Tiểu luận Đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh huyện mường ảng - Tỉnh điện biên với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1. Lý do chọn đề tài 2

2. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Khách thể nghiên cứu 2

5. Phạm vi nghiên cứu 2

6. Phương pháp nghiên cứu 2

7. Dự kiến cấu trúc của tiểu luận 2

PHẦN NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN 2

1.1. Khái niệm về thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2

1.1.1. Khái niệm về thanh niên 2

1.1.2. Khái niệm về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 2

1.2. Khái niệm về đạo đức, lối sống 2

1.2.1. Khái niệm về đạo đức 2

1.2.2. Khái niệm về lối sống 2

1.3. Khái niệm về văn hóa, đạo đức, lối sống văn hóa 2

1.3.1. Khái niệm về văn hóa 2

1.3.2. Khái niệm về đạo đức, lối sống văn hóa 2

1.4. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN 2

2.1. Điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội tại huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên. 2

2.1.1. Điều kiện địa lý 2

2.1.2. Về kinh tế 2

2.1.3. Về văn hóa - xã hội 2

2.2. Thực trạng về việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa tại huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên. 2

2.3. Thực trạng việc tham gia giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa Thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên 2

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHẢI KHUYẾN NGHỊ NHẰM GIÚP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN 2

3.1. Các giải pháp cơ bản 2

3.1.1. Giải pháp về xây dựng nội dung chủ yếu để tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 2

3.1.2. Các giải pháp về mặt tổ chức các phong trào, các cuộc tuyên truyền vận động về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên 2

