Thực trạnh và giải pháp xã hội hoá giáo dục cho công nhân lao động trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay

Từ thực tiễn hoạt động của LĐ – LĐ Quận 3 trong việc nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho CN – LĐ, có thể nêu lên một số bài học kinh nghiệm.

Là người trực tiếp chăm lo xây dựng lực lượng CN – LĐ, công đoàn cần thể hiện rõ chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động. Công đoàn cũng cần xác định rõ trách nhiệm trong việc giáo dục, rèn luyện, tập hợp lực lượng CN – LĐ thực hiện cho được vai trò là trường học xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cộng sản. Đồng thời trong mọi hoạt động phải chú trọng tính giáo dục, tập hợp và tạo ra phong trào hành động cách mạng thiết thực của lực lượng CN – LĐ.

Trước khi xây dựng các chương trình hành động cụ thể, phải phân tích đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện, xác định rõ đối tượng để tập trung tổ chức lãnh đạo, tránh làm tràn lan thiếu trọng tâm. Luôn luôn coi trọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Kết hợp một cách hài hoà quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong việc nâng cao học vấn và tay nghề.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạnh và giải pháp xã hội hoá giáo dục cho công nhân lao động trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNH VÀ GIẢI PHÁP XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY Để thực hiện mục tiêu cao cả dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh bao thế hệ người Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh vì sự trường tồn và hưng thịnh của đất nước, Đảng ta đã đề ra chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện chiến lược này bằng những bước đi thích hợp, huy động tối đa sức mạnh nội lực, kết hợp với sức mạnh ngoại lực để trong vòng hơn hai mươi năm tới nước ta sẽ từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp phát triển. Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngoài vốn đầu tư và tài nguyên đất nước là rất quan trọng, nhưng động lực chủ yếu của sự phát triển chính là con người. Vì vậy vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trở thành yếu tố quyết định sự thành bại của công nghiệp hoá, hiện đại hoá . Muốn tạo nguồn nhân lực tốt cần phảI có những phương hướng và biện pháp đúng đắn tạo động lực cho sự phát triển. Để góp phần nhỏ giải quyết vấn đề cấp bách liên quan đến việc tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong bài viết này chúng tôi giới hạn trình bày về thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ văn hoá cho công nhân lao động (CN – LĐ) ở địa phương cụ thể: Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật (KHKT) lớn của đất nước, cùng với Biên Hoà (Đồng Nai), Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Bình Dương trở thành vùng kinh tế phát triển trọng yếu của đất nước. Ở khu vực này đã hình thành các khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung cùng các khu công nghiệp quan trọng khác như khu công nghiệp Cát Lái, khu công nghiệp Bình Chánh, khu công nghiệp kỹ thuật cao ở Thủ Đức, khu công nghiệp Biên Hoà, khu công nghiệp Long Bình, Tuy Hạ, Nhơn Trạch… đã và đang xây dựng và đi vào hoạt động hàng trăm nhà máy, xí nghiệp có trang bị hiện đại, công nghệ tiên tiến thu hút hang năm hàng chục vạn lao động trực tiếp vận hành, bảo trì thiết bị, tham gia xây dựng cơ bản, hoạt động dịch vụ gắn liền với các dự án. