kiến thức: Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
Kỹ năng: - Lập dàn bài kể chuyện.
- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
III. Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, bảng phụ.
- Trò: Dàn bài sơ lược, tập nói và tập kể ở nhà.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định
2. kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài của HS.
- Dàn bài của bài văn tự sự gồm có mấy phần, nội dung chính của mỗi phần?
3. Bài mới: GV giới thiệu trực tiếp
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Dẫn vào bài.
- GV ghi đề a/77 lên bảng.
- Nêu yêu cầu của tiết học, chia nhóm.
- Động viên HS mạnh dạn, hăng hái tập kể trước nhóm và trc/lớp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV: Em hãy lập dàn ý “Tự giới thiệu về bản thân”.
- GV: Chia tổ luyện nói theo dàn bài, chọn 1 số HS nói trước lớp.
- GV: Khi nói các em chú ý:
+ Nói to để mọi người đều nghe,
+ Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, mắt nhìn vào mọi người.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tham khảo các dàn bài SGK.
- Gọi HS lần lượt đọc các bài tham khảo SGK/78.
- GV đưa 2 dàn bài mẫu SGK/77 lên bảng phụ
? Em có nhận xét gì về các dàn bài trên.
(Các dàn bài trên đều ngắn gọn, giản dị, nội dung mạch lạc, rõ ràng rất phù hợp với việc tập nói.)
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyyện nói trên lớp.
- GV hướng dẫn HS tập nói và nhận xét tập nói ở tổ, nhóm (20 phút).
- Gọi 1 số HS lên nói trước lớp, nhận xét, ghi điểm động viên.
- GV uốn nắn và gợi ý sửa chữa để HS nói cho đạt.
- Nhận xét chung về tiết tập nói
của HS:
+ Sự chuẩn bị của HS.
+ Quá trình tập nói và kết quả nói của HS.
+ Cách nhận xét bạn nói.
I. Chuẩn bị:
1. Lập dàn bài:
(Đề a/SGK/77)
Tự giới thiệu về bản thân .
2. Dàn bài tham khảo:
Tự giới thiệu về bản thân.
- Mở bài:
Lời chào và lí do tự giới thiệu .
- Thân bài:
+ Tên, tuổi, vài nét về hình dáng.
+ Gia đình gồm những ai .
+ Công việc hàng ngày.
+ Vài nét về tính tình, sở thích, ước mơ.
- Kết bài:
- Lời cảm ơn người nghe.
b. Kể về gia đình mình
(SGK/77)
II. Luyện nói trên lớp:
1. Cá nhân nói trước nhóm .
2. Cá nhân nói trước lớp
4. Củng cố:
- Đọc bài nói tham khảo SGK/78
- Đọc bài đọc thêm: “Trò chơi tập nói” SGK/79.
- Bài viết của Nguyễn Hiến Lê khuyên em điều gì ?
5. HDTH:
- Tập nói một mình theo dàn bài trên.
- Lập dàn bài kể về gia đình mình (đầu giờ tiết 33 kể trước lớp)
- Đọc và trả lời miệng các câu hỏi Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
Tuần 8
Tiết 30
VH
Đọc thêm: CÂY BÚT THẦN
(Truyện cổ tích Trung Quốc)
NS: 23/10/2017
NG:24/10/2017
I.Mức độ cần đạt:
Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện “Cây bút thần”.
II. Trọng tâm kiến thức kỹ năng
1. Kiến thức:
Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Cốt truyện “Cây bút thần” hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kỳ.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Lập dàn bài kể chuyện.
- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì vầ kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
- Kể lại câu chuyện.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định
2. Kiểm tra: Kể diễn biến truyện “ Em bé thông minh ”. Nêu ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới: Là một trong những truyện cổ tích thần kì kể về những con người thông minh tài giỏi “Cây bút thần” đã trở thành truyện bình dân quen thuộc đối với cả trăm triệu người dân TQ và Việt Nam từ bao đời nay. Câu chuyện khá ly kì xoay quanh nhân vật Mã Lương, một em bé nghèo khổ trở thành 1 họa sĩ lừng danh với cây bút thần kì diệu giúp dân diệt ác.