3.1.3. Giải pháp về xây dựng gương điển hình, triển khai học tập kinh nghiệm. 2

3.2. Khuyến nghị 2

3.2.1. Đối với Đảng, Nhà nước 2

3.2.2. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương 2

3.2.3. Đối với cấp bộ Đoàn TW 2

3.2.4. Với tỉnh Đoàn 2

3.2.5. Đối với huyện Đoàn và Đoàn cơ sở 2

KẾT LUẬN 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8169 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh huyện mường ảng - Tỉnh điện biên với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống cao đẹp... Do đó yêu cầu mỗi chúng ta phải xây dựng một bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Phấn đấu để đưa đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh nhưng vẫn mang những giá trị truyền thống của dân tộc mình. Ta vẫn mãi là Việt Nam chứ không phải là cái bóng mờ nhạt của một dân tộc khác. Có thể khẳng định thế hệ trẻ Việt Nam luôn là niềm tự hào của Đảng, của toàn dân, thanh niên luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của mình mà Đảng và nhân dân giao cho. Thanh niên ngày nay đã bộc lộ tinh thần dám nghĩ, dám làm, không ngại khó khăn, gian khổ tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung và trong sự nghiệp giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên nói riêng. Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, do đó mỗi ĐVTN phải không ngừng học tập, trao dồi kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết, năng động nhạy bén trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới để từ đó chắt lọc và làm giàu thêm cho việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa Việt Nam cho thanh niên. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN TẠI HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN 2.1. Điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội tại huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên. 2.1.1. Điều kiện địa lý Huyện Mường Ảng nằm ở phía Đông của tỉnh Điện Biên có giới hạn địa lý từ 21độ 30 vĩ độ Bắc, 103 độ 15 kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Tuần Giáo, phía Tây giáp huyện Điện Biên, phía Nam giáp huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) và huyện Điện Biên Đông, phía Bắc giáp huyện Tuần Giáo và huyện Mường Chà. Mường Ảng có vị trí nằm giữa hai đô thị của tỉnh đó là huyện lỵ Tuần Giáo và Thành phố Điện Biên Phủ, là một huyện nằm trên trục kinh tế động lực dọc quốc lộ 279 của tỉnh Điện Biên. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Mường Ảng cách Thành phố Điện Biên Phủ khoảng 45km về phía Tây. Hiện nay Mường Ảng đã và đang giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các huyện lân cận nói riêng và của cả tỉnh Điện Biên nói chung. Đây là vùng đất màu mỡ, phù hợp với việc phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi, đặc biệt là các loại cây công nghiệp dài ngày cùng đàn gia súc và gia cầm các loại. Mặt khác đây cũng là vùng nằm trong khu vực quy hoạch để phát triển đàn đại gia súc và các cây công nghiệp của tỉnh như: Cà phê, cao su, cây nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông lâm sản thuộc khu vực phía đông của tỉnh Điện Biên. Huyện Mường Ảng là một huyện miền núi có 4 dân tộc chính: Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú và một số dân tộc khác cùng chung sống đoàn kết, có truyền thống lao động cần cù gắn bó lâu đời. Mường Ảng có 9 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 44.352,2ha. Tính đến tháng 12 năm 2008 dân số của huyện là 38.951 người, mật độ dân số trung bình là 88 người/km2. Đặc điểm địa hình là một huyện có địa hình phức tạp, được hình thành bởi các dãy núi cao, sườn dốc, phần lớn các đỉnh núi có độ cao từ 1.200 - 1.600m so với mặt nước biển. Các dãy núi này phần lớn là núi đá vôi, nằm rải rác khắp lãnh thổ địa bàn huyện, nằm xen với các dãy núi đá vôi này là những thung lũng hẹp, khá bằng phẳng được phân bố trải dọc theo các sông, suối trên địa bàn, tạo thành những vùng đất bằng phẳng và màu mỡ. Địa hình của huyện Mường Ảng có thể được chia thành một số tiểu vùng theo các khu vực như sau: + Khu vực I: Gồm TT Mường Ẳng - Ẳng Nưa - Ẳng Cang - Nặm Lịch. + Khu vực II: Gồm xã Mường Đăng - Ngối Cáy - Ẳng Tở. + Khu vực III: Gồm các xã Búng Lao - Xuân Lao - Mường Lạn Mường Ảng là một trong 62 huyện nghèo trong cả nước, trên địa bàn có 4220 hộ nghèo, có 471 hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 53,4%. Trình độ dân chí thấp, không đồng đều, một bộ phận nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước, trình độ canh tác còn lạc hậu, việc tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở còn hạn chế. Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, rét đậm, rét hại kéo dài, đặt biệt vào đầu năm 2008 đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông - lâm nghiệp (trên 1.200 con trâu, bò chết rét, sản lượng cà phê giảm 50%). Việc đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, trang thiết bị làm việc còn thiếu, giá cả thị trường tăng cao ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức của nhân dân. Tình trạng tranh chấp đất đai, di cư tự do, lợi dụng tự do tín ngưỡng để tuyên truyền, hoạt động đạo trái pháp luật, buôn bán, vận chuyển và sử dụng các chất ma túy, tệ nạn xã hội có lúc, có nơi vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Những năm qua Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chủ chương, chính sách phát triển đối với miền núi, trong đó có Mường Ảng, huyện luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND - UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho huyện từng bước ổn định và phát triển. Nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống cách mạng, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tích cực lao động sản xuất, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện ổn định, tạo môi trường thuận lợi để phát triển. 2.1.2. Về kinh tế Trong những năm qua Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chủ trương, chính sách phát triển đối với miền núi, trong đó có Mường Ảng; huyện luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, HĐND - UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho huyện từng bước ổn định và phát triển. Tốc độ phát triển nông - lâm nghiệp đạt khá. Tổng giá trị tăng thêm; ngành nông nghiệp ước đạt 84,25 tỷ đồng, đạt 84,25%; tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp đạt 15,6%/năm, vượt 2,6%. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 16.612 tấn, tăng so với năm 2007: 3.214 tấn, đạt 88,31% (so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012). Lương thực bình quân trên đầu người đạt 412kg/người/năm. Mường Ảng đã chú trọng các biện pháp thâm canh, tăng vụ. Bảo vệ thực vật được tăng cường chỉ đạo, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống được cải thiện theo hướng tích cực. Dự báo tình hình sâu bệnh kịp thời, sát với thực tế ở từng địa bàn xã, bản. Mường Ảng phát triển mạnh chủ yếu là cây cà phê theo định hướng và quy hoạch tại các xã; tổng diện tích cà phê năm 2010 đạt 2.088 ha, vượt 74% (so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012), trong đó: trồng mới ước đạt 680 ha cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản 493 ha, thời kỳ kinh doanh 915 ha. Chỉ đạo triển khai tốt vùng quy hoạch trồng cây cao su tại 3 xã: Mường Đăng, Ngối Cáy, Ẳng Tở với diện tích 6.500 ha; năm 2010 trồng mới ước đạt 265 ha tại xã Ẳng Tở. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, tốc độ tăng 6,2%/năm. Tổng đàn gia súc đạt 34.443 con, đạt 86,6% (so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012). BCH Đảng bộ huyện đã ra Nghị quyết về phát triển trâu thịt ở trên địa bàn. Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được chỉ đạo kịp thời, đã hạn chế dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng. Diện tích thủy sản tiếp tục phát triển ổn định, tổng diện tích đến năm 2010 ước đạt 140 ha, năng suất 7,0 ha/tạ, đạt 70% (so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012). Về nuôi trồng thủy sản huyện đã chủ động kết hợp với trung tâm thủy sản, trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai nhiều mô hình thủy sản trên địa bàn, góp phần thay đổi cơ cấu con giống nâng cao năng suất và thu nhập cho nông dân. Hệ thống khuyến nông từ huyện đến cơ sở được củng cố và kiện toàn, đã thực hiện nhiều mô hình thâm canh lúa chất lượng cao, mô hình ngô, đậu tương, khoai tây. Thuộc nguồn vốn có chương trình khuyến nông, chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 từng bước đã được chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới nông dân. Việc quản lý bảo vệ rừng đã được quan tâm, tổng diện tích rừng hiện còn 