Tiểu luận Tài chính Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

A. Lời nói đầu 1

B. Phần nội dung 2

I. Lý luận chung 2

 II. Thực trạng tài chính nước ta hiện nay 3

 1. Những kết quả đã đạt được của nền tài chính nước ta trong những năm qua 3

 2. Những vấn đề còn tồn tại 4

III.Phương hướng và biện pháp tài chính trong những năm tới: 5

1.Ổn định nền tài chính tiền tệ quốc gia 6

2. Xây dựng thị trường vốn, từng bước hình thành thị trường chứng khoán 6

3.Nhanh chóng chấn chỉnh công tác thu thuế 6

4. Đẩy mạnh công tác bảo hiểm 7

5. Chủ trương phát triển hệ thống kho bạc Nhà nước 7

C. Phần kết luận: 9

 

 

 

 

 

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tài chính Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một xã hội thuộc dịa nửa phong kiến, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ. Đất nước lại trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề và tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều. Với một điểm xuất phát về kinh tế - xã hội còn thấp kém, lại bỏ qua chế độ TBCN, nên cái thiếu của chúng ta là thiếu cái thiếu cái cốt vật chất XHCN, tức là một nền công nghiệp đại cơ khí. Muốn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì vấn đề đầu tiên là phải có vốn và sử dụng hợp lý nguồn vốn đó, phải xây dựng một nền kinh tế phát triển vững mạnh làm cơ sở vững chắc để đưa đất nước tiến lên theo con đường XHCN. Trong giai đoạn hiện nay, với những bản chất và chức năng của mình, tài chính đóng góp một vai trò rất quan trọng. Những năm vừa qua, tài chính nước ta đã đạt được không ít những kết quả đáng mừng song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Một vấn đề cấp bách đặt ra là cần phải có sự đánh giá đúng đắn về thực trạng và đặt ra phương hướng - giải pháp trong thời gian tới. Với vốn kiến thức còn hạn chế của mình, trong bài tiểu luận này em xin được viết về vấn đề : “ Tài chính Việt Nam trong những năm gần đây - thực trạng và giải pháp”. Bài viết này của em chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thày cô. Em xin chân thành cảm ơn! Phần nội dung: Lý luận chung: Nói đến phạm trù tài chính là nói đến quan hệ tài chính, nó xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và sự ra đời cùa SX hàng hoá. Bản chất của tài chính có sự khác nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội do tính chất của Nhà nước và tính chất của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là khác nhau. ở nước ta do sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá và vai trò kinh tế của Nhà nước, nên tài chính tồn tại là một yêu tố khách quan. Bản chất của tài chính được thể hiện là: “Tài chính xã hội chủ nghĩa là một mặt của quan hệ phân phối, là một hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong việc hình thành, phân phối và sử dụng một cách có kế hoạch các quy định tập trung và không tập trung dưới hình thức tiền tệ trong nèn kinh tế quốc dân, nhằm đảm bảo phát triển tái sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Căn cứ vào phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng sản xuất kinh doanh ở các đơn vị kinh tế cơ sở mà hệ thống tài chính được phân thành: tài chính nhà nước và tài chính các đơn vị kinh tế cơ sở. Tài chính nhà nước gắn với việc hình thành, phân phối sử dụng các quỹ tập trung. Trong đó bộ phận ngân sách Nhà nước là quỹ tập trung lớn