Tiểu luận Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - Thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp

MỤC LỤC

 

I. MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề. 1

1.2. Giới hạn, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. 1

1.2.1. Giới hạn nghiên cứu. 1

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu. 1

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu. 2

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 2

2.1. Lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn. 2

2.1.1. Nguồn nhân lực. 2

2.1.2. Nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn. 2

2.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực, chủ trương chủ yếu cho đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. 3

III. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM. 4

3.1. Tình hình lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay. 4

3.2. Xu thế vận động của lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn 7

3.3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 8

3.3.1. Khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp và sức ép của các khó khăn đó cho công tác đào tạo. 8

3.3.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp. 9

IV. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP; MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH. 12

4.1. Chủ trương và chính sách chủ yếu về đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp. 12

4.2. Một số khuyến nghị chính sách. 13

V. KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

 

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5005 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - Thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động cứu trợ xã hội 0,83 0,85 0,86 0,87 0,89 Hoạt động văn hoá và thể thao 0,31 0,31 0,31 0,31 0,30 Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 0,30 0,35 0,40 0,44 0,49 Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và dịch vụ làm thuê 1,48 1,74 1,88 2,03 2,18 Nguồn: Tổng cục thống kê. Qua 2 bảng số liệu cho ta thấy tổng số lao động hoạt động trong các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp (tạm tính, gồm nông lâm nghiệp và thuỷ sản) đến 2008 là 23,647 triệu người, chiếm 52,62% trên tổng số lao động của cả nước. Về cơ cấu lao động như vậy là quá lạc hậu so với các nước phát triển (dưới 10%). Theo Tổ chức Lương nông LHQ (FAO), năm 2005 tỷ lệ lao động nông nghiệp ở nước ta còn quá cao (67%), trong khi đó ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ này thấp hơn nhiều: Thái Lan (56%), Indonesia (48%), Philippines (39%) và Malaysia (18%); Theo số liệu tại bảng 1, tỷ lệ này có sai lệch (khoảng 57,1%) nhưng vẫn cao hơn so với các nước đó. Về năng suất lao động của lao động ngành nông nghiệp cũng rất thấp, dù đã tăng từ 4 triệu đồng/người năm 2000 lên 12,2 triệu đồng/người năm 2008 (tăng 3.05 lần trong 8 năm), song so với bình quân của tất cả các ngành kinh tế (năm 2008: 32,9 triệu đồng/người/năm) là quá thấp, mức chênh lệch lên tới gần 2,7 lần. Nguyên nhân lao động nông nghiệp có năng suất thấp là do sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ; Trong những năm qua, mặc dù diện tích đất nông nghiệp có tăng lên, nhưng do quá trình đô thị hoá, đất phát triển công nghiệp và các nhu cầu khác không ngừng tăng lên, nên diện tích đất nông nghiệp tăng không đáng kể. Trong khí đó dân số tăng nhanh làm cho đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 1.224 m2/người (bình quân trên thế giới là 2.500 m2/người). Thấp nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ có 497 m2. Mặt khác, đất nông nghiệp lại phân bổ manh mún. Hiện nay, cả nước có tới hơn 75 triệu thửa ruộng, làm cho sản xuất nông nghiệp rất khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá, hiện đại hoá để sản xuất mang tính hàng hoá. Đồng thời trình độ công nghệ lạc hậu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao (xem bảng 3). Bảng 3. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng(*) Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn CẢ NƯỚC 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10 Đồng bằng sông Hồng 2,29 5,35 1,29 6,85 2,13 8,23 Trung du và miền núi phía Bắc 1,13 4,17 0,61 2,55 2,47 2,56 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2,24 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34 Tây Nguyên 1,42 2,51 1,00 5,12 3,72 5,65 Đông Nam Bộ 3,74 4,89 2,05 2,13 1,03 3,69 Đồng bằng sông Cửu Long 2,71 4,12 2,35 6,39 3,59 7,11 (*) Số liệu sơ bộ. Nguồn: Tổng cục thống kê. Đặc biệt là trình độ tay nghề của lao động nông nghiệp quá thấp. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ tác động mạnh đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Khoa học, công nghệ trực tiếp giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp... Nhưng do lao động nông thôn Việt Nam qua đào tạo nghề còn ít nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đa số chưa đủ khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất. Số lao động ở khu vực nông thôn qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, chỉ 17,65% trong năm 2006, và tăng lên 18,68% vào năm 2007. (Song theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Cao Đức Phát, năm 2009 tỷ lệ lao động ở nông thôn đã được qua đào tạo chỉ đạt 16%, trong tổng số 25 triệu nông dân). 3.2. Xu thế vận động của lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn Với tốc độ phát triển đô thị nhanh trong những năm qua, các khu đô thị luôn được mở rộng, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và dịch vụ tại đô thị đã tạo sức hút lớn đối với lao động từ nông thôn. Quá trình này diễn ra cũng đồng nghĩa với việc lao động đang dịch chuyển rất mạnh mẽ từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ. Theo số liệu từ năm 2007, Việt Nam có 34,8 triệu lao động ở khu vực nông thôn (chiếm 74,5%). Tuy nhiên, tỷ lệ này đang biến đổi theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (năm 2006, lao động làm việc trong nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 23,2 triệu người (chiếm 69%). Năm 2007 còn 21,7 triệu người (chiếm 62,5%), giảm 6,5%). Xu thế này là tất yếu trong quá trình phát triển của các nước đang phát triển. Việt Nam chúng ta cũng vậy. Song điều cần quan tâm ở đây là sự chuyển dịch này diễn ra không như mong muốn. Thể hiện ở việc phần lớn lao động chuyển từ nông thôn ra thành thị và chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ là lao động chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề cao; vì vậy họ là những người phải chấp nhận mức thu nhập thấp, công việc bếp bênh không ổn định, rất dễ thất nghiệp và buộc phải quay lại khu vực nông thôn và chấp nhận làm nông nghiệp (dù thu nhập rất thấp). Tâm lý của các lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang thành thị và khu vực kinh tế phi nông nghiệp, là không ổn định, họ không dời bỏ hẳn được nông nghiệp nông thôn. Hiện tượng này lý giải cho tỷ lệ thiếu việc làm (bán thất nghiệp) ở khu vực nông thôn lên tới 6,1%. Theo tác giả Bùi Quang Bình - Đại học kinh tế Đà Nẵng, năm 2002 số người không có việc làm ở nông thôn (theo quy đổi) lên tới 7,5 triệu người. Các vấn đề nói trên nói lên là sự chuyển dịch đó là không có tính bền vững, dễ đẩy xã hội nông thôn đến sự xáo trộn và thiếu an toàn, đặc biệt nghiêm trọng hơn trong trường hợp gặp phải các cú sốc bất thường như khủng hoảng kinh tế. Lao đao tìm việc Theo báo cáo ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến lao động, việc làm và đời sống người dân nông thôn của IPSARD, từ đầu năm đến nay, tại An Giang, Bình Thuận, Lạng Sơn và Nam Định lao động di cư mất việc trở về địa phương tăng đột biến, trong đó Nam Định tăng 22,5%; Lạng Sơn là 21,1%... Nếu xét theo đặc điểm địa bàn xã thì lao động di cư mất việc ở các xã trung du chiếm tỷ lệ cao nhất. Như vậy, các xã nghèo chịu ảnh hưởng mất việc của lao động di cư cao hơn các xã trung bình. Khủng hoảng kinh tế còn ảnh hưởng rõ nét tới vấn đề lao động xuất khẩu. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, đã có 17,25% lao động hợp tác ở nước ngoài phải về nước trước thời hạn. Theo cơ cấu thu nhập thì xã nông nghiệp có tỷ lệ lao động xuất khẩu mất việc cao nhất và cơ hội tìm kiếm việc làm mới cũng rất khó đối với người nông dân. Thống kê mới nhất cho thấy, chỉ có 11,3% số lao động trở về địa phương tìm được việc làm mới và trong đó 5,3% làm trong lĩnh vực nông nghiệp, 6,1% ở công nghiệp, dịch vụ. Sơn Tùng (theo Hanoimoi.com.vn) cập nhật ngày 14/07/2009 Trong lúc đòi hỏi nguồn nhân lực cao để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn thì sức hút của khu vực này lại kém hấp dẫn. Vì vậy việc giữ được lao động có tay nghề trình độ cao lại nông thôn nông nghiệp và từ khu vực đô thị về là khá yếu ớt. Tình hình đó làm trầm trọng hơn sự yếu kém của nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn, tạo sức ép lớn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn. 3.3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 3.3.1. Khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp và sức ép của các khó khăn đó cho công tác đào tạo. Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong những năm qua luôn được quan tâm và ngày càng được quan tâm. Ở đây ta cũng cần phân biệt rõ, nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn không chỉ nằm trong số đối tượng là nông dân. Đó là tất cả lao động ở đầy đủ các lĩnh vực kinh tế, quản lý. Vì nông thôn chứa đựng tất cả các yếu tố về kinh tế, văn hoá, xã hội, sản xuất và kinh doanh (nông lâm ngư ngiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ). Xét về nguồn nhân lực cho nông thôn: Nông thôn Việt Nam cũng như nông thôn của các nước đang phát triển, trong đó chứa đựng toàn bộ các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Nông thôn không chỉ đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cho nông lâm ngư nghiệp, bởi vì nông thôn không chỉ có nông nghiệp mà có đầy đủ các ngành thuộc nông nghiệp và dịch vụ. Vì vậy đòi hỏi cần phải có đầy đủ nhân lực có chất lượng cho cả công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Song tâm lý phổ biến của các lao động đã được đào tạo có chất lượng cao không muốn về nông thôn, họ bám trụ ở đô thị để có cơ hội việc làm và mức lương cao hơn. Tâm lý đó được tạo ra bởi thực tế khách quan là nông thôn không có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để sử dụng người lao động tay nghề cao, các cá nhân ít có cơ hội thăng tiến về nghề nghiệp cũng như phát huy được tính năng động sáng tạo; mặt khác là do sự ít đa dạng về sản xuất và hoạt động kinh doanh, sự không hoàn thiện của sản xuất dẫn đến việc chỉ dừng lại ở nhu cầu sử dụng lao động chân tay đơn giản, không có nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật cao và phức tạp, thành ra người có kiến thức và tay nghề ở nông thôn trở nên bị thừa một cách bất đắc dĩ. Xét riêng trong lĩnh vực lao động trong nông lâm ngư nghiệp cũng bị giới hạn bởi đặc điểm của nông nghiệp nước ta: nhỏ lẻ, manh mún và giản đơn. Thực tế nông nghiệp nước ta vẫn rất thiếu lao động tay nghề cao cho phát triển, nhưng sự phát triển nông nghiệp quá chậm lại làm cản trở công tác đào tạo nghề. Ví dụ đơn giản như để có nhiều người làm cơ khí nông nghiệp thì nông nghiệp phải sử dụng nhiều máy móc thiết bị cơ giới; để sử dụng nhiều máy móc cơ giới thì đồng ruộng phải đủ lớn về quy mô diện tích. Song ở nước ta ruộng đất manh mún, toàn mảnh nhỏ nên không cần máy móc, từ đó máy không có nhiều dẫn đến không có người có nhu cầu được đào tạo về cơ khí nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp cũng không phát triển được, điều này cũng diễn ra cả trên góc độ đào tạo tay nghề cũng như đào tạo quản lý cho nông nghiệp, nông thôn. Xét về đào tạo nhân lực cho công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, điều tương tự cũng xảy ra, nhưng nguyên nhân lại ở khía cạnh khác. Để có đội ngũ đông đảo lao động có trình độ và tay nghề cao trong hoạt động thương mại, dịch vụ thì điều cần là thương mại và dịch vụ phải phát triển. Riêng về dịch vụ, xuất phát cho sự phát triển là nhu cầu, nhu cầu dịch vụ lại bắt đầu từ sự phân công và chuyên môn hoá. Ở nông thôn nói chung, trong sản xuất nông nghiệp nói riêng của nước ta thì mức độ chuyên môn hoá còn quá thấp, phần lớn các hộ nông dân còn hoạt động sản xuất ở dạng tự cung, tự cấp dẫn đến các nhu cầu về dịch vụ thương mại hàng hoá khó phát triển. Thu nhập thấp của đa số cư dân nông thôn cũng cản trở dịch vụ phát triển, họ không đủ để chi trả cho các dịch vụ về y tế, giáo dục, thông tin và bảo hiểm ở mức độ trung bình. Điều này là một phần nguyên nhân làm cho các ngành dịch vụ này ở nông thôn phát triển chậm, lao động hoạt động trong lĩnh vực này ở nông thôn cũng có thu nhập không cao và luôn mong muốn chuyển từ nông thôn về làm việc tại đô thị và chuyển từ các vùng sâu, vùng xa khó khăn về nơi đồng bằng. Xu hướng này làm cho nông thôn nói chung và vùng nông thôn miền núi luôn bị mất đi những người giỏi, mặc dù được quan tâm hơn trong công tác đào tạo. Trên đây là những vấn đề nói lên sự khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp; Mặt khác các vấn đề đó cũng thể hiện một phần sự bất cập cũng như sức ép đối với công tác đào tạo nhân lực cho nông nhiệp, nông thôn, đó là: trong giai đoạn hiện nay nông thôn, nông nghiệp sự bổ sung là ít hơn sự mất đi của nguồn nhân lực có tay nghề, năng lực và trình độ cao, nếu không muốn nói rằng: ở nông thôn, trong nông nghiệp càng đào tạo thì càng mất đi người giỏi. 3.3.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp. Như đã nói ở trên, đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn không chỉ đào tạo lao động trong sản xuất, mà cả đào tạo nhân lực cho quản lý; nông thôn không chỉ cần có nhân lực cho nông nghiệp mà cần cả nhân lực cho công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đồng thời đào tạo phải gắn liền với sử dụng, tạo công ăn việc làm, đào tạo bổ sung đi đôi với giữ lại nhân tài cho nông thôn, nông nghiệp. Phần này chúng ta xem xét thực trạng công tác đào tạo, các mặt thuận lợi, khó khăn và yếu kém của nó. Sau đó kết hợp với các phân tích về thực trạng nguồn lao động và các xu thế dịch chuyển của lao động ở nông thôn, nông nghiệp để có các khuyến nghị cho chủ trương và chính sách. Hiện cả nước có 13 trường ĐH, CĐ có đào tạo về nông lâm nghiệp; 60% trường TCCN, CĐ nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề về nông lâm nghiệp. Các trường này chuyên đào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý, đào tạo tay nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Thực tế cho thấy nhu cầu về cán bộ được đào tạo qua các trường này là rất lớn, nhưng hầu hết các trường này lại có sức hấp dẫn thấp, công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn trong các năm qua. Thực tế công tác đào tạo lại đang diễn ra ngược lại với yêu cầu của nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. Các ngành về chế biến nông - lâm - thuỷ sản, đào tạo lao động cho công nghiệp chế biến, rất cần cho phát triển nông thôn, đồng thời nhu cầu về nguồn nhân công được đào tạo ở các ngành này là rất lớn; Nhưng hàng năm các trường tuyển sinh rất khó khăn vì học sinh cho rằng sau khi tốt nghiệp các trường này phải làm ở nông thôn, ở các vùng khó khăn nên không thích. Trong khi đó, lại có nghịch lý khối ngành Nông – Lâm – Ngư có những ngành