Mục lục
A. Đặt vấn đề .2
B. Nội dung
I. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng 2
II. Các cơ sở pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng .3
1. Căn cứ vào quy định của hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết 51/2001/QH10) .
2. Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2005 .4
3. Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 . .4
a) Tài sản chung của vợ chồng được xác lập trong “thời kỳ hôn nhân” 5
b) Tài sản chung của vợ chồng được xác lập dựa vào nguồn gốc tài sản bao gồm các tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) . 7
III. Vai trò, ý nghĩa và một số kiến nghị để hoàn thiện các cơ sở pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng .14
C. Kết bài .16
Tài liệu tham khảo . . 17
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8492 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan tâm tới đời sống vật chất, tiền bạc, tài sản của vợ chồng. Tính chất của quan hệ vợ chồng trong cuộc sống chung của vợ chồng đòi hỏi phải xác lập khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung đó là cơ sở kinh tế của gia đình, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, đảm bảo cho gia đình thực hiện các chức năng xã hội của nó. Trong thực tế khi xảy ra các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng và việc giải quyết các tranh chấp đó có loại tài sản rất khó xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung. Vậy nên cần có các cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo cho sự công bằng vì lợi ích chung của gia đình và giữa vợ và chồng khi xảy ra các tranh chấp mà cần đến sự can thiệp của Toà án.
Nội dung.
Khái niệm tài sản chung của vợ chồng.
Để tìm hiểu được các cơ sở pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng chúng ta cần hiểu rõ như thế nào là tài sản chung của vợ chồng. Có một số cách hiểu cho rằng tài sản chung của vợ chồng là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể thì chưa có một khái niệm nào lý giải rõ ràng khái niệm trên. Căn cứ vào Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được hiểu rằng :
“ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và nhữung tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”.
Theo quy định này, thì cơ sở pháp lý quan trọng nhất khi xác định tài sản chung của vợ chồng và để trong thực tế áp dụng khi Toà án giải quyết các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng với nhau và với người khác là theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Bên cạnh đó cơ sở pháp lý thứ hai là các quy định trong Luật dân sự liên quan đến vấn đề sở hữu. Và trong phạm vi điều chỉnh của mình thì quy định trong Luật hiến pháp cũng là một cơ sở không thể thiếu.
Các cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng.
1. Căn cứ vào quy định của hiến pháp năm 1992(đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết 51/2001/QH10).
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng của nhà nước. Từ những quy định đó là cơ sở cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác (Luật và văn bản dưới luật). Nghĩa là các quy phạm pháp luật hiến pháp chỉ quy định một cách chung nhất, trên cơ sở đó các ngành luật khác sẽ cụ thể trong từng trường hợp xác định. Liên quan tới việc xác định tài sản chung của vợ chồng Điều 58 hiến pháp 1992 có quy định về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong phạm vi quyền sở hữu của công dân là : “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tự liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản trong doanh nghiệp và trong các tổ chức kinh tế khác”.
Theo đó khi công dân có quyền sở hữu các tài sản thì các tài sản đó được công nhận là tài sản hợp pháp của họ. Vợ chồng cũng là những cá nhân và họ đương nhiên có quyền đó. Khi có quyền sở hữu tài sản thì mới có thể tạo lập nên khối tài sản dù là tài sản chung hay riêng của cá nhân trong xã hội.
2. Căn cứ vào bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.
Luật dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá-tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia các quan hệ đó. Luật dân sự và Luật hôn nhân và gia đình cùng chung một đối tượng điều chỉnh đó là nhóm quan hệ nhân thân và tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Theo đó. Bộ luật dân sự 2005 có một số quy định cụ thể về vấn đề sở hữu, chiếm hữu, định đoạt và thừa kế tài sản. Qua đó, các quy định được nêu nhằm xác định các trường hợp xác lập tài sản chung của vợ chồng. Các quy định cụ thể đối với các trường hợp xác định tài sản chung của vợ chồng được quy định tại các Điều 219. 245, 631, 686 và các quy định xác lập quyền sở hữu thuộc trong các Điều 239, 240, 241, 242, 243, 244…của bộ luật dân sự 2005. Đặc biệt Điều 219 BLDS 2005 có quy định : “ sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án”.
3. Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình được xem là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định tài sản chung của vợ chồng và các quy phạm của nó được áp dụng chủ yếu trong điều chỉnh quan hệ vợ chồng liên quan tới tài sản chung của vợ chồng khi xảy ra tranh chấp. Tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã bước đầu xác lập sự bình đẳng trong việc hợp nhất tài sản chung của vợ chồng. Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo đó là chế độ sở hữu chung mọi tài sản của vợ chồng không phân biệt nguồn gốc có trước hay sau khi cưới đều thuộc sở hữu chung và vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung”.
Kế thừa và phát triển quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 về tài sản chung và quyền của vợ chồng đối với tài sản chung (Điều 14, 15), Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dự liệu về căn cứ, nguồn gốc và thành phần các loại tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng. Các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2002 về vấn đề tài sản chung của vợ chồng đã tương đối cụ thể, dễ vận dụng hơn nhiều so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 trước đây. Theo điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 các nhà làm luật đã dựa vào “thời kỳ hôn nhân” và nguồn gốc các loại tài sản để làm cơ sở xác định tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng được xác lập trong “thời kỳ hôn nhân”.
Theo khoản 7 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thời kỳ hôn nhân được hiểu là: “ Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Đây là căn cứ quan trọng và đầu tiên để xác định tài sản chung của vợ chồng.
Như vậy, “thời kỳ hôn nhân” được tính từ khi hai bên nam nữ kết hôn [thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật - tức là ngày cơ quan đăng ký kết hôn( uỷ ban nhân dân xa, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn) ghi vào sổ kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn thì giữa họ mới phát sinh quan hệ vợ chồng] cho tới thời điểm chấm dứt hôn nhân. Sự kiện chấm dứt hôn nhân có thể là do một trong hai bên vợ hoặc chồng chết hoặc có quyết định của Toà án tuyên bố vợ, chồng bị chết khi quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Hoặc vợ chồng còn sống nhưng hôn nhân chấm dứt bằng ly hôn (khoản 8 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) tính từ thời điểm phán quyết của Toà án có hiệu lực pháp luật. Kể từ ngày đăng ký kết hôn thì pháp luật công nhận hai bên nam nữ là vợ chồng. Theo khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định trong trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn tồn tại tình trạng “hôn nhân thực tế” và để giải quyết tình trạng đó thì pháp luật đã dự liệu và Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật nhằm giải quyết hậu quả pháp lý của hôn nhân thực tế khi giải quyết các tranh chấp về nhân thân và tài sản giữa vợ chồng. Pháp luật chỉ công nhận những trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 3/1/1987 thì khi Luật hôn nhân và gia đình năm 200 có hiệu lực nhưng đối với những trường hợp mà quan hệ vợ chồng được xác lập trước thời điểm đó thì dù có đăng ký kết hôn hay không “thời kỳ hôn nhân” của họ vẫn được tính từ ngày họ chung sống với nhau như vợ chồng. Và tài sản chung của họ cũng được xác lập từ thời điểm sống chung như vợ chồng chứ không phải từ thời điểm từ ngày kết hôn. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/011987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001(ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống như vợ chồng thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 của Quốc hội, họ có nghĩa vụ phải đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm kể từ ngày 1/1/2001 cho đến ngày 1/2/2003.
Hiện nay tính đến thời điểm này theo các văn bản được ban hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền “ quan hệ hôn nhân thực tế”(có giá trị pháp lý như hôn nhân hợp pháp) chỉ được công nhận đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ trước ngày 3/1/1987(ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực pháp luật).
Việc xác định thời điểm phát sinh quan hệ hôn nhân( cũng là thời điểm phát sinh khối tài sản chung của vợ chồng), theo nguyên tắc chung phải dựa trên cơ sở giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận kết hôn. Vì sau khi kết hôn, vợ chồng cùng chung sống với nhau, cùng chung sức, ý chí tạo dựng tài sản nhằm đảm bảo cuộc sống gia đình, vì lợi ích gia đình. Quan hệ hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa được xác lập dựa trên cơ sở tình cảm yêu thương, gắn bó chung sống với nhau suốt đời giữa vợ và chồng. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Những tài sản (bao gồm cả động sản và bất động sản) do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (trừ tài sản riêng của vợ, chồng) đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng được xác lập dựa vào nguồn gốc tài sản bao gồm các tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân(Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
Như vậy những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.