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giai cấp công nhân chắc chắn sẽ có biến đổi to lớn, phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, thay đổI mạnh về cơ cấu ngành nghề theo hướng đa dạng hoá. Trước tình hình đó việc nâng cao trình độ văn hoá cho đông đảo CN – LĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung mọi nguồn lực để giải quyết có hiệu quả. Xây dựng đội ngũ CN – LĐ có trình độ học vấn, tay nghề là góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh, là cộng việc hết sức cấp bách. Bởi vì, “Chăm lo đến sự nghiệp giáo dục là chăm lo thiết thực nhất đến sự phát triển con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá của đất nước. Thời đại hiện nay là thời đại của trí tuệ, nguồn gốc trực tiếp làm ra của cảI, càng đi sâu vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng đòi hỏi trí tuệ cao. Dù ở thành thị hay nông thôn, đồng bằng, miền núi hay hải đảo, trong công nghiệp hay nông nghiệp, dịch vụ phải có trí tuệ cao mới đủ khả năng thanh toán lạc hậu, nghèo nàn, mới có thể làm nên giàu có. Hơn nữa sự phát triển của con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc đánh giá trình độ tiến bộ kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, với ba tiêu chí cơ bản: thu nhập, trình độ giáo dục và tuổi thọ. Như vậy rõ ràng giáo dục là vấn đề có tầm quan trọng hang đầu nhằm nâng cao trí tuệ của dân tộc ta để có đủ khả năng đưa đất nước ta phát triển đến một tầm vóc mới” (5,439) . Mặc khác, “Đảng và nhà nước ta coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của đất nước” (5,437). Qua thực tiễn của các quốc gia trên thế giới cũng như qua thực tiễn của nước ta cho thấy trình độ học vấn thấp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đào tạo. Trong những năm qua bằng việc đầu tư thích hợp với các chính sách khuyến khích nên ngành giáo dục – đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn. Nhưng trình độ học vấn của đội ngũ CN – LĐ trong các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Thành phố vẫn chưa có những thay đổi căn bản. Theo số liệu điều tra của liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố trong 80.061 công nhân đang làm việc ở 429 công ty, xí nghiệp có trên 61% mới có trình độ phổ thông cơ sở trở xuống. (4,2) Còn nếu phân theo lứa tuổi, thì trong số 24.324 công nhân ở lứa tuổi từ 18 – 25 có 11,74% trình độ học vấn tiểu học; 50,42% trung học cơ sở; 28,77% phổ thông trung học; 9,32% trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Tình hình trình độ học vấn của CN - LĐ ở quận 3 - một quận trung tâm của thành phố cũng không mấy khả quan trước những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá. Kết quả khảo sát đầu năm 1998 trong số 2.100 CN – LĐ ở một số xí nghiệp, công ty và cơ quan đơn vị cho thấy có 14,33% trong số đó có trình độ học vấn cấp I; 35,35 có trình độ học vấn cấp II; 38,23% có trình độ học vấn cấp III và 12,09% có trình độ học cao đẳng, đại học. Những số liệu thống kê trên cho thấy tỷ lệ CN – LĐ có trình độ văn hoá cấp I, II chiếm gần 50%. Trình độ học vấn thấp sẽ không đủ tiếp thu các kiến thức của một chương trình đào tạo một công nhân kỹ thuật lành nghề (thông thường tối thiểu phải tốt nghiệp phổ thong cơ sở) nên CN – LĐ chỉ được huấn luyện ở mức độ tay nghề thấp, hạn chết rất nhiều trong việc tiếp tục nâng cao tay nghề hoặc tiếp cận với những kiến thức KHKT, công nghệ mới. Trước tình hình đó Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh đã có chương trình xây dựng giai cấp công nhân để “thành một lực lượng cách mạng tiên phong trong xã hộI, đông về số lượng, mạnh về chất lượng, có nhận thức tư tưởng và bản lĩnh chính trị vững vàng làm chỗ dựa vững chắc cho Đảng trong từng bước quá độ đi lên CNXH, làm nồng cốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạI hoá ở Thành phố”. Trong chương trình này Thành uỷ đã đánh giá thực trạng độI ngũ CN – LĐ của Thành phố, biểu dương những