Tiểu luận Phân tích sự phát triển của ngôn từ văn chương qua so sánh 2 tác phẩm Tuyện thầy Lazaro phiền của Nguyễn Trọng Quản và Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân

“Tiếng nói nhà văn phải là tiếng nói của thời đại. Thời đại mình càng có tổ chức càng giàu về sự đời và tình người. Tiếng nói của ta cũng phải giàu theo. Trên cái cơ sở vốn đã phong phú của ngôn ngữ, nay ta phải dậy cái vốn đó lên nữa mà đầu tư nó vào thời đại. Phía người làm nghề văn, càng phải đẩy mạnh và nâng cao lao động nghệ thuật, càng phải đóng góp nhiều. Muốn hay không muốn, ngôn ngữ chung của chúng ta rồi sẽ là một tay triệu phú” (Về tiếng ta - Tạp chí Văn học (3/1986).

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3093 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích sự phát triển của ngôn từ văn chương qua so sánh 2 tác phẩm Tuyện thầy Lazaro phiền của Nguyễn Trọng Quản và Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích sự phát triển của ngôn từ văn chương qua so sánh 2 tác phẩm “Tuyện thầy Lazaro phiền” của Nguyễn Trọng Quản và “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân BÀI LÀM: Truyện Thầy Lazaro phiền của Nguyễn Trọng Quản được viết vào năm 1887, còn Vang bóng một thời của Nguyễn tuân được xuất bản năm 1940 (cách nhau hơn nửa thế kỉ). Truyện Thầy Lazarô phiền được kể bằng giọng của chính tác giả, truyện kể về một thầy tu tên Lazaro vốn là một người tốt song đã gián tiếp giết chết hai người: một bạn thân thầy, một - vợ thầy - hai người mà thầy yêu quí nhất chỉ do một sự hiểu nhầm hay đúng hơn là bị sa vào cái lưới do một người đàn bà (xưa kia xúi dục Lazaro phạm tội song không được) giăng ra. Còn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân như là bức tranh vẽ lại cái “đẹp xưa” của thời phong kiến suy tàn. Thời có những ông nghè, ông cử, ông Tú chơi lan, chơi cúc, thú vui điền viên; họ uống rượu “thạch lan hương” và ngâm thơ Đường; họ nhấm nháp chén trà sớm mai với tất cả nghi lễ thiêng liêng; họ đánh bạc bằng thơ và hát ả đào trên sông Hương. Thời ấy, tên đao phủ còn chém người bằng gươm, những thầy khóa đi thi còn mang lều chõng, và người ta đi lại đường trường trên võng, trên cáng, vừa đi vừa đánh cờ tướng dềnh dàng, đủng đỉnh trên những con người vắng vẻ… Cả truyện thầy Lazaro phiền và Vang bóng một thời đều được sáng tác trong giai đoạn Pháp xâm lược Việt Nam, ấy vậy mà vẫn thấy được sự phát triển rõ rệt của ngôn từ văn chương qua so sánh hai tác phẩm ấy chứng tỏ ngôn từ văn chương có một con đường vận động riêng hay nó không bị súng ống, đạn pháp của kẻ thù chèn ép, vẫn đi lên ngày thêm phong phú, hoàn thiện. So sánh hai tác phẩm để thấy sự phát triển của ngôn từ văn chương, người viết chọn các cấp bậc ngôn ngữ làm tiêu chí so sánh. Đầu tiên là về mặt từ vựng. Theo khảo sát thì trong truyện Thầy Lazaro phiền có tới gần 207 lỗi sai chính tả (những chỗ mà sách đã in nghiêng), tác giả còn sử dụng rất nhiều những từ ngữ mà chỉ riêng người miền Nam mới hiểu (từ địa phương), trang ít nhất thì cũng có tới hai lỗi (tr.18), trang nhiều nhất là mười bảy lỗi (tr. 22), chỉ một đoạn ngắn đã có tới sau lỗi: “Dẫu vậy mặt lòng cũng có lần lựa chưa muốn xuống mà hỏi. Vì đoán rằng: “Thầy này đã nói với tôi rằng: “Xin chúa hãy giản ra khỏi đầu thầy sự dử đã đến cho tôi”, thì sự ấy là quái gở lắm, cho nên có lẽ thầy tu sẽ chẳng nói ra chăng? Tôi lần lựa như vậy, cho đến khi tầu đi qua khỏi xóm chiếu cho tồi đồn Cá trê, tôi mới xuống phòng tôi”. Một trong những đăcông nghệ trưng của ngôn ngữ văn chương là có tính đại chúng, toàn dân song trong truyện Thầy Lazaro phiền sử dụng một hệ thống phương ngữ dày đặc khiến người đọc