1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, những năm gần đây cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, ngành nông nghiệp đang từng bước phát triển và khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước được thể hiện cụ thể tại Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng bằng việc Hội nghị đã ban hành nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Thực hiện cơ giới hóa - điện khí hóa nông nghiệp nông thôn tức là thúc đẩy chuyển cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp trong đó lấy lĩnh vực cơ giới hoá nông nghiệp là trọng tâm.
Trước đó, tại Hội nghị TW lần thứ năm (khóa IX, 4/2004) BCH TW Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị và công cụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Ưu tiên hiện đại hóa cơ sở sản xuất, đầu tư nghiên cứu chế tạo, cải tiến các loại máy móc, thiết bị phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam, có chính sách khuyến khích tốt việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chú trọng công nghệ tự động hóa và công nghệ vật liệu mới nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm công nghiệp, cùng với chính sách hỗ trợ để nông dân và cơ sở mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.”
Đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn là mục tiêu hàng đầu cho chiến lược phát triển đất nước trong thời kì mới hiện nay. Bên cạnh đầu tư về giống, vật nuôi có chất lượng còn khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, có tính hàng hóa, có khả năng cạnh tranh cao, không những phục vụ thị trường trong nước và còn từng bước xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Những năm gần đây các dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc cho nông nghiệp rất phát triển, người dân cũng đã thay đổi tư duy sản xuất; các hình thức sản xuất cũ, lạc hậu dần bị loại bỏ và thay thế là cách thức sản xuất hiện đại, phù hợp với cơ chế thị trường; sử dụng máy móc vào sản xuất, kinh doanh, tạo ra năng suất, hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, hiện nay sự hiểu biết và vận dụng của nông dân về máy móc và cơ giới hoá nông nghiệp là chưa cao, nhất là nông dân ở các tỉnh trung du và miền núi, do vậy việc đào tạo và tập huấn về sử dụng các loại máy nông nghiệp là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn kiến thức sử dụng các loại máy trong sản xuất nông nghiệp tại một địa phương cụ thể là một việc làm cần thiết để có giải pháp phù hợp cho việc sử dụng máy móc phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đó. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của Huyện Tràng Định - Tỉnh Lạng Sơn”.
55 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM
-----(((((-----
NGUYỄN QUỐC CƯƠNG
Đề tài:
“TÌM HIỂU NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ TẬP HUẤN VỀ SỬ DỤNG
MÁY NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN TRÀNG ĐỊNH - LẠNG SƠN”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
Giảng viên hướng dẫn
: Chính quy
: Công nghiệp nông thôn
: 38 CNNT
: Khuyến nông &PTNT
: 2006 - 2011
: Ths. Cù Ngọc Bắc
THÁI NGUYÊN, 2011
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, những năm gần đây cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, ngành nông nghiệp đang từng bước phát triển và khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước được thể hiện cụ thể tại Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng bằng việc Hội nghị đã ban hành nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Thực hiện cơ giới hóa - điện khí hóa nông nghiệp nông thôn tức là thúc đẩy chuyển cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp trong đó lấy lĩnh vực cơ giới hoá nông nghiệp là trọng tâm.
Trước đó, tại Hội nghị TW lần thứ năm (khóa IX, 4/2004) BCH TW Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị và công cụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn... Ưu tiên hiện đại hóa cơ sở sản xuất, đầu tư nghiên cứu chế tạo, cải tiến các loại máy móc, thiết bị phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam, có chính sách khuyến khích tốt việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chú trọng công nghệ tự động hóa và công nghệ vật liệu mới nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm công nghiệp, cùng với chính sách hỗ trợ để nông dân và cơ sở mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất...”
Đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn là mục tiêu hàng đầu cho chiến lược phát triển đất nước trong thời kì mới hiện nay. Bên cạnh đầu tư về giống, vật nuôi có chất lượng còn khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, có tính hàng hóa, có khả năng cạnh tranh cao, không những phục vụ thị trường trong nước và còn từng bước xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Những năm gần đây các dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc cho nông nghiệp rất phát triển, người dân cũng đã thay đổi tư duy sản xuất; các hình thức sản xuất cũ, lạc hậu dần bị loại bỏ và thay thế là cách thức sản xuất hiện đại, phù hợp với cơ chế thị trường; sử dụng máy móc vào sản xuất, kinh doanh, tạo ra năng suất, hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, hiện nay sự hiểu biết và vận dụng của nông dân về máy móc và cơ giới hoá nông nghiệp là chưa cao, nhất là nông dân ở các tỉnh trung du và miền núi, do vậy việc đào tạo và tập huấn về sử dụng các loại máy nông nghiệp là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn kiến thức sử dụng các loại máy trong sản xuất nông nghiệp tại một địa phương cụ thể là một việc làm cần thiết để có giải pháp phù hợp cho việc sử dụng máy móc phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đó. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của Huyện Tràng Định - Tỉnh Lạng Sơn”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hoạt động đào tạo và tập huấn cho người dân về sử dụng máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tìm hiểu nhu cầu người dân về đào tạo, tập huấn trên địa bàn huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo và tập huấn trong giai đoạn mới.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu công tác đào tạo, tập huấn về sử dụng máy cho người dân trên địa bàn huyện Tràng Định - Lạng Sơn
+ Đánh giá công tác đào tạo, tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định - Lạng Sơn về các khía cạnh: Đối tượng, nội dung, phương pháp tập huấn, thời lượng tập huấn, tác động của tập huấn, tìm hiểu nhu cầu tập huấn.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, tập huấn trong giai đoạn mới.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
+ Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã học, bổ sung kiến thức thực tế của các chương trình đào tạo, tập huấn về sử dụng máy đã được học ở trường.
