Tiểu luận Khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh và giải pháp của chính phủ để sửa chữa các khiếm khuyết đó

Muïc luïc

Trang

A. MỞ ĐẦU 00

 

B. NỘI DUNG 00

Chương I : Khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh

1. Các tác động ngoại vi 12

2. Thiếu hàng hóa công cộng 12

3. Sự gia tăng quyền lực độc quyền 12

4. Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư 12

5. Chu kỳ kinh doanh 12

6. Thông tin thị trường lệch lạc 12

Chương II : Giải pháp của chính phủ

1. Các tác động ngoại vi 12

2. Thiếu hàng hóa công cộng 12

3. Sự gia tăng quyền lực độc quyền 12

4. Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư 12

5. Chu kỳ kinh doanh 12

6. Thông tin thị trường lệch lạc 12

 

C. KẾT LUẬN 07

 

Tài liệu tham khảo 08

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3287 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh và giải pháp của chính phủ để sửa chữa các khiếm khuyết đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH KHOA KINH TêEÁ PHAÙT TRIEÅN š&› TIEÅU LUAÄN KINH TEÁ VI MO Ñeà taøi: Khieám khuyeát cuûa heä thoáng thò tröôøng caïnh tranh Vaø giaûi phaùp cuûa chính phuû ñeå söûa chöõa caùc khieám khuyeát ñoù Giaùo vieân höôùng daãn: Traàn Thöøa Nhoùm thöïc hieän: Tröông Thò Leä Haèng Lôùp 71 Nguyeãn Thò Anh Phöông Lôùp 71 Nguyeãn Daân Taøi Lôùp 72 Phaïm Sôn Tuøng Lôùp 72 Phaïm Khaùnh Tröôøng Lôùp 72 Traàn Thanh Phong Lôùp 72 Nguïy Taán Taøi Lôùp 72 Mai Theá Anh Lôùp 71 TPHCM – 2010 Muïc luïc Trang MỞ ĐẦU 00 NỘI DUNG 00 Khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh Các tác động ngoại vi 12 Thiếu hàng hóa công cộng 12 Sự gia tăng quyền lực độc quyền 12 Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư 12 Chu kỳ kinh doanh 12 Thông tin thị trường lệch lạc 12 Giải pháp của chính phủ Các tác động ngoại vi 12 Thiếu hàng hóa công cộng 12 Sự gia tăng quyền lực độc quyền 12 Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư 12 Chu kỳ kinh doanh 12 Thông tin thị trường lệch lạc 12 KẾT LUẬN 07 Tài liệu tham khảo 08 A - MỞ ĐẦU. Xuyên suốt tiến trình lịch sử, mọi xã hội đều phải đối mặt với một vấn đề kinh tế cơ bản là việc quyết định phải sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? trong một thế giới mà các nguồn tài nguyên bị hạn chế. Trong thế kỷ XX, nhìn chung có hai cơ chế kinh tế đối chọi nhau đã mang những kết quả rất khác nhau, đó là: nền kinh tế chỉ huy được định hướng từ chính phủ trung ương và nền kinh tế thị trường được dựa trên doanh nghiệp tư nhân. Vào thời kì đầu của thế kỷ XXI, một điều rõ ràng đối với toàn thế giới là nền kinh tế chỉ huy, tập trung đã thất bại trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế, trong việc đạt được sự thịnh vượng, hoặc thậm chí trong việc bảo đảm an ninh kinh tế cho các công dân của mình. Nền kinh tế thị trường giải quyết ba vấn đề cơ bản và đã đạt được những thành tựu nhất định trong sự phát triển kinh tế của xã hội loài người, nhất là các nước Tư bản chủ nghĩa phát triển. Kinh tế thị trường ra đời từ trong phương thức sản xuất tư bản chủ, phần lớn nằm trong lãnh vực tư. Người sản xuất, người tiêu dùng, mọi thành viên trong xã hội tự chủ hoạt động trên thị trường, nhưng lại bị chi phối bởi các quan hệ thị trường (lợi ích và sáng kiến cá nhân, cung - cầu, cạnh tranh ...). Nhà nước điều chỉnh một vài giá cả trong lĩnh vực công, thiếp lập các tiêu chuẩn môi trường, sức khỏe và lao động,. Tuy nhiên, sự can thiệp của Nhà nước vào giá cả và hoạt