MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN 7
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHÍ VIỆT NAM 8
1. TIỀM NĂNG KHÍ VIỆT NAM: 8
2. CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHÍ THIÊN NHIÊN VÀ KHÍ ĐỒNG HÀNH Ở VIỆT NAM: 10
Chương 2:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KINH DOANH 14
VÀ CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM KHÍ 14
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 14
2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 15
3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA PVGAS 18
PHẦN 2: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHÍ DINH CỐ 20
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHÍ DINH CỐ 21
1. VỊ TRÍ 21
2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ MÁY 21
3. GIỚI THIỆU DỰ ÁN 21
4. SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY KHÍ DINH CỐ (GPP) 22
Chương 2 36
QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA 36
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHÍ DINH CỐ 36
1. CÁC THIẾT BỊ CHÍNH CỦA NHÀ MÁY 36
2. BA CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHÍ DINH CỐ 62
3. CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH HIỆN TẠI CỦA NHÀ MÁY (GPP CHUYỂN ĐỔI) 76
Chương 3: AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH 81
1. BỘ PHẬN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 81
2. PHÁT HIỆN NGUY CƠ CHÁY NỔ 81
3. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY 82
4. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 82
5. RÒ RỈ VÀ XỬ LÝ 83
6. CÁC BIỆN PHÁP LÀM GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 83
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 84
KẾT LUẬN 88
87 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5225 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tập tốt nghiệp tại nhà máy xử lý khí Dinh Cố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ của C-01, khi C2 thấp thì giảm nhiệt độ của C-01). Hàm lượng C2- cần kiểm soát phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng của công ty và theo thỏa thuận với khách hàng. Hiện nay hàm lượng này là từ 2% – 3.0%.
Khi nhận thấy lưu lượng đỉnh C-01 vượt quá giá trị bình thường (van recycle PV-1403A của K-01 đóng dần tới 0 thì nên tăng tốc độ của K-01 đồng thời giảm nhiệt độ của C-01 xuống (nhằm giảm lưu lượng khí đi ra từ đỉnh C-01). Tốc độ của K-01 tối ưu khi van PV-1403A mở khoảng 15 – 25%.
Khi phát hiện mức lỏng đáy C-01 báo HH (LAHH-1301) thì nên mở FV-1301 lớn hơn, tránh ngập đáy C-01, E-01A/B, V-15 làm giảm hiệu quả làm việc (truyền nhiệt, truyền khối) của tháp.
Hạn chế tối đa việc điều chỉnh các dòng nhập liệu vào tháp C-01 để giữ tháp làm việc ổn định.
Cần phải kiểm tra, đưa tháp C-01 hoạt động ổn định và tăng nhiệt độ đáy tháp trước khi tiến hành reprocess sản phẩm off-spec từ V-21C về C-01 để tránh làm thay đổi đột ngột nhiệt độ đính tháp.
Trong quá trình vận hành cần theo dõi chặt chẽ các thông số tối thiểu sau đây: lưu lượng các dòng nhập liệu từ V-03, C-05, nhiệt độ đỉnh/đáy tháp và nhất là chênh áp qua tháp (PDI-1321) nhằm phát hiện các trường hợp bất thường như: Ngập lỏng tháp, lỏng cuốn theo vào máy nén K-01...
Chỉ được sử dụng van PV-1403B để cấp bù khí sales gas về lại đầu vào máy nén K-01 trong trường hợp lưu lượng khí ra từ C-01 nhỏ, van recycle PV-1403A mở lớn (70-80%), K-01 đã được điều chỉnh chạy ở tốc độ min cho phép (600 RPM) để tránh thay đổi các thông số công nghệ (P, T, thành phần khí) dẫn đến nguy cơ tích tụ lỏng do dịch chuyển cân bằng pha của dòng khí từ C-01 về K-01 và gây nguy hiểm cho máy nén.
Tăng cường giám sát mức lỏng tại C-01, V-15 khi phát hiện có sự dao động mức lỏng để tránh xảy ra sự cố ngập lỏng tháp C-01.
1.4. THÁP ỔN ĐỊNH C-02 (stabilizer)
Nhiệt độ:
Đỉnh tháp: 56 – 580C.
Nhiệt độ dòng nhập liệu: 650C.
Đáy tháp: 125 – 1300C.
Áp suất: 11 bar.
Lưu lượng dòng nhập liệu: 115 – 120 m3/h.
Stabilizer được lắp đặt ở chế độ MF và GPP nhưng cũng có thể chạy nó ở chế độ AMF dự phòng. Trong chế độ AMF tháp tách C-01 hoạt động như một tháp ổn định bằng sự bốc hơi của butan và các hydrocacbon nhẹ hơn ra khỏi condensat ở nhiệt độ rất cao, tại thiết bị đun sôi lại là 1490C trong trường hợp thiết bị ổn định không hoạt động. Nếu người ta thu hồi LPG trong chế độ AMF thì tháp tách etan hoạt động đúng chức năng của nó ở nhiệt độ đun sôi lại thấp hơn và thiết bị C-02 có thể được sử dụng.
