MỤC LỤC
A: LỜI MỞ ĐẦU: 1
B: NỘI DUNG: 3
1. QUAN HỆ LIÊN XÔ- TRUNG QUỐC- MỸ GIAI ĐOẠN 1950- 1960. 3
a QUAN HỆ LIÊN XÔ- MỸ TRONG CHIẾN TRANH LẠNH: 3
b. QUAN HỆ LIÊN XÔ- TRUNG QUỐC: 5
c. QUAN HỆ MỸ- TRUNG QUỐC: 8
2) QUAN HỆ LIÊN XÔ- TRUNG QUỐC- MỸ GIAI ĐOẠN 1960- 1970. 11
a QUAN HỆ LIÊN XÔ- TRUNG QUỐC 1960- 1970. 12
b. QUAN HỆ MỸ– TRUNG QUỐC(1960-1970) 17
C. KẾT LUẬN 21
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những nét chính trong quan hệ ngoại giao Liên Xô - Trung Quốc - Mỹ những năm 1950 - 1970, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Liên Xô còn cung cấp kĩ thuật, vốn và cố vấn cho Trung Quốc. Không chỉ hợp tác về mặt kỹ thuật mà Liên Xô còn giúp Trung Quốc về mặt quân sự. Liên Xô giúp Trung Quốc bước đầu xây dựng vũ khí chiến lược của riêng mình. Ngày 27/4/1955, Liên Xô đã kí với Trung Quốc hiệp định về việc Liên Xô giúp đỡ Trung Quốc xây dựng lò phản ứng hạt nhân thí nghiệm đầu tiên của Trung Quốc và máy gia tốc đưa vào hoạt động từ năm 1957. Tiếp đó 15/10/1957, Liên Xô và Trung Quốc lại kí một hiệp định trong đó Liên Xô hứa sẽ cung cấp cho Trung Quốc một mẫu bom nguyên tử và những số kiệu kĩ thuật để chế tạo. Với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, trong giai đoạn 1949- 1957 Trung Quốc đã khôi phục được nền kinh tế bị tàn phá, hoàn thành xuất sắc kế hoạch 5 năm lần 1.
Việc Trung Quốc quyết định liên minh với Liên Xô, ngả về phía Liên Xô, ủng hộ Liên Xô dường như là một điều tất yếu bởi: thế giới chia hai cực một cách rõ ràng lấy ý thức hệ làm tiêu chuẩn quan trọng nhất. Đối với các nước XHCN thì TBCN mà đứng đầu là Mỹ được coi là kẻ thù trực tiếp. Còn CNTB mà tiêu biểu là Mỹ tìm mọi biện pháp tiêu diệt Liên Xô, đập tan hệ thống XHCN trên toàn thế giới. Vì thế cục diện đối đầu, căng thẳng giữa hai chiến tuyến là điều không thể tránh khỏi. Trong khi đó Trung Quốc ra khỏi chiến tranh đi lên theo con đường CNXH lấy ý thức hệ vô sản làm nên tảng và trở thành một nước XHCN lớn trên thế giới, góp phần hình thành và tăng cường sức mạnh cho phe XHCN. Có thể nói sau Liên Xô, Trung Quốc trở thành kẻ thù thứ 2 của Mỹ. Mỹ sẽ không thể là sự lựa chọn có lợi cho Trung Hoa. Còn thực lực của Trung Quốc lúc đó hầu như không có, đối với một nước vừa hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ thì còn nhiều khó khăn phải đối diện trên mọi lĩnh vực kinh tế- chính trị- xã hội. Trung Quốc chưa đủ sức để tìm cho mình con đường trung lập. Vì thế trong 3 con đường mà Trung Quốc có thể lựa chọn trong giai đoạn này thực chất chỉ có thể là Liên Xô mà thôi. Chỉ có Liên Xô mới là chỗ dựa tốt nhất để Trung Quốc quốc thực hiện được mục tiêu quan trọng trước mắt là bảo vệ thành quả cách mạng, khôi phục và xây dựng đất nước.
