Về mặt tri giác, ở lứa tuổi tiểu học nét đặc trưng nhất trong tri giác của học sinh đó là tính chất ít phân hóa. Trẻ thường thâu tóm swj vật về toàn bộ, đại thể chung chung và do sự phân tích, tổ chức của trẻ còn yếu nên tẻ thường hay nhầm lẫn và không phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng ( như nhầm lẫn chữ, số, hình dạng của đồ vật ). Thường thì ở độ tuổi này tri giác của trẻ gắn liền với hành động và chịu nhiều sự chi phối cua xúc cảm vì vậy mà tri giác ở trẻ chưa ổn định và mang tính trực quan là chủ yếu. Tuy rằng đến cuối độ tuổi tiểu học, tri giác của trẻ đã được tổ chức tốt hơn, nâng lên trình độ cao hơn nhưng đặc điểm tri giác của trẻ vẫn còn yếu. Nhưng khi trẻ bước sang lứa tuổi trung học cơ sở, khả năng tri giác đã phất triển cao hơn, trẻ không chỉ biết quan sát mà còn có thể phân tích, tổng hợp khi tri giác các sự vật, hiện tượng phức tạp để rút ra những nhận xét, kết luận.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7326 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bằng những giai đoạn lứa tuổi cụ thể hãy chững minh sự phát triển tâm lý bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện cái mới (chức năng tâm lý mới), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài:
Bằng những giai đoạn lứa tuổi cụ thể hãy chững minh sự phát triển tâm lý bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện cái mới (chức năng tâm lý mới). Từ đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết ?
Bài làm
Khoảnh khắc mỗi một người cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc đánh dấu điểm khởi đầu cho một quá trình phát triển liên tục suốt cả cuộc đời. từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành rồi già đi, con người phát triển qua từng giai đoạn lứa tuổi nối tiếp nhau, dần dần hoàn thiện để trở thành một thành viên tích cực của xã hội. theo con đường phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, mỗi giai đoạn con người phát triển đều tiếp thu hoàn thiện những cái đã có ở giai đoạn phát triển trước đồng thời cũng làm tiền đề cho giai đoạn sau. Sự phát triển bao gồm cả phát triển về mặt thể chất và mặt tâm lý. Phát triển về thể chất giúp con người hoàn thiện phần con như một thực thể tự nhiên, nhưng quan trọng hơn là sự phát triển về mặt tâm lý để củng cố phần người như là một thực thể xã hội. tâm lý của con người cũng phát triển qua từng giai đoạn, ở mỗi lứa tuổi sự phát triển tâm lý cũng khác nhau và mang những đặc trưng của từng giai đoạn lứa tuổi. sự phát triển tâm lý qua từng giai đoạn cũng tuân theo quy luật phát triển từ thấp đến cao. Điều đó có nghĩa là ở giai đoạn phát triển sau bao giờ cũng nảy sinh và xuất hiện “cái mới”, “cao hơn”, tiến bộ hơn trên cơ sở kế thừa và phát huy cái cũ. Trong sự phát triển tâm lý, cái mới được hiểu là các chức năng tâm lý mới được hình thành trong từng giai đoạn phát triển. trong giới hạn của bài viết này, em chọn phân tích một số khía cạnh trong đặc điểm phát triển tâm lý của hai giai đoạn lứa tuổi liền kề nhau đó là lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở để có thể chứng minh rõ cho sự xuất hiện của chức năng tâm lý mới trong quá trình phát triển tâm lý của người học sinh.