Áp suất vận hành của hệ thống tháp C-02 được khống chế ở 11bar, bằng cách khống chế hiệu suất của thiết bị trao đổi nhiệt E-02 bằng cách mở hoặc đóng một dòng khí bypass nóng qua van TV-1501A, công suất thiết kế là 30% dòng tổng. khí sẽ được đốt qua van PV-1501B.
Tháp C-02 gồm 30 đĩa van với đường kính 2,14m, đĩa nạp liệu là đĩa số 10; một thiết bị ngưng tụ ở đỉnh, một thiết bị đun sôi lại ở đáy. LPG trong tháp C-02 sẽ được tách ra khỏi condensat.
Hơi LPG từ đỉnh cột sẽ ngưng tụ ở 430C trong thiết bị ngưng tụ bằng không khí E-02 sau đó đến bình hồi lưu V-02 (là bình nằm ngang có đường kính 2,2m, dài 7m). LPG được bơm hồi lưu P-01A/B (công suất bơm là 180m3/h), chiều cao đẩy 133,7m; công suất động cơ là 75kw). Bơm đỉnh có thể hoạt động ở áp suất 11bar (của thiết bị ổn định) hoặc 16bar (của tháp tách C-03). Một dòng LPG lỏng có lưu lượng 80m3/h sẽ được lấy ra nhờ thiết bị điều chỉnh lưu lượng FICA-1601 qua thiết bị điều khiển mức LICA-1601. Lượng này sẽ được đun nóng đến 600C tại thiết bị trao đổi nhiệt E-17 nhờ dòng nóng 970C đến từ đáy C-03, sau đó đi đến tháp C-03 (ở chế độ GPP) còn chế độ MF, nó được đưa đến một trong các bình chứa LPG V-21A/B còn 75m3/h LPG thì được hồi lưu lại đỉnh tháp C-02.
Thiết bị đun sôi lại của tháp C-02 thuộc loại kettle (E-03) được sử dụng để đun nóng nhờ tác nhân làm nóng là dòng dầu nóng có nhiệt độ là 1540C. Nhiệt độ được khống chế bởi van TV-1523 lắp trên đường ống. condensat từ đáy tháp C-02 sẽ được bốc hơi một phần, phần hơi được đưa trở lại đáy tháp, phần lỏng còn lại sẽ qua trao đổi nhiệt với dòng nguyên liệu của tháp C-01 để làm lạnh xuống 600C và sau đó được làm lạnh đến 450C tại thiết bị ngưng tụ bằng không khí E-09. Ngoài ra còn có một thiết bị điều khiển vi áp PDIA-1521, để tránh sự chênh áp trong cột quá cao, mục đích chóng hiện tượng tạo bọt; ba thiết bị đo nhiệt độ tại các đĩa 9,10,30.
Trong quá trình vận hành tháp C-02 thường xảy ra một vài sự cố, tuy nhiên nghiêm trọng nhất là hiện tượng ngập lỏng làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy.
Hiện tượng ngập tháp C-02 là hiện tượng mức lỏng đáy E-03 tăng lên quá mức vận hành bình thường (50-60%), chiếm toàn bộ phần shell side của E-03 và bắt đầu ngập lên trên tháp. Lúc này công suất của E-03 không đủ để gia nhiệt cho đáy C-02 dẫn đến nhiệt độ đáy C-02 giảm và làm condensate không đạt chất lượng.
Tháp C-02 thường bị ngập trong các trường hợp sau:
Khi lỏng từ C-01 vào C-02 tăng lên nhiều nhưng dòng condensate ra khỏi E-03 không kịp điều chỉnh hợp lý kịp thời (thường xảy ra khi LIC-1501 để ở chế độ Manual hoặc LT-1501 bị hỏng).
Khởi động lại tháp C-02 sau khi bị shutdown đột ngột.
Khi hệ thống SSD/DCS bị sự cố phải xử lý tạm thời để cấp khí qua E-14/E-20 nhưng dòng lỏng không được xử lý trong thời gian dài.
Van TV-1523 bị đóng hoặc nhiệt độ đáy tháp C-02 quá thấp, dòng nạp liệu và hồi lưu lớn.
Kết hợp các trường hợp trên.
Các hành động xử lý khắc phục:
Do mức độ ngập lỏng của C-02 có thể dao động từ mức tương đối nhẹ (phát hiện và xử lý kịp thời) đến rất nghiêm trọng (khi shutdown toàn bộ dây chuyền xử lý lỏng trong thời gian dài) nên các biện pháp xử lý cũng thay đổi tùy trường hợp. Qui trình này đưa ra 3 mức xử lý mà tùy vào tình huống, đánh giá của ca trực vận hành mà linh hoạt áp dụng.