động kinh tế ở mức độ tối thiểu. Kinh tế thị trường không hoàn toàn đồng nhất ở các nước có chế độ chính trị - kinh tế - xã hội khác nhau, nó chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thuộc phương thức sản xuất chủ đạo, và chịu sự chi phối, điều tiết, quản lí của nhà nước và mang những đặc điểm và truyền thống của mỗi nước. Ưu điểm của hệ thống kinh tế thị trường là rõ ràng, thể hiện ở chỗ thông qua các hoạt động cạnh tranh trên thị trường, các nhà sản xuất tìm mọi cách để phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế để theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Người tiêu dùng được tự do thỏa mãn tối đa lợi ích của mình trên giới hạn nguồn lực của họ. Như vậy, thị trường là “bàn tay vô hình” dẫn dắt đến chỗ đạt được lợi ích cho mọi người. Thế nhưng chúng ta cũng không được quên rằng “bàn tay vô hình” đôi khi cũng dẫn nền kinh tế đi lầm đường lạc lối. Nó có những khuyết điểm không thể tránh khỏi. Đó là: Các tác động ngoại vi Thiếu hàng hóa công cộng Sự gia tăng quyền lực độc quyền Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư Chu kì kinh doanh Thông tin thị trường lệch lạc Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng thời kính thích đối với sản xuất thông qua trao đổi hàng hoá dưới hình thức thương mại. Bài tiểu luận này sẽ tập trung làm sáng tỏ những khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh, tác động của nó đến sự phát triển kinh tế và giải pháp của chính phủ để sửa chữa các khiếm khuyết đó. B - NỘI DUNG Chương I - Khiếm khuyết của hệ thống thị trường cạnh tranh Các tác động ngoại vi Yếu tố ngoại vi là các ảnh hưởng tốt hay không tốt do các yếu tố bên ngoài gây nên cho hoạt động của công ty hay cho xã hội nói chung. Yếu tố ngoại vi xảy ra khi có sự khác biệt về phí tổn hoặc lợi ích giữa cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, các chi phí hoặc lợi ích này (chi phí ngoại vi hoặc lợi ích ngoại vi) lại không được tính đến trong hệ thống giá cả và thị trường. Những chi phí ngoại vi cho sản xuất bao gồm: sự tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường mà nhà máy hoặc xí nghiệp sản xuất tạo ra... Vì phía thứ ba không được đền bù cho những khoản chi phí ngoại vi, nên các phí tổn sản xuất không được tính đến trong hệ thống giá. Trong nền kinh tế thị trường tự do, người ta chỉ mưu toan sử dụng tối đa những phương tiện hay lợi nhuận riêng của mình, và nhưng chi phí hay lợi ích ngoại vi sẽ không được phản ánh trong giá cả của các đồ vật. Người sản xuất và người tiêu dùng bỏ qua ảnh hưởng của yếu tố ngoại vi, vậy nên giá cả của sản phẩm không phản ánh đúng giá trị thực của sản phẩm,chi phí thực trong cả quá trình sản xuất. Những yếu tố này gây nên sự giảm sút về phúc lợi của những người dân sống xung quanh hoặc có thể buộc những nhà máy khác gần đó phải tốn kém thêm chi phí để làm sạch nước sông đã bị ô nhiễm mà mình phải sử dụng trong sản xuất. Để cải tạo môi trường cần một khoản chi phí khá lớn. Vd: công ty Vedan đã sản xuất và bán các sản phẩm của mình nhưng chưa bao gồm khoản “xử lý rác thải”. Mà khoản này được tính vào “chi phí xã hội” . Như vậy sẽ có sự chênh lệch giá với các hẵng bột ngọt khác vì những hãng khác phải tính thêm khoản “xử lý rác thải” và như vậy sẽ tăng mức độ cạnh tranh của hãng. Thiếu hàng hóa công cộng Sự gia tăng quyền lực độc quyền Thị trường độc quyền là cấu trúc thị trường của một ngành kinh doanh mà trong đó chỉ có một người bán ( Doanh ngiệp, Công ty) duy nhất. Độc