Tiểu luận Bản chất hiện tượng tâm lý người theo quan niệm tâm lý của chủ nghĩa Macxit

* Tâm lí người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải do não tiết ra như gan tiết ra mật, tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua” lăng kính chủ quan”. Tâm lí Macxit khẳng định rằng vật chất là cái thứ nhất, tâm lí là cái thứ hai, tồn tại quyết định tâm lí, ý thức, tâm lí phản ánh thực tại khách quan. Thế giới vật chất tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào con người, tâm lí chỉ là sự phản ánh thực tại khách quan vào trong bộ não con người.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 43256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bản chất hiện tượng tâm lý người theo quan niệm tâm lý của chủ nghĩa Macxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU: T hế giới tâm lí của con người vô cùng diệu kì và phong phú, nó được mọi người quan tâm và nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành và phát triền của nhân loại. Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai về hiện tượng tâm lí, tâm lí học đã hình thành, phát triển không ngừng và ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong nhóm các khoa học về con người. Đây là một ngành khoa học có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong cuộc sống hằng ngày người ta cho rằng, tâm lí là những điều gì đó thuộc về lòng người, về cách ứng xử của con người. Khi ai đó hiểu đúng lòng mình, cư xử làm ta hài lòng và chinh phục được người khác,… thì ta nói:” người ấy thật tâm lí”. Ở cấp độ nhận thức thông thường, từ” tâm lí” được sử dụng và hiểu thiên về mặt tình cảm của đời sống tâm lí con người. Trên mặt bằng của cấp độ nhân thức khoa học, của lí luận từ “ tâm lí” cũng được quan niệm không giống nhau tùy theo từng trường phái khoa học. Theo trường phái phân tâm học do Sigmund Freud(1856-1939) - bác sĩ thần kinh và tâm thần người Aùo gốc Do Thái. Đối tượng nghiên cứu của ông là vô thức để biết một cách khác qua tâm lí thực sự của con người. SF quan niệm tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng vô thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lí con người, mọi hoạt động trong tâm lí đều bắt nguồn trong vô thức và tùy theo tương quan của những tâm lí thoi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những quy luật khác hẳn với ý thức ( trong các loại vô thức thì đam mê tình dục có một vị trí đặc biệt quan trọngtrong toàn bộ đời sống tâm lí con người). Oâng đã xác định được bộ máy tâm thần của con người bao gồm: “ cái nó”- là tất cả những gì con người có được từ khi mới sinh ra,” cái tôi”-trung gian giữa cái nó và cái bên ngoài, và “ cái siêu tôi”-lực lượng đối lập kiềm hãm sự thỏa mãn của cái tôi. Oâng đã có đóng góp to lớn trong lĩnh vực tâm lí, đã đưa ra giả thuyết về vô thức, tiềm thức là những mặt quan trọng trong đời sống con người, đưa ra một số cơ chế tâm lí như: cơ chế tự vệ, dồn nén, các mặc cảm,…nhưnng do quá nhấn mạnh đến mặt vô thức SF đã không thấy được mặt bản chất trong ý thức con người, không thấy được bản chất xã hội-lịch sử của các hiện tượng tâm lí người. Hay nghiên cứu về tâm lí học hành vi do John Watson sáng lập(1878-1958)-Mỹ. Oâng đi sâu nghiên cứu về hành vi, ông xem hành vi là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài. Theo ông mọi việc con người làm kể cả suy nghĩ điều thuộc một trong 4 loại hành vi: hành vi bên ngoài, hành vi bên trong, hành vi tự độg minh nhiên, và hành vi tự động mặc nhiên. Oâng cho rằng quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức S-R ( S: kích thích, R: phản ứng), ông đặt cho thuyết hành vi mục đích là điều khiển hành vi động vật và con người, lấy nguyên tắc” thử-sai” làm nguyên tắc khởi thủy điều khiển hành vi. Học thuyết của ông quan tâm nghiên cứu hành vi, tâm lí học hành vi đã trở thành một khoa học khách quan và chuyển sang phía chủ nghĩa duy vật nhưng ông đã thay đổi mục tiêu chính của tâm lí học từ việc mô tả các tình trạng của ý thức sang việc tiên đoán và kiểm soát hành vi. Oâng dường như đã gạt bỏ khái niệm ý thức ra khỏi tâm lí học, ông còn đồng nhất hành vi con người với hành vi động vật. Nhưng đến tâm lí học Macxit đã đưa ra một sự khẳng định hoàn toàn khác, nó rất phù hợp để giải thích về bản chất