Tiểu luận Định hướng chiến lược phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂN NUÔI BÒ THỊT 1. Tăng trưởng đầu con Chăn nuôi của nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về thịt, trứng, sữa. Chăn nuôi bò đã có nhiều cơ hội tốt để phát triển và tăng trưởng về số lượng đàn bò và cải tiến về chất lượng giống. Số lượng đàn bò của nước giai đoạn 2001-2005 được trình bày ở Bảng 1 (Phụ lục). Từ năm 2001 đến 2005, đàn bò đã tăng từ 3,89 triệu con lên 5,54 triệu con đạt tốc độ tăng trưởng 6,29 % năm. Hiện nay, đã có 15 tỉnh tham gia dự án phát triển giống bò thịt chất lượng cao. Hàng nghìn bò thịt giống cao sản đã được nhập về nước trong hai năm vừa qua nhằm đáp ứng nhu cầu giống phát triển chăn nuôi bò của nhân dân. Tỷ lệ đàn bò lai chiếm trên 30% tổng đàn bò, là đàn bò nền để tiếp tục lai tạo bò thịt chất lượng cao. Một số tỉnh đã có các trang trại bò tư nhân quy mô lớn hàng 100 con như các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Dương và Lâm Đồng 2. Số lượng và tốc độ tăng đàn theo các vùng Đàn bò 8 vùng sinh thái đều tăng trưởng tốt, trừ vùng Đông Bắc tăng dưới 1%, tất cả các vùng khác tăng trên 6%. Số lượng của đàn bò miền Bắc tăng bình quân trên 7% năm, trong khi đó đàn bò miền Nam tăng bình quân trên 11% năm. Trong thời gian qua vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long là hai vùng có tốc độ phát triển đàn bò nhanh nhất với tỷ lệ tương ứng là 19,22% và 25,05%/năm. (Bảng 2, Phụ lục). 3. Phân bố đàn bò theo vùng Năm 2005 tổng đàn bò của cả nước trên 5,5 triệu con, phân bố của đàn bò cho hai miền như sau: miền Bắc chiếm trên 48% và miền Nam chiếm trên 51% tổng đàn bò. Bò là gia súc nhai, dễ thích nghi với các vùng sinh thái khác nhau, khả năng lợi dụng thức ăn thô xanh rất tốt. Trong chăn nuôi bò thịt việc cung cấp đủ cỏ và thức ăn thô xanh quanh năm là một trong yếu tố có vai trò quyết định. Mùa khô cần phải dự trữ cỏ khô kết hợp với các sản phẩm phụ của nông nghiệp như cây ngô, ngọn mía, dây khoai lang và thân lạc. Bắc Trung bộ và Nam Trung Bộ là các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển của bò nên trên 38% tổng đàn bò của cả nước được nuôi ở hai vùng này. Tây Bắc là vùng núi cao của miền Bắc có điều kiện phù hợp với sinh thái của trâu hơn là bò, đàn bò của vùng Tây Bắc chỉ chiếm trên 4% tổng đàn bò (Bảng 3, Phụ lục) trong khi đó đàn trâu của vùng này chiếm trên 15,5% tổng đàn trâu của Việt Nam. 4. Cơ cấu các giống bò và một số chỉ tiêu sản xuất Gần 70% tổng đàn bò của cả nước là bò Vàng địa phương, bò Vàng có khối lượng trưởng thành nhỏ, sinh trưởng chậm, khối lượng trung bình con đực là 180-200 kg và bò cái từ 150-160 kg. Bò vàng có tỷ lệ thịt xẻ thấp khoảng 43-44% so với trọng lượng sống. Bò lai Zê bu có mặt ở hầu hết các tỉnh, chủ yếu là lai Sind, lai Sahiwal và Brahman, chúng được tạo ra bằng sử dụng tinh bò đực Zêbu cho lai với bò cái địa phương. Bò lai hướng thịt có tốc độ tăng trọng và sinh trưởng nhanh, có trọng lượng trưởng thành từ 250-290 kg và tỷ lệ thịt xẻ cao giao động từ 49-50% (Bảng 4, Phụ lục).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Định hướng chiến lược phát triển chăn nuôi bò thịt ở việt nam.doc