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
- GV hướng dẫn đọc: Giọng chậm rãi, bình tĩnh, chú ý phân biệt lời kể và lời một số nhân vật trong truyện.
- Đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc.
- Theo dõi, sửa lỗi sai cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích:
1, 3, 4, 7, 8.
? VB cây bút thần có thể chia làm mấy đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn.
(Đ1. ML học vẽ và được th/bút thần.
Đ2. ML vẽ cho người nghèo khổ.
Đ3. Dùng b/t để chống lại tên địa chủ.
Đ4. ML dùng bút thần để chống lại tên vua gian ác, tham lam.
Đ5. Những truyền tụng về ML và cây bút thần.)
GV chốt ý, ghi bảng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời tài năng Mã Lương.
? ML được g/thiệu qua những đ/điểm nào về số phận, tính nết và khả năng. Trong đó đặc điểm nào nổi bật nhất?
(Mồ côi, nghèo khổ, có tài vẽ, ham vẽ. Nổi bật I là ham vẽ và có tài vẽ.)
.
? ML đã bộc lộ những p/chất gì.
(- Yêu thương con người,
- Khẳng khái, không sợ quyền uy,
- Dũng cảm, mưu trí, thông minh.)
? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
GV tổng kết chốt ý:
- Truyện có nhiều chi tiết th/kì đặc sắc
- Thể hiện q/n của nd về công lí XH
(người tốt bụng, chăm chỉ, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng, kẻ độc ác tham lam bị trừng trị).
- K/định m/đích của tài năng ng/thuật (tài vẽ của ML) phải phục vụ nd, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác.
- Ước mơ về khả năng kì diệu của con người(vẽ chim -> chim bay, ...vẽ sóng
-> sóng vùi dập kẻ tham lam, độc ác).
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hiện phần ghi nhớ.
Gọi HS đọc to phần ghi nhớ SGK/85.
GV chốt lại ý chính để khắc sâu kiến thức. Ghi bảng
GV hướng dẫn phần luyện tập ở nhà.
I- Tìm hiểu chung:
1. Đọc truyện, tóm tắt:
2 Giải nghĩa từ khó:
3. Bố cục: 5 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu " Làm lạ: Mã Lương học vẽ và nhận được bút thần.
Đoạn2: Tiếp " Vẽ cho thùng: Mã Lương vẽ cho người nghèo.
Đoạn3: Tiếp " Phóng như bay: Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ.
Đoạn4: Tiếp " Sóng hung dữ: Mã Lương dùng bút thần chống lại tên vua tham lam độc ác.
Đoạn5: Còn lại: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.
II. Phân tích
1. Nội dung:
Nhân vật Mã Lương:
a/ Nguyên nhân Mã Lương vẽ giỏi.
- Mã Lương say mê, thông minh chăm chỉ, cần cù và giàu nghị lực "Nguyên nhân trực tiếp.
- Được ban thưởng bút thần "Thần kỳ- gián tiếp.
- Sự ban thưởng xứng đáng cho người say mê, có tâm, có tài.
- Là sự kết hợp giũa tài năng, điều kiện và phương tiện
b/ Mã Lương dùng bút thần để vẽ:
* Vẽ cho người dân nghèo.
- Vẽ phương tiện và vật dụng cần thiết trong đời sống, sinh hoạt của người dân.
- Vẽ một cách tự nguyện.
*Với tên địa chủ và nhà vua.
- Với tên địa chủ Mã Lương không vẽ gì hết nên đã bị giam vào chuồng ngựa.
- Với vua em vẽ ngược lại và cuối cùng giết chết vua.
- Mã Lương diệt kể ác để thực hiện công lý trong xã hội.
2. Nghệ Thuật:
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo và tăng tiến
- Cách kết thúc truyện có hậu.
3. Ý nghĩa của truyện.
- Khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống kẻ ác.
- Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lý xã hội và những khả năng kì diệu của con người.
III/ Tổng kết: ( Ghi nhớ)
* Luyện tập: Đọc diễn cảm đoạn 1 và 2, kể lại hoàn cảnh em nhận được cây bút thần
4.Củng cố: GV củng cố lại nội dung bài học.