nỗ lực cố gắng của độI ngũ CN – LĐ đồng thờI chỉ ra những hạn chế yếu kém như trình độ văn hoá, KHKT chưa đáp ứng vớI yêu cầu … Để khắc phục tình trạng này, các cấp Ủy chính quyền cần “Áp dụng nhiều loạI hình đào tạo phù hợp vớI từng đốI tượng để nhanh chóng nâng cao trình độ văn hoá, KHKT, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức xã hội… CN – LĐ, từng bước thực hiện khẩu hiệu “Trí thức hoá công nhân”, (1;2) Trình độ học vấn của công nhân lao động Quận 3 tuy chưa đạt tớI mức lý tưởng, nhưng so vớI trình độ chung của toàn Thành phố có trình độ trộI hơn. Chẳng hạn như số CN – LĐ trên địa bàn Thành phố có trình độ học vấn cấp I và II là trên 61% trong khi đó ở Quận 3 là chưa tớI 50% hay số số CN – LĐ có trình độ cao đẳng và đạI học chung trên địa bàn Thành phố chiếm tớI 10%, trong khi đó ở Quận 3 là 12,09%. Trong bốI cảnh chung của toàn Thành phố, khi mà CN – LĐ có trình độ học vấn thấp chiếm tỷ lệ tương đốI thấp (dướI 50%), thể hiện rõ quyết tâm của các cấp lãnh đạo trong Quận đó có LĐ – LĐ Quận, trong việc nâng cao trình độ học vấn cho độI ngũ CN – LĐ. Trong những năm qua Quận ủy, UBND, các phòng ban chức năng và đặc biệt là LĐ – LĐ Quận đã có nhiều chủ trương, biện pháp để không ngừng nâng cao trình độ văn hoá cho CN – LĐ trong Quận, thực hiện chương trình xây dựng lực lượng giai cấp công nhân của Thành ủy, Quận ủy đã có chương trình xây dựng lực lượng giai cấp công nhân Quận 3 từ nay đến năm 2000” (8). Sau khi nêu lên thực trạng đội ngũ CN – LĐ quận 3, phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình hình đó, Quận uỷ nhấn mạnh “Đội ngũ công nhân lao động Quận 3 trong các doanh nghiệp là không thuần nhất, có sự chênh lệch về trình độ nhận thức, tay nghề, học vấn, đặc biệt là sự thiếu ổn định lực lượng lao động ở một số ngành. Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội đã và đang tác động đến việc xây dựng lực lượng CN – LĐ về các mặt” (9) . Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ CN – LĐ Quận 3, nhấn mạnh rằng: “Trình độ học vấn và tay nghề của người lao động vừa là nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, vừa là lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người lao động, cũng đồng thời là nhu cầu, là lợi ích của người sử dụng lao động, quản lý doanh nghiệp. Cần phát huy động lực lợi ích của các đối tượng liên quan để thúc đẩy nâng cao trình độ học vấn, tay nghề của CN – LĐ” (10). Phấn đấu đến năm 2000 có trên 85% CN – LĐ có trình độ văn hoá cấp II, 65% CN – LĐ có tay nghề bậc 3, 4, 20% có trình độ bậc 5 và 15% có trình độ bậc 6, 7. Đối chiếu với những số liệu được trích dẫn ở trên về thực trạng đội ngũ CN – LĐ Quận 3 cũng như của Thành phố mới thấy được mục tiêu phấn đấu và quyết định của Quận trong việc nâng cao trình độ học vấn và tay nghề cho đội CN – LĐ trên địa bàn Quận 3. Để biến Nghị quyết của Quận ủy thành hiện thực đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của mỗi tổ chức trong Quận. Chính những khó khăn này mà vai trò Công đoàn cần phải được xác lập và khẳng định bằng các biện pháp kiên trì, thuyết phục, vận động CN – LĐ ở các doanh nghiệp được chọn làm điểm tham gia thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, nhằm nâng cao dân trí, trước hết cho chính bản thân mình. Từ đó có thể đúc kết rút kinh nghiệm cho công tác triển khai đại trà. Tiếp đó, Tổ Công đoàn, Công đoàn cơ sở đi sâu nắm chắc từng hoàn cảnh của mỗi CN – LĐ để có cách vận động và động viên công việc khéo sắp xếp công việc gia đình và công tác ở cơ quan, xí nghiệp, công ty một cách phù hợp mà tham gia tích cực vào việc nâng cao trình độ văn hoá cho chí mình đồng thời nhận thức được rằng đó là yêu cầu không thể thiếu được của