khó khăn trong việc tiếp nhận tinh thần của văn bản, chính vì vậy mà làm cho tác phẩm giảm giá trị nhận thức, giá trị biểu hiện cũng không được thành công. Tới Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, ông đã sử dụng chữ quốc ngữ tới độ điêu luyện và thành thạo hơn hẳn Nguyễn Trọng Quản - nhà văn sử dụng chữ quốc ngữ để viết nên tác phẩm quốc ngữ đầu tiên. Nói đến văn Nguyễn Tuân không thể không nói đến chữ nghĩa của ông. Con người này bước vào nghề văn như cố tình khoe tài chữ để chơi ngông và gây sự với đời. Để đặc tả một cái gì, để xoáy sâu vào một hiện tượng nào ông thường tung ra hàng loạt từ đồng nghĩa. Kho từ vựng phong phú của ông thưởng tỏ rõ những trường hợp ấy. Chẳng hạn cùng nói về hòn than đã tàn hết ông đã ném ra những từ ngữ như: “Hòn than sống chết một đối kháng chất”, “cái vỏ tàn tro dầy và trắng xốp”, “tàn than”, “cái hấp hối của lũ vô tri vô giác” (Chén trà sương). Những cái đấy mỗi chúng ta đều hiểu, vậy là tính toàn dân trong ngôn từ văn chương Nguyễn Tuân đã được đảm bảo. Nếu như trong truyện Thầy Lazaro phiền của Nguyễn Trọng quản, ngôn từ mang tính tự nhiên, đời thường thì trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân lại mang tính gọt giũa, mĩ thuật. Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích lũy với lòng yêu say mê tiếng mẹ đẻ. Mà không chỉ tích lũy những từ đã có, ông luôn luôn có ý thức sáng tạo từ mới và cách dùng từ mới. Vốn từ vựng đối với người viết văn như nước đối với cá. Từ càng giàu, người viết cảng thả sức tung hoành. Đọc văn Nguyễn Tuân thấy ông như con cá vùng vẫy thoải mái giữa hồ sâu nước cả là vì thế. Dĩ nhiên đối với người viết có vốn từ vựng chưa đủ, còn phải biết sử dụng cho tốt nữa. Sự trung thành thoái mái của ngòi bút Nguyễn Tuân thực ra còn phụ thuộc vào khả năng dùng từ thành thạo và sáng tạo của ông nữa. Nhiều từ thông thường, vào tay ông, trở nên có giá trị hơn, có “năng suất” hơn. Nguyễn Tuân đã sử dụng khéo léo những từ tượng thanh, tượng hình để tăng sức biểu cảm của lời văn, viết về đêm đông, ông viết “Nó mênh mông và tự hết rất chậm chạm” (Chén trà sương). Ngôn từ đối với Nguyễn Trọng Quản mới chỉ dựng lại ở phương tiện còn tới Nguyễn Tuân nó đã là mục đích. Về mặt câu văn, truyện Thầy Lazaro phiền có nhiều kết cấu câu đơn giản, song nếu là câu dài thì đứt quãng, chập câu, thô mộc: “Đứng đó, lòng buồn một ít vì phải xa cách cửa nhà vợ con hơn tám bữa nữa, cho nên dầu trên bờ đèn sáng như ngày, kẻ qua người lại xe ngựa rầm rầm, đầy dẫy những kẻ vui chơi, tôi cũng chẳng đem trí mà xem cái sự ấy, cứ một xem phía sông Thủ thiêm mà thôi, vì phía đó chẳng có sự sang trọng vui chơi, chẳng tỏ bày sự phàm xác thịt, nơi ấy là nơi nghèo khổ làm ăn ban ngày, thong thả mà nghỉ ngơi ban đêm, nên còn một hai chỗ đèn leo léc mà chỉ còn vài nhà chưa ngũ mà thôi”. Nguyễn Trọng Quản viết truyện Thầy Lazaro phiền đường như không hề bị ảnh hưởng của thứ văn biền ngẫu của thơ văn Trung đại vì đọc truyện ta không hề thấy được nhịp điều câu văn. Tới Nguyễn Tuân câu văn trong Vang bóng một thời có nhiều kiểu kiến trúc đa dạng, ông là một nghệ sĩ ngôn từ biết chú trọng tới âm điệu, nhịp điệu của câu văn xuôi. Ông thường nói, người làm nghề viết phải biết tạo ra những câu văn có khớp xương biết co duỗi nhịp nhàng, chứ đừng bắt người ta phải đọc của mình những câu tê thấp. Câu văn Nguyễn tuân giàu màu sắc, giàu âm thanh, nhịp điệu trầm bổng hài hòa, khi có nội dung cảm xúc tương ứng sẽ trở thành những dòng thơ trữ tình ngân vang trong lòng người đọc. “Câu văn Nguyễn tuân thường có nhịp điệu, âm điệu hài hòa, trầm bổng, đầy chất thơ. Nhiều câu phức tạp mà không gây cảm giác dài dòng lê