? Mã Lương đã dùng bút thần để vẽ cho người nghèo những gì? Những vật đó có ý nghĩa ntn?
? Đối với tên địa chủ và tên vua Mã Lương đã dùng bút thần để làm gì?
? Theo em truyện cây bút thần có ý nghĩa ntn?
5. HDTH: GV dặn hs học bài và chuẩn bị bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Tuần 8
Tiết 31
TV
DANH TỪ
NS:26/10/2017
NG:27/10/2017
I. Mục tiêu cần đạt:
- Nắm được các đặc điểm của danh từ.
- Nắm được danh từ riêng và danh từ chung, cách viết hoa danh từ riêng.
Lưu ý: Học sinh đã học danh từ ở Tiểu học.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. kiến thức:
- Khái niệm danh từ:
+ Nghĩa khái quát của danh từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp).
+ Các loại danh từ (danh từ riêng và danh từ chung)
2. Kĩ năng:
- Nhận biết danh từ trong văn bản.
- Phân biệt danh từ riêng và danh từ chung.
- Sử dụng danh từ để dặt câu.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định
2. kiểm tra:
- Gọi HS làm BT 3/76.
- Nêu các nguyên nhân mắc lỗi dùng từ. Để sử dụng từ đúng, em cần phải làm gì ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Phân tích ví dụ để tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của danh từ.
GV đưa ví dụ SGK/86 lên bảng phụ.
? Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy xác định DT trong CDT in đậm dưới đây:
VD: Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con.
? Hãy tìm các danh từ khác trong câu trên. Các DT đó biểu thị những gì.
(- Vua ->chỉ người, làng ->đơn vị h/c,
thúng gạo nếp, con trâu -> vật)
GV: Đưa thêm một số VD lên b/phụ:
a. Lũ lụt/ gây thiệt hại mùa màng.
b. Tự do/ là thứ quý nhất trên đời.
? Xác định DT trong các câu trên. Các DT trên biểu thị những gì ?
hiện tượng, b. kh/niệm trừu tượng.)
? Qua những ví dụ đã tìm hiểu, em hiểu thế nào là danh từ .
* GV chốt lại: DT là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm ...
? Xung quanh DT trong cụm từ “ba con trâu ấy” có những từ nào.
GV: “ba” số từ, chỉ số lượng.
“ấy” chỉ từ, chỉ sự phân biệt cụ thể.
Các từ này đứng trước và sau DT tạo thành CDT.
? Qua tìm hiểu VD, em hãy cho biết đặc điểm của DT.
(DT có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước; các từ: này, ấy, đó ... ở phía sau để tạo thành CDT.)
- GV đưa VD lên bảng phụ :
Nhân dân là bể.
Văn nghệ là thuyền.
? Tìm DT và xác định CN, VN trong 2 câu trên.
(- CN: nhân dân, VN: bể.
- CN: văn nghệ, VN: thuyền).
GV:Từ loại của CN và VN đều là DT.
? Chức năng điển hình trong câu của DT là gì ?
( DT thường làm chủ ngữ.)
? Em có nhận xét gì khi DT làm VN ?
(Khi làm VN cần có từ là đứng trước).
GV gọi 1 HS đọc to ghi nhớ SGK/86.
GV chốt lại, ghi bảng ->
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phân loại danh từ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề và xác định yêu cầu.
- Cho HS làm cá nhân,1 em làm bảng - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2, 3:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- Gọi 2 HS lần lượt đọc đề và xác định yêu cầu của đề.
- Gọi các nhóm lên bảng trình bày và yêu cầu cả lớp cho nhận xét
Bài 4:
GV đọc chậm rãi cho HS viết bài:
“ Cây bút thần” (từ đầu ...hình vẽ).
I. Đặc điểm của danh từ:
1. Danh từ là gì ?
- Ý 1 ghi nhớ SGK/86
VD :
- cha, mẹ, học sinh ...
=>chỉ người
- hoa, sách, vở, mèo...
=>chỉ vật.
- bão lũ =>hiện tượng.
- tự do, hạnh phúc...