hiện tượng tâm lí con người. Được khởi xướng bởi 3 nhà tâm lí học Nga: Vugotski, Leonchiep, Rubinstein. Họ nghiên cứu những tác phẩm của Mác-Lênin và lấy chủ nghĩa này làm phương pháp luận để xây dựng nền tâm lí học Macxit. Dòng tâm lí này chủ trương: + Con người là tồn tại xã hội, lịch sử, lí trí, lao động, và phạm trù hoạt động có vai trò to lớn, quan trọng trong nền tâm lí học Macxit. Hoạt động là chìa khóa tìm hiểu, đánh giá, hình thành, và điều khiển tâm lí. + Về ý thức, dòng tâm lí này chủ trương: ý thức được sản xuất ra bởi các mối quan hệ xã hội giữa con người với thế giơiù xung quanh. Ý thức được tạo bởi tồn tại xã hội-cuộc sống thực, các quan hệ thực của của con người. Chính ý thức là tổ thành của cuộc sống, quan hệ đó. Hoạt động giao lưu tạo ra tâm lí, ý thức và ngôn ngữ. + Tâm lí học Macxit phân tích sự phát triển của tâm lí qua 10 giai đoạn: bào thai, sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, nhi đồng, thiếu niên , thanh niên, tưởng thành, trung niên, và già lão. Trong bài viết này, em chú trọng phân tích bản chất tâm lí người theo quan điểm tâm lí học Macxit, xem quan điểm của họ có đúng đắn về con người, về hoạt động tâm lí của con người trên cơ sơ ûpương pháp luận khoa học biện chứng và phù hợp với hoàn cảnh lịch sử chưa? II. NỘI DUNG: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lí người có bản chất xã hội-lịch sử. Đây chính là bản chất của hiện tượng tâm lí người theo quan điểm của tâm lí học Macxit. Ta hãy cùng đi sâu phân tích nó. 1. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể: * Tâm lí người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải do não tiết ra như gan tiết ra mật, tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua” lăng kính chủ quan”. Tâm lí Macxit khẳng định rằng vật chất là cái thứ nhất, tâm lí là cái thứ hai, tồn tại quyết định tâm lí, ý thức, tâm lí phản ánh thực tại khách quan. Thế giới vật chất tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào con người, tâm lí chỉ là sự phản ánh thực tại khách quan vào trong bộ não con người. * Thế giới khách quan tồn tại bằng các thuộc tinh không gian và thời gian, luôn luôn vận động. Phản ánh là những thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang vận động. Nói một cách chung nhất: phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu vết ( hình ảnh) tác đông ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu tác động. Có nhiều dạng phản ánh: phản ánh vật lí, hóa học, cơ học, sinh lí, tâm lí,…. Tâm lí, phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau: từ phản ánh cơ, vật lí, hóa đến phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó phản ánh tâm lí là phản ánh đặc biệt nhất. Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ thần kinh, não người-tổ chức cao nhất của vật chất (chỉ có hê thần kinh và bộ não người mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan và tạo ra trên não hình ảnh tinh thần(tâm lí) chứa đựng trong vết vật chất, đó là các quá trình sinh lí, sinh hóa trong hệ thần kinh và não. C.Mác nói:”tinh thần, tư tưởng,t âm lí,… chẳng qua là vật chất được chuyển vào trong đầu óc, biến đổi trong đó mà có”ù. - Phản ánh tâm lí tạo ra”hình ảnh tâm lí”( bản”sao chép”,” bản chép”) về thế giới. “ hình ảnh tâm lí” là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong não nhưng hình ảnh tâm lí khác về chất so với các hình ảnh cơ vật lí, sinh vật ở chỗ: +Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo. Ví dụ: Hình ảnh tâm lí của một người trong đầu chúng ta khác xa về chất so với hình ảnh của họ trong gương. + Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân mang hình ảnh tâm lí đó(hay nhóm người đó). Hay nói cách khác, hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về thực tại khách quan. Nó được thể hiện :mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lí về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm riêng của mình ( về nhu cầu xu hướng, tính khí, năng lực,…) vào trong hình ảnh đó làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Hay, có người đã phản ánh thế giới bằng hinh ảnh tâmlí qua” lăng kính chủ quan của mình”. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lí thể hiện cụ thể: cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng 1 hiện tượng khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lí với nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ: cùng nge giảng nhưng có người thich, có người không thích, có người hiểu, người không hiểu. Cùng 1 hiện thực khách quan tác động đến 1 chủ thể duy nhất nhưng vào những thời điểm, hoàn cảnh, tâm trạng,…khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện các sắc thái tâm lí khác nhau” người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”( Nguyễn Du). Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện rõ nhất. Cuối cùng, thông qua các mức độ, sắc thái tâm lí khác nhau mà mỗi người tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực. Tâm lí người mang tính chủ thể vì: ∙ Mỗi người co những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. ∙Hoàn cảnh sống, điểu kiện giáo dục khác nhau. ∙Mức độ tích cực hoạt động và giao tiếp ở mỗi người khác nhau. Và chính vì tâm lí người có nguôn gốc là thế giới khách quan nên khi nghiên cứu cũng như hình thành, cải tạo tâm lí người ta phải nghiên cứu hoàn cảnh sống và hoạt động của con người. Tâm lí người mang tính chủ thể nên trong dạy học-giáo dục, cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú trọng nguyên tắc sát đối tượng( chú ý đến cái riêng trong tâm lí mỗi người). Và tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thê phải tổ chức hoạt động và giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí của con người. 2.Bản chất xã hội của tâm li người: * Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội, lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. Tâm lí con người khác xa tâm lí của các loài động vật cao cấp ở chỗ: tâm lí người có bản chất xã hội, và mang tính lịch sử. * Bản chất xã hội-lịch sử của tâm lí người được thể hiện: -Tâm lí người có nguồn gốc từ thế giới khách quan( thế giới tự nhiên, xã hội), trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. +Thê giới tự nhiên trước hết là điều kiện lao động và sinh hoạt, là đối tượng của lao động. Thế giới đó tác động vào con người thông qua lao động của con người. Từ khi con ngươi xuất hiện, thì tự nhiên đã không còn là tự nhiên vốn có của nó mà đã mang dấu ấn con người, do lao động của con người tạo ra. Thiên nhiên có thể làm tâm hồn con người trở nên thơ mộng, mắt sáng hơn, tai tinh hơn, con người cần cù, chịu đựng hơn,...Nhưng điều kiện địa lí tự nhiên không quyết định tâm lí con người. + Phần xã hội hóa thế giới quyết định tâm lí con người, thông qua các quan hệ kinh tế xã hội, các quan hệ đạo đức, pháp quyền, quan hệ con người-con người. Các mối quan hệ xã hội quyết định bản chất của tâm lí người. C.Mac cho rằng:”bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. - Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động, giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Con người là một thực thể tự nhiên và cũng là một thực thể xã hội. Phần tự nhiên của con người đã được xã hội hóa ở mức cao nhất. Là một thực thề xã hội, con người là chủ thể của nhận thức, chủ thể tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động và giao tiếp. Do vậy tâm lí con người là sản phẩm của của con người với tư cách là chủ thể xã hội. Tâm lí người mang bản chất xã hội-lịch sử con người. Con người là chủ thể của các mối quan hệ đối với hiện thực. Trong hoạt động ứng xử nó bao giờbcũng bộc lộ 1 thái độ nào đó mang màu sắc riêng biệt, tùy thuộc vào bản tính của chinnh1 mình. Bởi thế bản tính có thể được định nghĩa như một thuộc tính tâm lícủa nhân cách, gồm1 hệ thống thái độ cảu chủ thế đối với hiện thực, được biểu hiện ra trong hiện thực, được biểu hiệnra trong hoạt động và trong hành vi ứng xử. Mà bản tính con người mang tính bền vững nhưngn tương đối, bởi trong những hoàn cảnh nào đó nó có thể bị tha hóa. Vì thế khi xem xét phải tính đến sự vận động của nó trong dongn2 chảy thời gian và sự nhất quán nhưng hành vi biểu hiện. Và hành vi ứng xử không phải luc nào cũng phản ánh đúng bản tính của chủ thể. Mỗi con người là 1 cà nhân đơn nhất, không lặp lại. Bản tính con người hình thành và phát triển tùy thuộc vào những hiện tượng tự nhiên và xã hội của mỗi người nên khônng ai giống ai. Vì lẽ đó nên đi tìm bản tính của một cộng đồng, dù là một cộng đồng nhỏ là một công việc