thê, vẫn khúc chiết, sáng sủa, nhẹ nhõm và êm tai” (Nguyễn Đăng Mạnh). Ví dụ: “Thế rồi trong cái vườn cây nhỏ, trong đám cỏ cây xanh rờn, những buổi sớm tình mơ và những biểu chiều tàn nắng, người ta thường thấy một ông già lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc, mặc áo lông trắng. lom khom tỉa những lá vàng trong đám lá xanh. Cụ Kép nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà Nho để phụng sự lũ hoa thơm, cỏ quý. Gọi là kiếm một công việc nhàn nhã cho quãng chót một kiếp dư sanh”. Chính Nguyễn Tuân đã từng viết “Nghề văn là nghề chữ”. Chữ với tất cả mọi nghĩa mà mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu. Nó là cái nghề dùng chữ nghĩ mà “sinh sự”, mà sinh sự thì sự sinh (…) ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ có sáng tạo. Không nến ăn bám vào ngôn ngữ của người khác. Giầu ngôn ngữ thì văn sẽ hay. Trường vốn sẽ đi được xa (…) cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có tìm tòi sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng thì chỉ là nhàu giữa của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp”. Ở cái thời “chập chững” của thơ văn quốc ngữ buổi đầu có lẽ Nguyễn Trọng Quản chưa nghĩ tới việc phải chau chuốt cho câu văn của mình mang đậm tính thẩm mĩ song tới thời Nguyễn Tuân (khi mà việc sử dụng chữ quốc ngữ là toàn dân và hệ thống chữ quốc ngữ cũng được hoàn thiện) thì điều đó đã được nâng lên thành tuyên ngôn nghệ thuật, quan điểm nghệ thuật. Về mặt biện pháp nghệ thuật. Trong truyện thầy Lazaro pheienf, tác giả sử dụng rất ít thủ pháp nghệ thuật, chủ yếu là thủ pháp so sánh “Tôi như thể mất trí khôn vậy” (tr 21), “… bây giờ lòng đã cứng hơn gan sắt…” (tr 25); “Tiếng máy ầm ầm như trống canh nhịp” (tr 23)… còn những thủ pháp nghệ thuật khác gần như không có. Đọc Vang bóng một thời, nhà tu từ học - Nguyễn Tuân kiếm được nhiều bằng chứng thú vị về những phép ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng… làm tăng giá trị thẩm mĩ, tính biểu hiện của hình tượng: “Vào tiết mưa dầm, những trận mưa ngâu đổ lên vườn chuối một khúc nhạc suông buồn thỉu buồn thiu (…) Cái bài hát năm mươi tư chữ nghe như bài sai của hầy phù thủy đã hát đi hát lại đến mấy chục lần (…) Câu hát được những tiếng cây chuối đỏ chấm câu cho và đã vẳng từ trên thành xuống một bãi dâu ở chân thành…” (chém treo ngàm), “Trên con đường đất cát khô, nồi nước tròng trành theo bước chân mau của tên lão bộc đánh rỏ xuống mặt đường những hình ngôi sao ướt và thẫm màu. Những hình ngôi sao ướt nối nhau trên một quãng đường dài ngoằn nghèo như lối đi của loài rắn. Ví buổi trưa hè này là một đêm có bóng trăng dãi lạnh lùng, và ví cổng chùa Đồi Mai là một cửa non đào thì những giọt sao kia có đủ cái thi vị một cuộc đánh dấu con đường về của khách tục trở lại tràn sau khi chia tay cùng chúa động” (Những chiếc ấm đất). Về dấu ấn cá nhân tỏng ngôn từ văn chương thì trong truyện Thầy Lazaro phiền thì chỉ là ngôn ngữ trần thuật, dường như tác giả cứ nghĩ gì thì viết đó rất tự nhiên song không đậm bản sắc. Trong Vang bóng một thời, với phẩm chất nghệ thuật của nó, đã đặt Nguyễn Tuân vào một vị trí chắc chắn trong đời sống văn học. Thành công của tác phẩm về mặt này, chẳng những nhờ người viết đá am hiểu, đã sống và yêu mến, nâng niu thật sự những điều mình thuật tả, mà còn do ông biết dựng lại cái cổ xưa bằng khả năng của bút pháp, kĩ thuật hiện đại; khả năng phân tích tình vi từ cảm giác, ý nghĩa của nhân vật đến đường nét, màu sắc của cảnh vật, và khả năng vận dụng cách quan sát của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, từ hội họa (Những chiếc ấm đất, chữ người tử tù…) đếm điêu khắc, âm nhạc, vũ đạo nữa (Bữa rượu máu), hình ảnh cái tôi ngâng ngạo với đời, cái tôi hiểu biết luôn ẩn hiện trong tác phẩm. “Tiếng nói nhà văn phải là tiếng nói của thời đại. Thời đại mình càng có tổ chức càng giàu về sự đời và tình người. Tiếng nói của ta cũng phải giàu theo. Trên cái cơ sở vốn đã phong phú của ngôn ngữ, nay ta phải dậy cái vốn đó lên nữa mà đầu tư nó vào thời đại. Phía người làm nghề văn, càng phải đẩy mạnh và nâng cao lao động nghệ thuật, càng phải đóng góp nhiều. Muốn hay không muốn, ngôn ngữ chung của chúng ta rồi sẽ là một tay triệu phú” (Về tiếng ta - Tạp chí Văn học (3/1986). Từ năm 1987 tới năm 1990, hơn nữa thế kỉ đã trôi qua, thời đại đã có bao bước biến đổi thăng trầm và ngôn ngữ cũng thế. Chúng ta tri ân Nguyễn Trọng Quản bởi ông đã viết chuyện Thầy Lazaro phiền - mở đầu cho nền văn chương viết bằng chữ quốc ngữ ở Việt Nam dù vẫn có nhiều tồn tại, ngôn từ văn chương còn thô sơ mộc mạc. Song chúng ta không bao giờ quên Nguyễn Tuân, người đã làm cho ngôn từ văn chương đạt đến đỉnh cao của vẻ đẹp. Trong hoàn cảnh nước mất mà chưa có gan đứng lên cứu nước, con người ấy đã dồn hết tất cả lòng yêu Tổ quóc vào tình yêu tiếng mẹ đẻ: “Mỗi khi cầm bút ướm thử nó lên tờ giấy trắng trong tinh khiết, tôi thấy sung sướng vô vàn, sung sướng đến chảy nước mắt ra, đến nỗi có thể tưởng rằng mình sẽ chết ngay được nếu bị mất cái quyền viết (Võng ngô đồng (1944)). Từ cuộc đời cầm bút của Nguyễn Tuân hơn bốn mươi năm trời, có thể rút ra nhiều bài học bổ ích cho những ai muốn bước chất vào nghề văn. Những bài học về tư tưởng, những bài học về nghệ thuật. Những bài học thành công và những bài học thất bại. Nhưng ở Nguyễn Tuân, có lẽ bài học lớn nhất, thấm thía nhất là bài học về tính chất “khổ hạnh” của nghệ thuật ngôn từ, hiểu theo nghĩa một thứ lao động đầy gian nan, vất vả. Ở đây, không thể hi vọng đạt tới thành công thực sự nào mà không phải trả giá bằng tâm huyết, bằng lòng tự trọng, bằng vốn sống lăn lộn với đời, bằng tri thức Đông Tây kim cổ, bằng mơ hồ của trí não đổ xuống khi “thiết kế” từng hình ảnh, xếp đặt từng câu, cân đo từng chữ” v.v… Bài học khổ hạnh ấy ở Nguyễn Tuân đến cùng là bài học về lòng yêu nước gắn liền với lòng yêu tiếng mẹ đẻ. Đó là động lực tinh thần mạnh mẽ khiến ông yêu tin cách mạng, say sưa tiến bước trên con đường nghệ thuật cách mạng, sẵn sàng chịu “khổ hạnh” để góp phàn vun tưới cho “Cái cây tiếng nói Việt Nam” càng nhiều cành, nhiều lá, nhiều hoa trái hơn, “càng như một thứ cây nêu Tết kỳ diệu lung linh giọng gió trước sóng Thái Bình Dương” (Văn học - Hà Nội 1976). “Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mặc nợ Quên nỗi mình quen áo mặc cơm ăn Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi, tiếng Việt ân tình”. Không chỉ riêng Lưu Quang Vũ mới cảm thấy mình “mắc nợ” đối với “tiếng Việt” mà đó là tâm sự của nhiều cây bút Việt qua nhiều thế hệ bởi họ phải gánh trên vai một sứ mệnh hết sức nặng nề là “Gĩ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” đồng thời đổi mới, cách tân, sáng tạo ngôn từ văn chương thông qua từng trang viết, từng tác phẩm. Điều đó khó ! Rất khó bởi: “ Nhà thơ trả chữ với giá cắt cổ. Như khai thác chất hiếm “Radian” Lấy một gam phải mất hàng năn lao lực. Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn. (Maiacốpxki) ấy vậy mà từ “Truyện thầy Lazaro phiền” tới “Vang bóng một thời” từ Nguyễn Trọng Quân tới Nguyễn Tuân, cách nhau đúng năm mươi hai năm mà có bao nhiêu sự thay đổi về ngôn từ nghệ thuật, sự phát triển theo hướng tích cực, phong phú hơn, hoàn thiện hơn… Điều đó rất đáng được ghi nhận và tự hào!!!.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNNH (64).doc