Xử lý mức 1:
Là mức độ sự cố không nghiêm trọng do mới phát sinh, phát hiện kịp thời và có thể xử lý ngay. Các bước xử lý này cũng là các bước xử lý cơ bản có thể áp dụng an toàn cho mọi trường hợp. Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng ngập tháp C-02:
LAHH-1521 alarm.
TI-1521 và TI-1523 giảm dù đã tăng độ mở của van TV-1523.
Mức E-03 tăng đột biến.
PDI-1521 tăng.
TT
Các bước thực hiện
Thao tác
Giải thích
1.
Đưa condensate off-spec từ E-03 về V-21C
Kiểm tra, giảm áp V-21C xuống 700kpa.
Để chuẩn bị đưa sản phẩm off-spec vào.
Mở SDV-1701 và SDV-2406C.
Để đưa condensate off-spec vào V-21C.
Nếu đang cho condensate vào TK-21 thì đóng SDV-2301.
Nếu đang vận chuyển tới KCTV thì đóng SDV đầu vào đường ống và thông báo cho kho cảng.
Chuyển LIC-1501 về manual và mở LV-1702 100%. Kết hợp mở bypass van LV-1702.
Đưa tối đa sản phẩm off-spec vào bồn V-21C.
2.
Giảm dòng lỏng vào C-02
Tăng dòng qua PV-0805.
Giảm lỏng tạo thành ở C-05
Giảm lỏng từ SC-01/02 về V-03.
Để giảm tối thiểu dòng lỏng từ V-03 về C-01
Theo dõi điều chỉnh nhiệt độ đáy của C-01.
Nhiệt độ đáy C-01 tăng nhanh do giảm các dòng nạp liệu.
Giảm tối đa dòng lỏng từ V-15 sang C-02. theo dõi chất lượng, khối lượng bơm Bupro xuống KCTV
Nếu lưu lượng Bupro thấp hơn 22T/h thì cho Bupro vào bồn V-21A/B thông báo cho KCTV.
Nếu mức lỏng V-02 xuống thấp, dừng P-01 để cắt dòng hồi lưu về C-02.
Thông báo cho KCTV.
Lưu lượng tối thiểu của P-01 là 60m3/h.
3.
Theo dõi chặt chẽ quá trình xả lỏng, giảm mức của E-03
Thường xuyên kiểm tra mức lỏng của E-03 giữa DCS và site. Do sự sai lệch hoặc có thể LT-1501 bị sai.
Đảm bảo xác định đúng mức lỏng của E-03.
Theo dõi nhiệt độ đáy tháp C-02 và AI-1701.(TI-1507; TI-1508; TI-1592)
Khi nhiệt độ đáy tăng, AI-1701 giảm thì mức lỏng E-03 đang có xu hướng giảm, cần theo dõi liên tục.
4.
Khi mức lỏng E-03 dần ổn định, AI-1701 trong khoảng cho phép. Chuyển tới mục 5.2.4
Xử lý mức 2:
Nếu sau khi thực hiện các bước trên trong thời gian từ 1 giờ trở lên mà mức lỏng/nhiệt độ E-03 vẫn không trở lại giá trị bình thường thì trưởng ca có thể cân nhắc thực hiện kết hợp các biện pháp sau:
TT
Các bước thực hiện
Thao tác
Giải thích
1.
Liên lạc với PĐĐ, đề nghị điều phối giảm tiêu thụ khí.
Dừng K-02/03
Giảm lưu lượng qua FIC-0501.
Giảm lỏng tạo ra ở C-05.
2.
Dừng cụm thiết bị C-02
Đóng van FV-1301.
Ngắt nguồn nạp liệu của C-02.
Dừng bơm P-01 để cắt dòng hồi lưu về C-02.
Thông báo với KCTV nếu đang bơm Bupro xuống.
Đóng van TV-1523 để giảm nhiệt độ E-03.
Do giảm các dòng lỏng vào C-02 nên nhiệt độ tháp C-02 tăng nhanh.
3.
Giảm mức lỏng E-03
Tiếp tục mở LV-1702 100%, kết hợp xả lỏng E-03 qua hệ thống CD.
Khi xả lỏng qua CD cần sử dụng thiết bị kiểm tra nhiệt độ dòng lỏng xả ra khoảng 80-85oC, sử dụng ống mềm xả nước làm mát.
4.
Khi mức lỏng và nhiệt độ E-03 dần ổn định và giá trị AI-1701 trong khoảng cho phép. Chuyển tới mục 5.2.4
Xử lý mức 3:
Trong trường hợp hệ thống chế biến sản phẩm lỏng bị dừng lâu, tháp C-01 cũng bị ngập nhiều biểu hiện như LAHH-1301 báo trong thời gian dài, nhiệt độ tháp C-01 thấp, PDI-1321 tăng nhanh, V-12 có nhiều lỏng thì không thể thực hiện biện pháp trên thì có thể tiến hành đưa lỏng từ C-01 vào thẳng V-21C như sau:
TT
Các bước thực hiện
Thao tác
Giải thích
1.