đào tạo đang lâm vào tình trạng "thoi thóp" "Nhìn chung, tuyển sinh rất khó khăn, chất lượng đầu vào thấp, số lượng không đảm bảo”, ông Đặng Kim Vui, Hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, khẳng định. Mùa tuyển sinh năm 2009, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên có 13.000 thí sinh đăng ký dự thi nhưng chỉ có khoảng 1.600 thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên. Điểm chuẩn NV1 của trường hầu như không có ngành nào vượt lên trên điểm sàn của Bộ. Lấy điểm thấp nhưng trường vẫn đau đầu, không tuyển đủ chỉ tiêu do tỷ lệ đỗ “ảo” lớn. “Chúng tôi gọi 100 em nhập học nhưng có khi chỉ được vài chục em tới, thậm chí cá biệt có ngành không được em nào”. Trường ĐH Tây Nguyên cũng trong cảnh tương tự. Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Thao nói: “Tuyển sinh các ngành này năm nào cũng khó khăn và gần như không năm nào đủ chỉ tiêu. Cụ thể, các ngành ít thí sinh nhất là Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi thú y. Một ngành tưởng như rất được ưa chuộng là Bảo quản chế biến nông sản cũng ế ẩm không kém. Trường mở mỗi ngành một lớp với 80 sinh viên nhưng thường chỉ có khoảng 20 – 30 em. Cá  biệt có ngành Chăn nuôi thú y chỉ có 10 sinh viên theo học”. Là một trong những trường hàng đầu về lĩnh vực này, nhưng trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội cũng không khá khẩm hơn. Năm 2009, ngành Khoa học đất chỉ có hơn 10 thí sinh đăng ký, ngành Sư phạm kỹ thuật tuyển 100 chỉ tiêu nhưng chỉ được 50 em, ngành Cơ khí tuyển 3 lớp nhưng chỉ được 1 lớp. Đặc biệt, ngành Công thôn của trường này đã phải “khai tử” sau 4 năm liền không mở nổi lớp do quá ít sinh viên. Ngành này đã mở hơn chục năm nhưng số lượng sinh viên teo tóp dần. Năm 2007 chỉ có ba thí sinh nhập học. Năm 2008, duy nhất một em tới làm thủ tục. Năm 2009, trường quyết định đóng cửa ngành. Theo ông Nguyễn Văn Dung, Trưởng phòng Đào tạo của trường thì trong số các ngành Nông – Lâm – Ngư, chỉ có Kinh tế phát triển nông thôn, Công nghệ sinh học là dễ tuyển sinh nhất. (Theo Sinh viên Việt Nam) Cập nhật lúc 18:40, Thứ Năm, 15/04/2010 (GMT+7) Các ngành về công nghiệp, xây dựng liên quan đến nông nghiệp, nông thôn mặc dù rất dễ xin việc sau khi đào tạo nhưng cũng không có sức hấp dẫn như công nghiệp thuỷ điện, xây dựng thuỷ lợi, cơ khí nông nghiêp vv… Nhiều ngành được doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm, “cầu” lớn nhưng “cung” lại gặp một số khó khăn. Có một nghịch lý là nguồn lao động luôn thiếu trong khi… hệ số chọi của những ngành này liên tục thấp, thường xuyên phải xét tuyển NV 2, 3. Chẳng hạn mức “cầu” về lao động của ngành chế biến lâm sản, chế biến thủy sản của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM rất lớn nhưng thí sinh thì cứ suy nghĩ rằng học 2 ngành này là phải... lên rừng, xuống biển (!). Và thế là… ngán không dám đăng ký học” - Th.S Trần Đình Lý – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM nói. Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, những nhóm ngành như nông - lâm - thuỷ sản, đóng tàu, cơ khí, bảo hiểm… trong những năm tới còn tiếp tục khan hiếm nhân lực. Tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, các ngành chế biến lâm sản, chế biến thủy sản, phát triển nông thôn và khuyến nông, cơ khí nông lâm, nuôi trồng thủy sản… đều rất dễ xin việc sau khi ra trường, nhưng trong những năm qua, tỷ lệ TS nộp hồ sơ thi tuyển vào các ngành khác rất thấp. Năm nào trường cũng phải tuyển thêm NV2, như ngành chế biến thủy sản hàng năm phải tuyển xấp xỉ 40–50% chỉ tiêu NV2. Ngay cả những trường thuộc hàng “top” như ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn có những ngành khó tuyển sinh như: công nghệ vật liệu, thủy lợi – thủy điện, vật liệu và cầu đường xây dựng, trắc địa, cơ kỹ thuật, vật lý kỹ thuật… Điểm chuẩn của các ngành này tương