14.080 ha, trong đó trồng mới được 1.407 ha (rừng sản xuất được 1.357 ha vượt 4,07% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012). Tỷ lệ che phủ rừng năm 2010 ước đạt 32% Công tác phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai được chú trọng, hàng năm kiểm tra các công trình trước mùa mưa lũ. Căn cứ tình hình trên địa bàn huyện đã chủ động tổ chức nạo vét, sửa chữa mương phai, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; tích cực chỉ đạo nghiên cứu, lập dự án đầu tư các công trình thủy lợi mới, thực hiện tốt các công trình đầu tư phát triển của TW, của tỉnh. Đất đai được quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch. Đến nay có 7/10 xã hoàn thành quy hoạch chi tiết sử dụng đất. Công tác lập sơ đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân được quan tâm; giai đoạn 2007 - 2010 đã cấp 1.600 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hàng năm phối hợp tốt với sở Tài nguyên - Môi trường, lập hồ sơ địa chính phục vụ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Công nghiệp - xây dựng tốc độ phát triển khá, năm 2010 tổng giá trị tăng thêm ước đạt 113,4 tỷ đồng, đạt 65,55%, tăng trưởng bình quân đạt 28,3%/năm, vượt 2,3%/năm (so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012). Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 7,0% trong ngành công nghiệp - xây dựng. Chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng như: gạch, đá, cát sỏi… Các cơ sở sản xuất phát triển ổn định như: cơ sở sữa chữa cơ khí, sản xuất đồ mộc, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất nông cụ cầm tay. Các ngành truyền thống đan lát, dệt vải vẫn duy trì trong nhân dân; đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đạt khá, giá trị sản xuất ngành xây dựng chiếm 93% trong tổng giá trị ngành công nghiệp - xây dựng, chủ yếu là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trong đó đầu tư bằng vốn nhà nước chiếm 90% giá trị. Các dự án đã đáp ứng trình tự, thủ tục đầu tư và quản lý chất lượng theo quy định, từng bước nâng cao chất lượng giám sát hiện trường để nâng cao hiệu quả đầu tư. Hoàn thành và công bố quy hoạch chi tiết khu trung tâm thị trấn huyện cấp chứng chỉ quy hoạch cho các đơn vị khi có nhu cầu. Tiến hành chuẩn bị đầu tư các hạng mục thuộc khu trung tâm hành chính với của huyện đầu tư xây dựng khu tái định cư cho nhân dân bản Hón. Thị trấn Mường Ảng, trụ sở công an, huyện đội, Trường phổ thông dân tộc nội trú, trung học phổ thông, trung tâm y tế huyện và trụ sở làm việc của một số đơn vị khác với tổng vốn ước đạt 70 tỷ đồng (đạt 15% mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012). Củng cố và kiện toàn Ban quản lý dự án huyện, thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng chung của các công trình của huyện, tổ chuyên viên giúp việc hội đồng giải phóng mặt bằng hoạt động theo hướng chuyên trách, chuyên nghiệp, dần đáp ứng tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình, dự án. Các ngành dịch vụ có bước phát triển khá, tăng cả về quy mô, chất lượng địa bàn hoạt động, góp phần ổn định kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân; tổng giá trị tăng thêm ước đạt 100,83 tỷ đồng, đạt 63%. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 - 2010 đạt 32%/năm vượt 2,0% (so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012). Thương mại có nhiều tiến bộ, trên địa bàn có 15 công ty và doanh nghiệp, 6 hợp tác xã, 294 hộ kinh doanh; doanh số cố định đang hoạt động 39 tỷ đồng; giá trị thu nhập đạt 6 tỷ đồng. Thường xuyên chỉ đạo các hộ kinh doanh từng bước nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo chất lượng hàng hóa. Bưu chính viễn thông từng bước đầu tư nâng cấp đạt 79,3% (so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội X đến năm 2012). Chi ngân sách chủ yếu tập trung đầu tư vào đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý hành chính sự nghiệp, y tế, giáo dục và các chương trình mục tiêu. Thực hiện chi đúng chế độ chính sách, giúp nhân dân ổn định đời sống, phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện. 2.1.3. Về văn hóa - xã hội Văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. * Về giáo dục - đào tạo Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển khá: Quy mô trường, lớp được quan tâm đầu tư, đến năm 2010 toàn huyện có 36 trường, tăng 9 trường so với thời kỳ đầu chia tách thành lập huyện. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt khá. Tổng số học sinh các cấp học năm học 2009 - 2010 là 12.421 em, tăng 868 em so với năm 2007. Chất lượng giáo dục được quan tâm, chuyển lớp ở các cấp học hàng năm đạt 95 - 98%, tiếp tục đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung: Duy trì tốt phổ cập tiểu học, xóa mù chữ, đạt và duy trì chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Quan tâm xây dựng trường chuẩn quốc gia (đã được công nhận 3 trường, đang đề nghị thẩm định 1 trường). Kỷ cương trường học được đẩy mạnh, chất lượng đội ngũ giáo viên từng bước nâng lên, các cấp học có 98% giáo viên đạt chuẩn trong đó có 45% đạt trên chuẩn, đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học. Hệ thống trường lớp được đầu tư bằng nguồn vốn các chương trình, dự án của nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ và công tác xã hội hóa, đã xây dựng mới được 127 phòng học, 51 phòng công vụ, 140 phòng nội trú học sinh (trong đó có 126 phòng ở cho học sinh nội trú Dân Nuôi, được đầu tư từ nguồn vốn của ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam). Đồ dùng thiết bị phục vụ dạy và học được tăng cường. * Về y tế, dân số gia đình và trẻ em Công tác y tế được quan tâm chỉ đạo và đầu tư, vì vậy đạt kết quả khá, đã không để dịch bệnh lớn xảy ra, chất lượng khám chữa bệnh được cải thiện rõ rệt, triển khai tốt các chương trình y tế quốc gia, đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc thiết yếu cho nhân dân, kiểm soát tốt công tác dược trên địa bàn. Tiểm chủng mở rộng đủ 7 loại vác-xin cho 95% trẻ em dưới 1 tuổi, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi xuống còn 20%. Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3, số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai đạt tỷ lệ 90% trở lên, tăng 20%. Nâng cấp trung tâm y tế huyện và phòng khám đa khoa khu vực Bùng Lao với 50 giường bệnh. 10/10 xã, thị trấn có trạm y tế hoạt động hiệu quả. Tăng cường tuyên truyền pháp lệnh dân số, luật chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật hôn nhân và gia đình. Qua cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2009 dân số của huyện đạt 39.851 người. Số trẻ mới sinh là 857 trẻ, tỷ lệ sinh 16,08% so với năm 2007; tỷ lệ phát triển dân số là 1,74%, giảm 0,01% so với năm 2007. Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em được quan tâm, đã xây dựng và sử dụng hiệu quả quỹ bảo trợ trẻ em. * Về văn hóa, thể thao, thông tin tuyên truyền. Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền đáp ứng các sự kiện, nhiệm vụ chính trị của huyện bằng các hình thức đa dạng, phong phú. Quan tâm chiếu bóng vùng cao, từ năm 2007 đến nay đã chiếu được 231 buổi đạt 100% kế hoạch phục vụ nhân dân. Xây dựng mới 3 nhà văn hóa khối phố, bản tạo nơi sinh hoạt cho nhân dân. Kiện toàn và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Hàng năm có trên 7.000 gia đình, 62 bản tổ dân phố, 70 cơ quan trường học đăng ký danh hiệu văn hóa. Kết quả xét hàng năm đạt 89% số đăng ký, đảm bảo 100% kế hoạch. Củng cố và duy trì hoạt động của các tổ chức kiểm tra các hoạt động văn hóa thường xuyên tại cơ sở, đưa các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa nề nếp. Đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ, thể thao từ huyện đến cơ sở. Tham gia các giải bóng chuyền, cầu lông, chạy việt dã, ngày hội văn hóa thể thao du lịch, Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Điện Biên đạt kết quả tốt. Tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao huyện lần thứ nhất. Chỉ đạo tốt công tác phát thanh và truyền hình, nâng cấp trạm phát lại truyền hình huyện, 100% xã được phủ sóng. * Về vấn đề xã hội Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm thông qua thực hiện các chương trình 134/CP, 135/CP, Nghị quyết 37, Nghị quyết 30a, Quyết định 167 của Thủ tướng…Đời sống của đại bộ phận nhân dân từng bước được cải thiện, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện xuống còn 53,4% vào tháng 12/2009. Hoàn thành xây dựng nhà ở cho 1.126 hộ nghèo đảm bảo 100% kế hoạch, trong đó có sự hỗ trợ tích cực về kinh phí của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chính sách xã hội được quan tâm giải quyết đối với người cao tuổi, người nghèo, trẻ mồ côi, người có công với nước. Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho nhân dân được chú trọng, tăng thu nhập cho 1.717 lao động, đạt 106% kế hoạch. Xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực nông thôn đến năm 2020 và đề án thành lập trung tâm dạy nghề tổng hợp huyện. Tăng cường công tác tuyên truyền và phòng chống tệ nạn xã hội, cai nghiện cho 117/150 người đạt 78% kế hoạch giao. 2.2. Thực trạng về việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa tại huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên. Thực hiện tốt Nghị quyết TW 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 5 của huyện, phòng đã tham mưu với UBND huyện, kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư. Củng cố nâng cao chất lượng các hoạt động của Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, 10/10 xã, thị trấn và ban vận động 114/114 bản, chỉ đạo và hướng dẫn các cán bộ chuyên trách văn hóa xã làm tốt công tác xây dựng gia đình, bản làng văn hóa. Phòng đã tham mưu với ban chỉ đạo phong trào huyện tổ chức phát động, hướng dẫn, vận động xây dựng gia đình, bản làng, khối phố, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa. Tập trung xây dựng gia đình, bản làng có đời sống văn hóa tốt, gắn với phong trào như “Xóa đói giảm nghèo”, “Quần chúng bảo vệ an ninh quốc phòng”, “Đền ơn đáp nghĩa”… Cùng với việc triển khai các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng, làm tốt công tác thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Qua đó các phong trào hoạt động thực sự có hiệu quả và có ý nghĩa phát triển đồng bộ trong nhiều mặt, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết tham mưu với UBNN huyện Mường Ảng, kiện toàn Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo theo lịch đã định duy trì họp, phân công các thành viên ban chỉ đạo kết hợp công tác chuyên môn của từng ngành, kiểm tra giám sát cơ sở trong quá trình thực hiện, có sự thống nhất về nội dung, yêu cầu công tác xây dựng thêm bản, khối phố, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp. Văn hóa với phong trào thi đua xây dựng mô hình nông thôn mới, cơ quan, đơn vị có đời sống văn hóa, trường học thân thiện, học sinh tích cực. Các hoạt động thông tin tuyên truyền được tăng cường tổ chức bằng nhiều hình thức: pa-nô, áp phích, băng rôn khẩu hiệu, tuyên truyền lưu động trên hệ thống truyền thanh truyền hình, biểu diễn văn hóa văn nghệ, thể thao… Phạm vi tuyên truyền mở rộng xuống đến các bản, tổ dân phố, chất lượng tuyên truyền từng bước được nâng cao. Tổ chức tập huấn cho cán bộ văn hóa các xã, thị trấn làm công tác văn hóa, thể thao tại huyện. Luôn bám sát chủ trương, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, kế hoạch của Nhà nước; đặc biệt là những chỉ thị, Nghị quyết, chỉ tiêu kế hoạch của huyện trong từng thời điểm chính trị để xây dựng chương trình, kế hoạch có nội dung sát thực, tính thời sự cao để tuyên truyền và tổ chức các hoạt động. Luôn chủ động tích cực tham mưu đáp ứng kịp thời sự kiện chính trị của địa phương. Tích cực tác động chuyển biến tư tưởng, đời sống tinh thần, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng. Tuyên truyền thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, phối hợp với tập đoàn Viettel treo trên 90 biển, bảng, pa nô, áp phích dọc trục đường quốc lộ 279 có nội dung: “Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng”, “Mừng Đảng mừng xuân Tân Mão 2011”…Phối hợp với ban chỉ huy quân sự huyện Mường Ảng làm tốt công tác tuyên truyền, trang trí khánh tiết cho lễ giao nhận quân huyện Mường Ảng năm 2011. Tham gia trang trí khánh tiết văn hóa phục vụ tăng âm loa máy cho Lễ ra quân phong trào trồng cây 19/5 do UBND thị trấn Mường Ảng và các ban ngành trong huyện như: Hội liên hiệp phụ nữ,… Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động đón Tết và vui Tết như: tổ chức các hoạt động kéo co, ném còn, múa xòe…, phối hợp với UBND thị trấn Mường Ảng tổ chức đón giao thừa tại trụ sở UBND thị trấn. Đầu năm 2011, phòng đã cắt, dán và căng treo trên 4.350 m2 băng rôn, khẩu hiệu, cờ đuôi nheo, có nội dung tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, mừng Đảng mừng xuân Tân Mão 2011, chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2011); Kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2011); Chào mừng 125 năm ngày quốc tế lao động 1/5; Kỷ niệm 57 năm ngày giải phóng Điện Biên (7/5/1954 - 7/5/2011); Kỷ niệm 100 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, đặc biệt tuyên truyền cổ động chào mừng bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Dựng 10 cụm pa-nô cổ động tại trung tâm huyện, thị trấn Mường Ảng, xã Búng Lao, xã Mường Đăng; treo 4 tít chữ chúc mừng năm mới tại trụ sở Huyện ủy, HĐND - UBND xã Búng Lao. Củng cố và duy trì các đội văn nghệ đã có cho 10 xã, thị trấn. Tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn cũng như phục vụ các đoàn khách đến thăm và làm việc tại huyện. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn trong huyện: Liên đoàn lao động, Hội liên hiệp phụ nữ, huyện Đoàn; UBND thị trấn Mường Ảng tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ mừng Đảng mừng xuân Tân Mão tại sân vận động thị trấn Mường Ảng vào sáng mùng 2 Tết. Phối hợp với ban chỉ huy quân sự huyện và các cơ quan ban, ngành, đoàn thể huyện tổ chức thành công chương trình văn nghệ chào mừng lễ giao nhận quân huyện Mường Ảng năm 2011. Tổ chức thành công chương trình văn nghệ chào mừng kỳ họp HĐND huyện và hiệp thương lần thứ nhất, về cơ cấu thành phần số lượng người ứng cử HĐND huyện khóa II nhiệm kỳ (2011 - 2016). Tổ chức luyện tập và đưa đoàn diễn viên đi tham gia “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch” tỉnh Điện Biên lần thứ II năm 2011, đạt thành tích cao. Phối hợp với UBND thị trấn Mường Ảng tổ chức thành công đêm giao lưu văn nghệ chào mừng bầu cử Đại hội đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 tại sân vận động thị trấn Mường Ảng. Tham mưu với UBND huyện Mường Ảng trang trí khánh tiết và tổ chức thành công hoạt động văn hóa văn nghệ (té nước, múa xòe) tại lễ hội tế Mường xã Ẳng Cang năm 2011. Thực hiện các biện pháp, triển khai có hiệu quả tích cực gắn thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng phát triễn kinh tế” đẩy mạnh các chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã, phường trật tự an ninh, không có tệ nạn xã hội, an toàn giao thông… Bồi dưỡng xây dựng các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện gia đình, bản, tổ dân phố văn hóa. Kết quả thực hiện lối sống văn hóa trong cưới, tang, lễ hội. Tổng số bản thực hiện nếp sống trong cưới, tang, lễ hội đạt 98%, số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nếp sống văn minh trong cưới, tang, lễ hội đạt 100%. Trong việc cưới nhìn chung đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình. Song hiện tượng tảo hôn vẫn còn chủ yếu ở các vùng sâu vùng xa. Hiện tượng ly hôn giờ đã giảm. Trong việc tang, cơ bản đảm bảo quy định, các nghi thức của một số dân tộc không rườm rà, mất vệ sinh. Trong lễ hội, nhiều lễ hội truyền thống vẫn đang được duy trì, phát huy bản sắc như: cầu mùa của dân tộc Thái, lễ hội mừng nhà mới…lưu giữ được nhiều nét văn hóa dân gian độc đáo. Tổng số các giá trị văn hóa phi vật thể được nhân dân đóng góp và bảo tồn là 4 lễ hội sau: Lễ hội xuống đồng, khai xuân sau tết âm lịch Lễ hội mừng nhà mới từ tháng 11 đến tháng Giêng năm sau. Lễ mừng cơm mới sau thu hoạch mùa Lễ hội Hạn Khuống vào cuối thu đầu đông Công tác tuyên truyền phổ biến luật: Tổng số cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật là 119 cuộc tại 10 xã, thị trấn thu hút 7957 lượt người tham gia. Kết quả bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc được thực hiện thông qua phong trào “Tìm và khai quật tại địa bàn xã Ẳng Nưa 2 đợt đã làm thủ tục bàn giao cho bảo tàng lịch sử Điện Biên. Khôi phục và chỉnh sửa nâng cao một số điệu múa, điệu hát của các dân tộc tại các địa phương. Hát giao duyên (Hạn Khuống), múa Khăn Piêu (dân tộc Thái), múa Hưm Bạy, Tăng Bu (dân tộc Khơ Mú). Xây dựng gia đình văn hóa, các gia đình thuộc địa bàn xã, thị trấn đóng trên địa bàn đã triển khai đăng ký bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định. Công tác bình xét, công nhận và khen thưởng gia đình văn hóa. Ban chỉ đạo các xã, thị trấn đã thẩm định xét duyệt kết quả công bố vào ngày đại đoàn kết dân tộc (ngày 8/11). Tuyên truyền học tập kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam. Xây dựng gia đình văn hóa chấp hành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận tốt nghiệp - ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH.doc
Tài liệu liên quan