nhất, có tầm quan trọng nhất. Tài chính các đơn vị kinh tế cơ sở gắn liền với việc hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ không tập trung ( quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi..). Tài chính XHCN có hai chức năng cơ bản: - Thứ nhất : Chức năng phân phối tổng sản phẩm XH dưới hình thức tiền tệ. Thông qua chức năng này, XH tiến hành phân phối tổng sản phẩm XH thành các quỹ của XH theo những tỷ lệ cần thiết. Cũng thông qua chức năng này, Nhà nước huy động một phần thu nhập quốc dân hình thành, phân phối và sử dụng có kế hoạch, hợp lý và có hiệu quả các quỹ tiền tệ tập trung nhằm mở rộng và hiện đại hoá cơ cấu kinh tế và tiến bộ XH. ở các đơn vị kinh tế cơ sở tài chính ( tài vụ), các xí nghiệp thực hiện phân phối thu nhập của đơn vị nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của các thành viên trong xí nghiệp,làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. - Thứ hai : Chức năng tác động đến sự hoạt động kinh tế của xí nghiệp và của chủ thể kinh tế. Thông qua chức năng này, tài chính góp phần thúc đẩy các xí nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, chống tham ô lãng phí, thực hành tiết kiệm. Hai chức năng nói trên có quan hệ mật thiết với nhau. Thông qua phân phối và thực hiện việc kiểm tra, quan sát các hoạt động kinh tế của xí nghiệp. Đồng thời việc kiểm tra, quan sát lại có tác dụng làm cho việc phân phối mang tính hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. II.Thực trạng tài chính nước ta hiện nay: Chính sách tài chính là sự lựa chọn giữa khả năng thu của một quốc gia, của cơ sở với nhu cầu chi của chính nó. Như đã phân tích, thực chất tài chính là sự phân phối tài sản xã hội, tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tài chính có chức năng kiểm soát bằng đồng tiền trong các hoạt động kinh tế - xã hội, từ đó tài chính có tác dụng quan trọng động viên, thu hút tiền vốn, các nguồn lực trong nước, ngoài nước để đảm bảo giữ quá trình tái xản xuất xã hội và nuôi sống bộ máy nhà nước, thực hiện sự điều tiết thu nhập của tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng xã hôi. Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, theo định hướng XHCN, tài chính có vai trò quan trọng vừa thúc đẩy hình thành thị trường vừa có tác dụng kiểm soát thị trường, thực hiện SX kinh doanh đạt hiệu quả cao, theo định hướng XHCN. Trong những năm vừa qua nền tài chính nước ta đã đạt được không ít những thành tựu đáng kể, nhưng bên cạnh đó cũng vẫn còn nhiều vấn đề vướn mắc. 1.Những kết quả đã dạt được của nền tài chính nước ta trong những năm vừa qua: - Từng bước giảm bao cấp thông qua các quan hệ phân phối của tài chính như bù giá, bù lỗ, bù giá vật tư nhập vào, do nền kinh tế chưa chuyển đổi sang cơ chế thị trường trước đây. - Thông qua ngân sách Nhà nước ( thuế, bảo hiểm ...), tài chính đã động viên được một phần của cải trong cả nước, đảm bảo tái sản xuất bình thường và ổn định chính trị xã hội. - Từ 1989 đến 1990, tài chính thông qua ngân sách Nhà nước góp phần chống lạm phát có kết quả. - Tài chính đã thực hiện đổi mới các quan hệ thu chi theo cơ chế thị trường. Đó là giao quyền tự chủ tài chính cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, sủa đổi các luật Thuế, bố trí lại cơ cấu thu chi của ngân sách Nhà nước, mở ra nhiều tổ chức hoạt động mới của hệ thống tài chính như : mở rộng hoạt