Có thể nói rằng lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển các đặc điểm tâm sinh lý ở con người. một bên, lứa tuổi tiểu học được xem là giai đoạn chuyển tiếp từ thời kỳ mẫu giáo sang thời kỳ đi học với sự thay đổi hoạt động chủ đạo, và một bên là lứa tuổi trung học cơ sở cũng được xem là giai đoạn bước chuyển từ trẻ em sang người lớn. Ở mỗi giai đoạn lứa tuổi đều hình thành những đặc điểm tâm lý đặc trưng và xuất hiện những chức năng tâm lý mới hơn so với giai đoạn trước. Ở đây, ta xét mối tương quan giữa hai giai đoạn lứa tuổi này trên phương diện phát triển về tâm lý. Vì lứa tuổi trung học cơ sở theo sau lứa tuổi tiểu học nên những đặc điểm tâm lý, những chức năng tâm lý đã xuất hiện ở giai đoạn lứa tuổi tiểu học sẽ dần được hoàn thiện và phát triển trên một mức cao hơn ở giai đoạn này. Khi xem xét sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi đi học, ta thường tập trung đến hoạt động học, sự phát triển trí tuệ cũng như sự hình thành nhân cách của học sinh bởi lẽ đây là mặt quan trọng và phản ánh rõ nét sự phát triển của con người trong các hoạt động sống. Tuy nhiên, để có thể làm nổi rõ luận điểm “Bằng những giai đoạn lứa tuổi cụ thể hãy chững minh sự phát triển tâm lý bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện cái mới (chức năng tâm lý mới)”. ở trong bài viết này em chỉ xin phân tích và làm rõ sự phát triển về mặt trí tuệ của học sinh ở hai giai đoạn lứa tuổi này.
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi từ 6 – 11,12 tuổi, tương ứng với học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Nét đặc trưng nhất của lứa tuổi này là “ đứa trẻ mẫu giáo trở thành một học sinh phổ thông”. Lứa tuổi tiểu học có những biến đổi quan trọng trong đời sống và hoạt động. Do đó đã dẫn đến sự thay đổi căn bản các đặc điểm tâm lý nói chung và các đặc điểm của quá trình nhận thức nói riêng. Khi nói đến sự phát triển về nhận thức trí tuệ ở trẻ, ta thường xem xét các quá trình hoạt động tâm lý như tri giác, trí nhớ, tư duy và tưởng tượng. Ở lứa tuổi tiểu học những hoạt động nhận thức này dần được định hình rõ hơn so với lứa tuổi mẫu giáo, song vẫn còn hạn chế và chua thực sự hoàn thiện. Nhưng khi bước sang lứa tuổi học sinh trung học cơ sở thì những đặc điểm về nhận thức đã được hoàn thiện hơn và phát triển ở mức độ cao hơn. Chúng ta sẽ cùng phân tích cụ thể từng đặc điểm nhận thức và so sánh đối chiếu giữa hai giai đoạn lứa tuổi này để thấy rõ hơn.
Về mặt tri giác, ở lứa tuổi tiểu học nét đặc trưng nhất trong tri giác của học sinh đó là tính chất ít phân hóa. Trẻ thường thâu tóm swj vật về toàn bộ, đại thể chung chung và do sự phân tích, tổ chức của trẻ còn yếu nên tẻ thường hay nhầm lẫn và không phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng ( như nhầm lẫn chữ, số, hình dạng của đồ vật…). Thường thì ở độ tuổi này tri giác của trẻ gắn liền với hành động và chịu nhiều sự chi phối cua xúc cảm vì vậy mà tri giác ở trẻ chưa ổn định và mang tính trực quan là chủ yếu. Tuy rằng đến cuối độ tuổi tiểu học, tri giác của trẻ đã được tổ chức tốt hơn, nâng lên trình độ cao hơn nhưng đặc điểm tri giác của trẻ vẫn còn yếu. Nhưng khi trẻ bước sang lứa tuổi trung học cơ sở, khả năng tri giác đã phất triển cao hơn, trẻ không chỉ biết quan sát mà còn có thể phân tích, tổng hợp khi tri giác các sự vật, hiện tượng phức tạp để rút ra những nhận xét, kết luận. Ở độ tuổi này, khối lượng tri giác tăng lên và trẻ đã biết tri giác một cách có tổ chức, có trình tự để đạt hiệu quả tri giác cao nhất. Có thể nói rằng khả năng tri giác của trẻ ở lứa tuổi trung học cơ sở đã hoàn thiện hơn và phát triển hơn lứa tuổi trước rất nhiều. Vì vậy mà trong hoạt động giảng dạy giáo viên cần phải có biện pháp phù hợp dể thích ứng với sự phát triển trong đặc điểm tr giác của học sinh. Nếu ở tiểu học, khi cho các học sinh quan sát các sự vật, hiện tượng thì giáo viên phải chỉ cho trẻ thấy các chi tiết, giúp trẻ có khả năng phân biệt sự giống và khác nhau giữa các đồ vật, thì đến lứa tuổi trung học cơ sở nhiệm vụ của người giáo viên phải linh hoạt hơn. Vì ở lứa tuổi này trẻ đã có khả năng phân tích, tổng hợp khi tri giác nên giáo viên cần khuyến khích, gợi mở, và hướng dẫn trẻ tìm tòi, khám phá sâu hơn bản chất của các sự vật, hiện tượng thay vì chỉ quan sát bên ngoài.
