Tiểu luận Chính sách phát huy năng lực lao động sáng tạo của trí thức và sinh viên

MỤC LỤC

I. Định nghĩa về trí thức: 1

1. Khái niệm về trí thức: 1

2. Chức năng của trí thức: 2

3. Cơ cấu của đội ngũ trí thức: 2

II. Mối quan hệ của trí thức: 3

III. Những vấn đề trí thức Việt Nam 4

a. Đặc điểm trí thức Việt Nam: 4

b. Tình hình trí thức Việt Nam: 4

IV. Các nhóm chính sách đối với trí thức: 7

a. Nhóm chính sách giáo dục và đào tạo: 7

b. Nhóm chính sách sử dụng và đãi ngộ trí thức: 7

C. Tập hợp đoàn kết rộng rãi đội ngũ trí thức, làm cho đội ngũ này trở thành động lực phát triển với tư cách là thành phần quan trọng trong liên minh chiến lược công nhân – nông dân – trí thức. 8

V. Kết luận: 8

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính sách phát huy năng lực lao động sáng tạo của trí thức và sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: CHÍNH SÁCH PHÁT HUY NĂNG LỰC LAO ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA TRÍ THỨC VÀ SINH VIÊN @&? Cách đây hơn 5 thế kỷ, ông cha ta đã nêu ra một tư tưởng lớn về vai trò của trí thức: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy, các bậc thánh đế, minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẽ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên” Còn thời đại ngày nay: “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững”. Bài viết sau đây trình bày một số vấn đề chung về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức (Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X) I. Định nghĩa về trí thức: 1. Khái niệm về trí thức: - Trí thức: Người chuyên làm việc, lao động trí óc (Đại từ điển tiếng Việt, Bùi Như Ý chủ biên, nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin). Trí thức theo định nghĩa cá nhân: - Người trí thức? Là người đem lại giá trị cho những gì mà tự chúng không có (Paul Valéry). - Người trí thức? Tôi muốn nói đến những người suy tư, mà không sính chữ nghĩa, không lợi dụng, bịp bợm và ăn bám... (Henri Barbusse). - Trí thức là người phát hiện những điều thuộc bản chất sự vật mà người khác không nhìn ra được (Jean Paul Sartre). Có thể nói, trí thức là những người không chỉ có trình độ học vấn, chuyên môn cao, mà còn là những người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng của thời cuộc. Đặc điểm cơ bản của trí thức là lao động trí óc và có tính sáng tạo. Đó cũng chính là đặc trưng nổi bật nhất của khái niệm trí thức. Kiểu lao động trí óc và sáng tạo ấy đặt ra đòi hỏi cao về tính độc lập của người trí thức trong tư duy, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã được tích lũy cũng như năng lực chuyên môn nghề nghiệp để tìm ra biện pháp tối ưu giải quyết công việc. 2. Chức năng của trí thức: - Tiếp thu và truyền bá tri thức; - Sáng tạo các giá trị mới của tri thức; - Đề xuất, phản biện một cách độc lập các chủ trương, chính sách và biện pháp giải quyết các vấn đề của xã hội; - Dự báo phát triển và định hướng dư luận xã hội; - Tham gia gián tiếp và trực tiếp vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Cùng với những vai trò quan trọng kể trên, tầng lớp trí thức còn là bộ phận người rất nhạy cảm, có uy tín lớn cũng như tầm ảnh hưởng rộng trong xã hội. 3. Cơ cấu của đội ngũ trí thức: Phân loại giới trí thức theo cơ cấu 4 tầng, được thể hiện bằng sơ đồ gồm 4 vòng tròn đồng tâm và cũng có thể trình bày theo sơ đồ hình chóp nón. Biểu đồ: Cơ cấu đội ngũ trí thức 2 1 Chú thích: 1. Lực lượng trí thức đầu nghành tiêu biểu nhất. 2. Lực lượng trí thức nồng cốt 3. Lực lượng trí thức đông đảo ứng dụng truyền bá kiến thức 4. Lực lượng sinh viên nguồn bổ sung của trí thức Khoa học công nghệ b. Văn hoá nghệ thuật c. Quản lý kinh tế d. quản lý XH đ. Quốc phòng an ninh Vòng 1: Những trí thức tiêu biểu đầu ngành có những công trình khoa học, văn học, nghệ thuật đạt mức sáng tạo lớn, độc đáo và có uy tính về chuyên môn trong nước và ngoài nước. Vòng 2: Những trí thức có khả năng sáng tạo đang đóng vai trò nồng cốt trong các tập thể nghiên cứu khoa học hoặc sáng tạo văn học nghệ thuật. Vòng 3: Những trí thức đang vận dụng những kiến thức khoa học và công nghệ, văn hoá và nghệ thuật vào công việc chuyên môn; đồng thời truyền bà những kiến thức đó cho các đối tựơng khác nhau. Vòng 4: Gồm những sinh viên với tư cách là nguồn bổ sung vào đội ngũ trí thức II. Mối quan hệ của trí thức: Mối quan hệ với phát triển XH: Trí thức bao giờ cũng là người đại diện cho trí tuệ đương thời, cho đỉnh cao học vấn trong XH. Trí thức và xã hội có mối quan hệ gắn bó: Một học giả Nhật Bản cho rằng: “ trí thức mắc nợ XH vì XH đã ứng trước cho họ học vấn họ phải trả. XH mắc nợ trí thức nên phải trả công để họ làm việc có hiệu quả, vì công việc của họ có giá trị XH”. “thái độ tự mãn của trí thức sẽ tạo nên cái hố ngăn cách giữa trí thức với nhân dân, làm cho trì thức tự đánh mất đi sự ủng hộ của nhân dân, từ đó gây ra sự sụp đỗ của chính người trí thức”. Mối quan hệ với các giai cấp xã hội: Antôniô Gramxi người Ý cho rằng: Giai cấp nào cũng cần có bộ phận trí thức của mình, chính bộ phận ấy sẽ góp phần hình thành nên hệ tư tưởng của giai cấp. Điều đó giải thích tại sao cần thiết phải có đội ngũ trí thức như một bộ phận của giai cấp công nhân trong quá trình đấu tranh trở thành dân tộc và phát triển XH theo nguyên tắc tiến bộ và công bằng. Mối quan hệ với trí tuệ thời đại và đào tạo nhân tài: Ở thời đại ngày nay, trí tuệ là thứ “nhiên liệu” dùng để tăng tốc kinh tế trên cơ sở khoa học và công nghệ. Đó là tài nguyên có giá trị nhất trong các tài nguyên. Trí tuệ nằm trong mỗi con người, đặc biệt rất phong phú trong đội ngũ trí thức. Đội ngũ trí thức lớn mạnh là nguồn đào tạo phong phú. Nhân tài phải là người tiêu biểu ở trình độ cao của XH. Vì thế, cùng với việc tạo nên mặt bằng dân trí ngày càng nâng lên, phải xây trên đó đỉnh cao của trí tuệ - đó là nhân tài. Những vấn đề trí thức Việt Nam Đặc điểm trí thức Việt Nam: Bên cạnh những nét phổ biến của trí thức nới chung, trí thức Việt Nam có những đặc điểm: _ Hầu như đều xuất thân từ tầng lớp bình dân _ Có tinh thần dân tộc sâu đậm, luôn gắn bó với sự nghiệp giữ gìn nền độc lập, thống nhất của tổ quốc. _ Trong thời đại ngày nay dưới sự lảnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, giới trí thức trở thành một lực lượng cách mạng hùng hậu. Đội ngũ trí thức Việt Nam là kết quả của một quá trình lâu dài thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Tình hình trí thức Việt Nam: Theo số liệu thống kê, hiện nay nước ta có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên, chiếm 4,5% lực lượng lao động, trong đó có 18.000 thạc sỹ, 16.000 tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, hơn 6.000 giáo sư và phó giáo sư. Tuy nhiên, có thể thấy đội ngũ trí thức nước ta hiện nay đang còn nhiều hạn chế cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ - lực lượng chủ yếu của đội ngũ trí thức, chất lượng chưa cao về phương pháp tư duy sáng tạo, năng lực tổ chức, điều hành công việc, trình độ ngoại ngữ, mối quan hệ hợp tác với các đồng nghiệp nước ngoài... Đây chính là những hạn chế sẽ cản trở quá trình hội nhập của trí thức nói riêng và của đất nước nói chung. Số liệu thống kê sau đây phần nào cho thấy sự hạn chế của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ nước ta. Từ năm 1998 đến năm 2002, toàn thế giới công bố được 35 vạn công trình khoa học và công nghệ, trong đó, Mỹ đóng góp xấp xỉ 1/3 - 119.000 công trình, Xin-ga-po: 6.932 công trình, Thái Lan: 5.210 công trình, Ma-lai-xi-a: 2.088 công trình. Riêng Việt Nam chỉ có 250 công trình, chiếm chưa đến một phần nghìn của thế giới. Trong 5 năm, 2001 đến 2005, nước ta có 11 đơn đăng ký sáng chế gửi Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, trong khi đó số lượng của các nước khác là: In-đô-nê-xi-a 36 đơn, Thái Lan 39 đơn, Phi-lip-pin 85 đơn, Hàn Quốc 15.000 đơn, Nhật Bản 87.620 đơn và Mỹ 206.710 đơn. Chỉ số phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam mới chiếm 1,9%, tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế do nhân tố trí tuệ chỉ khoảng 16%, tỷ lệ ngành công nghệ cao chiếm 15,7%. Xuất khẩu công nghệ cao năm 2003 mới có 2,5%, khi đó Trung Quốc là 27%, Thái Lan là 30%, Xin-ga-po là 59%. 