động bảo hiểm, tách tài chính Nhà nước và tài chính doanh nghiệp, thành lâp công ty kiểm toán, hệ thông thuế, hệ thống kho bạc và hệ thông ưu tiên về tài chính đối với việc thu hút vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp.v.v... Trong văn kiện ĐH Đảng VIII có nhận định: “ Trong lĩnh vực tài chính đã sửa đổi bổ sung hệ thống Thuế, thi hành áp lệnh kế toán và thống kê, động viên khá hơn các nguồn thu ngân sách, giảm các khoản chi phí có tính bao cấp, mở rộng quyền chủ động tài chính cho ơ sở, thu hẹp các khoản đầu tư theo phương thức cấp phát, mở rộng đầu tư qua tín dụng...” 2.Những vấn đề còn tồn tại: ở những thập kỷ trước đây, nền kinh tế nước ta đã tồn tại trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, trong đó ngoài sự bao cấp qua giá còn có sự bao cấp qua vốn - cấp phát tài chính. Cơ chế này đã làm cho nền tài chính nước ta rơi vào trạng thái suy sụp biểu hiện tập trung ở ngân sách nhà nước - một ngân sách liên tục bội chi, tình trạng lãi giả, lỗ thật tiếp diễn nhiều năm, mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng liên tục căng thẳng, kìm hãm sự phát triển kinh tế hàng hoá. Trong những năm qua, tuy đã đạt được một số thành tựu song nền tài chính nước ta vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết. Cụ thể như sau: - Chiến lược tài chính quốc gai nhằm động viên thu hút nhân tài vật lực từ trong nước và quốc tế chưa đươch hoạch định rõ ràng và đồng bộ, thể hiện trước hết ở chỗ chưa xây dựng được chính sách tài chính quốc gia. - Tài chính Nhà nước và tài chính doanh nghiẹp còn nhièu yếu kém, làm ăn còn thua lỗ, một số cơ sở có nguy cơ phá sản.Tài chính Nhà nước chưa thống nhất được phân phối tiền lương, tiền thưởng và quỹ phúc lợi , quỹ xây dựng sản xuất theo cùng một chế độ, xuất hiện nhiều mức thu nhập ở các ngành, các địa phương , các miền, thiếu sự điều tiết, kiểm soát của Nhà nước. - Lạm phát đã được kìm giữ nhưng chưa thật vững chắc, dự trữ tài chính quốc gia ít ỏi, bội chi ngân sách vẫn còn lớn, các cân thương mại còn thâm hụt. Văn kiện ĐH Đảng VIII khẳng định : “ Công tác tài chính ngân hàng.. còn nhiều yếu kém, chế độ phân phối thu nhập còn nhiều bất hợp lý, bội chi ngân sách và nhập siêu còn lớn, lạm phát tuy được kìm chế nhưng chưa vững chắc”. - Thuế thất thu, mức thất thu về số lượng chiếm 30%, mức thất thu về doanh số khoảng 20 - 30%. Điều này làm cho các nhà doanh nghiệp nước ngoài lo ngại khi đầu tư vốn trực tiếp vào nước ta. - Mức chi ngân sách luôn ở mức bội chi cao. Từ 1991 đến 1995 bội chi ước tính đã vượt qua mức Quốc hội cho phép. Toàn bộ các khoản chi vừa lãng phí , tuỳ tiện và tham ô lớn. Tỷ lện chi đầu tư xây dựng cơ bản có tăng từ 15,8% năm 1990 lên 27,1% năm 1995, trong đó nguồn đầu tư trong nước chiếm 16,7% GDP. Tuy nhiên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư còn thấp, nền kinh tế còn rất thiếu vốn. Đầu tư của Nhà nước còn dàn traie, lãng phí, thất thoát, hiệu quả thấp, đầu tư của nhân dân vào SX còn ít. Nguồn tài trợ cho phát triển và đầu tư nước ngoài thức hiện chậm, mới đạt khoảng 1/3 sốn vốn dăng kí. - Về phân cấp quản lý tài chính : Hiện nay, quan niệm về kinh té TW, kinh tế địa phương chưa thống nhất, do đó làm cho phân cấp quản lý tài chính chưa rõ. Hệ thống phân cấp thuế cũng chưa rõ ràng và chưa hợp lý, tình trạng ngân sách TW thiếu hụt ngày một lớn, trong khi ngân sách một số địa phương