Mối quan hệ hữu hảo Xô- Trung 1950- 1960 đã có tác động lớn đến tình hình quốc tế, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô- Trung Quốc đối với sự phát triển phong trào giải phóng dân tộc. Chính mối quan hệ khăng khít giữa hai quốc gia này đã trở thành chỗ dựa rường cột cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Trung Quốc đã tích cực hợp tác với Liên Xô ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần cho các dân tộc đang đấu tranh nhằm thoát khỏi ách thống trị của chế độ thuộc địa cũ và chống lại chủ nghĩa thực dân mới của các nước đế quốc. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương nói chung của dân tộc Việt Nam nói riêng đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ Liên Xô- Trung Quốc cả về vũ khí, quân trang quân dụng. Đặc biệt trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953) Trung Quốc đã đưa quân tình nguyện của mình vào trực tiếp đối đầu với Mỹ và giải phóng miền Bắc Triều Tiên. Tất nhiên không có sự giúp đỡ nào mà không có mục đích. Ở đây câc nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu. Giúp đỡ các nước láng giềng chống lại chủ nghĩa đế quốc là nhằm bảo vệ an ninh biên giới của Trung Quốc. Vấn đề an ninh quốc phòng đã được xem xét và đưa lên hàng đầu.
Tuy nhiên, liên minh với Liên Xô thì Trung Quốc cũng chịu nhiều sự chi phối từ nước này. Trong một chuyến đi tham quan Matxcova, Chủ tịch Mao đã nói với các sinh viên Trung Quốc: “ Phe đế quốc có một cái đầu, đó là Mỹ. Phe XHCN cũng phải có một cái đầu đó là Liên Xô ”. Cùng với sự thừa nhận này, Trung Quốc đã luôn ủng hộ Liên Xô trong các biện pháp đối phó với CNĐQ. Và thực tế Trung Quốc trong xử lí các vấn đề quan hệ quốc tế lớn thường không có lợi ích và quan điểm của riêng mình mà chủ yếu là của Liên Xô.
Nhìn chung, mối quan hệ Xô- Trung trong giai đoạn này là mối quan hệ hữu hảo tốt đẹp với hàng loạt các hiệp định, hiệp ước trên nhiều lĩnh vực đã được hai bên kí kết. Trung Quốc đã biết phát huy sức mạnh của quan hệ ngoại giao để xây dựng, củng cố đất nước. Mối quan hệ tốt đẹp này cũng đóng vai trò tích cực nhất trong việc khẳng định sức mạnh của phe XHCN. Hơn thế nữa phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới cũng nhận được sự giúp đỡ tích cực, có hiệu quả từ Liên Xô và Trung Quốc. Đó là ý nghĩa quốc tế vô cùng to lớn mà quan hệ Xô- Trung đem lại trong thời gian này.
c. QUAN HỆ MỸ- TRUNG QUỐC:
Trong bối cảnh chung của quan hệ quốc tế là cuộc chiến tranh lạnh và sự đối đầu, căng thẳng trong quan hệ Xô- Mỹ, trong giai đoạn này quan hệ Mỹ- Trung Quốc cũng ở trạng thái đối đầu, căng thằng và gay gắt. Ngay từ khi Đảng Cộng Sản chưa giành thắng lợi hoàn toàn thì Mỹ luôn tìm cách ngăn cản hoạt động của Đảng này, lợi dụng Quốc Dân Đảng làm con bài chính trị. Mỹ viện trợ cho Tưởng lên tới 4 tỷ 350 triệu USD, giúp Tưởng huấn luyện hơn 500 nghìn quân tinh nhụê với mục tiêu là tạo cho quân Tưởng một sức mạnh đủ lớn để có thể tiêu diệt được lực lượng đối lập là Đảng Cộng Sản. Nhưng cuối cùng Quốc Dân Đảng đã bị đánh bại rút chạy ra Đài Loan, còn Trung Quốc thành lập nước CHND Trung Hoa đi theo con đường XHCN vào 1/10/1949. Đây là sự kiện lớn trở thành mối e ngại của Mỹ bởi Mỹ lo ngại rằng khi nước CHDCND Trung Hoa thành lập sẽ giúp một lực lượng lớn làm hùng mạnh thêm phe XHCN, gây ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc của CNCS ở Châu Á.