Liên lạc PĐĐ dừng K-01.
Dừng K-01 tại LCP.
Tránh trường hợp lỏng bị cuốn vào K-01 gây hỏng thiết bị
2.
Đưa lỏng từ V-15 về V-21C
Chuyển LV-1702 về manual và đóng hoàn toàn.
Đóng đường từ E-03 về V-21C; Thông đường từ V-15 về V-21C.
Đóng van FV-1301 và van tay 6” V-15-013-19 trước SDV-1301
Đóng van tay 4” E-04B-017-21 trước van 1 chiều trên đường ống 4”-P-1513-A-IH từ E-03 đến E-04.
Mở 02 van tay 4” V-15-013-20 và E-04B-017-19 trên đường ống 4”-P-1319-B-IH từ V-15 tới E-04.
Mở từ từ van LV-1702 để đưa lỏng từ đáy C-01 tới V-21C.
3.
Tiếp tục xả lỏng E-03.
Mở van tay xả lỏng E-03 qua hệ thống CD.
Đo nhiệt độ dòng lỏng thấp hơn 85oC, sử dụng ống mềm xả nước làm mát.
4.
Kiểm soát quá trình xả lỏng từ V-15 về V-21C.
Theo dõi chỉ báo LAHH-1301
Theo dõi mức LG-1303(site)
Mức V-21C.
Khi chỉ báo LAHH-1301 chuyển về bình thường, LG-1303 đọc được ở mức 90-95%, V-21C đạt 85%, mức E-03 sẽ giảm 0% thì dừng quá trình xả lỏng của C-01.
5.
Đưa lỏng từ C-01 về C-02 như vận hành bình thường.
Mở lại các van tay 6” V-15-013-19, van 4” E-04B-017-21 và đóng các van 4” V-15-013-20/E-04B-017-19.
Thông đường từ C-01 về C-02; Đóng đường từ V-15 về V-21C.
6.
Đưa hệ thống C-01, C-02 vào vận hành.
Mở van FV-1301 từ từ.
Mở van TV-1523 để gia nhiệt E-03.
Khởi động P-01.
Theo dõi giá trị AI-1701.
Điều chỉnh các thông số vận hành để ổn định tháp C-01, 02.
Chú ý theo dõi mức LI-1501 ở DCS và site.
7.
Khi mức lỏng và nhiệt độ E-03 dần ổn định và giá trị AI-1701 trong khoảng cho phép Chuyển tới mục 5.2.4.
Lưu ý: Trong suốt quá trình xử lý trên cần chú ý các điểm sau:
Theo dõi mức lỏng V-12/V-13/V-14 tại site và DCS nếu có hiện tượng mức lỏng tăng nhanh thì phải xả liên tục. Theo dõi tình trạng hoạt động của K-01, K-02/03, dừng các thiết bị này nếu có hiện tượng lỏng bị cuốn vào phần nén.
Trong quá trình xả lỏng E-03, xả đáy C-01 cần liên tục theo dõi mức của V-51 để tránh PSD. Khởi động P-51 khi mức lỏng V-51 cao.
Khi AI-1701 bị over-range thì phải reset lại và làm sạch hệ thống lấy mẫu cho AI-1701. Trong thời gian đó chất lượng Condensate chỉ có thể đánh giá qua TI-1521 và TI-1523 nên cần theo dõi liên tục các giá trị nhiệt độ này và ghi vào sổ làm căn cứ.
Biện pháp đưa lỏng từ đáy C-01 vào V-21C chỉ có thể thực hiện khi V-21C chứa off-spec và có mức nhỏ hơn 60%.
Khôi phục lại hệ thống:
TT
Các bước thực hiện
Thao tác
Giải thích
1.
Cho condensate vào bồn TK-21
Mở SDV-2301 vào bồn, đóng SDV-1701 vào V-21C, mở từ từ LV-1702.
Khi AI-1701 đạt tiêu chuẩn
2.
Ổn định hệ thống.
Tăng dần dòng lỏng vào V-03, C-01, C-02.
Tăng sản lượng.
Khởi động K-02/03
Tăng sản lượng.
Chuyển LIC-1501 về auto.
Ổn định mức lỏng E-03.
3.
Reprocess V-21C.
Khởi động P-22
Làm sạch V-21C
Lưu ý: Nếu trong quá trình xử lý trên phải dừng K-01 do mức lỏng V-12 cao thì khi hệ thống ổn định, kiểm tra lại tình trạng trước khi khởi động.