lại bội thu mà sự điều tiết gặp nhiều khó khăn. Văn kiện ĐH VIII của Đảng đánh giá: “ Đáng chú ý là tài chính ngân hàng.. còn nhiều yếu kém, các chính sách tài chnhs chưa thực sự tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển SX và tạo nguồn thu, tình trạng thất thu thuế và bội chi ngân sách còn lớn, Nhà nước quản lý lỏng lẻo, hàu như thả nổi khâu phân phối thu nhập trong các đơn vị kinh tế quốc doanh”. Những nguyên nhân chủ yếu : - Về khách quan: Nền kinh tế kém phát triển, mất cân đối,sự tan rã của Liên Xô, Đông Âu, chính sách cấm vận trước đây của Đế quốc Mỹ đã tác động sâu sắc đến nền tài tài chính nước ta. - Về chủ quan: Nhận thức sự vận hành nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước còn nhiều lúng tung, cơ chế tài chính chuyển đổi theo cơ chế thị trường chậm chạp, nửa vời, không đồng bộ. Thị trường vốn, thị trường tài chính mới đang bắt đầu hình thành. Trong quản lý tài chính có nhiều sơ hỏ cả về chủ trương, chính sách lẫn tổ chức thực hiẹn. Bộ máy tài chính của Nhà nước vừa quá cồng kềnh, kém hiệu lực, kỉ cương kiểm soát tài chính bị buông lỏng, thậm chí có những chỉ thị không được thi hành, nợ thuế cho đến nay lên đến hàng ngàn tỷ đồng vẫn chưa thu hồi được, trong đó nợ thuế xuất nhập khẩu chiếm một nửa. III.Phương hướng và biện pháp tài chính trong những năm tới: Văn kiện ĐH Đảng VIII khẳng định : “Chính sách tài chính phải nhằm mục tiêu thúc đẩy SX phát triẻn, huy động và sử dụng có hiệu quả các ngồn lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển, đáp ứng những nhu cầu chi thường xuyên thực sự cần thiết, cấp bách, bảo đảm quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, giảm bớt chi ngân sách góp phần khống chế và kiềm chế lạm phát, xử lý đúng đắn các mối quan hệ: tích luỹ và tiêu dùng, tài chính Nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư, ngân sách TW và ngân sách địa phương, chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chi an ninh quốc phòng, huy động vốn trong nước và nước ngoài, vay cà trả nợ.” Đó là những quan hệ tài chính cơ bản để tạo vốn cho đất nước. Nền tài chính quốc gia hiện nay có đặc điểm nổi bật là thiếu vốn nghiêm trọng.Nhu cầu về huy động vốn nước ngoài từ 1996 đến 2000 khoảng trên 40.000 triệu đô la. Vốn đầu tư trong nước ước tính khoảng trên 20% tổng vốn đầu tư, trong đó nguồn vốn do Nhà nước chi phối gồm vốn ngân sách cấp, vốn tin dụng ngân hàng và vốn khấu hao chiếm khoảng 76%, còn lại phải huy động vốn của dân, vốn của các thành phần kinh tế và vốn của các xí nghiệp quốc doanh được sắp xếp lại. So sánh hai nguồn vốn trong nước và ngoài nước ta thấy yếu tố quyết định vẫn là nguồn vốn bên trong Bởi chính đất đai, lao động và các tài nguyên khoáng sản, các kĩ năng, kĩ xảo tay nghề, chất xám và vị trí địa lý của đất nước được tận dụng có hiệu quả mới là nguồn vốn của chúng ta. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tài chính là một công cụ trọng yếu để Nhà nước sử dụng tạo lập và phát triển nền kinh tế thị trường, chănngr hạn thông qua tín dụng phát hành tín phiếu kho bạc, công trái quốc gia, thông qua công ty tài chính và các tài chính doanh nghiệp để phát hành cổ phiếu, trái phiếu... nhằm từng bước hình thành thị trường vốn, thị trường tài chính trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, các quan hệ tài chính còn là công cụ trọng yếu để quản lý điều hành định hướng cho cơ chế thị trường thông qua ngân sách Nhà nước. Trên đây là một số những quan điểm về tài chính trong thời gian tới. Từ những quan điểm đó và thực trạng tài chính hiện nay, có thể đưa ra một số chủ trương tài chính như sau: 1.