Trước mối quan ngại đó, Mỹ đã áp dụng chính sách kiềm chế đối với Trung Quốc vào đầu những năm 1950. Đặc biệt, khi điều ước “an ninh Nhật- Mỹ” được kí kết. Điều ước này quyết định chống lại Liên Xô và Trung Quốc, phạm vi bảo vệ đến Nhật, sau này, mở rộng ra đến Đài Loan. Mỹ còn tiếp tục kí nhiều hiệp ước với các nước khác tạo ra một vành đai bao vây Trung Quốc. Đối với Mỹ, việc Trung Quốc liên kết với Liên Xô ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á- Phi- Mỹ Latinh, trực tiếp đưa quân tham chiến ở Triều Tiên và ủng hộ tích cực cho phong trào cách mạng ở Việt Nam càng làm cho Mỹ lo ngại và đẩy quan hệ Mỹ- Trung thêm căng thẳng. Liên Xô- Trung Quốc trở thành kẻ thù đối đầu trực tiếp của Mỹ. Mỹ tìm mọi cách nhằm tiêu diệt hai cánh cửa của XHCN. Đối với Trung Quốc việc Mỹ tiếp tục viện trợ tích cực cho lực lượng Quốc Dân Đảng ở Đài Loan, biến Đài Loan thành lực lượng đồng minh thân Mỹ ở Châu Á nhằm ngăn chặn sự phát triển của XHCN ở khu vực này, mà trước hết là nhằm vào Trung Quốc đại lục. Thực tế là cho đến nay Đài Loan vẫn luôn là vấn đề nóng bỏng, là mối quan ngại của Trung Quốc, việc giải quyết vấn Đài Loan còn chịu nhiều sự can thiệp của Mỹ, Trung Quốc dù sao cũng phải thăm dò động thái của Mỹ. Đài Loan luôn là vấn đề nhạy cảm.
Phải nói rằng trong giai đoạn này, Trung Quốc chưa có được tiếng nói và địa vị trên trường quốc tế vì thế nó chịu sức ép rất lớn từ hai cường quốc là Liên Xô và Mỹ. Trong khi mà thế giới có sự phân cực rất rõ ràng, Trung Quốc không thể đứng ngoài dòng mà buộc phải chọn cho mình một con đường nhất định. Trung Quốc mặc dù đã ngả hẳn về phía Liên Xô thông qua chính sách "nhất biên đảo” nhưng họ còn thực hiện nhiều chính sách khác nhằm giải quyết quan hệ với các nước khác như: chính sách "dọn nhà mới mời khách ”, chính sách này nhằm xoá bỏ tàn dư của CNĐQ, chính sách " nổi lửa bếp khác” mục đích để không kế thừa các chính sách ngoại giao mà Quốc Dân Đảng đã kí với các nước trứơc đây.
Ngay từ khi thế giới bước vào thời kì chiến tranh lạnh, quan hệ Xô- Mỹ gay gắt, Mỹ áp dụng chính sách kiềm chế đối với Trung Quốc thì Trung Quốc cho rằng Mỹ có thể sẽ can thiệp vào cuộc nội chiến của nước này và Trung Quốc cũng giữ thái độ phê phán và thù địch với Mỹ. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh Xô- Mỹ, Trung Quốc chịu áp lực từ hai phía, vì thế Trung Quốc cần phải tính đến trong tương lai làm sao Trung Quốc có thể sinh tồn giữa hai siêu cường này trong mối quan hệ giữa cuộc nội chiến Trung Quốc với bối cảnh chính trị quốc tế. Từ đó Mao Trạch Đông đã đưa ra lí luận " vùng đệm trung gian ”. Lí luận này cho rằng trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô còn có một khoảng không gian rộng lớn đó là các nước thuộc thế giới thứ 3, do vậy sự đấu tranh giữa Mỹ và Liên Xô thông qua việc khống chế các nước vừa và nhỏ. Mục đích lớn nhất của lí luận này là đánh giá vai trò của các nước thuộc thế giới thứ 3 trong cuộc chiến tranh lạnh và Trung Quốc muốn mở rộng quan hệ với các nước này, tranh thủ sự ủng hộ của các nước này để giảm áp lực từ hai siêu cường Liên Xô- Mỹ đối với Trung Quốc.
Trong những năm 1950- 1960, quan hệ ngoại giao của Trung Quốc với các nước phương Tây và TBCN có nhiều căng thẳng bất lợi; đối đầu với Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên; Mỹ lập vành đai bao vây Trung Quốc; với các nước láng giềng Trung Quốc còn tồn đọng nhiều vấn đề lịch sử.. . nhìn chung tình hình ngoại giao của Trung Quốc có nhiều bất lợi cho đất nước. Ngày 28/ 6/1959 để tìm giải pháp giảm căng thẳng trong quan hệ ngoại giao, Trung Quốc cùng thủ tướng Ấn Độ P. J. Nehru đưa ra tuyên bố chung 5 nguyên tắc cùng chung sống hoà bình :
Tôn trọng chủ quyên và toàn vẹn lãnh thổ của nhau
Không xâm phạm lẫn nhau.
Không can thiệp vào nội bộ chính quyền của nhau.
Ngoại giao độc lập tự chủ.
Cùng chung sống hoà bình.
Đây là 5 nguyên tắc vô cùng quan trọng và nhất quán trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Sau này Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước khác đều dựa vào câu chữ cùng chung sống hoà bình làm cơ sở quan hệ giữa hai nước. Ngay cả Thông cáo chung Thượng Hải cũng đề cập đến.
Có thể nói cùng chung sống hoà bình là sách lược quan trọng trong cuộc đấu tranh của Trung Quốc với các nước đối địch. Ngày 28/1/1954 thủ tướng Chu Ân Lai đã phát biểu trong hội nghị Genever: Chúng tôi quyết không xâm lược bất kì quốc gia nào, nhưng cũng quyết không cho phép bất kì kẻ nào xâm lược Trung Quốc. Chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn của các nước và duy trì cách sống tự do của họ và quyền lợi không chịu sự can thiệp. Đồng thời chúng tôi cũng yêu cầu các nước khác tuân thủ nguyên tắc này và có nguyện vọng hợp tác, chúng tôi cho rằng các nước trên thế giới với những chế độ xã hội khác nhau có thể cùng tồn tại hoà bình.
Thông qua lời phát biểu của Chu Ân Lai và chính sách chung sống hoà bình đã cho thấy có sự thay đổi trong quan niệm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, yếu tố ý thức hệ đã giảm nhiều trong việc đưa ra các quyết sách đối ngoại. 5 nguyên tắc cùng chung sống hoà bình không chỉ có ý nghĩa chiến lược mà còn có ý nghĩa chỉ đạo cho chính sách ngoại giao của Trung Quốc, trở thành nguyên tắc cơ bản cho chính sách ngoại giao của nước này.
Qua đây cho ta thấy, ngay cả trong lúc chịu áp lực từ hai siêu cường Liên Xô và Mỹ, Trung Quốc đã có ý thức xây dựng con đường đi lên một cách độc lập, tự chủ; tìm cách hạn chế và đi đến thoát khỏi sự phụ thuộc vào Liên Xô. Bên cạnh việc lấy quan hệ Xô- Trung làm trọng điểm, Trung Quốc còn có những hoạt động đối ngoại riêng biệt nhằm củng cố thế lực của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn tìm tòi, sáng tạo trong việc đưa ra các chính sách ngoại giao. Với việc đưa ra chính sách cùng chung sống hoà bình đã giúp Trung Quốc tự tìm cho mình một cách đi riêng trong chính sách ngoại giao, nó khác với chính sách ngoại giao của Liên Xô và Mỹ.
2. QUAN HỆ LIÊN XÔ- TRUNG QUỐC- MỸ GIAI ĐOẠN 1960- 1970.
Những năm 1960- 1970, trong quan hệ ngoại giao của Trung Quốc có nhiều vấn đề phức tạp, đường lối ngoại giao bất ổn định, quan hệ Xô- Trung ngày càng rạn nứt, căng thẳng và chuyển sang chia rẽ công khai; quan hệ Mỹ- Trung cũng không có gì thay đổi, cho mãi đến đầu những năm 70 quan hệ Mỹ- Trung mới bắt đầu có bước cải thiện, Trung Quốc dần bắt tay với Mỹ chính thức chống lại Liên Xô. Vì thế trong giai đoạn này mối quan hệ Liên Xô- Trung Quốc –Mỹ rất phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ quốc tế.
QUAN HỆ LIÊN XÔ- TRUNG QUỐC 1960- 1970.
Ngay từ cuối những năm 50 trong quan hệ Xô- Trung đã có những dấu hiệu rạn nứt. Nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng trong quan hệ Xô- Trung có rất nhiều, nó xuất phát từ cả hai phía.