=> khái niệm trừu tượng.
2. Đặc điểm của danh từ:
- Ý 2 ghi nhớ SGK/86.
3. Chức năng của danh từ:
- Ý 3 ghi nhớ SGK/86.
II. Phân loại danh từ:
1. Danh từ chỉ sự vật:
VD : gà, cá, gạo, muối ...
2. Danh từ chỉ đơn vị:
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên :
VD : con, viên, ...
b. Danh từ chỉ đơn vị quy ước:
- Quy ước chính xác:
VD : lít, kg, mét ...
- Quy ước ước chừng:
VD : thùng, mớ, nắm ...
III. Luyện tập:
1. Bài 1/87. Một số DT chỉ vật:
bàn, ghế, nhà, cửa, lợn, gà...
- Đặt câu:
Đàn gà nhà em rất đẹp.
2. Bài 2/87. Liệt kê các từ loại:
a. Các từ loại chuyên đứng trước danh từ chỉ ngườiì:
ông, bà, chú ,bác, cô, dì ...
b. Các từ loại chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật:
cái, bức, tấm, chiếc, quyển ...
3. Bài 3/87. Liệt kê các danh từ:
a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, gam, lít, dặm, kg...
b. Chỉ đơn vị quy ước ước chừng:
mớ, nắm, vốc, đoạn, gang, sãi, đàn ...
4. Bài 4/87. Chính tả(nghe đọc)
Cây bút thần
4. Củng cổ: GV đưa sơ đồ phân loại danh từ:
SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI DANH TỪ
SỰ VẬT (người, vật, hiện tượng, khái niệm ...)
DANH TỪ
ĐƠN VỊ TỰ NHIÊN (cái, con, cục ...)
ĐƠN VỊ
CHÍNH XÁC (kg, tạ, lít ...)
ĐƠN VỊ QUY ƯỚC
ƯỚC CHỪNG (mớ, nắm, ngụm ...)
5. HDTH:
- Học thuộc ghi nhớ. Tập cho ví dụ về các loại danh từ.
- Làm BT 5. Xem bài mới : Danh từ (tt) .
- Danh từ là gì? Nêu đặc đểm của danh từ?
Tuần 8
Tiết 32
TLV
NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
NS: 26/10/2017
NG:27/10/2017
I.Mức độ cần đạt: Giúp HS :
- Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn tự sự (ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba) .
- Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.
II. Trọng tâm, kiến thức, kĩ năng
1-Kiến thức:
- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự
- Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3
- Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể
2/ Kĩ năng:
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
- Vận dụng ngôi kể vào đọc- hiểu văn bản tự sự.
III. Chuẩn bị:
1. Thầy: bảng phụ.
2. Trò: Soạn bài trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định
2. kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS : BT3.
3. Bài mới: Tiết học này, các em biết thêm 1 h/tượng thường gặp trong TLV là ngôi kể. Khi nào thì xưng “ tôi” ngôi thứ I, khi nào thì kể theo ngôi thứ 3, mỗi ngôi kể có ưu thế gì. Nó l/quan đến sắc thái b/cảm của bài văn ntn ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em t/hiểu v/đề đó.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Dẫn vào bài
? Khi kể chuyện, người kể đứng ở ngôi nào.
? Khi người kể xưng “ tôi”, tác giả và người kể có phải là một không ?
( Ngôi thứ nhất, t/giả và người kể là 1)
* GV diễn giảng: Khi người kể xưng tôi, thì đó là ngôi kể thứ nhất. Khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể thì gọi là ngôi thứ ba.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
? Ngôi kể là gì ?
GV chốt ý : Ngôi kể là vị trí g/tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. =>
- Gọi HS đọc 2 đoạn văn SGK/88.
? Đ1 được kể theo ngôi nào ? Dựa vào dấu hiệu gì để nhận ra điều đó .
( Kể theo ngôi thứ 3, người kể dấu mình không biết ai kể nhưng người kể có mặt khắp nơi, kể như người ta kể).
* GV chốt ý, ghi bảng =>
? Đ2 được kể theo ngôi nào, làm sao nhận ra điều đó ?