quyền cung cấp một loại sản phẩm độc nhất (không có sản phẩm thay thế gẩn đúng. Công ty duy nhất đó gọi là công ty độc quyền & sản lượng sản phẩm nó chiếm toàn bộ sản phẩm của ngành kinh doanh. Những ngành công nghiệp điện lực, cấp nước, thông tin liên lạc, giao thông công cộng,… thường có cấu trúc thị trường độc quyền. Các công ty độc quyền ít có động cơ cải tiến, đổi mới vì nó không chịu sức ép cạnh tranh thường xuyên như trong điều kiện thị trường cạnh tranh, làm chậm sự phát triển xã hội. Đối với các doanh nghiệp thì”tối đa hóa lợi nhuận”được đặt lên trên hết, với các doanh nghiệp độc quyền cũng vậy, do không có ai cạnh tranh nên số lượng sản phẩm và mức giá đem ra của các doanh nghiệp này khiến cho “lợi nhuận” thu vào là lớn nhất. Nên điều tất yếu là người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu. Nhà nước có giải quyết nhưng vấn đề này vẫn còn lỏng lẻo, quản lý còn chưa chặt. Ngoài ra các doanh nghiệp lớn thường bắt tay nhau để thành một tập đoàn hùng mạnh, áp đảo thị trường với mức giá cao, nhằm thu nhiều lợi nhuận, đồng thời khống chế việc thâm nhập vào thị trường của các Công ty nhỏ hơn đang cạnh tranh với họ, điều khiển thị trường,cùng nhau “độc quyền”thị trường đó. Vd: Về nghành điện,chính phủ chỉ định tập đoàn điện lực độc quyền sản xuất. Trong các năm gần đây, giá điện tăng liên tục và hậu quả phải gánh chịu là người tiêu dùng. Đầu năm 2010 nhà nước đã ra quyết định tăng giá điện trong khi nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới vừa bước qua khủng khoảng. Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư Chu kì kinh doanh Chu kỳ kinh doanh (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế) là sự biến động của GDP thực tế, theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Quá trình thay đổi liên tiếp này thường xuyên diễn ra nhưng không mang tính định kỳ, độ dài của các chu kỳ kinh doanh thường từ hơn 1 năm tới 10 hoặc 20 năm; chúng không thể chia được thành các chu kỳ ngắn hơn mà những chu kỳ này có những đặc tính tương tự với biên độ dao động xấp xỉ của chính chúng . Các pha của chu kỳ kinh doanh: Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy. Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh. Chu kỳ kinh doanh là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ kinh doanh nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ. Chính vì vậy chu kỳ kinh doanh, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn thu hẹp, lạm phát, … dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội. Vd: cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ vào cuối năm 2008 làm cho hàng loạt ngân hàng nước này phá sản hoặc lâm nguy, thị trường chứng khoán suy sụp, sản lượng công nghiệp sụt giảm, số lượng việc làm bị mất cũng gia tăng,… tăng trưởng kinh tế trong quý 3 và quý 4 của năm 2008 và quý 1 của năm 2009 đều tăng trưởng ở số âm. Thông tin thị trường lệch lạc Chương II : Giải pháp của chính phủ Các tác động ngoại vi Trường hợp một nhà máy có thể làm ra một loại sản phẩm rất rẻ nhưng lại làm ô nhiễm môi trường, gây ra sự giảm sút về phúc lợi cho nhưng người khác. Và do vậy, vai trò kinh tế của Nhà nước là điều chỉnh lại sự bất hợp lý này. Bằng sự can thiệp, Nhà nước buộc tất cả những ai hưởng lợi từ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đều phải trả toàn bộ chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ấy. Tuy nhiên, Nhà nước không dễ dàng quyết định chính xác chi phí ấy là bao nhiêu, vì không thể định lượng một cách chính xác tác hại mà sự ô nhiễm ấy có thể gây ra cho xã hội. Vì những khó khăn này, Nhà nước cần phải đảm bảo chi phí giảm ô nhiễm không được cao hơn so với chi phí mà ô nhiễm gây ra cho xã hội. Nếu không các nguồn lực sẽ không được phân bố hiệu qua. Nhà nước có thể sử đụng một hệ thống thuế, luật pháp, điều lệ, mức hình phạt, thậm chí cả mức truy tố để nhằm giảm ô nhiễm. Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng cả chính sách quyền sở hữu công khai nguồn tài nguyên, người sử dụng nguồn tài nguyên này nếu gây ô nhiễm sẽ phải chịu chi phí theo giá thị trường. Các khoản thuế hay biện pháp trợ cấp tối ưu đều được coi là phương thức để Nhà nước xứ lý những yếu tố ngoại vi. Do chỗ toàn bộ chi phí xã hội là cái quan trọng quyết định sự phân bố tài nguyên một cách có hiệu quả, còn những chi phí tư nhân quyết định giá hàng, cho nên vai trò của Nhà nước là tạo ra sự thăng bằng giữa cá nhân và xã hội thông qua việc điều chỉnh sản xuất thừa hoặc tiêu dùng thừa vào chi phí ngoại vi. Trong các lợi ích ngoại vi, cần chú ý tới giáo dục bởi đây là lĩnh vực cần phải có sự quan tâm và hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, trong chừng mực một sán phẩm nào đó có thể tạo ra được lợi ích ngoại vi, Nhà nước cần xem xét vấn đề trợ cấp tối ưu để khuyến khích sản xuất, tiêu dùng loại sản phẩm này sao cho giá trị đích thực các lợi ích ngoại vi được tính đến trong hệ thống giá thị trường. Ở đây, sự can thiệp cửa Nhà nước là cần thiết, vì trong khi chi phí ngoại vi có thể dẫn đến sản xuất thừa thì ngược lại, lợi ích ngoại vi lại có thể dẫn đến sản xuất thiếu. Thiếu hàng hóa công cộng Sự gia tăng quyền lực độc quyền Các biện pháp điều tiết của chính phủ: Đánh thuế: thuế đánh vào các công ty độc quyền gần như là một phương thức luật định ở nhiều quốc gia. Chính phủ đánh thuế vào các công ty độc quyền để thu bớt phần lợi nhuận siêu ngạch của công ty độc quyền, như vậy sẽ hạn chế bớt quyền lực của công ty độc quyền. Chính phủ dùng những nguồn thu thuế của những công ty độc quyền để đầu tư phát triển các công trình công cộng cung cấp cho dân chúng. (Phân phối thu nhập) Điều tiết giá cả và sản lượng của các công ty độc quyền: chính phủ áp dụng biện pháp này đối với các công ty độc quyền trong những ngành phục vụ công cộng như ngành điện, cung cấp nước sạch, thông tin liên lạc, giao thông công cộng, ngân hàng, bảo hiểm,… Giá điều tiết nhỏ hơn giá cân bằng của công ty, với giá này công ty không có lợi nhuận trên bình nhưng vẫn có lợi nhuận bình thường. Sản lượng điều tiết lớn hơn sản lượng cân bằng của công ty. Phá vỡ công ty độc quyền thành các công ty cạnh tranh: ở một số quốc gia, những luật lệ chống độc quyền cho phép chính phủ có thể phá vỡ công ty độc quyền thành các công ty cạnh tranh. Để buộc chúng cải thiện những dịch vụ phục vụ khách hàng tốt hơn, hoặc là hạn chế bớt quyền lực độc quyền. Xác lập quyền sở hữu cùa chính phủ: tronng một số ngành cung cấp các dịch vụ công cộng. Chính phủ thường lập ra cấc công ty độc quyền hoạt động trong những ngành đó. Chính hình thức sở hữu nhà nước mà chình phủ dễ dang điều tiết và kiểm soát các công ty độc quyền này hơn. (thông qua việc bổ nhiệm hoặc thay thay đổi giám đốc…) Ban hành luật lệ chống độc quyền: nhiều quốc gia chính phủ ban hành những luật lệ để điều tiết và kiểm soát các công ty độc quyền. Những luật lệ này cho phép các cơ quan luật pháp hoặc cơ quan quản lý nhà nước giám sát về giá cả, sản lượng, và