1.5. THÁP TÁCH C3/C4 (C-03)
Thiết bị C-03 được lắp đặt ở chế độ GPP nhưng cũng có thể hoạt động ở chế độ MF và AMF dự phòng. Ở chế độ MF người ta không phân tách C3, C4 mà sản phẩm lỏng là hỗn hợp C3, C4. Tuy nhiên nếu người ta cần tách C3 khỏi C4 thì cũng có thể chạy thiết bị này. Áp suất hoạt động của tháp C-03 được khống chế ở 16bar bằng cách điều khiển công suất của thiết bị E-19 nhờ việc đóng hoặc mở dòng khí nóng ở van Bypass PV-2101A, có công suất thiết kế là 30% dòng tổng. Lượng khí dư được đem đi đốt thông qua van PV-2101B.
Tháp tách C-03 được cấu tạo có 30 đĩa van với đường kính 1,7m, nhiên liệu được nạp vào tại đĩa thứ 14 kể từ đỉnh xuống. Có một thiết bị ngưng tụ và một thiết bị đun sôi lại. Tại tháp C-03 thì propan và butan được tách ra khỏi nhau.
Hơi propan đi ra từ đỉnh sẽ được ngưng tụ bằng không khí E-11 nhiệt độ giảm đến 400C sau đó được đưa đến bình chứa V-05 (là thiết bị nằm ngang có đường kính 2,2m, chiều dài 6m), propan lỏng được bơm P-03A/B (công suất 175m3/h, chiều cao đẩy 70,5m; công suất môtơ 30kw) bơm đến đường ống dẫn propan hoặc bồn chứa propan V-21A với lưu lượng 49m3/h thông qua thiết bị điều khiển mức LICA-2201. Lượng propan 89m3/h được hồi lưu lại tháp C-03. Thiết bị đun sôi lại loại kettle E-10 ở đáy C-03 được sử dụng để đun nóng nhờ dòng nóng 970C. Nhiệt độ được khống chế bởi van TV-2123 lắp trên đường dầu nóng này. Sản phẩm đáy butan sau khi được làm lạnh ở thiết bị trao đổi nhiệt E-17, E-18 đến 450C và ở E-12, được đưa đến ống dẫn hoặc bình chứa butan V-21B thông qua thiết bị điều khiển mức LICA-2101.
Một thiết bị điều khiển áp suất vi phân PDIA-2121 được lắp đặt để phát hiện sự biến đổi áp suất trong cột chống sự gây ra tạo bọt. Ngoài ra còn có ba thiết bị đo nhiệt độ được lắp đặt tại các đĩa 13,14,30.
1.6. GAS STRIPPER C-04
Thiết bị C-04 chỉ được lắp đặt ở chế độ GPP nên cũng nên chạy nó ở chế độ MF sau khi hoàn chỉnh chế độ GPP. Ở chế độ AMF sau khi hoàn chỉnh chế độ GPP, hai máy nén alter có thể được sử dụng nhưng có thể không dùng một cái. Khi ở chế độ AMF, nếu khí dùng để stripping là khí đến từ đỉnh tháp deethaniser không sử dụng được. Máy nén còn lại được dùng để giữ lưu lượng của condensat đến từ V-03 trong chế độ GPP cho dù khí stripper không đủ sử dụng được.
Trong trường hợp tháp C-04 không được vận hành thì chế độ vận hành đơn giản hơn. Áp suất hoạt động được tự động giữ ở 47bar nhờ khí đem đi đốt thông qua van PV-1801 lắp trên đường ống ra. Điều quan trọng trong phương pháp này là việc hình thành hydrat khi lưu thể đi qua van FV-1802, bởi vì không có dòng nóng trong E-08, nhưng trong trường hợp này người ta phun metanol vào ngay trước van đó. Vì vậy nên dùng phương pháp này trong trường hợp thời gian vận hành AMF ngắn.
Ở chế độ vận hành bình thường thì áp suất là 47bar, nhiệt độ đỉnh 440C, nhiệt độ đáy 400C. Tháp C-04 gồm 6 đĩa van với đường kính là 2,6m; một thiết bị đo chênh áp để tránh hiện tượng tạo bọt; thiết bị đo nhiệt độ được đặt đo ở đĩa thứ 6. Tháp C-04 hoạt động như một thiết bị bốc hơi bằng hơi nước nên không cần thiết bị đun sôi lại và thiết bị ngưng tụ. Condensat được tách ra bởi khí khô sẽ được lấy ra theo sự điều khiển bởi van FV-1701 (điều khiển thông qua thiết bị điều khiển mức LICA=1821), đến đĩa thứ 14 hoặc đĩa thứ 20 trong tháp tách etan sau khi qua thiết bi trao đổi nhiệt E-04 để nâng nhiệt độ từ 400C lên 860C với dòng nóng 1400C từ đáy của thiết bị stabilizer.
1.7. THÁP LÀM SẠCH C-05
Lưu lượng theo thiết kế: 200.000 sm3/h
Áp suất: 33,5 bar.