( Kể theo ngôi thứ nhất, người kể hiện diện xưng “tôi”.
? Người xưng “tôi” trong Đ2 là nhân vật DM hay tác giả Tô Hoài.
( Vì người kể trực tiếp nói ra những gì mình nghe, thấy hoặc từng trãi, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.)
GV chốt lại ý 3, ghi bảng =>
? Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trãi qua.
(Ngôi thứ 3 cho phép tự do hơn, còn ngôi thứ I chỉ kể được những gì tôi biết mà thôi.)
* GV nh/xét, chốt lại theo ý 4 g/nhớ :
Để kể chuyện cho l/hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
? Hãy thử đổi ngôi kể trong Đ2 thành ngôi thứ 3, thay “tôi” bằng “DM”. Lúc đó em sẽ có một đoạn văn ntn ?
(Thay = ngôi thứ 3, đ/văn kh/thay đổi nhiều, chỉ làm cho ng/kể giấu mình.)
* GV nhận xét, chốt lại theo ý 5 ghi nhớ: Người kể xưng tôi trong tác phẩm không nhất thiết là chính t/giả .? Có thể đổi ngôi thứ 3 trong Đ1 = ngôi thứ I và xưng “tôi” được không ? Vì sao ?
(Khó. Vì khó có thể tìm được người có mặt ở khắp mọi nơi như vậy.)
* GV giảng thêm: Người kể tự xưng mình là “tôi”, khi xưng tôi người kể chỉ được kể những gì trong ph/vi mình có thể biết và cảm thấy.VD (Biết mình ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực, biết mình cường tráng, ...) những điều mà người ngoài có thể không để ý và không biết được.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hiện phần ghi nhớ.
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK/89,
yêu cầu HS nhắc lại các ý chính.
- GV chốt ý, ghi bảng =>
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập.
Bài 1, 2, 3 / 89,90:
Gọi 3 HS đọc đề và x/đ yêu cầu của đề.
Cho HS thảo luận nhóm, GV theo dõi hướng dẫn các nhóm làm việc.
Gọi các nhóm lên trình bày.
GV nhận xét, đưa ra đáp án .
Bài 4 / 90:
Yêu cầu HS đọc kĩ đề và xác định đề.
Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp,
GV nhận xét, đưa ra đáp án (b/phụ).
Bài 5 / 90: - Cho HS làm cá nhân,
- GV gọi HS đọc bài làm,
- Yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự:
1. Ngôi kể là gì ?
- (Ý 1) ghi nhớ SGK/89.
2. Các ngôi kể trong văn tự sự:
a. Kể theo ngôi thứ ba.
- (Ý 2) ghi nhớ SGK/89.
Người kể giấu mình đi, có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
b. Kể theo ngôi thứ nhất:
- (Ý 3) ghi nhớ SGK/89.
- Người kể xưng tôi, trực tiếp kể những gì mình nghe, thấy, trãi qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
II. Luyện tập :
1/89: Thay ngôi kể “tôi” thành “Dế Mèn” ta có đoạn văn kể theo ngôi thứ ba, có sắc thái khách quan.
2/89:Thay ngôi kể “Thanh” thành “tôi” tô đậm sắc thái tình cảm cho đoạn văn.
3/ 90:Truyện” Cây bút thần”kể theo ngôi thứ ba. Người kể có thể có mặt ở khắp nơi(Không có nhân vật nào xưng tôi khi kể ).
4/90. Vì : - Giữ nguyên không khí tr/thuyết, cổ tích.
-Giữ k/cách rõ rệt giữa người kể và các n/vật trong truyện.
5/90:Khi viết thư cần sử dụng ngôi thứ I (xưng: tôi, em, anh, mình, con ...). Đó là danh từ chỉ người được dùng như đại từ ngôi thứ nhất. Bộc lộ tính chủ quan, chân thực, vô tư.
4. Củng cố: - Khi làm bài văn tự sự, ta thường dùng những ngôi kể nào ?
Tác dụng của mỗi ngôi kể đó ?
5. HDTH: - Học thuộc ghi nhớ SGK/89, xem lại các BT đã làm, làm BT 6/90
- Xem kĩ bài mới (Tiết 36): Thứ tự kể trong văn tự sự.