+ Bổ sung kiến thức về hiệu quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp.
+ Có được cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác đào tạo, tập huấn thực tiễn đến nông dân trên địa bàn huyện.
+ Đề tài bổ sung tài liệu cho khoa, trường, các cán bộ tập huấn và các cơ quan trong ngành.
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu đề tài làm cơ sở cho cán bộ, cơ quan trong ngành có thêm những căn cứ để lựa chọn phương pháp đào tạo, tập huấn phù hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo, tập huấn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng máy cũng như năng suất cây trồng, vật nuôi, thay đổi tư duy sản xuất cải thiện cuộc sống nhân dân trong huyện.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Giới thiệu chung về hệ thống máy nông nghiệp
Trong công cuộc CNH - HĐH đất nước, việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp là một khâu không thể thiếu của công cuộc này. Cơ giới hóa sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất, giảm nhẹ sức lao động cho con người, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ cơ giới hóa mà bộ mặt nông thôn thay đổi, phát triển thành một nông thôn văn minh, hiện đại vì cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp cũng là tiền đề cho việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ giúp các ngành kinh tế khác ở nông thôn phát triển như thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...
Hiện nay có các loại máy phục vụ cho nông nghiệp theo từng công đoạn, bắt đầu từ khâu làm đất đến khâu chế biến sản phẩm của một số sản phẩm chính trong sản xuất nông nghiệp bao gồm:
* Hệ thống máy canh tác
+ Cụm máy làm đất: Là các loại máy phá vỡ, làm tơi nhuyễn lớp đất trồng trọt đến độ sâu nhất định để canh tác cho từng loại cây trồng. Mặc dù có nhiều loại máy làm đất dành cho các loại cây trồng khác nhau, với kích cỡ khác nhau nhưng nhìn chung chúng có đặc tính và nguyên lý làm việc giống nhau.
+ Cụm máy gieo, trồng, cấy: Làm công việc đưa hạt giống, mạ hoặc cây con xuống đất. Tùy đặc tính của hạt có gần giống nhau hay không mà một công cụ hoặc máy gieo hạt lại có thể áp dụng cho việc gieo hạt nhiều loại cây khác nhau hoặc sử dụng máy gieo đơn lẻ. Máy trồng cây non dùng để trồng một số loại cây trong nông nghiệp và cây công nghiệp như các loại rau: bắp cải, cà chua, thuốc lá ngoài ra còn dùng để trồng các loại cây công nghiệp... Máy cấy sử dụng để cấy mạ xuống đất, máy cấy có các loại như máy cấy mạ dược, mạ thảm, mạ khay.
+ Cụm máy chăm sóc bao gồm: Máy bón phân cho cây trồng (phân hữu cơ, phân vô cơ) để làm giàu đất. Nó có thể dùng chng cho tất cả các loại cây trồng (trước khi làm đất) mà cũng có các loại đặc chủng cho từng loại cây trồng khi bón phân trong quá trình sinh trưởng của cây. Máy sới, máy làm cỏ làm công tác diệt cỏ, xới đất làm tăng lượng ôxy, nước trong đất cho cây trồng. Các máy này cũng có thể kết hợp bón phân vô cơ trong quá trình xới, bón. Hệ thống tưới với nhiệm vụ cung cấp cho cây trồng một lượng nước thích hợp vào thời điểm cần thiết để đảm bảo tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
+ Máy bảo vệ cây trồng: Nhiệm vụ của loại máy này là đưa lượng chất hóa học đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc để diệt côn trùng, diệt bệnh cho cây trồng nhằm đảm bảo cho cây trồng khỏe mạnh, cho năng suất cao. Máy có nhiều chủng loại để có thể phục vụ cho thảm thực vật thấp hoặc cây trồng lưu niên có chiều cao tới 10m.
* Hệ thống máy thu hoạch
Có nhiệm vụ thu lấy các sản phẩm đặc trưng của cây trồng như hạt, củ, quả, lá, thân; có thể là thu riêng biệt hoặc là thu tất cả cùng một lúc cả sản phẩm chính và phụ. Với từng loại cây trồng lại phải có từng loại máy thu hoạch riêng biệt cho nó, vì thế máy thu hoạch lại càng đa dạng hơn và phức tạp hơn so với các loại máy nông nghiệp khác.