việc gia nhập hoặc rời bỏ một số ngành công nghiệp. Nhất là các ngành cung cấp các dịch vụ công cộng. Mục tiêu hàng đầu của luật chống độc quyền là xúc tiến một nền kinh tế có tính cạnh tranh, bằng cách cấm các hoạt động hạn chế hay có thể hạn chế sự cạnh tranh và bằng cách giới hạn những hình thức cấu trúc thị trường có thể chấp nhận được. Chênh lệch thái quá về thu nhập dân cư Ở mức độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn quá chênh lệc vốn với các doanh nghiệp nhỏ. Sự chênh lêch vốn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn chiếm thị phần mua và bán nhiều hơn trên thị trường.khiến cho các doanh nghiệp nhỏ chết dần chết mòn. Không có nguyên liệu và cũng không có đơn đặt hàng Vd: ở An Giang, trong ngành chế biến thủy hải sản các doanh nghiệp nhỏ bị các doanh nghiệp lớn chèn ép bằng cách : doanh nghiệp lớn ưu đãi cho khách hàng của doanh nghiệp nhỏ mua hàng giá rẻ, cho kéo dài thời gian thanh toán... cùng đi với nó là doanh nghiệp lớn chiều chuộng người nuôi cá để gom hàng: trả tiền mặt ngay khi mua cá, đặt cọc với giá cao, mua cá cao hơn giá thị trường . Như vậy,nếu các doanh ngiệp có tiềm lực kinh tế kém hơn,muốn phát triển trên thị trường thì điều bắt buộc đó là phải sát nhập hoặc liên kết với các doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó có tiềm lực kinh tế lớn,các doanh nghiệp đã chiến thắng trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.đây cũng là một xu hướng dẫn đến hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” ở nước ta Chu kì kinh doanh Nhà nước trong các nền kinh tế thị trường đóng một vai trò rất lớn trong việc tạo ra các điều kiện kinh tế để thị trường tư nhân có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Một trong các vai trò đó là tạo ra một thị trường tiền tệ ổn định, được chấp nhận rộng rãi, có khả năng loại bỏ hệ thống giao dịch cồng kềnh, kém hiệu quả và đồng thời có khả năng duy trì giá trị tiền tệ thông qua các chính sách hạn chế lạm phát. Trong lịch sử, các nền kinh tế thị trường luôn rơi vào tình trạng bị đe doạ bởi khi thì đồng tiền tăng giá đột ngột, khi thì nạn thất nghiệp tăng cao, khi thì vừa có tình trạng thất nghiệp, vừa có tình trạng lạm phát. Chính sách tài chính bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu ngân sách của Nhà nước nhằm điều tiết chu kỳ kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, ổn định giá cả và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế. Trong những thời kỳ kinh tế suy giảm, chính sách tài chính có tác dụng kích cầu và sản xuất bằng cách Chính phủ tăng mua, giảm thuế, do đó tạo ra được một thu nhập quốc dân khả dụng lớn hơn để đưa vào luồng tiêu đùng. Còn trong những thời kỳ kinh tế "quá nóng", chính phủ làm ngược lại. Để cân bằng lại những biện pháp tài chính cố ý này, Nhà nước tạo ra nhưng cái gọi là cơ chế ổn định, như thuế thu nhập luỹ tiến và phụ cấp thất nghiệp. Chính sách tài chính được điều hành một cách độc lập với chính sách tiền tệ là chính sách nhằm điều tiết hoạt động kinh tế bằng cách kiểm soát việc cung ứng tiền. Các công cụ của chính sách tiền tệ Gồm có 6 công cụ sau: Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. Nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu trách về tiền tệ (ngân hàng trung ương hay cục tiền tệ) sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở. Khi tăng chi tiêu vào thời điểm thất nghiệp cao và lạm phát thấp, Nhà nước đã tăng cung ứng tiền, dẫn tới giảm lãi suất (tức