Thiết kế bài học các môn lớp 4 - Tuần 16 năm 2016

 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết tìm tỉ số phần trăm của một số.

2. Kỹ năng:

- Biết tìm tỉ số phần trăm của một số vận dụng trong gíải toán.

3. Thái độ:

- Tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: SGK

- Học sinh: Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc38 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài học các môn lớp 4 - Tuần 16 năm 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễn cảm. Tiết 2 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết tìm tỉ số phần trăm của một số. 2. Kỹ năng: - Biết tìm tỉ số phần trăm của một số vận dụng trong gíải toán. 3. Thái độ: - Tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: SGK - Học sinh: Bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Theo kế hoạch cả năm xã Yên Mĩ phải trồng 55 000 ha rau sạch. Đến hết tháng 10 xã đã thực hiện được 82% kế hoạch năm, Hỏi theo kế hoạch thì xã còn phải trồng bao nhiêu héc-ta rau sạch nữa? - GV nhận xét, đánh giá 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1 (77): (ý c dành cho HS học tốt) - Cho HS làm bài theo dãy, yêu cầu mỗi dãy làm 1 ý của bài vào vở - Nhận xét, chốt lại bài làm đúng và đánh giá HS. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. Bài 2 (77): - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở - Nhận xét, chốt lại bài làm đúng và đánh giá HS. Bài 3 (77): - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở - GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng và đánh giá HS. Bài 4 (77): (dành cho HS học tốt) - Yêu cầu HS nêu rõ phép tính để tính 5% số cây trong vườn. - Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách nhẩm 5% số cây trong vườn. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm mối liên hệ giữa 5% với 10%, 20%, 25%. - Yêu cầu HS dựa vào 5% số cây trong vườn để tính 10%, 20%, 25% số cây trong - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố: - Củng cố lại nội dung bài - GV nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài ra giấy nháp. Bài giải: Số héc-ta rau sạch xã đó đã trồng được là: 55 000 82 : 100 = 45 100 (ha) Số héc-ta rau sạch xã đó còn phải trồng là: 55 000 - 45 100 = 9 900 (ha) Đáp số: 9 900 ha 3 HS đại diện cho 3 dãy làm bài vào bảng nhóm a, 15% của 320kg là: 320 15 : 100 = 48 (kg) b, 24% của 235m2 là: 235 24 : 100 = 56,4 (m2) c, 0,4% của 350 là: 350 0,4 : 100 = 1,4 - 1 HS làm bài trên bảng Bài giải: Số gạo nếp bán được là: 120 35 : 100 = 42 (kg) Đáp số: 42 kg. 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải: Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: 18 15 = 270 (m2) Diện tích để làm nhà là: 270 20 : 100 = 54 (m2) Đáp số : 54 m2. + HS nêu: 5% số cây trong vườn là: 1200 5 : 100 = 60 (cây) + Một số HS nêu trước lớp sau đó thống nhất: 1200 5 : 100 = 1200 : 100 5 = 12 5 = 60 - HS thảo luận, đại diện một số nhóm nếu ý kiến và đi đến thống nhất: 10% = 5% 2 ; 15% = 5% 3 20% = 5% 4 ; 25% = 5% 5 - HS làm theo yêu cầu của GV. + 10% số cây trong vườn là: 60 2 = 120 (cây) + 20% số cây trong vườn là: 60 4 = 240 (cây) + 25% số cây trong vườn là: 60 5 = 300 (cây) Tiết 4 Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1). - Ôn về những từ miêu tả tính cách nhân vật (BT2). 2. Kỹ năng: - Tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ đã cho. - Tìm được những từ miêu tả tính cách con người qua bài văn "Cô Chấm" 3. Thái độ: Tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Học sinh: Vở bài tập. - Giáo viên: Bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn miêu tả hình dáng của 1 người thân hoặc 1 người mà em quen biết. - Nhận xét, đánh giá HS. - Gọi HS nhận xét các từ ngữ bạn tìm trên bảng. - Nhận xét, đánh giá HS. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1(156): Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ (SGK). - Chia lớp thành các nhóm 4 HS. - Yêu cầu mỗi nhóm tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với 1 trong các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. - Nhận xét, kết luận các từ đúng. - 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình. - Nhận xét. - Hoạt động trong nhóm, 4 nhóm viết vào bảng nhóm kẻ sẵn bảng. Các nhóm khác viết vào vở nháp. - Đại diện nhóm trình bày Từ Đồng nghĩa Trái nghĩa Nhân hậu Nhân ái, nhân nghĩa, nhân đức, phúc hậu, thương người, Bất nhân, độc ác, bạc ác, bất nghĩa, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo Trung thực Thành thật, thành thực, thật thà, chân thật, thực thà, thẳng thắn, Dối trá, gian dối, gian manh, gian giảo, giả dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc, Dũng cảm Anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, dám nghĩ dám làm, gan dạ, Hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược Cần cù Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo, chịu thương chịu khó Lười biếng, lười nhác, đại lãn Bài 2(156): Cô Chấm trong bài văn (SGK) là người có tính cách như thế nào? Nêu những chi tiết và hình ảnh minh họa cho nhận xét đó. - Yêu cầu HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi: Cô Chấm có tính cách gì? - Gọi HS phát biểu, GV ghi bảng. 1. Trung thực, thẳng thắn. 2. Chăm chỉ. 3. Giản dị 4. Giàu tình cảm, dễ xúc động. - Tổ chức cho HS tìm những chi tiết và từ ngữ minh hoạ cho từng nét tính cách của cô Chấm trong nhóm. Mỗi nhóm chỉ tìm từ minh hoạ cho 1 tính cách. - Gọi HS dán bảng nhóm lên bảng, đọc GV cùng nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 4. Củng cố: - Củng cố lại nội dung bài - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập. - Đọc thầm và tìm ý trả lời. - Nối tiếp nhau phát biểu tính cách của cô Chấm: Trung thực, thẳng thắn; chăm chỉ; giản dị; giàu tình cảm, dễ xúc động. - HS hoạt động trong nhóm 4; 4 nhóm viết vào bảng nhóm. Các nhóm khác có thể dùng bút ghi vào nháp. - 4 nhóm dán bài lên bảng, cả lớp đọc, nhận xét và bổ sung ý kiến. - Theo dõi GV chữa bài và chữa lại nếu sai. 1. Trung thực, thẳng thắn: - Đôi mắt Chấm định nhìn ai thì dám nhìn thẳng. - Nghĩ thế nào; Chấm dám nói thế. - Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Với mình, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Chấm thẳng như thế nhưng không bị ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa. 2. Chăm chỉ: - Chấm cần cơm và lao động để sống. - Chấm hay làm, đó là một nhu cầu của cuộc sống, không làm chân tay nó bứt rứt. - Tết, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, có bắt ở nhà cũng không được. 3. Giản dị: - Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. 4. Giàu tình cảm, dễ xúc động: Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Cảnh ngộ trong phim có khi Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc hết bao nhiêu nước mắt. Tiết 5 Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Tìm và biết kể câu chuyện theo yêu cầu. 2. Kỹ năng: - Kể được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK; Nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó. - Chăm chú nghe bạn KC, nhận xét đúng lời kể của bạn. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Học sinh: Chuẩn bị câu chuyện sẽ kể. - Giáo viên: Bảng lớp viết đề bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc theo yêu cầu của tiết kể chuyện trước. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện * Tìm hiểu yêu cầu của đề bài: * Đề bài: Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình. - Phân tích đề bài. - Gọi HS đọc gợi ý trong SGK. - Gọi 1 số học sinh giới thiệu câu chuyện sẽ kể. - Yêu cầu HS chuẩn bị dàn ý kể chuyện. * Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Cho HS kể chuyện theo cặp: Yêu cầu từng cặp học sinh kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Thi kể chuyện trước lớp: Gọi học sinh thi kể chuyện trước lớp. Giáo viên viết lên bảng tên học sinh thi kể, câu chuyện các em kể để cả lớp nhớ, nhận xét. - Cùng học sinh nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. 