Vận hành hiện tại:
Lưu lượng tổng: 245.000 sm3/h
Nhiệt độ
Đỉnh tháp : -45 oC
Đáy tháp: -11÷ -12 oC.
Áp suất: 35-37 barA.
Dòng nguyên liệu thứ nhất (từ E-14 ):
Lưu lượng : 85.000 – 90.000 m3/h
Nhiệt độ : -60 ÷ - 62oC.
Dòng nguyên liệu thứ 2 (từ CC-01):
Lưu lượng: 160.000 -165.000 sm3/h.
Nhiệt độ : -11 ÷ -15oC.
Nhiệt độ:
Đỉnh tháp : 10-12 oC.
Nhiệt độ dòng nhập liệu: 65-70 oC.
Đáy tháp: 100 oC.
Áp suất: 27 barA.
Lưu lượng dòng nhập liệu từ V-03: 15.000-20.000 Kg/h.
Lưu lượng dòng lỏng từ C-05: 130-140 m3/h.
Tồn tại của tháp C-05 hiện nay:
Do lưu lượng khí đầu vào tăng dẫn đến tháp C-05 thương xuyên bị ngập lỏng (trên chimney tray) dẫn đến nguy cơ lỏng bị cuốn theo gây nguy hiểm cho CC-01.
Để khắc phục tình trạng này năm 2002 công ty đã thuê chuyên gia tư vấn cải tạo hệ thống phân phối nguyên liệu đầu vào tháp (Inlet distribution) nhưng vẫn không giải quyết được triệt để vấn đề.
Trong điều kiện hiện này để ngăn ngừa ngập lỏng tháp C-05 nhà máy luôn duy trì một một dòng khí nóng bypass thông qua van PV-0805 với độ mở của van khoảng 15-20%. Điều này đã dẫn đến làm giảm hiệu quả thu hồi lỏng nhà máy.
Với đặc điểm như vậy, hiện nay toàn bộ hệ thống thiết bị của nhà máy đều làm việc ổn định và đảm bảo cho phép xử lý với lưu lượng khí đầu vào lên trên 6 triệu m3/ngày.
Vấn đề tháp C-05 được xem như là “điểm thắc cổ chai” của nhà máy. Giải quyết được vấn đề ngập lỏng tháp C-05 sẽ cho phép tăng tối đa hiệu quả thu hồi lỏng của từ dòng nguyên liệu khí đầu vào.
1.8. HỆ THỐNG THÁP TÁCH NƯỚC V-06 A/B
Thông số thiết kế:
Lưu lượng dòng: 5 triệu m3/ngày.
Áp suất vận hành: 109 bar.
Nhiệt độ : 30 – 2300C.
Hàm lượng nước đầu vào: hàm lượng nước bảo hoà trong khí ở 109bar và 260
Outlet Dew point: -65 oC.
Chênh áp tối đa cho phép: 80 kpa.
Hai tháp làm việc song song, thời gian chuyển tháp là 8h.
Do đã có hệ thống tách nước bằng dietthylene glycol từ thượng nguồn tại giàn nén trung tâm nên chu kỳ làm việc hiện nay có thể kéo dài lên 24h. Do đó nếu mở rộng công suất dòng khí đầu vào thì V-06A/B vẫn đủ khả năng tiếp nhận và xử lý dòng khí đầu vào với lưu lượng lớn hơn. Tuy nhiên cần phải tính đến khả năng rút ngắn chu kỳ luân chuyển tháp và tính toán độ chênh áp qua V-06.
1.9. THIẾT BỊ TURBO – EXPANDER
Thông số thiết kế:
Lưu lượng dòng vào đầu giản nở max: 170.000 sm3/h
Áp vào/ra đầu giản: 109/33 bar.
Lưu lượng đầu nén: 150.000 sm3/h
Áp vào/ra đầu nén: 33/48 bar.
Vận hành hiện tại:
Lưu lượng dòng vào đầu giản nở: 165.000-170.000 sm3/h
Áp vào/ra đầu giản: 109/35-38 bar.
Lưu lượng đầu nén: 200.000-210.000 sm3/h
Áp vào/ra đầu nén: 35-38/48 bar.
Căn cứ theo thiết kế công suất vận hành của CC-01 và E-14 đã đạt giá trị tối đa và không có khả năng tăng được nữa.
Thiết bị gồm hai phần chính: expander và máy nén.
Phần expander: gồm hai phần, 3 dòng khí từ V-06 vào expander từ 109bar xuống 33,5bar làm cho nhiệt độ dòng giảm xuống đến -180C. Ở nhiệt độ này chủ yếu các hydrocacbon nặng (C3+) được hóa lỏng và đưa đến tháp C-05 như nguồn nạp liệu.