giám giá đồng tiền), nhờ đó ngân hàng mới có nhiều điều kiện cho vay và chi tiêu cho tiêu dùng được tăng lên. Điều đó có nghĩa là kích cầu vì tiêu dùng là bộ phận cấu thành lớn nhất và ổn định nhất của tổng cầu. Lãi suất thấp, đồng thời khuyến khích đầu tư, các chủ doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, thuê thêm công nhân. Trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp thì ngược lại, Nhà nước “làm nguội" nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất, giảm cung ứng tiền. Cùng với việc giảm tiền và tăng lãi suất, cả chỉ tiêu lẫn giá cả đều có xu hướng giảm hoặc ít nhất, nếu có tăng thì cũng rất chậm, và kết quả là thu hẹp lại sản lượng và việc làm. Khi cả thất nghiệp và lạm phát xảy ra đồng thời, chính phủ có thể rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Bởi vì, các chính sách tài chính và tiền tệ đều điều chỉnh lại mức chi tiêu của cả một nền kinh tế quốc dân, nhưng lại không thể đối phó với sự giảm đột ngột về cung - một nhân tố có thể đẩy nhanh cả lạm phát lẫn thất nghiệp. Như vậy, sự giảm cung sẽ dẫn đến tình trạng giá cả tăng nhanh trong khi đó thì sản xuất và việc làm lại giảm. Để đối phó với cú sốc cung này đối với nền kinh tế quốc dân, Nhà nước có thể tăng cường các biện pháp khuyến khích sản xuất, tiết kiệm và đầu tư, tăng hiệu quả cạnh tranh băng cách giảm sự độc quyền, khắc phục sự trì trệ và kìm hãm của các nguồn lực quan trọng. Ngoài ra, thuế là công cụ tài chính quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hệ thống thuế của chính phủ có thể điều chỉnh chu kì kinh tế, giữ nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế. Điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng xã hội. Đồng thời cải thiện mối quan hệ đối với nước ngoài ,tạo cơ hội thuận lợi cho kinh tế phát triển,mở rộng quan hệ đầu tư. Có thể nói, dẫu Nhà nước không thể cung cấp phương thuốc bách bệnh trong cuộc đấu tranh muôn thuở với lạm phát và thất nghiệp trong các nền kinh tế thị trường thì nó vẫn được coi là nhân tố tích cực trong việc điều hoà các ảnh hưởng của chúng. Hầu hết các nhà kinh tế hiện nay đều thừa nhận tầm quan trọng của Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống lạm phát và thất nghiệp thông qua các chính sách ồn định dài hạn. Thông tin thị trường lệch lạc C. KẾT LUẬN Trong xã hội hiện đại, sự điều hành của Nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế, khắc phục các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và mở rộng nền dân chủ cũng chính là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội. Đặc biệt Nhà nước trong một nền dân chủ là công cụ có thể làm dịu đi phần lớn những tác động tiêu cực của hệ thống thị trường, trong khi vẫn duy trì được quyền sở hữu và quyền tự do. Nói cách khác, chính hệ thống chính trị dân chủ có thể đóng góp hiệu quả nhất vào hoạt động của nền kinh tế thị trường. Và, cho dù Nhà nước là tác nhân quan trọng, không thể thiếu được trong một nền kinh tế, song điều đó không có nghĩa là Nhà nước có thể bao biện, làm thay cho tất cả các hoạt động thị trường. Nhà nước chỉ nên chú trọng tới những lĩnh vực mà thị trường không thể làm được, hoặc mức độ làm được không thể hoàn hảo bằng sự can thiệp của Nhà nước. Những vấn đề được phân tích ở trên chính là những lĩnh vực mà Nhà nước có thể phát huy đầy đủ nhất vai trò điều tiết của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh tế vi mô và bài tiểu luận hệ thống thị trường cạnh tranh.doc
Tài liệu liên quan