CN – LĐ vì nó có liên quan đến nhiệm vụ hàng ngày hiện nay cũng như sau này, nếu không, khó có thể đứng vững được trong lao động sản xuất kinh doanh và công tác ở đơn vị. Với những thực hiện đó, CN – LĐ Quận 3 đã dần dần loại bỏ được các ngán ngại về tâm lý mà đăng ký đến lớp học văn hoá. Qua nhiều biện pháp tác động cả trên các bình diện xã hội – kinh tế - văn hoá, chỉ mới những đợt đầu, số lượng công nhân và người lao động đăng ký tham gia học văn hoá vượt dự kiến trên 15% so với kế hoạch. Đối với Ban Giám đốc doanh nghiệp và Ban Lãnh đạo đơn vị, Công đoàn bằng nhiều biện pháp tham gia, thậm chí tranh thủ giải thích làm rõ lợi ích của doanh nghiệp, nếu CN – LĐ có trình độ học vấn nhất định. Đồng thời, Công đoàn tham gia cùng Ban lãnh đạo đơn vị, Công ty tìm biện pháp khắc phục những khó khăn về thời gian sản xuất kinh doanh và thời gian học văn hoá của CN – LĐ. Nhưng điều quan trọng hơn là làm rõ mối liên quan đến năng suất, chất lượng sản phẩm và sự điều hành, tổ chức quản lý của doanh nghiệp nếu CN – LĐ không được quan tâm nâng cao về văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ thì hệ quả là doanh nghiệp sẽ hoạt động khó khăn, đồng thời kéo theo người lao động cũng sẽ không tự giác học văn hoá; mà thực trạng đó sẽ không thể tồn tại được trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay. Từ việc làm rõ nhận thức, quan điểm trong việc phổ cập văn hoá cho công nhân – lao động nói trên, LĐ – LĐ Quận 3 đã chủ động xây dựng quy chế học tập, quy chế khen thưởng một cách công khai để hướng dẫn cho các Công đoàn cơ sở phốI hợp vớI ban Giám đốc doanh nghiệp, Ban lãnh đạo đơn vị cùng thực hiện, chẳng hạn: Quyền lợi của CN – LĐ đi học, về mặt thời gian không bị trừ vào thời gian sản xuất kinh doanh, công tác; nếu học ngoài giờ thì phải được chăm lo về vật chất, tinh thần tuỳ theo điều kiện của đơn vị. Trong quá trình học tập của CN – LĐ, nếu đạt xuất sắc và khá, tiên tiến, thì đưa vào quy chế khen thưởng để thưởng, kể cả thưởng đột xuất cho CN – LĐ học tập tốt. Thường xuyên trợ cấp khó khăn cho CN – LĐ đi học để tạo điều kiện cho họ tích cực học tập và học tập đạt yêu cầu, và qua đó cũng nhằm động viên anh chị em CN – LĐ khác tham gia. Đối với những trường hợp CN – LĐ lười học hoặc vi phạm nội quy học tập thì tuỳ theo mức độ vi phạm để xem xét kỷ luật, song cái chính là giáo dục, động viên CN – LĐ khắc phục mà phấn đấu trong học tập để vươn lên. Tuy nhiên, các biện pháp trên cũng chưa đủ để tổ chức được các lớp phổ cập văn hoá cho CN – LĐ. Vấn đề đặt ra ở đây là sự nhiệt tình giảng dạy của đội ngũ giáo viên và kinh phí cho việc tổ chức lớp học. Đúng là kinh phí hiện nay là hết sức khó khăn. LĐ – LĐ Quận đã làm việc với ban Giám đốc, Lãnh đạo đơn vị nhiều lần để giải quyết vấn đề này cuối cùng cũng được giải quyết. Mặc dù việc đó không phải thuận lợi, bởi có đơn vị cấp từng đợt kinh phí thậm chí có đơn vị nhắc nhở mớI hỗ trợ kinh phí để lớp học được triển khai và tồn tại. Đáng chú ý là cách làm như của Công đoàn và Ban Giám đốc công ty Công trình Giao thong đô thị, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tribeco Quận 3, cùng lo kinh phí cho công tác phổ cập văn hoá. Về nộI dung giảng dạy, LĐ – LĐ Quận 3 ký lien tịch với Phòng Giáo dục Quận chỉ đạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên của Quận phân công giáo viên đảm nhiệm chương trình giảng dạy cho các lớp học. Ngoài chế độ giáo viên được hưởng như quy định, các công ty, xí nghiệp, đơn vị còn chăm lo thêm để động viên các giáo viên đứng lớp. Công đoàn thì trực tiếp quản lý lớp học, và lien hệ thầy cô về lịch học, lịch thi. Về cách thức, quá trình học được thực hiện theo kiểu cuốn chiếu. Cơ sở vật chất phục