ổn định nền tài chính, tiền tệ quốc gia: Trước hết, phả cân bằng ngân sách Nhà nước, không được để cho ngân sách Nhà nước tiếp tục ở tình trạng bội chi. Bởi bội chi ngân sách phản ánh sự mất cân đối của nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, để bù đắp bội chi ngân sách thường phải phát hành thêm tièn vào lưu thông để bù thâm hụt cho ngân sách, do đó dẫn đến lạm phát. Muốn tăng ngân sách phải có phương hướng mới về kinh tế thị trường. Gắn cân bằng ngân sách với kinh tế thị trường. Mặt khác, muốn cân bằng ngân sách thì phải biết lường khả năng thu để định chi. Đó là việc lụa chọn khả năng thu có hạn và nhu cầu chi vô hạn của một quốc gia. Tiền ít phải biét chi một cách tiết kiệm, tập trung, có trọng điểm, có trật tự kỉ cương. Trong điều kiện thiếu thốn, của cải còn ít thì chỉ có thể cân bằng được khi có sự phân phối của cải hợp lý. 2. Xây dựng thị trường vốn, từng bước hình thành thị trường chứng khoán: Bằng cách phát triển thị trường vốn thu hút các vốn chung dài hạn qua ngân hàng và các công ty tài chính để cho vay đầu tư phát triển. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bươc xây dựng thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt Nam và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 3. Nhanh chóng chấn chỉnh đổi mới công tác thu thuế: Cơ cấu hệ thống thuế ở nước ta ( đã được sửa đổi lại Quốc hội khoá IX kì họp thứ I) bao gồm 10 loại thuế. Để hoàn thiện công tác thu thuếcần tiến hành cấp bách các chủ trương: - Chống thất thu thuế - Mở rộng diện thu thuế trên cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng diện đăng kí tính thuế. - Giảm tỷ suất thu thuế, không đánh thuế quá cao vì thuế quá cao là một trong những lý do dẫn đến trốn lậu thuế, nợ thuế, và hàng hoá quốc doanh thì không cạnh tranh nổi với hàng ngoài quốc doanh. - Chân chỉnh bộ máy thu thuế về trình độ, năng lực tổ chức và phẩm chât người cán bộ thuế, chống tiêu cực trong ngành thuế. Tổ chức thu được hình thành 3 bộ phận : tính thuế, thu thuế, thanh tra. - Tiếp tục chống sự trùng lặp chồng chéo trong thu thuế , không tôn trọng pháp luật kỉ cương về thu thuế. - Tiếp tục triển khai thực hiện tốt thuế giá trị gia tăng. 4. Đẩy mạnh công tác bảo hiểm: - Tách hẳn hệ thống bảo hiểm ra khỏi ngân sách Nhà nước. - Hệ thống bảo hiểm Nhà nước chủ yếu tách ra thành một ngành kinh doanh, tự trang trải và có phần tích luỹ, tích tụ, nộp cho ngân sách Nhà nước.Hoạt động bảo hiểm không chỉ dừng lại ở trong nước mà còn có cả bảo hiểm đối với nước ngoài, bảo hiểm có tính quốc tế. - Quy mô phạm vi hoạt động bảo hiểm ngày càng mở rộng theo cơ chế thị trường. 5. Chủ trương phát triển hệ thống kho bạc Nhà nước: Kho bạc chính là ngân sách quốc gia, Nó có chức năng chủ yếu là người thủ quỹ của Nhà nước, nó thu hút, thâu tóm mọi nguồn thu, chi về hành chính, sự nghiệp về tài sản quốc gia như đá quý, kim loại, về nguồn vốn đi vay của dân để can đối ngân sách đảm bảo quỹ tiền tệ cho ngân sách Nhà nước. Kho bac thay mặt Nhà nước là công tác tín dụng Nhà nước. Ngoài ra kho bạc còn có chức năng điều phối lượng tiền tệ hiện có của nhà nước giữa các vùng, các ngành, các lĩnh