Đối với Trung Quốc, Trung Quốc là một nước lớn, có nhiều tiềm lực và tham vọng. Sở dĩ những năm 50- 60 Trung Quốc phải dựa vào Liên Xô là do lúc này thực lực của Trung Quốc chưa đủ mạnh, Trung Quốc chưa tạo được vị thế chính trị quốc tế, chưa tác động vào các nước thuộc thế giới thứ 3, và quan trọng là bối cảnh lịch sử không cho phép Trung Quốc tự khẳng định mình. Trung Quốc từ xưa đã có tư tưởng nước lớn, tư tưởng bá quyền, tư tưởng này đã ăn sâu bén rễ vào hầu hết các nhà lãnh đạo Trung Quốc, mà tiêu biểu đó là Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông là người có công lớn trong cuôc cách mạng dân tộc dân chủ của Trung Quốc và ngược lại trong con người ông có tinh thần chủ nghĩa dân tộc đận nét. Trên cơ sở tư tưởng nước lớn, tư tưởng dân tộc Đại Hán mà Mao đã đề ra một thứ chủ nghĩa mới- chủ nghĩa Mao Trạch Đông(maoisme) và tìm mọi biện pháp để tiến hành nó. Đến cuối những năm 1950, Trung Quốc bắt đầu lớn mạnh, điều kiện đã tạo thuận lợi cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc mà đứng đầu là Mao Trạch Đông bước vào triển khai tư tưởng bá quyền phục vụ cho lợi ích dân tộc hẹp hòi của mình. Mặt khác lúc này tương quan lực lượng đã có sự thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc cả về kinh tế- chính trị và quân sự. Trung Quốc có khả năng phát triển kinh tế độc lập mà không phải phụ thuộc vào Liên Xô nữa. Sức mạnh quân sự được khẳng định thông qua sự kiện tháng 10- 1964 Trung Quốc đã thử thành công bom nguyên tử. Năm 1967 Trung Quốc tuyên bố đã sản xuất được bom nhiệt hạch. Những sự kiện này đã đánh dấu bước phát triển dài trong sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Điều này đã rút ngắn khoảng cách và dần đi tới thế cân bằng về sức mạnh quân sự với Mỹ và Liên Xô. Vị thế của Trung Quốc đang dần được khẳng định trên trường quốc tế. Việc Trung Quốc đưa ra chính sách và nguyên tắc cùng chung sống hoà bình đã thể hiện sự thay đổi trong quan niệm ý thức hệ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự rạn nứt trong quan hệ Xô- Trung.
Đối với Liên Xô, Liên Xô đã giúp đỡ Trung Quốc rất lớn cả trong chiến tranh và xây dựng phát triển kinh tế nhưng sự giúp đỡ ấy cũng nhằm mục đích thực hiện các chính sách áp đặt đối với Trung Quốc. Liên Xô thông qua hiệp ước đồng minh tương trợ năm 1950 và các kế hoạch viện trợ khác để khống chế và áp đặt tư tưởng cho Trung Quốc. Chính vì thế Trung Quốc càng muốn nhanh chóng tìm cách thoát khỏi sự khống chế của Liên Xô.
Một trong những nguyên nhân quan trọng không thể không nhắc đến đó là bối cảnh quốc tế hay vai trò quan hệ Xô- Mỹ trong giai đoạn mới. Về bối cảnh quốc tế thì cái phông chung của nó vẫn là cục diện chiến tranh lạnh, sự đối đầu Xô- Mỹ, nhưng lúc này trong quan hệ Xô- Mỹ đã có sự hoà dịu hơn trước. Điều này tác động rất lớn đến quan hệ quốc tế. Vào cuối những năm 1950, Liên Xô đã tạo ra được thế cân bằng với Mỹ về vũ khí chiến lược. Tháng 8- 1957, Liên Xô phóng thành công tên lửa vượt đại châu. Tiếp đó 4/10/1957 Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Hai sự kiện này làm mất đi ưu thế quân sự truyền thống của Mỹ. Đạt được thế cân bằng về lực lượng vũ trang cũng có ý nghĩa là nó làm giảm đi nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh lớn, mang tính huỷ diệt. Song cũng đến lúc này Liên Xô và Mỹ nhận ra rằng việc chạy đua vũ trang với những khoản chí phí khổng lồ đã trở thành gánh nặng cho nền kinh tế hai nước. Hơn nữa do chỉ tập trung vào chạy đua cũ trang mà để ngỏ công tác phát triển kinh tế, làm giảm sức mạnh kinh tế của cả hai nước. Trong khi đó các nước Tây Âu và Nhật Bản có thời gian để khôi phục và phát triển, vào cuối những năm 1950, Tây Âu và Nhật Bản đã trở thành đối thủ cạnh tranh lớn về thị trường và khu vực ảnh hưởng. Khoản chi viện cho phong trào giải phóng dân tộc và các nước XHCN khác cũng trở thành gánh nặng đối với Liên Xô và Mỹ cũng phải chịu gánh nặng trong việc dẫn dắt hệ thống TBCN.