vụ cho lớp học phổ cập do doanh nghiệp và cơ quan đơn vị trang bị như bảng, bàn, ghế, sách, tập, bút và phòng học… Bằng các biện pháp phối hợp tổ chức thực hiện như trên, trong hơn 2 năm qua, từ năm 1996 đến cuối năm 1998, số lượng CN – LĐ Quận 3 tham gia đi học văn hoá ngày một tăng; tăng gần 7 lần so với số lượng lúc đầu (đăng ký chưa tới 50 công nhân theo học) ở các lớp của chương trình cấp I, II, nay toàn Quận đã có 33 CN – LĐ của 60 công đoàn cơ sở đang theo học văn hoá cấp I, II và cấp II. Điển hình nhất là công nhân ở Công ty Công trình GTĐT Quận 3. Lúc đầu tổ chức làm 2 lớp có 39 công nhân đi học cấp I, nay mở thêm các lớp của cấp 2 với gần 100 CN – LĐ; công ty TNHH Tribeco đang tổ chức cho 20 công nhân theo học lớp 8; đơn vị Trung tâm Trẻ suy dinh dưỡng tổ chức 1 lớp văn hoá lớp 5 cho 10 công nhân và Công ty Tân Định vào đầu tháng 7 – 1999 cũng đã tổ chức khai giảng cho 40 công nhân học văn hoá lớp 6, và rất nhiều đơn vị khác đã tạo điều kiện cho CN – LĐ đi học văn hoá ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Quận 3 và các Trung tâm Quận, Huyện khác. Từ thực tiễn hoạt động của LĐ – LĐ Quận 3 trong việc nâng cao trình độ học vấn, tay nghề cho CN – LĐ, có thể nêu lên một số bài học kinh nghiệm. Là người trực tiếp chăm lo xây dựng lực lượng CN – LĐ, công đoàn cần thể hiện rõ chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động. Công đoàn cũng cần xác định rõ trách nhiệm trong việc giáo dục, rèn luyện, tập hợp lực lượng CN – LĐ thực hiện cho được vai trò là trường học xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cộng sản. Đồng thời trong mọi hoạt động phải chú trọng tính giáo dục, tập hợp và tạo ra phong trào hành động cách mạng thiết thực của lực lượng CN – LĐ. Trước khi xây dựng các chương trình hành động cụ thể, phải phân tích đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện, xác định rõ đối tượng để tập trung tổ chức lãnh đạo, tránh làm tràn lan thiếu trọng tâm. Luôn luôn coi trọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Kết hợp một cách hài hoà quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong việc nâng cao học vấn và tay nghề. REALITY AND SOLUTION OF EDUCATIONAL PRIVATISATION FOR THE WORKERS IN THE PRESENT SOCIO – ECONOMIC SITUATION (A CASE STUDY OF DISTRICT 3) TRAN VAN THAN From the activities of District 3 trade Union Association in educating and training the workers, the author mentions the function and role of trade unions in training and educating workers and asks trade unions while preparing their action plans to thoroughly study the worker in order to protect the working class rights. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Dân vận Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng Công nhân – lao động thành phố Hồ Chí Minh, 1988. Giai cấp công nhân với sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Thông tư chuyên đề số 44, 45 (tháng 3 + 4/ 1994) Kinh nghiệm đào tạo và bồi dưỡng công nhân kỹ thuật ở xí nghiệp, NXB Lao động, 1961. Liên đoàn Lao động Thành phố: Tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, 1996. Đỗ Mười: Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới và Chủ nghĩa xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, 1996. Lê Xuân Vũ: Tìm hiểu Nghị quyết VI về chính sách xã hội và nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng CNXH, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1987. Nguyễn Viết Vượng: Các đoàn thể nhân dân trong nền kinh tế thị trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà NộI, 1994. Một số Nghị quyết của Thành ủy, Quận ủy Quận 3.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJournal051006031739.doc
Tài liệu liên quan