Đặc điểm nhận thức thứ hai cũng đóng vai trò quan trọng trong qua trình phát triển trí tuệ của học sinh đó là trí nhớ. Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ có khuynh hướng ghi nhớ máy móc, bằng cách nhắc lại một cách cơ học mà chưa hiểu được những mối liên hệ có ý nghĩa bên trong tài liệu cần ghi nhớ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do giáo viên thường yêu cầu trẻ học thuộc lòng từng câu, từng chữ có trong sách vở. Trẻ cũng cưa biết cách để ghi nhớ có hiệu quả vì do vốn kinh nghiệm còn hạn chế và vì ở độ tuổi này vốn từ vựng mà trẻ có chưa đủ để trẻ diễn đạt theo ý mình những gì trẻ thu nhận được từ sách vở. Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất của lứa tuổi này chiếm ưu thế hơn hệ thống tín hiệu thứ hai nên trí nhớ trực quan – hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - logic. Trẻ nhớ và giữ gìn chính xác trong trí nhớ những điều hiểu biết, những biễn cố, những sự việc cụ thể nhanh hơn và tốt hơn là nhớ những định nghĩa và những lời giải thích. Ở lứa tuổi này ghi nhớ không có chủ định đóng vai trò chủ đạo. Quá trình trí nhớ phát triển và nâng lên một mức cao hơn khi trẻ bước sang lứa tuổi trung học cơ sở. Trí nhớ của học sinh trung học cơ sở thay đổi về chất. Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ơ lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định. năng lực ghi nhớ tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Các em thường phản đối yêu cầu của giáo viên bắt học thuộc lòng từng câu, từng chữ và có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình. Việc ghi nhớ cũng trở nên có chọn lọc, trẻ biết cái nào thì cần phải ghi nhớ, cái ào thì chỉ cần nắm ý, đồng thời tạo mối liên kết giữa các tài liệu để tăng hiệu quả ghi nhớ. Hiểu được sự thay đổi về chất trong kar năng ghi nhớ của học sinh trung học cơ sở so với học sinh tiểu học giáo viên cần phải:
+ Dạy cho học sinh phương pháp ghi nhớ logic, ghi nhớ có ý nghĩa.
+ Giải thích cho các em rõ sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa, những quy luật. Phải chỉ rõ cho các em thấy nếu ghi nhớ thiếu một từ nào đó thì ý nghĩa của nó không còn ý nghĩa nữa.
+ Rèn luyện cho các em có khả năng trình bayfchinhs xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình.
+ Khi kiểm tra sự ghi nhớ, phải bằng sự tái hiện mới biết được hiệu quả của ghi nhớ
+ Giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh vân dụng cả hai cách ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa một cách hợp lý.
+ Cần phải chỉ cho các em thiết lập các mối liên tưởng ngày càng phức tạp hơn, gắn tài liệu mới vào tài liệu cũ giup cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn., đưa tài liệu cũ vào hệ thống tri thức.