Phần máy nén: khi quá trình giảm áp tại turbo expander xảy ra thì dòng khí sẽ được sinh công làm quay quạt gió trong expander, công được dẫn qua trục truyền động dùng để chạy máy nén để tăng áp suất của dòng khí ra từ đỉnh tháp C-05 từ 33,5bar lên 47bar.
1.10. MÁY NÉN KHÍ
Máy nén khí mà nhà máy sử dụng ở đây là máy nén kiểu piston và kiểu ly tâm: máy nén K-01 là loại máy nén piston một cấp, K-02 và K-03 là loại máy nén kiểu piston hai cấp, máy nén K-04 là loại máy nén ly tâm.
Mục đích của cụm máy nén K-01, K-02, K-03 là để thu hồi triệt để C3+ từ khí ra của C-01 nén lên áp suất 109bar để đưa lại nhà máy.
Dòng khí từ C-04 được đưa đến máy nén K-02 sau khi được loại các hạt chất lỏng còn lại trong khí ở bình rửa V-13. tại K-02 khí được nén từ 47bar lên 74bar và nhiệt độ cũng tăng từ 440C lên 780C. Dòng khí ra khỏi K-02 có nhiệt độ cao nên được làm mát ở E-19 nhiệt độ dòng khí giảm xuống còn 450C. Dòng khí này được tiếp tục nén tiếp tại K-03 để tăng áp lên 109bar, sau khi khí ra khỏi K-03 sẽ hòa cùng với dòng khí từ slug catcher.
Trạm nén đầu vào:
Số cụm máy nén 04
04 máy
Kiểu máy nén
Máy nén Piston (Hãng Dresser-rand sản xuất), kiểu 5DVIP4-1, 4 xi lanh; 1496.18 HP
Động cơ dẫn động:
Động cơ chạy khí (Hãng Caterpillar sản xuất), kiểu CAT 3608TALE, 8 máy; tốc độ 750-900-1000 RPM (Min./Calc/Max.); 1998 HP (Avail.)
Lưu lượng thiết kế:
1.67 MMNm3/d
Lưu lượng vận hành:
4.7 MMNm3/d (normal)
5.0 MMNm3/d (thiết kế)
Áp suất đầu vào:
70-80 bar (normal)
60 bar (min.)
Áp suất đầu ra:
109 bar (sau thiết bị làm mát)
Áp suất thiềt kế:
139 bar
Theo thiết kế thì 03 máy làm việc đồng thời và 01 máy dự phòng do đó công suất tối đa của trạm nén là 5 triệu m3/ngày.
Để đề phòng sự cố một trong các máy đang hoạt động bị shutdown đột ngột gây giảm sản lượng và để giám tải cho các máy nén khí áp đầu vào thấp hiện tại nhà máy cho vận hành cả 04 máy nén với lưu lượng 5 triệu m3/ngày.
Nếu đưa cả 04 máy nén vào hoạt động cùng lúc thì có thể nâng công suất trạm nén đầu vào lên trên 6 triệu m3/ngày.
1.11. HỆ THỐNG ĐUỐC
Hệ thống đuốc nhằm loại bớt khí tới nhà máy thông qua các van an toàn, van áp suất hoặc các chỗ nối thông khí và đốt nó ở chỗ an toàn. Toàn bộ khí được gom ở ống góp của đuốc 20” và được đưa tới bồn cách biệt của đuốc (là bình nằm ngang có đường kính 3,1m; dài 8,2m). Ở đây toàn bộ chất lỏng được loại ra và rời ống góp 20” sang ống đuốc (ME-51), ống đuốc có đường kính 30”, cao 70m, có công suất 212 tấn/h.
Hệ thống đuôc đốt được thiết kế để đốt bỏ khí đi ra từ nhà máy thông qua các van an toàn, van điều áp…
Toàn bộ khí xả ra được thu gom vào ống thu gom có đường kính (flare header) 20” sau đó được đưa đến bình tách lỏng V-51, flare K.O Drum. V-51 có đường kính 3.100mm, dài 8.200mm, là bình nằm ngang có tác dụng loại bỏ tòan bộ chất lỏng bị cuốn theo trước khi đưa ra đốt tại đuốc đốt ME-51, Flare Stack. Đuốc đốt có đường kính 30”, cao 70m, công suất 212ton/h trong trường hợp hoạt động không liên tục và 77,2 ton/h trong trường hợp hoạt động liên tục. Bộ đánh lửa bằng điện được lắp đặt để tạo ra ngọn lửa đốt khí, và thiết bị này được theo dõi nhờ ba đầu dò lửa BSL-2701A/B/B, được lắp đặt trên đỉnh của cột đuốc.