đối thấp, chỉ dao động ở mức 17 - 18 điểm. Còn nhóm ngành y dược, những ngành học như: y tế công cộng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền, điều dưỡng… cũng rất ít TS đăng ký dự thi. Phần lớn những ngành này đều có “đầu ra” rất tốt, có không ít sinh viên có việc làm ngay từ khi còn đi học, thế nhưng hầu hết TS chỉ thích đăng ký theo học ngành bác sĩ. Nguyên Hải cập nhật Thứ Sáu, 16/04/2010, 13:47 (GMT+7) Nhiều địa phương đã hỗ trợ nông dân học nghề Công tác dạy nghề cho nông dân đã trở thành vấn đề cấp bách từ lâu, nhiều địa phương đã ý thức được điều nay và đã có sự hỗ trợ dạy nghề cho nông dân. Điển hình tại Đà Nẵng trong năm 2008 các trung tâm dạy nghề của TP.Đà Nẵng đã đào tạo được 5.600 lao động nông thôn dưới 35 tuổi. Toàn bộ số lao động này đều phải chuyển đổi nghề vì chịu ảnh hưởng do di dời, giải toả để chỉnh trang thành phố. Các nghề đào tạo chính cho số lao động này là trồng hoa, trồng nấm, xây dựng, mộc, cơ khí... Toàn bộ đều được đào tạo miễn phí bằng ngân sách nhà nước. Tại Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2009, Sở Công thương Hà Nội cũng đã mở 61 lớp nghề cho 3.750 lao động nông thôn. Ngoài ra, còn có chương trình tập huấn khởi sự doanh nghiệp, mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất mới, hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp nông thôn đổi mới công nghệ, với tổng kinh phí gần 80 tỷ đồng, tạo điều kiện cho hàng nghìn lượt lao động tại các huyện ngoại thành tiếp cận nghề mới. Hội Nông dân thành phố cũng đã phối hợp với các ngành chức năng mở hàng chục lớp dạy nghề và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 25.000 lượt hội viên nông dân. …………………………………………… Những mô hình dạy nghề hiệu quả Để góp phân tăng cường năng lực dạy nghề, nâng cao số lượng nông dân được tiếp cận với những ngành nghề mới, nhiều địa phương đã có những mô hình hấp dẫn, những cách làm hiệu quả để thu hút nông dân. Điển hình tại Thanh Hóa, địa phương này đã tăng cường liên kết dạy nghề cho nông dân theo địa chỉ. Trung tâm dạy nghề - Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong tháng 7/2009 đã liên kết các doanh nghiệp trên địa bàn mở được 6 lớp dạy nghề miễn phí, gồm may mặc, mây tre đan xuất khẩu, gieo ươm giống cây lâm nghiệp... cho gần 200 lao động nông nghiệp. Đây là cách đào tạo nghề mới rất thiết thực, hiệu quả được đông đảo người dân ủng hộ. Tại tỉnh Điện Biên lại có một cách làm khác, đó là phong trào nông dân dạy nghề cho nông dân. Trên địa bàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), việc nông dân dạy nghề trồng ngô cho nông dân đã trở thành một phong trào sâu rộng và thu được nhiều kết quả tích cực. Hoạt động này do Dự án ADDA của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Đan Mạch tổ chức. Dự án đã tuyển chọn 12 nông dân ở huyện Điện Biên có khả năng tiếp thu kiến thức để đào tạo, sau đó về địa phương tiến hành tổ chức các lớp học tập kinh nghiệm để truyền đạt các nội dung đã học cho các nông hộ khác. Từ các kiến thức được học, nông dân này truyền nghề cho nông dân kia đã trở thành phong trào sâu rộng ở huyện Điện Biên. Đến nay, từ phong trào nông dân dạy nghề cho nông dân ở huyện Điện Biên có 540 nông dân tự nguyện đứng ra thành lập 30 nhóm phát triển cộng đồng nông dân cùng sở thích và có ít nhất gần 3.000 nông dân khác được học tập và ứng dụng đúng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các khâu làm đất, trồng và chăm sóc cây ngô. Trước đây, năng suất ngô ở huyện Điện Biên chỉ đạt khoảng 30-32 tạ/ha thì nay, năng suất ngô tăng lên đạt trung bình 40 tạ/ha. Cá biệt, có nhiều vùng trong huyện đạt năng suất 42-45 tạ/ha. Trích từ bài: Dạy nghề cho nông dân: Tháo gỡ nút thắt quan trọng trong vấn đề an sinh xã hội Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam 08:29 | 28/07/2009 Trong những năm gần đây, công tác đào tạo nghề