Nhìn chung cả Liên Xô và Mỹ đều đã thấy sự mệt mỏi trong chạy đua vũ trang vì thế hai nước đều có xu hướng xoa dịu sự căng thẳng trong quan hệ song phương đã tồn tại trong thời gian dài.
Năm 1953, sau khi Stakin qua đời Khơ- rut- xốp lên thay nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô. Với cùng đường lối phê phán Chủ nghĩa cá nhân và chủ trương “chung sống hoà bình” với chủ nghĩa đế quốc. Quan điểm này của Khơ- rut- xốp đã gây nhiều lúng túng cho các Đảng cộng sản và các nước XHCN khác, dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến phe XHCN. Khơ- rut- xôp còn mời thủ tướng Đức sang thăm Liên Xô nhằm thực hiện bình thường hoá quan hệ song phương, giảm căng thẳng bảo vệ lợi ích của Liên Xô ở Châu Âu.
Trước bối cảnh lịch sử có nhiều biến động như thế, Trung Quốc bất đồng và kịch liệt lên án chủ nghĩa "giáo điều" và chủ nghĩa "xét lại". Mối quan hệ Xô- Trung ngày càng trở nên lạnh nhạt, căng thẳng đi đến chia rẽ công khai. Mặt khác lúc này mối quan hệ Mỹ- Trung không có nhiều thay đổi vẫn là mối quan hệ trong trạng thái căng thẳng đối đầu. Điều này có thể thấy qua việc Trung Quốc trực tiếp đối đầu với Mỹ trong chiên tranh Triều Tiên và vấn đề Đài Loan. Nhìn chung quan hệ Mỹ- Trung vẫn là mối quan hệ bế tắc chưa có sự cải thiện. Vì thế Trung Quốc quyết định chính sách ngoại giao của riêng mình, không còn nghiêng về bất cứ một cực nào nữa. Chính sách đó gọi là chính sách ngoại giao “hai con đường”. Chính sách này thực hiện trong những năm 1959- 1969. Đây là chính sách vừa chống đế quốc, vừa chống chủ nghĩa “xét lại”.
Nếu trước đây trong những năm 1950- 1960 quan hệ Xô- Trung là mối quan hệ hữu hảo, Trung Quốc nghiêng hẳn về Liên Xô thông qua chính sách ngoại giao “nhất biên đảo” nhưng đến giai đoạn này thì chính sách đó không còn phù hợp nữa. Quan hệ Trung- Xô xấu đi. Năm 1965 Trung Quốc chính thức đăng bài báo với nội dung: chủ nghĩa xét lại từ trước đến nay luôn là trụ cột của XHCN đế quốc, là lực lượng phục tung chủ nghĩa đế quốc. Vì thế Trung Quốc cho rằng, muốn chống lại chủ nghĩa đế quốc cũng cần chống lại CN "xét lại”. Và họ chính thức công khai chủ trương chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa "xét lại”(tức Liên Xô ). Với chủ trương chống lại hai siêu cường cùng một lúc thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận định rằng: rất có thể Xô- Mỹ sẽ hợp tác với nhau kiềm chế thậm chí gây nguy hiểm cho Trung Quốc. Thậm chí năm 1968, Trung Quốc còn coi Liên Xô là kẻ thù lớn nhất của Trung Quốc, sự kiện Chân Báo Đảo xảy ra vào năm 1969 đã chính thức đẩy quan hệ Xô- Trung căng thẳng thêm một bước trở thành cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước.