Chất lỏng thu được trong bình V-51 được chuyển đi bằng bơm P-51A/B Flare K.O Drum Pum (công suất là 10m3/h, áp suất là 77m nước chạy bằng động cơ điện có công suất 11kw) đến hầm đốt burn pit. Bơm P-51 tự động khỏi động khi tín hiệu báo mức H1 từ thiết bị chỉ mức chất lỏng trong bình LIA-2701, Drum Liquid Level Indicator kích hoạt, nếu mức chất lỏng tăng cao hơn thì tín hiệu báo mức H2 từ LIA-2701 sẽ kích hoạt đưa cả hai bơm vào hoạt động. Cả hai bơm sẽ dừng hoạt động khi có tín hiệu L kích hoạt.
Đèn báo mức (LALL-2701, Level Alarm) sẽ kích hoạt dừng để vảo vệ bơm trong trường hợp mức thấp và LAHH – 2701 sẽ kích hoạt đòng van đầu vao nhà máy ESDV-101, Plant Intel Valve khi mức ở V-51 cao hơn giá trị cài đặt.
Hệ thống thoát khí được thiết kế loại chất lỏng, xả ra từ nhà máy qua van an toàn nhiệt hoặc các điểm nối xả bằng cách làm nóng hoặc bay hơi. Tất cả các chất lỏng trong ống góp 12” dược dẫn đến bộ làm nóng E-52, nó được làm nóng tới 550C bằng dầu nóng tích tụ trong V-51 nhằm bay hơi triệt để các hydrocacbon nhẹ trước khi thải ra burn pit. Khí bay hơi được đốt ở ống đuốc, chất lỏng xả ra được bơm qua thùng tách biệt, qua hầm đốt, có công suất max là 8,9m3/h (với H-C lỏng).
Qui trình cô lập
Chuẩn bị trước khi tiến hành cô lập:
Đảm bảo nhà máy đã được dừng hoàn toànĐảm bảo bình tách V-51 không có lỏng. Trong trường hợp có lỏng, đưa toàn bộ lỏng ra burn pit để đốt bỏ trước khi tiến hành cô lập.
Trong quá trình thực hiện, các hệ thống sau đây cần được cô lập hoặc by-pass:
Hệ thống F&G
Hệ thống cảnh báocông nghệ (Process Alarm, ESD, PSD, các PSHH, PSLL, LSHH, LSLL.
Hệ thống điện
Qui trình cô lập
TT
Bước thực hiện
Thao tác
Giải thích
1
Cô lập đường lỏng ra từ V-51
Kiểm tra đóng van 2” P-51-10
Chuẩn bị cô lập đường lỏng ra từ V-51
Kiểm tra đảm bảo van 3” P-51-11 trên đường bypass qua P-51A/B để mở
Đóng các van chặn 3” P-51-07-0-027, P-51-06-027 và van 2” P-51-10-027
2
Cô lập đường nước thải công nghệ từ V-07 đến V-52
Đóng van chặn V-07-02-007 trước van LV-0701
Cô lập đoạn ống từ V-07 đến V-52
Kiểm tra đảm bảo van V-07-03-007 trên đường bypass đóng
3
Cô lập đường nước thải công nghệ từ V-03 đến V-52
Đóng van V-03-21-003 trước van ILV-0301
Cô lập đoạn ống từ V-03 đến V-52
Kiểm tra đảm bảo van V-03-07-003 trên đường bypass đóng
4
Cô lập đường nước thải từ SC vể V-52
Đóng van chặn 3” SC-01-04-001 và SC-01-05-001 trước van ILV-0112.
Đảm bảo van 1” SC-01-09-001 và van 3” SC-01-08-001 trên đường bypass của van ILV-0112 đóng
Cô lập đoạn ống từ SC-01/02 về V-52
Đóng van chặn 3” SC-02-13-001 và SC-02-014-001 trước van ILV-0122.
Đảm bảo van 1” SC-02-18-001 và van 3” SC-02-17-001 trên đường bypass của van ILV-0122 đóng
5
Cô lập đường nước nhiễm dầu từ V-52 ra burn pit
Đóng van chặn 6” V-52-04-029
Cô lập đường nước thải công nghệ từ V-52 ra burn pit
6
Cô lập đường khí nhiên liệu ra Flare header
Đóng các van V-6710, V-6711, V-6712, V-6713, V-6714, V-6715 trên đường khí nhiên liệu ra đuốc.
7
Cô lập đường khí xả ra Flare header từ các thiết bị gia nhiệt dầu nóng bằng cách
Đóng các van SDV-5505/5605/5705
Cô lập đường khí nhiên liệu
Đóng các van FV-5501/5601/5701 và kiểm tra đảm bảo các van bypass qua các van này ở trạng thái đóng
8
Đóng van chặn xả khí ra Flare header của thiết bị gia mùi ME-28
9
Đóng tất cả các van xả ra đuốc từ các máy nén (kể cả CC-01)
Thực hiện theo bảng danh mục các đường xả ra đuốc đính kèm. Trong quá trình cô lập dùng bảng danh mục để th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực tập tại nhà máy xử lý khí Dinh Cố.doc