Theo điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì căn cứ vào nguồn gốc tài sản thì tài sản chung của vợ chồng gồm:
Tài sản chung của vợ chồng do vợ, hoặc chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình đã quy định rõ “tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuât kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”. Tài sản do vợ chồng tạo ra được hiểu là vợ chồng dựa theo công việc, chuyên môn của mình đã trực tiếp tạo ra tài sản đó bằng chính sức lao động của mình như xây dựng nhà ở, mua sắm đồ nội thất trong gia đình…hay thuê người khác tạo ra những tài sản đó thông qua các hợp đồng cụ thể. Ví dụ như vợ chồng anh B và chị C cùng bỏ ra 1 tỷ đồng để thuê công ty xây dựng X thiết kế và xây dựng cho cả hai ngôi nhà ba tầng dùng để ở. Vợ hoặc chồng cũng có thể tạo ra tài sản bằng cách sử dụng tiền bạc thông qua các hợp đồng để mua sắm tài sản như ti vi, tủ lạnh, xe máy, xe ô tô…hay chuyển quyền sở hữu tài sản từ người khác sang quyền sở hữu của mình hoặc để đầu tư kinh doanh thu lợi nhuận. Như vậy những tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.
Thu nhập hợp pháp của vợ chồng do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh được coi là loại tài sản chủ yếu thuộc tài sản chung của vợ chồng. Thu nhập của vợ chồng thuộc khối tài sản chung của vợ chồng là những giá trị vật chất mà vợ, chồng có được do tham gia lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể theo tính chất nghề nghiệp, chuyên môn, công việc mà vợ chồng thực hiện, vợ chồng được hưởng thành quả lao động hoặc các lợi nhuận do kinh doanh mang lại, hoa lợi, lợi tức thu được từ các loại tài sản của vợ chồng do kinh doanh mang lại. Thu nhập của vợ chồng gồm nhiều loại nhưng thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh là loại thu nhập ổn định, cơ bản nhất. Theo điểm a khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 “lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như là lao động có thu nhập”, vì thế trong cuộc sống gia đình vì sức khoẻ, hoặc vì hoàn cảnh và khả năng lao động mà tài sản chỉ do một người tạo ra thì vẫn coi như vợ, chồng cùng đóng góp công sức vào việc tạo lập khối tài sản chung. Dù vợ, chồng làm việc ở những nghành, nghề khác nhau với mức thu nhập khác nhau song mọi thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ chồng đều là tài sản chung của vợ chồng. Điều này phù hợp hơn với điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và cũng hoàn toàn phù hợp với quy định về quyền nhân thân của vợ chồng là tự do lựa chọn việc làm. Chính công việc cũng như công sức lao động của mỗi người đều góp phần vào khối tài sản chung của gia đình.
Trong đời sống hiện nay thu nhập chủ yếu là tiền lương, tiền công lao động, những thu nhập và tài sản do vợ chồng làm kinh tế gia đình(chăn nuôi, trồng trọt..) hoặc lợi nhuận thu được khi kinh doanh. Cụ thể ngoài quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình về các thu nhập hợp pháp thì tại mục 3, điểm a Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn: “Những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền lương, tiền trợ cấp, tiền trúng xổ số mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252… Bộ luật dân sự 2005 trong thời kỳ hôn nhân “.