Sự căng thẳng trong quan hệ Xô- Trung đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Liên Xô và Trung Quốc là hai nước lớn trong khối các nước XHCN- Đảng cộng sản Liên Xô và Đảng cộng sản Trung Quốc giữ vai trò to lớn trong phong trào cộng sản quốc tế vì thế mâu thuẫn Xô- Trung tác động trước hết và chủ yếu đến các nước XHCN.
Mâu thuẫn trong quan hệ Xô-Trung dẫn đến sự dao động của các nước XHCN, nó tạo ra một xu hướng li tâm trong khối, dẫn đến sự suy yếu của các nước XHCN đã phá vỡ tính thống nhất trong khối, gây chia rẽ trong các nước XHCN. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc củng cố và mở rộng phạm vi của khối ra toàn thế giới. Bởi chính bản thân sự rạn nứt này sẽ gây ra thái độ dè dặt của các nước khi lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc mình;gây tâm lí hoang mang về niềm tin đối với chế độ XHCN và tính đúng đắn của CN Mác- Lênin.
Mâu thuẫn Xô- Trung còn là một tổn thât lớn đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới bởi Liên Xô và Trung Quốc là hai nước lớn có sự viện trợ tích cực và hiệu quả phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới, nhưng nay hai nước này mâu thuẫn thì sự viện trợ đó sẽ yếu hẳn đi, cũng có nghĩa là các nước tiến hành Cách mạng giải phóng dân tộc gặp khó khăn hơn.
Thực chất giai đoạn này Trung Quốc đang thực hiện đường lối ngoại giao độc lập, đi giữa hai siêu cường mà không ngả về bên nào. Nhưng vô hình chung ngoại giao Trung Quốc lại rơi vào tình trạng bị cô lập. Trong khi đó ở trong nước, Mao Trạch Đông thực hiện Đại cách mạng văn hoá một cách cứng rắn, cực tả gây tổn hại nghiêm trọng đến phát triển kinh tế và sự ổn định Xã Hội. Để thoát ta khỏi tình trạng khó khăn đó Trung Quốc phải tăng cường mở rộng hợp tác với các nước thuộc thế giới thứ ba và các nước Tư bản khác. Ngày 12-11-1946, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp. Lý luận "hai vùng trung gian" được Mao Trạch Đông đưa ra là sự phát triển từ lý luận "vùng đệm" năm 1946. Lý luận này cho rằng giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô còn tồn tại hai vùng đệm :
Vùng đệm thứ nhất: Á- Phi – Mỹlatinh.
Vùng đệm thứ hai: Châu Âu, Canada, úc, Niudilân và Nhật Bản.
Quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô vừa mang tính hợp tác lại vừa có tính đấu tranh, tranh nhau vùng đệm giữa. Lý luận đưa ra cho thấy Trung Quốc không coi Liên Xô là lãnh tụ của các nước XHCN. Các nước mới thành lập ở Châu á, Châu Phi, Mỹlatinh trở thành khu vực đấu tranh với Mỹ và Liên Xô để giành độc lập. Các nước Tư bản khác tương đối phát triển cũng được coi là các quốc gia thuộc vùng đệm. Mục tiêu khi Trung Quốc thực hiện chính sách này là tập trung vào hợp tác với các nước thuộc thế giới thứ ba và các nước Tư bản khác nhằm giảm áp lực từ Liên Xô và Mỹ, phá vỡ thế bị cô lập về ngoại giao. Ngày 12- 11- 64 Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp, đây là bước đột phá quan trọng trong quan hệ của Trung Quốc với các nước Tây Âu, phá vỡ sự cô lập ngoại giao của Mỹ đối với Trung Quốc. Đối với Nhật bản tuy chưa có mối quan hệ chính thức nhưng việc nhân dân hai nước tăng cường giao lưu, trao đổi sẽ là cơ sở cho bình thường hoá quan hệ hai nước sau này. Lý luận hai vùng đệm là chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong giai đoạn khó khăn vận dụng lý luận đấu tranh giai cấp và sách lược trận tuyến thống nhất quan sát xu thế chính trị thế giới.