tại chỗ cho lực lượng lao động tại nông thôn, đào tào nghề nông nghiệp được quan tâm. Hoạt động dạy nghề đi liền với chuyển đổi ngành nghề được áp dụng cho các địa phương có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng như xây dựng đô thị, khu công nghiệp. Nông dân mất đất dều được ưu tiên đào tạo chuyển đổi ngành nghề với một phần kinh phí do ngân sách nhà nước cung cấp. Hầu các đơn vị cấp huyện có nông nghiệp nông dân đều có trạm khuyến nông, đây là đơn vị chuyên công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Việc học nghề cũng được phát triển qua các trung tâm dạy nghề cấp huyện, thông qua sự phối hợp của các đoàn thể (như Hội Nông dân Việt Nam) với các tổ chức đào tạo. ….tại cuộc họp ngày 10/2/(2009) tại Trụ sở Chính phủ để chuẩn bị cho Hội nghị Đào tạo nghề cho nông dân. Đồng chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ ra những nguyên nhân chính gây nên sự bất cập trong công tác đào tạo nghề đối với  nông dân hiện nay. Đó là công tác thông tin tuyên truyền về tận thôn, xóm, xã để bà con nông dân hiểu và tìm học các nghề cho bản thân còn rất hạn chế, vì vậy, lao động ở nông thôn chưa tích cực tham gia học nghề. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề cho nông dân còn rất thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo đang bị mất cân đối. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nhiều địa phương hiện nay chưa quan tâm đúng mức tới dạy nghề và dạy nghề cho lao động nông thôn, mạng lưới cơ sở cấp huyện còn mỏng (50% số huyện chưa có trung tâm dạy nghề). Chương trình đào tạo nghề chưa phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh ở các vùng miền và thiếu tính linh hoạt. Các cơ chế cứng nhắc, kém hấp dẫn nên không thu hút được giáo viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc kinh nghiệm sản xuất về dạy cho nông dân. Theo tin từ cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Bắc Ninh: thời gian đăng: Thứ Tư, 11/02/2009 - 8:14 AM Nhìn chung về hình thức thì công tác dạy nghề cho nông dân đã có những chuyển biến tích cực, nhất là trong một năm qua, kể từ khi có Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Song vẫn còn những tồn tại yếu kém lớn như: Đào tạo theo số lượng, chất lượng đào tạo kém, tổ chức đào tạo mang tính hình thức, theo phong trào, nông dân không tích cực tham gia đào tạo nghề vì nhiều chương trình đào tạo không thiết thực… Trong khi đó các cơ sở đào tạo nghề có cơ sở vật chất yếu kém, đội ngũ giáo viên thiếu, yếu về chuyên môn, chất lượng thấp cũng là nguyên nhân làm cho nông dân không tin tưởng vào các chương trình đào tạo của chính phủ và không tham gia học tập tích cực. IV. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP; MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH. 4.1. Chủ trương và chính sách chủ yếu về đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp. Thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển đất nước, đào tạo nhân lực cho nông nghiệp, nông dân không nằm ngoài chiến lược này. Chính sách cho giáo dục và đào tạo đã bao hàm những điểm chung nhất cho việc đào tạo nhân lực, trong đó có đào tạo nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp. Song với đặc thù nông thôn, nông nghiệp có những đặc điểm riêng, với yêu cầu bức thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay, Đảng đã có Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong nghị quyết này, chủ trương về đào tạo nhân lực đã được cụ thể hoá là: “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác đào tạo nghề”. Thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã xây dựng ““Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đề án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009. Theo Đề án này, công tác đào tạo nghề cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp.doc
Tài liệu liên quan