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung(khoản 1, Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
Đây là các tài sản mà được xác lập là tài sản chung của vợ chồng dựa trên quyền định đoạt của chủ sở hữu và pháp luật thừa kế quy định cụ thể tại Điều 245, 631, 686 Bộ luật dân sự 2005. Trong thời kỳ hôn nhân vợ hoặc chồng có thể được người thân trong gia đình hoặc bạn bè tặng cho chung tài sản hoặc thừa kế chung một khối di sản. Ví dụ như kỉ niệm 30 năm ngày cưới của vợ chồng anh M và chị L thì bố mẹ anh M cho hai vợ chồng anh chị một bộ bàn ghế. Hay vợ chồng anh K chị D được bố anh K sau khi chết để lại thừa kế cho hai anh chị là 500 triệu đồng. Những tài sản này thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên tài sản của vợ chồng được tặng cho chung hay thừa kế chung được nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng thì trong hợp đồng tặng cho chung hay trong di chúc của người để lại thừa kế, chủ sở hữu phải tuyên bố rõ là tặng cho chung hay thừa kế chung mà không phân định rõ phần của từng người. Còn trường hợp vợ chồng cùng hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế thì tài sản được thừa kế “theo hàng thừa kế” đó thuộc tài sản riêng của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn (khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000)
Theo điều 17 hiến pháp năm 1992 và quy định trong bộ luật dân sự năm 2005 về hình thức sở hữu thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước thống nhất và quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật bảo đảm đúng mục đích và có hiệu quả. Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai có quy định quyền sử dụng đất là một loại tài sản có tính chất đặc thù. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng lâu dài (Điều 17, 18 hiến pháp năm 1992). Cá nhân có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, để lại quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Vợ chồng anh Xuân và chị Hạnh cùng bỏ tiền mua mảnh đất diện tích 3.193m2 thuộc thửa 58+13 tờ bản đồ số 69+70 toạ lạc tại ấp Hoàng Giao, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức để sản xuất nông nghiệp. Đương nhiên quyền sử dụng mảnh đất ấy thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng anh chị. Trong thực tế khi xảy ra vấn đề chia tài sản là quyền sử dụng đất khi ly hôn thì luật phải dự liệu để xác định rõ tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất có thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay không hay thuộc tài sản riêng để căn cứ vào đó mà Toà án có thể giải quyết các tranh chấp theo quy định pháp luật. Theo quy định tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ thì :
+ Quyền sử dụng đất mà cả vợ chồng hoặc mỗi bên vợ hay chồng đựoc Nhà nước giao, kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng(các quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đât nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất lâm nnghiệp để trồng rừng….)
+ Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hay chỉ mỗi bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng, cũng là tài sản chung của vợ chồng đối với đất mà vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người khác.
+ Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm những tài sản mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung; những tài sản không đủ chứng cứ xác định là tài sản riêng(khoản 3 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
Điều này có thể hiểu : có những tài sản thuộc về sở hữu riêng của vợ hoặc của chồng do vợ (chồng) có được trước khi kết hôn, được thừa kế , được tặng cho riêng về nguyên tắc là tài sản riêng, tuy nhiên, những tài sản đó sẽ là tài sản chung nếu như trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thỏa thuận coi là tài sản chung của vợ chồng. Quy định này hoàn toàn hợp lý và có cơ sở bởi vì trong cuộc sống gia đình nhiều tài sản riêng của vợ chồng được đưa vào sử dụng chung, phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của tất cả các thành viên trong gia đình. Nếu cả hai bên vợ chồng cùng thoả thuận và đồng ý nhập vào khối tài sản chung thì đó là tài sản chung của vợ chồng Thực tế cuộc sống chung giữa vợ chồng, sau nhiều năm tháng trong thời kì hôn nhân, nhiều khi là suốt đời cho thấy do quan hệ vợ chồng được xác lập dựa trên yếu tố tình cảm, yêu thương gắn bó giữa vợ chồng, khi cuộc sống hòa thuận hạnh phúc, vợ chồng thường không phân biệt tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Cả vợ và chống đều mong muốn sử dụng các loại tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu chung của gia đình, của vợ chồng; giữa vợ chồng thường không phân biệt “ranh giới” giữa tài sản chung và tài sản riêng, không phân biệt “của anh, của tôi”. Sau nhiều năm tháng chung sống trong quan hệ vợ, chồng, cùng chung sức, chung ý chí tạo dựng tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời, vợ chồng thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản vì quyền lợi của gia đình. Tuy nhiên, khi có tranh chấp, giữa vợ chồng khó chứng minh được một số loại tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của vợ chồng. Vì vậy, trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng, giữa vợ chồng có thể thỏa thuận cho rằng tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng hoặc là tài sản riêng của vợ, chồng. Quy định này mang tính mềm dẻo, linh hoạt ,nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng quyết định về phạm vi tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Quy định này cũng phù hợp xu hướng phát triển của pháp luật nước ta là ưu tiên và khuyến khích việc xây dựng , củng cố chế độ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng , góp phần củng cố sự bền vững của gia đình.
Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng đã tự nguyện nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng có thể là mặc nhiên hoặc bằng văn bản. Thực tế giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng cho thấy nhiều trường hợp xác định đâu là tài sản chung của vợ chồng để chia, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, do tính chất phức tạp của quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Vì đời sống chung của gia đình, nhiều trường hợp tài sản riêng của mỗi bên đã được bảo đảm cho nhu cầu chung của gia đình mà không còn nữa hoặc có sự chuyển hóa, trộn lẫn giữa các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng trong quá trình sử dụng dẫn tới các ranh giới (căn cứ) ban đầu về tài sản chung và tài sản riêng giữa vợ chồng không còn nữa và rất khó xác định. Xuất phát từ thực trạng đó, nhằm bảo đảm nguyên tắc công bằng và hợp lí, khoản 3 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình đã dự liệu:”trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”.Đây là nguyên tắc suy đoán về nguồn gốc tài sản của vợ chồng , lần đầu tiên được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta (trước đây Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 không quy định cụ thể về nguyên tắc này).
Ngoài ra, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 còn quy định tương đối cụ thể về quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, vợ chồng bình đẳng trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được sử dụng bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng, việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận ( Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000). Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu, thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng
Vai trò, ý nghĩa và giải pháp hoàn thiện của cơ sở pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng.
Vai trò, ý nghĩa của việc xác định các cơ sở pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng .
Quy định căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng tạo cơ sở pháp lý để vợ chồng thực hiện sự dân chủ, bình đẳng trong các quan hệ về tài sản. Đồng thời tạo điều kiện khuyến khích vợ chồng có trách nhiệm đối với gia đình mình, cùng sát cánh xây dựng gia đình ấm cúng, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Việc phân định các cơ sở xác lập tài sản chung của vợ chồng còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ chồng đối với các loại tài sản của vợ chồng. Vợ chồng là đồng chủ sở hữu đối với tài sản chung của họ. Vì vậy, một bên vợ, chồng không thể tự ý định đoạt tài sản chung nếu không có sự thoả thuận của bên kia, đặc biệt liên quan đến những tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn như nhà ở, quyền sử dụng đất…
Các cơ sở pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng là các cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng với nhau hoặc với người khác trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản cho các bên vợ, chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng.
Một số giải pháp hoàn thiện các cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng .
Tính cho tới này sau hai năm thực hiện và áp dụng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì cũng có một số hạn chế do luật dự liệu chưa đầy đủ và cụ thể : văn bản hướng dẫn áp dụng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan tới tài sản chung vợ chồng mới chỉ có Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Bên cạnh đó có một số quy định của hệ thống pháp luật được Nhà nước ban hành( Bộ luật dân sự, Luật đất đai..). Trong quá trình thực tế giải quyết các vụ án liên quan tới tài sản chung của vợ chồng đã phát sinh ra nhiều tình huống ngoài dự liệu của các nhà làm luật. Vì thế cần có các giải pháp hoàn thiện các cơ sở pháp lý trong các trường hợp đó.
Ví dụ như đối với trường hợp vợ, chồng bị Toà án tuyên bố là đã chết mà sau này vì một lý do nào đó họ trở về thì việc xác định tài sản chung của vợ chồng rất phức tạp vì pháp luật chưa dân sự và hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta chưa dự liệu về vấn đề này.
Trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và sau đó lại khôi phục chế độ tài sản chung. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000(Điều 29, 30) không quy định rõ vấn đề khôi phục tài sản chung của vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Điều 9 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ cần dự liệu các vấn đề sau: khôi phục tài sản chung của vợ chồng khi đã chia tài sản chung hoặc khôi phục tài sản chung cần phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận…
Kết bài.
Tóm lại, các cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng đặc biệt là Luật hôn nhân và gia đình năm 2000(điều 27) đã quy định các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng dựa vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc của tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Những quy định có ý nghĩa quan trọng,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng.doc