vực. ở một góc độ nhất định có thể xem kho bạc là hoạt động ngân hàng trong hệ thống tài chính Nhà nước. Xét về tín dụng Nhà nước, hệ thống kho bạc còn thực hiện các việc lớn như: - Quan hệ chặt chẽ với ngân sách, phát hành tín phiếu góp phần cân đối ngân sách, bù thâm hụt cho ngân sách v.v... và tổ chức trả nợ cho dân một cách thường xuyên. - Quan hệ với các công ty tài chính, công ty cổ phần để từng bước hình thành thị trường vốn, thị trường tài chính. Trong các mối quan hệ trên cần chủ động: - Vay dân một cách sòng phẳng, đảm bảo lợi ích của người cho vay - Vay thường xuyên, liên tục, vay mới trả cũ v.v... - Tạo lập lòng tin với dân trong quan hệ tín dụng - Tạo cơ chế cho người chủ tiền có khả năng lựa chọn cạnh tranh trong sử dụng vốn, thu hút vốn. - Đặt lãi suất tín phiếu trong môi trường tương quan và tín dụng ngân hàng, với lợi tức cổ phần. - Tổ chức kho bạc tiến đến việc thông tin dự báo về tiền tệ, hối đoái. - Ngoài vay dân, kho bạc còn có quan hệ với nước ngoài tiến hành nhận tiền vay và trả nợ đúng hạn đối với người nước ngoài. Tóm lại chủ trương chủ yêu nhất hiện nay là nhanh chóng củng cố, tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia bằng cách ổn định tiền tệ cũng như chính sách. c. phần kết luận: Hoạt động tài chính gắn liền với các hoạt động kinh tế xã hội. Hoạt động kinh tế xã hội đa dạng và phong phú khiến cho hoạt động tài chính cũng đa dạng và phong phú. Các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội khác nhau làm nảy sinh những quan hệ tài chính khác nhau dưới các hình thức cụ thể nhất định do các chủ thế khác nhau thực hiện. Các quan hệ tài chính thể hiện dưới các hình thức cụ thể của các dòng vận động của các nguồn tài chính từ nơi này đến nơi khác, gặp nhau tại một giao điểm nhất định gọi là quỹ tiền tệ. Mỗi lĩnh vực hoạt động có những quỹ tiền tệ đựơc hình thành và sử dụng cho mục đích của lĩn vực đó, có vai trò, vị trí khác nhau và hình thành một mắt khâu tài chính. Và do đó các quỹ tièn tệ trong lĩnh vực kinh tế xã hội ấy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cấu thành một hệ thống tài chính thống nhất.Những biến động chính trị xã hội to lớn có tác động nhiều đến tình hình tài chính nước ta, do đó phải nhìn nhận thực tế, khách quan, cùng tìm ra những tồn tại bất cập để cùng giải quyết, đưa nền kinh tế nước ta đi lên. Do thời gian có hạn, kiến thức và trình độ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn thiếu nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn và những người quan tâm đến vấn đề này. Cuối cùng, em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. MụC LụC Lời nói đầu 1 Phần nội dung 2 Lý luận chung 2 II. Thực trạng tài chính nước ta hiện nay 3 1. Những kết quả đã đạt được của nền tài chính nước ta trong những năm qua 3 2. Những vấn đề còn tồn tại 4 III.Phương hướng và biện pháp tài chính trong những năm tới: 5 1.ổn định nền tài chính tiền tệ quốc gia 6 2. Xây dựng thị trường vốn, từng bước hình thành thị trường chứng khoán 6 3.Nhanh chóng chấn chỉnh công tác thu thuế 6 4. Đẩy mạnh công tác bảo hiểm 7 5. Chủ trương phát triển hệ thống kho bạc Nhà nước 7 Phần kết luận: 9 DAnh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Tài Chính ( Khoa Tài Chính Kế Toán) 2. Báo Tài Chính Việt Nam 3. Văn kiện Đại Hội Đảng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34656.doc
Tài liệu liên quan