- Lập dàn ý BT 2/99 theo hệ thống câu hỏi gợi ý SGK.
Tuần 9
Tiết 33
VH
ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
(Hướng dẫn đọc thêm )
Truyện cổ tích của A Pu- skin
NS:30/10/2017
NG:31/10/2017
I. Mức độ cần đạt:
- Giúp HS hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện” Ông lão ... cá vàng ”.
-.Thấy được những nét chính về gnhệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố hoang đường.
2- Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì
- Phân tích các sự kiện trong truyện
- Kể lại được câu chuyện
III. Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn bài, tranh minh họa.
- Trò: Đọc kĩ truyện, trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
IV.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định
2. kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt truyện “Cây bút thần” . Nêu ý nghĩa của truyện.
- Chi tiết nào trong truyện làm em thích nhất ? Vì sao ?
3. Bài mới: “Ông lão... cá vàng” là truyện cổ tích DG Nga, Đức. Được đại thi hào Nga A. Pu-skin viết bằng 205 câu thơ tiếng Nga. Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn dịch qua VB tiếng Pháp. Đây là 1 truyện được xd theo nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như sự lặp lại tăng tiến, sự đối lập giữa các nhân vật và sự xuất hiện của các yếu tố hoang đường. Truyện rất gần gũi và quen thuộc với bạn đọc Việt Nam.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn đọc: phân vai(ông lão, bà lão, cá vàng và lời người dẫn truyện)
chú ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp.
- Theo dõi HS đọc và sửa sai cho HS.
- Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của HS (Lưu ý các CT: *,1,2,3,5,7,9,13,14)
? Văn bản “Ông ...cá vàng” có thể chia làm mấy đoạn ?
GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng =>
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời các câu hỏi .
? Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng.
Hãy liệt kê ra các lần đó ?(5 lần)
GV ghi nhanh các lần lên bảng phụ.
? Biện pháp này có tác dụng gì.
(Tạo tình huống, gây hồi hộp cho người đọc.)
? Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng tăng lên như thế nào ?
GV ghi nhanh các ý HS nêu lên bảng:
- Mắng chồng đồ ngốc (đòi máng)
- Quát to hơn:đồ ngu (đòi c/nhà rộng).
- Mắng như tát nước vào mặt “ Đồ ngu!
Ngốc sao ngốc thế!“ (đòi làm nhất phẩm phu nhân)
- Giận dữ, nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão (đòi làm nữ hoàng)
- Nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão (đòi làm Long Vương).
? Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nv mụ vợ.
(Lòng tham càng lớn thì tình nghĩa VC càng tệ bạc -> nhạt dần rồi tan vỡ.)
? Khi nào thì sự bội bạc của mụ vợ đi đến tận cùng.
(Đòi làm L/Vương bắt cá vàng hầu hạ)
? Tóm lại, MVÔL là người ntn?
GV chốt ý, ghi bảng =>
? Nêu nội dung nghệ thuật và ý nghĩa truyện?
I- Tìm hiểu chung
1. Đọc truyện:
Truyện do A. Pu-skin kể.
2. Bố cục: 3đoạn
Đ1. Từ đầu ... cần gì.
Đ2. Tiếp ... ý muốn của mụ.
Đ3. Còn lại.
II.Đọc-hiểuvăn bản
1/ Nội dung :
a. Nhân vật ông lão.
- Sống trong túp lều bên bờ biển
- Làm nghề đánh cá.
" Cuộc sống nghèo khó.
- Ông bắt được cá vàng. Ông thả cá ra và không đòi sự trả ơn
" Ông là người nhân hậu, giúp người bị nạn mà không đòi sự trả ơn
" Ông là người nhu nhược.
- Ông là người nông dân bắt tay với chế độ chuyên chính Nga Hoàng thời bấy giờ
b. Nhân vật mụ vợ :
=> Mụ vợ ông lão không chỉ là kẻ tham lam vô độ mà còn hết sức bội bạc với chồng.
III Tổng kết:
- Ghi nhớ (SGK/96).