Phải nói rằng vào đầu những năm 1960, Trung Quốc đã vấp phải nhiều bước đi sai lầm và để lại những hậu quả không nhỏ. Hậu quả của cuộc Đại Cách mạng văn hoá đã đẩy Trung Quốc tụt hậu xuống mấy chục năm so với các nước trên thế giới làm cho kinh tế Trung Quốc tụt hậu, đời sống Xã hội rối ren. Những chiến lược ngoại giao mà Trung Quốc đề ra ra trong giai đoạn này còn nhiều điều phải xem xét. Việc chọn con đường trung lập giữa hai cực Xô- Mỹ lúc này là chưa hợp thời cho dù thực lực của Trung Quốc có mạnh hơn đầu những năm 1950 song nó vẫn không thể đạt tới trình độ của Liên Xô và Mỹ. Hơn nữa bối cảnh Quốc tế cũng không cho phép Trung Quốc vượt ra khỏi sự khống chế của Mỹ và Liên Xô, việc coi Mỹ và Liên Xô là kẻ thù lớn của Trung Quốc là một sai lầm có ý nghĩa chiến lược. Phải chăng Trung Quốc đã đánh giá quá cao sức mạnh của mình hay do sự cứng rắn trong ý thức hệ, trong tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Thực tế đã chứng minh sau khi thực hiện chính sách ngoại giao “hai con đường” Trung Quốc đã bị Mỹ cô lập ngoại giao. Mâu thuẫn trong quan hệ Xô- Trung không chỉ ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc và phe XHCN trên thế giới mà còn tác động trực tiếp tới Trung Quốc. Trung Quốc hi vọng rằng sau khi Liên Xô suy yếu, Trung Quốc công kích Liên Xô để tạo ưu thế cho mình nhằm mục tiêu tranh giành ngôi dẫn dắt phe XHCN từ tay Liên Xô, nhưng kết quả đã không như mong muốn của Trung Quốc. Trung Quốc không những không nâng cao địa vị Quốc tế của mình mà còn đánh mất đi vai trò Xã Hội quốc tế, vai trò của Trung Quốc giảm dần trên trường quốc tế. Tham vọng của Trung Quốc lúc này rất lớn nhưng lại không phù hợp với điều kiện thực tế, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ý thức độc lập tự chủ của trung Quốc rất lớn, Trung Quốc luôn tìm cách thoát ra khỏi sự kiềm chế của Liên Xô.
b. QUAN HỆ MỸ– TRUNG QUỐC (1960-1970)
Quan hệ Mỹ- Trung Quốc từ trước vẫn là mối quan hệ căng thẳng, đối đầu, cho đến đầu những năm 1960 quan điểm của Mỹ đối với Trung Quốc đã có những thay đổi, Mỹ không còn kiềm chế, cũng không còn cô lập Trung Quốc như trước nữa. Quan hệ Mỹ– Trung cuối những năm 1960 đã có những cải thiện đáng kể. Đến những năm 1970, đặc biệt là nhữn năm 1972 khi Nichxơn thăm Trung Quốc và hai bên đã đưa ra “Thông cáo chung Thượng Hải”- mốc đánh dấu quan hệ Mỹ– Trung đã bước sang giai đoạn bình thường hoá. Giai đoạn này Trung Quốc đã tỏ rõ lập trường là bắt tay hợp tác với Mỹ để chống lại Liên Xô. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ Mỹ –Trung và tác động của nó đến trục quan hệ Liên Xô-Trung Quốc-Mỹ, cũng như những ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc và các nước XHCN khác trên thế giới.
Mỹ thay đổi thái độ đối với Trung Quốc là một chuyển biến lớn. Nó không chỉ là sự thay đổi về mặt nhận thức mà đó còn là sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Lúc này, Mỹ đã nhận thức rõ hơn về vị thế của mình trong tương quan Xô– Mỹ và vai trò của các nước “vùng đệm” khác tác động vào trục quan hệ cơ bản này, để thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài là xoá bỏ Liên Xô, tiêu diệt XHCN và một tay thông lĩnh, dẫn dắt cả thế giới, Mỹ cũng cần phải tìm cho mình hướng đi mới. Cuộc chiến tranh lạnh chưa kết thúc nhưng dường như nó không mang lại kết quả như Mỹ mong muốn. Ngược lại kinh tế, quân sự của Liên Xô lại phát triển đến cực thịnh vào đầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những nét chính trong quan hệ ngoại giao liên xô - Trung Quốc - Mỹ những năm 1950 - 1970.doc