rất khó. Ví dụ: người ta thường nói” thực dụng như người Mỹ, chính xác như người Đức, keo kiệt như người Do Thái,…” có được những nhận xét nhu vậy là do họ có sự khái quat và nó thường chỉ mang tính tiêu biểu. - Tâm lí cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệmxã hội, nền văn hóa thông qua hoạt động giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động và giao tiếp của con người trong xã hội có tính quyết định. Vì vậy, những người không được sống trong xã hội loài người sẽ không có tâm lí người(những trường hỡp trẻ bị sói, trâu rừng nuôi đã phát hiện ra trên thế giới). Chính vì tâm lí cá nhân chịu ảnh hưởnh lớn từ giáo dục nên vấn đề giáo dục ngày nay phải được quan tâm hơn nhưng thực trạng giáo dục hiện nay đang có chiều hướng bị thoái hóa. Vấn đề phẩm chất đạo đức, cơ chế thị trường, vấn đề học sinh và người thầy đang được đặt ra và cần được giải quyết cấp bách. Trong bối cảnh xã hội mới, các nhà giáo sẽ phải đối mặt với những áp lực, cám dỗ thì liệu 3 chữ” tôn sư trọng đạo” có còn đảm bảo tính vẹn toàn, đảm bảo tính tôn kính như từ trước đến nay vẫn có? Theo ý kiến của GS Văn Như Cương cho rằng:” ngành giáo dục không phải là một ốc đảo, nó cũng phát triển theo sự biến động của xã hội, 22 triệu học sinh và 1 triệu thầy giáo, thực ra cũng có những chuyện xấu nhưg đó cũng chỉ là một con số nhỏ. Như ông nói” thương thì thương cho roi cho vọt” ngày xưa trò haư thầy đánh nhưng nay đó là vi phạm nhân quyền, quyền trẻ em. Ta cần phải xem động cơ của vấn dề để tìm ra cách giải quyết. Cần p0hỉa tìm ra giảib pháp để có được cái lớn lao hơn, thì người thầy sẽ được kính trọng không những vậy trò sẽ giỏi hơn. Và nganh giáo không phải là một ốc đảo, tất cả các ti6u cực trong cuộc sống đều có thể xảy ra tronng ngành này. Các thầy,cô khônng tốt sẽ sẽ bị loại và thay thế bằng những người tốt hơn. Nhà giáo và nhà báo có cách làm khác nhau nhưng cùng mục đích là làm cho ngành tgiáo dục tốt hơn. Qua ý kiến của giáo sư chúng ta hãy tin tưởng vào ngành giáo dục trong tương lai, nó sẽ ngày càng tốt hơn và tạo ra những thế hệ tốt để dựng xây đất nước. - Tâm lí của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí người bị chế ước bởi tính lịch sử của cá nhân và cộng đồng. Như ngay nay người ta “ đổ xô” đi thi hoa hậu. Có quá nhiều cuộc thi hoa hậu được tổ chức thì tất nhiên sẽ phải cần nhiều người đi thi, theo xu thế ngày nay là muốn tôn vinh cái đẹp. Nên thi hoa hậu đã trở thành một công nghệ lôi cuốn mọi ngươi và nuôi sống cả xã hội mà thí sinh dự thi không chỉ có nữ mà con còn có cả nam( lĩnh vực trước nay chỉ có nữ) cho thấy tâm lí của họ bị ãnh hưởng nhiều của tâmlí cộng đồng. Thi hoa hậu phát triên kéo theo sự xuất hiện, phát triển của một số ngành nghề: nhíp ảnh, may mặc, ca múa nhạc, giám khảo,…và đặc biệt là các viện ty thẩm mĩ, viện uốn tóc, du lịch. Đồng thời thì cũng ảnh hưởng đến các ngành, người khác: các nhà kinh tế học bị thất nghiệp hàng loạt, các ban xóa đói giảm nnghèo phải giải thể vì ai thất nghiệp, nghèo khổ đều đi thi hoa hậu và kiếm được rất nhiều tiền, những người mù chữ cũng có”phương pháp” tự xóa mù để nghiễm nhiên trở thành những hoa hậu. Nhiều hội nghị quốc tế liên tiếp đuợc tổ ch7c1 dể các nhà xã hội học tìm hiểu hiện tượng” Việt Nam, một nước còn thiếu đói mà cực kì quan tâm đến cái đẹp”. Theo đó, sau các giai đoạn công nghiệp, nôg nghiệp, thông tin,…xã hội sẽ phơi phới bước vào “ nền văn minh hoa hậu”. Và câu hỏi được đặt ra là: xã hội sẽ về đâu với tâm lí chung như thế?! III. KẾT LUẬN: Tóm lại, tâm lí người có nguồn gốc xã hội, vì thế phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xa hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sôntg1nvà hoạt động. Cần phỉa tổ chức có hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như các hoạt động chủ đạo ở tửng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển tâm lí con người. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐỊA LÝ –&— Tiểu luận tâm lí BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI THEO QUAN NIỆM TÂM LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MACXIT Họ và tên sinh viên: HUỲNH THỊ KIM THOA MSSV : 0768180 TP. HỒ CHÍ MINH 10- 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieuluantamli.doc
Tài liệu liên quan