2.1. Cơ cấu đội ngũ trí thức thiếu đồng bộ và mất cân đối giữa các ngành, trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp số người có trình độ đại học chiếm 1.36%; trong sản xuất hàng tiêu dùng là 1,6%. Đặc biệt, chúng ta đang thiếu đội ngũ cán bộ giòi về quản lý kinh tế, tài chính, ngân hàng; thiếu nhiều cán bộ am hiểu công nghệ cao, nhất là về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới công nghệ mới trong chế tạo máy… 2.2. Trí thức người dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ quá nhỏ trong tổng số trí thức trong trong cả nước. Các dân tộc Giao, Êđê, Sán Dìu, Sán Chay, Chăm, Tây, Mông, Gia Rai, Mỗi dân tộc chỉ có 100 – 200 người có trình độ cao đẳng đại học. Ngoài ra, còn 12 dân tộc thiểu số chưa có người tốt nghiệp đại học cao đẳng. 2.3 Nữ trí thức: Đội ngũ trí thức nữ Việt Nam có mặt ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại… trong đó chủ yếu là ở lĩnh vực giáo dục đào tạo (chiếm 53,2%). Với đức tính cần cù, cẩn thận; được đào tạo cơ bản cả trong và ngoài nước; phát huy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, chị em nữ trí thức đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu cùng phụ nữ nông dân, công nhân đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đội ngũ trí thức nữ ngày càng trưởng thành. Nữ có trình độ từ Cao đẳng trở lên chiếm gần 50%, trong đó Thạc sỹ chiếm 39,1% trên tổng số Thạc sỹ; phụ nữ làm chủ đề tài cấp Nhà nước, Bộ/ngành ngày càng tăng; có nhiều đề tài được ứng dụng thực tế; đem lại lợi ích to lớn cho đất nước, cho người dân. Nhiều chị tích cực học tập bằng nhiều hình thức để nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp. Tuy đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, song thực tế đội ngũ nữ trí thức VN vấn còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và nhiều trở ngại, hạn chế trong bước đường phấn đấu trưởng thành. 2.4 Tình trạng lão hoá đội ngũ trí thức là đáng báo động. Phần lớn những người có học hàm học vị cao và hiện giữ vị trí quan trọng trong các ngành khoa học, giáo dục, văn hoá … 2.5. Tình trạng chảy chất xám cũng đang có xu hướng ngày càng tăng. 2.6. Về địa bàn hoạt động: số đông trí thức có trình độ cao tập trung ở các cơ quan trung ương và một số tỉnh, thành phố lớn. Nhiều tỉnh, đặc biệt là trung du miền núi, đồng bằng sông Cửu Long, còn thiếu cán bộ khoa học, kỷ thuật một cách trầm trọng. Riêng trong nghành giáo dục và đào tạo, có tới 65% tiến sĩ, phó tiến sĩ và 71% giáo sư, phó giáo sư làm việc tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. 2.7. Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài: Hiện nay trên thế giới có khoảng 3 triệu người Việt Nam sinh sống bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, đông nhất ở Mỹ (hơn 1,3 triệu), tiếp là ở Pháp (300.000), Úc (250.000); cộng đồng người Việt ở các nước châu Âu trừ Nga và Đức có số lượng hơn 100.000, Anh (40.000), Czech (gần 40.000), Ba Lan (hơn 20.000) số còn lại cư trú không đông ở khắp 5 châu và chỉ có 3 người sống tại Algeria (nước có ít người Việt định cư nhất). Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam... Hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước. Xây dựng chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với những chuyên gia, trí thức có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tư vấn về quản lý, điều hành, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao cho đất nước, góp phần phát triển nền văn hoá, nghệ thuật của nước nhà”. 2.8. Về ý thức và tâm trạng: trí thức xuất thân từ trong quản đại quần chung nhân dân, bao gồm mọi giai tầng XH, được đào tạo từ nhiều nguồn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực và môi trường khác nhau, nên ý thức và tâm trạng của họ là phức tạp, muôn hình muôn vẻ. Tuy nhiên đội ngũ trí thức có những điều tâm huyết như sau: + Đựơc thực hiện chức năng trí thức của mình với nhân dân + Được tự do tư tưởng, tự do sáng tạo + Được đối xử thật sự công bằng, dân chủ + Được thường xuyên học tập trao dồi kiến thức Riêng giới trí thức trẻ, thì mong muốn có việc làm ổn định, được tạo điều kiện trường thành về nghề nghiệp. Tuy nhiên, cần thấy rằng ý thức và tâm trạng, như cầu và nguyện vọng của đội ngũ trí thức trong các lĩnh vực khác nhau không đồng nhất mà mang sắc thái riêng. Những quan điểm cần quán triệt để hoàn thiện chính sách đối với giới trí thức Một là: Coi con người với trí tuệ ngang tầm với thời đại của nó là nhân tố quyết định phát triển kinh tế - XH của quốc gia. Hai là: xem đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh vượt bậc là một nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa cấp thiết để