Sự phát triển khả năng tư duy ở trẻ lứa tuổi tiểu học vẫn còn nhiều hạn chế và sơ đẳng. Đặc trưng trong tư duy của học sinh tiểu học đó là tư duy trực quan cụ thể. Khi khái quát các sự vật hiện tượng trẻ thường dựa vào những dấu hiệu bên ngoài. Vì vậy mà trẻ khó nhận ra dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng và thường dẫn đến những nhầm lẫn trong quá trình lĩnh hội khái niệm. Khả năng phân tích, tổng hợp của trẻ của trẻ ở lứa tuổi tiểu học vẫn còn rất đơn giản và hạn chế. Trẻ gặp nhiều khó khăn khi xác định các mối quan hệ nhân quả, và chưa hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa nguyên nhân – kết quả, đôi khi còn lẫn lộn chúng. Bước sang lứa tuổi trung học cơ sở, khả năng tư duy của trẻ đã có những tiến bộ căn bản. Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là đặc điểm cơ bản của hoạt đọng tư duy ở lứa tuổi thiếu niên. Thành phần của tư duy hình tượng cụ thể được hình thành ở lứa tuổi tiểu học được tiếp tục phát triển và vẫn giữ vaio trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy. Trẻ đã có thể hiểu được dấu hiệu bản chất của đối tượng khi phân tích, đánh giá sự vật, hiện tượng. Trong tư duy của trẻ bắt đầu hình thành khả năng phê phán, khả năng độc lập trong tư duy cũng được hình thành và đặc biệt khi giải quyết một vấn đề nào đó các em đã biết vận dụng lý luận vào thực tiễn và lấy ví dụ minh họa. Từ những thay đổi trong khả năng tư duy của học sinh trung học cơ sở so với lứa tuổi trước, giáo viên cần chú ý những điểm sau trong quá trình dạy học. Trước hết, giáo viên phải giúp phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh trung học cơ sở để làm nền tảng cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học trong chương trình học tập. Ngoài ra, giáo viên cũng cần chỉ dẫn cho các em những biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán và độc lập. Cần giúp cho hoccj sinh nắm đúng bản chất của sự vật hiện tượng để các em có căn cứ trong quá trình tư duy lập luận.
Nói đến quá trình nhận thức không thể không nói đến tưởng tượng. Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức rất quan trọng. Học sinh không thể nắm vững thực sự bất kỳ môn học nào nếu thiếu hoạt động tích cực của tưởng tượng. Ở học sinh tiểu học, tưởng tượng được hình thành trong quá trình hoạt động học tập. Những ấn tượng trực tiếp ( tranh ảnh, các trò chơi…) kích thích sự phát triển trí tưởng tượng ở các em. ở lứa tuổi tiểu học, hình ảnh tưởng tượng được tái tạo ít sát với thực tế, tản mạn và chi tiết còn nghèo nàn. Hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, dễ thay đổi và mang nhiều tính chất trực quan, cụ thể khi hình dung về các sự kiện, nội dung của bài học các em đã đưa một cách có chủ định các yếu tố chủ quan, những chi tiết, bịa đặt, them thắt của mình vào hình ảnh tưởng tượng. Tuy nhiên, đến độ tuổi trung học cơ sở khả năng tưởng tượng của các em đã phong phú, hình ảnh tưởng tượng mang tính khái quát, sang tạo hơn lứa tuổi trước. Tưởng tượng tái tạo của các em khá đầy đủ, chính xác và mang tính khách quan hơn. Nhờ đó, việc tái tạo những câu chuyện kể , những bài học trên lớp tương đối chính xác. Qua đó ta thấy rằng, từ giai đoạn lứa tuổi tiểu học đến giai đoạn học sinh trung học cơ sở khả năng tưởng tượng của các em đã phát triển mạnh dần lên và nhgày càng hoàn thiện hơn. Trong công tác giảng dạy, gioá viên càn phải luôn kích thích trí tưởng tượng của học sinh dể giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội tri thức. Chỉ dẫn cho học sinh phát huy trí tưởng tượng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời giáo viên cũng cần phải định hướng cho học sinh để nhữg hình ảnh tưởng tượng của học sinh không quá xa rời thực tế, xa vời không gắn liền với khả năng của học sinh.
Trên đây em vừa phân tích đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở để có thể thấy rõ chiều hướng của quá trình phát triển tâm lý là luôn gắn liền với sự xuất hiện chức năng tâm lý mới. Ta thấy rằng mỗi giai đoạn lứa tuổi khác nhau luôn mang những đặc trưng riêng biệt trong sự phát triển về mặt tâm lý. Nhưng hầu như ở bất kỳ giai đoạn lứa tuổi nào cũng đều nảy sinh những cái mới trên cơ sở kế thừa, phát huy và hoàn thiện những cái cũ có ở giai đoạn trước. Nếu phân tích kỹ bất kỳ giai đoạn lứa tuổi nào, dù là lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học. trung học cơ sở và đến lứa tuổi trung học phổ thông thì ta cũng sẽ nhận thấy một điểm chung như vậy. Trong quá trình phát triển tâm lý, thì lứa tuổi sau luôn phát triển hơn, tiến bộ hưn lớa tuổi trước. Điều này phù hợp với quy luật tất yếu phát qtriển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp cua rmọi sự vật , hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Ở đây khi ta nói đến các chức năng tâm lý mới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAI TAM LY.doc