4. Củng cố: - Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Dặn học sinh về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. - 2 học sinh. - 2HS đọc, lớp theo dõi. - Giới thiệu câu chuyện sẽ kể. - Tự chuẩn bị dàn ý. - Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Thi kể chuyện trước lớp - Mỗi học sinh kể xong, tự nói suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình, trả lời câu hỏi của các bạn. - Bình chọn và tuyên dương bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. Ngày soạn:21/12/2016 Ngày giảng: Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2016 Tiết 1 Tập làm văn ÔN TẬP: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của người (BT1). - Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2). 2. Kỹ năng: - Lập dàn ý theo yêu cầu. - Viết được đoạn văn. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh những em bé tuổi tập đi, tập nói - Giáo viên: Bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc đoạn văn ở BT2 (tiết TLV trước) 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1(152): Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói. - Cho HS xem lại kết quả quan sát một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh (SGK) và tranh ảnh sưu tầm. - HS học tốt đọc kết quả ghi chép cho cả lớp nhận xét. - Gọi HS đọc. - GV nhắc HS chú ý tả hoạt động của nhân vật để qua đó bộc lộ phần nào tính cách nhân vật. - Cho HS lập dàn ý, 2 HS làm vào bảng nhóm. - HS trình bày. - HS làm bài vào bảng nhóm trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV đánh giá cao những dàn ý thể hiện được ý riêng trong quan sát, trong lời tả. Bài 2(152): Dựa theo dàn ý đã lập, viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé. - Cho HS viết đoạn văn vào vở - Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. - Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả hoạt động nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo. - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn. 5. Dặn dò: - Nhắc HS chuẩn bị bài. - 1 học sinh - Quan sát tranh ảnh (SGK) và tranh ảnh sưu tầm. - 3 HS đọc kết quả ghi chép đã chuẩn bị. - HS đọc lại dàn ý của bài tả người: + Mở bài: Giới thiệu về người định chọn tả. + Thân bài: - Ngoại hình: mái tóc, khuôn mặt, miệng, chân tay,.... - Hoạt động: lúc chơi đùa, lúc học bài, lúc nghịch ... + Kết bài: Cảm nghĩ của mình với người được tả. - HS lập dàn ý vào bảng nhóm. - Vài HS tiếp nối đọc bài, cả lớp nhận xét. - Gắn bài, trình bày trước lớp. - HS nghe. - HS viết đoạn văn vào vở bài tập - HS đọc. - HS bình chọn. Tiết 2 Toán GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. 2. Kỹ năng: - Vận dụng làm được các BT dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. 3. Thái độ: - Tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: SGK - Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức; 2. Kiểm tra bài cũ: - Một trường học dự trữ 5000kg gạo. Mỗi ngày cần dùng 10% số gạo đó. Hãy tính nhẩm số gạo đủ dùng trong 2, 3, 4, 5 ngày. - GV nhận xét, đánh giá . 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hướng dẫn tìm một số khi biết một số phần trăm của nó: * Hướng dẫn tìm một số khi biết 52,5% của nó là 420 - Đọc đề bài toán ví dụ - Hướng dẫn HS làm theo các yêu cầu sau: + 52,5% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em? - GV viết bảng: 52,5% : 420 em + 1% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em? - GV viết bảng thẳng dòng trên: 1% : em? + 100% số học sinh toàn trường là bao nhiêu em? - GV viết bảng thẳng hai dòng trên: 100% : em? + Như vậy để tính số học sinh toàn trường khi biết 52,5% số học sinh toàn trường là 420 em ta đã làm như thế nào? - Nêu: Thông thường để tính số học sinh toàn trường khi biết 52,5% số học sinh đó là 420 em ta viết gọn như sau: 420 : 52,5 100 = 800 (em) hoặc: 420 100 : 52,5 = 800 (em) * Bài toán về tỉ số phần trăm: - Nêu bài toán: + Em hiểu 120% kế hoạch trong bài toán trên là gì? - Yêu cầu HS tự làm bài ra nháp. - Mời 1 HS lên bảng chữa bài. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận bài làm đúng. + Em hãy nêu cách tính một số khi biết 120% của nó là 1590? 3.3. Luyện tập, thực hành: Bài 1 (78): - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở - GV thu vở của một số bàn để chấm. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 2 (78): - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 3 (78): (dành cho HS học tốt) - Tổ chức cho HS tính nhẩm. - Nhận xét, chốt lại cách tính đúng. - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố: - Củng cố lại nội dung bài - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài ra nháp. Bài giải: Số gạo mỗi ngày cần dùng là: 5000 : 100 10 = 500 (kg) Số gạo cần dùng trong hai ngày là: 500 2 = 1000 (kg) Số gạo cần dùng trong ba ngày là: 500 3 = 1500 (kg) Số gạo cần dùng trong bốn ngày là: 500 4 = 2000 (kg) Đáp số: 500kg ; 1000kg ; 1500kg ; 2000kg - HS nghe. - HS nghe và tóm tắt lại bài toán. - HS làm theo hướng dẫn của GV: + 52,5% số học sinh toàn trường là 420 em. - HS theo dõi. + HS tính và nêu: 1% số học sinh toàn trường là: 420 : 52,5 = 8 (em) - HS theo dõi. + 100% số học sinh toàn trường là: 8 100 = 800 (em) - HS theo dõi. + Ta lấy 420 chia 52,5 để tìm 1% số học sinh toàn trường, sau đó lấy kết quả nhân với 100. - HS nghe sau đó nêu nhận xét cách tính một số khi biết 52,5% của số đó là 420. - HS nghe và tóm tắt lại bài toán. + Coi kế hoạch là 100% thì phần trăm số ô tô sản xuất được là 120%. - HS làm theo yêu cầu của GV. Bài giải: Số ô tô nhà máy phải sản xuất theo kế hoạch là: 1590 100 : 120 = 1325 (ô tô) Đáp số: 1325 ô tô. - Muốn tìm một số biết 120% của nó là 1590 ta có thể lấy 1590 nhân với 100 rồi chia cho 120, hoặc lấy 1590 chia cho 120 rồi nhân với 100. - 1 HS làm bài vào bảng lớp. Bài giải: Số học sinh trường Vạn Thịnh là: 552 100 : 92 = 600 (học sinh) Đáp số: 600 học sinh. - 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải: Tổng số sản phẩm của xưởng may là: 732 100 : 91,5 = 800 (sản phẩm) Đáp số: 800 sản phẩm. - Tính nhẩm, nêu miệng 10% = = ; 25% = = Số gạo trong kho là: a, 5 10 = 50 (tấn) b, 5 4 = 20 (tấn) Chiều Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2016 Tiết 1 Kĩ thuật MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và đặc điểm của chúng. 2. Kỹ năng: - Kể tên và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. - Liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở gia đình và địa phương. 3. Thái độ: - Có ý thức nuôi gà và chăm sóc gà trong gia đình (nếu có). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Học sinh: Hình trong SGK. - Giáo viên: Thông tin trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ích lợi của việc nuôi gà. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1: Một số giống gà nuôi nhiều ở nước ta - Yêu cầu học sinh kể tên những giống gà mà học sinh biết. - Nhận xét, kết luận: Có nhiều giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. Có những giống gà nội như: Gà ri, gà Đông Cảo, gà Mía, gà ác, Có những giống gà nhập nội như gà Tam hoàng, gà lơ – go, gà rốt. Có những giống gà lai như gà rốt – ri, * Hoạt động 2: Đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta - Yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát hình ở SGK, thảo luận nhóm 2 để nêu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. - Tổ chức cho các nhóm trình bày. - Nhận xét, kết luận (như nội dung mục 2 – SGK) - Yêu cầu học sinh liên hệ những giống gà được nuôi nhiều ở địa phương. - Chốt lại: Khi nuôi gà cần căn cứ vào mục đích nuôi để lựa chọn giống gà nuôi cho phù hợp. * Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Tiểu kết hoạt động. 4. Củng cố: - Giáo viên củng cố, nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Dặn học sinh có ý thức nuôi gà, chăm sóc gà ở gia đình (nếu có). - 2- 3 học sinh - Nối tiếp nhau kể tên những giống gà mà HS biết. - Lắng nghe, ghi nhớ - Đọc thông tin, quan sát hình (SGK); thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày; lớp nhận xét bổ sung. - Lắng nghe, ghi nhớ - Liên hệ - Lắng nghe. - Trả lời lần lượt từng câu hỏi cuối bài. Tiết 2 Luyện đọc THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: *Học sinh học chậm: - Đọc thành thạo được 2 câu đầu của đoạn 1 trong bài. * HS học tốt: - Đọc diễn cảm toàn bài. 2. Kỹ năng: - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi. 3. Thái độ: - Sống nhân hậu, yêu thương mọi người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Học sinh: SGK - Giáo viên: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Luyện đọc - Gọi 1HS đọc bài - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng (nếu có) cho từng HS. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc bài. *Học sinh học chậm: * HS học tốt: 3.3. Đọc diễn cảm - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1: + Đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, đánh giá HS 4. Củng cố: - Giáo viên củng cố bài, liên hệ giáo dục học sinh sống nhân hậu, yêu thương mọi người. 5. Dặn dò: - Dặn học sinh luyện đọc lại bài. - 1HS đọc bài - HS đọc theo trình tự: + HS 1: Hải Thượng Lãn Ông..cho thêm gạo, củi. + HS 2: Một lần khác...càng nghĩ càng hối hận. + HS 3: Là thầy thuốc..chẳng đổi phương. - 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau luyện đọc từng đoạn theo cặp. - Các cặp đọc bài trước lớp. - Đọc thành thạo được 2 câu đầu của đoạn 1 trong bài. - Đọc diễn cảm toàn bài. + Theo dõi GV đọc mẫu + 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe. - 3 HS thi đọc diễn cảm. Tiết 3 Luyện Toán (VBT) GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: *HS học chậm: - Học thuộc bảng cửu chương 7. *HS học tốt: - Củng cố tìm một số phần trăm của một số. 2. Kỹ năng: - Vận dụng giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số. 3. Thái độ: - Tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: VBT - Học sinh: VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Tổ chức cho HS làm BT *HS học chậm: *HS học tốt: Bài 1 (94): - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở bài tập - Nhận xét, chốt lại bài làm đúng và cho điểm HS. Bài 2 (94): - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở - Nhận xét, chốt lại bài làm đúng và cho điểm HS. Bài3 (94) Một vườn cây có 1200 cây. Tính nhẩm và viết kết quả vào chỗ chấm: - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét, chốt lại bài làm đúng và đánh giá HS. Bài 4 (94): - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét, chốt lại bài làm đúng và đánh giá HS. 4. Củng cố: - Củng cố nội dung bài - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. - HS nghe. - Học thuộc bảng cửu chương 7. - Củng cố tìm một số phần trăm của một số. - 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vở BT Bài giải: Số học sinh thích tập hát là: 32 75 : 100 = 24 (học sinh) Đáp số: 24 học sinh. - 1 HS làm bài trên bảng Bài giải: Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng là: 3 000 000 : 100 0,5 = 15 000 (đồng) Tổng số tiền gửi và tiền lãi sau một tháng là: 3 000 000 + 15 000 = 3 015 000 (đồng) Đáp số: 3 015 000 đồng. - 1 HS lên bảng a) 50% số cây là: 600 cây b) 25% số cây là: 300 cây c) 75 % số cây là: 900 cây - 1 HS lên bảng Bài giải: Tiền vật liệu để đóng 1 chiếc bàn là: 500 000 60 : 100 = 300 000 (đồng) Tiền công để đóng 1 chiếc bàn là: 500 000 – 300 000 = 200 000 (đồng) Đáp số: 200 000 đồng Ngày soạn:22/12/2016 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2016 Tiết 2 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết làm 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm. - Tính tỉ số phần trăm của hai số. - Tìm giá trị một số phần trăm của một số. - Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó. 2. Kỹ năng: - Giải toán về tỉ số phần trăm. 3. Thái độ: - Tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Học sinh: SGK - Giáo viên: 1 số bảng nhóm để học sinh làm các BT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Một người bán một số hàng được lãi 152 000 đồng. Tính ra số tiền lãi này bằng 20% số tiền mua hàng ban đầu. Hỏi người đó đã bán số hàng được bao nhiêu tiền? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hướng dẫn Hs làm bài tập: Bài 1 (79): (ý a dành cho HS học tốt) - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở - GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng và đánh giá HS. Bài 2 (79): (ý a dành cho HS học tốt) - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở 1 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng và đánh giá HS. Bài 3 (79): (ý b dành cho HS học tốt) - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng. - GV thu vở của một số bàn để chấm. - GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng và đánh giá HS. 4. Củng cố: - Củng cố lại nội dung bài. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài ra nháp. Bài giải: Số tiền người đó thu được là: 152 000 100 : 20 = 760 000 (đồng) Đáp số: 760 000 đồng. - HS nghe. - 1 HS làm bài bảng nhóm, lớp làm vở Bài giải: a) Tỉ số phần trăm của 37 và 42 là: 37 : 42 = 0,8809 0,8809 = 88,09% b) Tỉ số phần trăm giữa số sản phẩm anh Ba làm được và tổng số sản phẩm của cả tổ là: 126 : 1200 = 0,105 0,105 = 10,5% Đáp số: a, 88,09% b, 10,5% - Lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải: a) 30% của 97 là: 97 30 : 100 = 29,1 b) Số tiền lãi của cửa hàng là: 6 000 000 : 100 15 = 900 000 (đồng) Đáp số: a, 29,1 b, 900 000 đồng. - Lớp làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng. Bài giải: a) Số đó là: 72 100 : 30 = 240 b) Số gạo của của cửa hàng trước khi bán là: 420 100 : 10,5 = 4000 (kg) 4000 kg = 4 tấn. Đáp số: a, 240 b, 4 tấn. Tiết 3 Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho và tự kiểm tra được khả năng dùng từ của mình. 2. Kỹ năng: - Xếp các từ đã cho vào các nhóm từ đồng nghĩa. - Đặt được câu theo yêu cầu. 3. Thái độ: - Sử dụng từ ngữ có hình ảnh trong văn miêu tả. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Học sinh: Vở bài tập. - Giáo viên: 1 số bảng nhóm để học sinh làm bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 4 HS lên bảng đặt câu với 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với mỗi từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. - Nhận xét chung và đánh giá HS. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: 3.2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1(159): Tự kiểm tra vốn từ của mình - Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân, giáo viên phát bảng nhóm cho 2 học sinh làm bài. - Gọi học sinh trình bày bài làm; lớp nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, chốt lại bài làm đúng. - Yêu cầu học sinh tự làm bài, nêu kết quả - Nhận xét, chốt lại bài làm đúng. Bài 2(160): Đọc bài văn “Chữ nghĩa trong văn miêu tả” ở SGK. + Trong miêu tả người ta hay so sánh Em hãy đọc ví dụ về nhận định này trong đoạn văn. + So sánh thường kèm theo nhân hoá. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, để tả tâm trạng. Em hãy lấy ví dụ về nhận định này. + Trong quan sát, để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng. Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi mới đến cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng. Em hãy lấy ví dụ về nhận định này. Bài 3(161): - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - GV và HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có câu hay. - Kết luận: Trong văn miêu tả, muốn có cái riêng, cái mới, chúng ta bắt đầu từ sự quan sát, quan sát bằng tất cả cảm nhận của riêng mình để thấy sự vật có một cái gì đó rất riêng. Cũng quan sát dòng sông đang chảy nhưng có những người thấy nó như dải lụa đào, áng tóc trữ tình, vòng tay mẹ âu yếm ôm con,Vì vậy chúng ta cần bắt đầu từ sự quan sát để tìm thấy những cái mới, cái riêng trong câu văn của mình. 4. Củng cố: - Củng cố lại nội dung bài - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập. - Mỗi HS đặt 2 câu, 1 câu có từ trái nghĩa, 1 câu có từ đồng nghĩa với từ mình chọn. - Nhận xét bài làm của bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng. a) Xếp các tiếng cho ở SGK thành những nhóm từ đồng nghĩa. - HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - Làm bài độc lập. - Trình bày bài làm. * Đáp án: Các nhóm đồng nghĩa: - đỏ - điều – son - Trắng – bạch - xanh – biếc – lục - Hồng – đào b) Tìm những tiếng cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm * Đáp án: Các từ lần lượt cần điền là: đen, huyền, ô, mun, mực, thâm. - 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng đoạn của bài văn, xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn (2 lượt). - Ví dụ: + Trông anh ta như một con gấu. + Trái đất đi như một giọt nước mặt giữa không trung. + Con lợn béo như một quả sim chín, - Ví dụ: + Con g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 15 Canh dieu tuoi tho_12495239.doc