chuẩn bị hành trang bước vào tương lai. Ba là: khẳng định lao động của trí thức là loại lao động phức tạp có khả năng tạo ra những giá trị to lớn. Bốn là: xem đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ trí thức là một hướng chính của đầu tư phát triển. Các nhóm chính sách đối với trí thức: Nhóm chính sách giáo dục và đào tạo: Trước hết cần tăng cường đầu tư cho giáo dục từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Mở rộng quy mô đa dạng hóa các loại hình đào tạo đại học để đuổi kịp trình độ chung của thế giới. Hiện đại hóa các trường đại học quốc gia, những trung tâm hàng đầu trong việc đào tạo đội ngũ trí thức. Mở rộng việc đào tạo chuyên gia ở nước ngoài bằng cả các nguồn lực của nhà nước, của nhân dân và sự trợ giúp của quốc tế. Thực hiện “trí thức hoá” đội ngũ cán bộ lảnh đạo, cán bộ quản lý các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; “đại học hoá” cán bộ của huyện và sĩ quan quân đội; đẩy mạnh “trí thức hoá” công nông. Thực hiện chế độ “đi học tại chỗ” phát triển hình thức học tập từ xa. Khuyến khích học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Mỡ rộng quỹ tín dụng giúp học sinh, sinh viên nghèo học tập. Nhóm chính sách sử dụng và đãi ngộ trí thức: Căn cứ vào cấu trúc 4 tầng đã trình bày ở trên để có chính sách sử dụng và đãi ngộ thích hợp với từng đối tượng trí thức cụ thể, không thể đối xử bình quân dàn đều như nhau. Trong đó chú ý đầu tư thoả đáng về điều kiện làm việc cho các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo của các nhà khoa học và văn nghệ sĩ. Sắp xếp hợp lý các viện, các trung tâm nghiên cứu các trường cao đẳng đại học, hình thành những trung tâm chất lượng cao. Có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những trí thức tiêu biểu, những trí thức đầu ngành. Nhà nước điều chỉnh hợp lý các thang bậc lương của giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật. Có biện pháp hữu hiệu bão hộ quyền sỡ hữu trí tuệ. Nhóm chính sách đoàn kết, tập hợp rộng rãi tầng lớp trí thức: C. Tập hợp đoàn kết rộng rãi đội ngũ trí thức, làm cho đội ngũ này trở thành động lực phát triển với tư cách là thành phần quan trọng trong liên minh chiến lược công nhân – nông dân – trí thức. Khắc phục những quan điển không đúng, xóa bỏ những định kiến và quan điểm hẹp hòi đối với trí thức. Xây dựng và ban hành luật hoặc quy chế đảm bảo tự do, dân chủ trong các hoạt động sáng tạo của trí thức. Củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội khoa học kỹ thuật, các hội văn học nghệ thuật. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng và Nhà nước trở thành bộ phận ưu tú, tiêu biểu cho trí tuệ và phẩm giá của dân tộc trong thời đại ngày nay. Có chính sách khuyến khích trí thức trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia xây dựng dất nước dưới nhiều hình thức. Tạo điều kiện điều kiện để trí thức hợp tác và giao lưu quốc tế. Kết luận: Trong mọi thời kỳ lịch sử phát triển của thế giới cũng như của nước ta, đội ngũ trí thức luôn là lực lượng quyết định trong sáng tạo, truyền bá tri thức, có vai trò vô cùng to lớn trong việc sáng tạo ra những giá trị tinh thần cũng như vật chất của nhân loại. Thời đại ngày nay, khi mà khoa học, công nghệ phát triển và phổ biến nhanh chóng, nền kinh tế tri thức không chỉ là một xu thế phát triển mà đã trở thành một thực tế sinh động, khẳng định như một tất yếu phát triển của nhân loại thì vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức càng trở nên to lớn và quan trọng hơn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X "Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" đã nhìn thẳng vào những yếu kém, hạn chế trong công tác trí thức, rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết, đề ra hệ thống đồng bộ những nhiệm vụ, giải pháp trong công tác trí thức của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng, phát triển một đội ngũ trí thức Việt Nam hiện đại ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Việc quán triệt và triển khai thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn xã hội và của chính những người trí thức. Đó cũng là một trong những điều kiện bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế của chúng ta. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHOA (20).doc
Tài liệu liên quan