4. Củng cố:
- Tóm tắt truyện “Ông lão ... con cá vàng”. Nêu ý nghĩa của truyện?
5. HDTH:
- Học thuộc ghi nhớ. Kể lại được truyện.
- Soạn bài: “Ếch ngồi đáy giếng”
Tuần 9
Tiết 34-35
TLV
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
NS: 30-10-2017
NG:31-10-2017
I.Mức độ cần đạt:
- Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự
- Kể xuôi, kể ngược theo nhu cầu thể hiện
II. Trọng tâm, kiến thức, kĩ năng
1- Kiến thức:
- Hai cách kể - hai thứ tự kể xuôi, kể ngược
2- Kĩ năng :
- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung
- vân dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
III. Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn bài.
- Trò: Đọc kĩ bài” Ông lão ... cá vàng” và trả lời các câu hỏi 1 - 3.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định
2. kiểm tra bài cũ:
- Khi kể chuyện, người kể kể theo ngôi thứ 3 có t/dụng gì ? Kể theo ngôi thứ I có t/dụng gì?
- Kiểm tra bài tập 6/90.
3. Bài mới:
Để làm tốt bài văn kể chuyện, người viết không chỉ chọn đúng ngôi kể, sử dụng tốt lời kể mà còn cần chọn thứ tự kể phù hợp nữa. Vậy thứ tự kể là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
* HĐ1: Tóm tắt truyện và tìm hiểu thứ tự kể qua truyện.
? Hãy tóm tắt các sự việc trong truyện “ Ông lão...cá vàng” và cho biết các sự việc tr/truyện được kể theo t/tự nào.
GV ghi nhanh các ý HS tóm tắt =>b/p
- Giới thiệu ÔL đánh cá.
- ÔL bắt được CV và thả CV xuống biển, nhận lời hứa của CV.
- Năm lần ÔL ra biển gặp CV và kết quả của mỗi lần.
* GV chốt, ghi bảng:
=>Các sự việc trong truyện được kể theo thự tự trước sau.
? Kể theo thứ tự trên tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì.
(Gia tăng lòng tham ngày càng táo tợn của MVÔL và c/c mụ cũng bị trả giá.)
* GV: Thứ tự kể tự nhiên ở đây rất có ý nghĩa tố cáo và p/p. Lúc đầu CV trả nghĩa ÔL là có lí nhưng MV đòi hỏi ngày càng nhiều = ra sự lợi dụng, lạm dụng c/cùng MV làm việc phi nghĩa
(đòi làm LV để bắt CV hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ) thì bị trả giá.
? Nếu không kể theo thứ tự ấy thì có thể làm cho ý nghĩa của truyện nổi bật được không. Vì sao.
GV chốt ý, ghi bảng.
* HĐ2: Hướng dẫn HS đọc VB phụ và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc bài văn mục 2/97.
? Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn diễn ra như thế nào.
GV sơ lược các ý HS nêu lên bảng:
- Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp dạy bảo nên lêu lỏng, hư bị mọi người xa lánh.
- Ngỗ tìm cách trêu chọc đánh lừa mọi người làm họ mất lòng tin.
- Ngỗ bị chó cắn, kêu cứu thật thì không ai đến cứu.
- Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ dại.
? Bài văn được kể theo thứ tự nào?
* GV chốt ý ghi bảng:
=> Bài văn không kể theo trình tự thời gian mà theo mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Ngôi kể thứ ba.
? Cách kể này có tác dụng nhấn mạnh điều gì.
- GV tổng kết các ý ghi bảng:
=> nổi bật ý nghĩa của một bài học.
? 2 cách kể trên có những ưu điểm gì.
GV nhận xét, bổ sung:
- Kể theo t/t tự nhiên có tầm q/trọng không thể xem thường. Ngay tr/hồi tưởng ng/ta vẫn kể theo t/t tự nhiên. Cách kể này tạo nên sự h/dẫn t/cường kịch tính như truyện ”ÔL..”. Đây là cách kể thường gặp trong t/p DG.
- Thứ tự kể không theo tr/tự là cách kể theo mạch hồi tưởng của nh/vật: là các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12459972.doc