* Hệ thống máy sau thu hoạch
Việc mẫn cảm với nhiệt độ và độ ẩm môi trường, sự “thở” của hạt dẫn đến hư hỏng nhanh chóng của sản phẩm nông nghiệp. Xử lý chúng để đưa chúng để đưa tới điều kiện tạm thời làm giảm tốc độ hư hỏng, được các cụm máy sau thu hoạch đảm nhận. Không phải nông sản nào cũng có thể làm thức ăn ngay được mà phải sơ chế để cung cấp cho con người. Sau cùng là hệ thống máy hay thiết bị chế biến để có sản phẩm cho người hay gia súc.
2.1.2 Tình hình sử dụng máy nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.2.1 Tình hình sử dụng máy nông nghiệp trên thế giới
Máy móc sử dụng trong nông nghiệp sẽ giúp cho năng suất và hiệu quả lao động trong nông nghiệp tăng lên. Muốn thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là sử dụng máy móc thay thế sức người là biện pháp không thể thiếu.
Các nước trên thế giới đã phát triển trước chúng ta khác nhiều về việc áp dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Canada ... Phát triển hơn chúng ta đến vài chục thậm chí hàng trăm năm về khao học kĩ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Họ phát triển đồng bộ từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến sản phẩm sau thu hoạch. Sản phẩm tạo ra có năng suất và chất lượng cao.
Trước khi trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu thế giới, Nhật Bản cũng là một nước nông nghiệp với tỉ lệ nông dân trong tổng dân số tương đương với Việt Nam. Trước Minh Trị Duy Tân vào năm 1868, có tới 80% dân số Nhật Bản làm nghề nông và lúa là nông sản chính. Các phương pháp thâm canh cần nhiều lao động được phát triển vì mỗi hộ gia đình chỉ có một diện tích ruộng hạn chế. Những đặc điểm này đã làm tăng các thông lệ trong canh tác cũng như tập tục ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn hóa Nhật Bản.
Dường như nông nghiệp Nhật Bản không thể thành công nếu không có sự phổ biến của máy móc, hóa chất và những thiết bị tiết kiệm lao động. Hiện tại việc canh tác hầu như được làm bằng máy, các phương pháp canh tác truyền thống nhanh chóng nhường chỗ cho các loại máy cày, máy ủi và nhiều loại máy khác. Nhờ tất cả các yếu tố đó, tổng sản lượng gạo của Nhật tăng từ 9,5 triệu tấn trong năm 1950 lên 13 triệu tấn vào năm 1975.
Chỉ trong vòng một thế hệ, nền nông nghiệp truyền thống Nhật bản dựa trên phương pháp thâm canh và đòi hỏi nhiều lao động đã chuyển thành một hệ thống cần nhiều vốn và chủ yếu sử dụng máy móc, và nói chung kỹ thuật mới của nông nghiệp Nhật Bản được coi là hình mẫu cho các nước đang phát triển khác ở khu vực Châu Á.
Ngay các nước trong khu cực chúng ta vẫn còn phát triển chậm hơn so với nước bạn rất nhiều. Với các nước có đặc điểm tương đồng như nước ta họ cũng đã phát triển trước nước ta từ rất lâu.
Cơ chế quản lý nông nghiệp Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng: đã trải qua một thời kỳ quản lý theo kiểu tập trung, bao cấp khá kéo dài. Trong cơ chế cũ máy móc thiết bị chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước hoặc tập thể; quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của người lao động không cân xứng, thiếu động lực cho người lao động, khiến cho máy móc thiết bị chẳng những không phát huy hiệu quả như mong đợi mà còn nhanh chóng bị hao mòn và hư hỏng.
Trung Quốc đã đổi mới trước chúng ta 10 năm và đang phát triển rất mạnh mẽ. Cơ giới hóa trong nông nghiệp cũng được người dân Trung Quốc áp dụng rộng rãi. Tính đến nay tỉ lệ cơ giới hoá nông nghiệp chung hiện nay là: Kết quả tổng hợp đến nay toàn Trung Quốc tổng công suất đã trang bị được 750 triệu kW, mức tăng hàng năm 25 triệu kW, bình quân mỗi 1000 ha đất canh tác được trang bị:
Công suất máy nông nghiệp 6.250 kW
Máy kéo 150,6 kW
Máy vận chuyển 103,4 kW
Tỷ lệ cơ giới hóa chung hiện nay là:
Khâu làm đất (cày, bừa) 57%
Gieo hạt 33%
Thu hoạch 27%
2.1.2.2 Tình hình sử dụng máy nông nghiệp ở Việt Nam
Ngành cơ khí trong nước đã có những chuyển biến tích cực trong chế tạo máy phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các máy móc do Việt Nam chế tạo ngày càng được ứng dụng nhiều trong sản xuất. Riêng động cơ điezen, ngành công nghiệp đã sản xuất 148.000 chiếc; máy kéo các loại 7.747 chiếc. Sức cạnh tranh lớn trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật bản chiếm 60% thị phần trong nước.
Chủ sở hữu các thiết bị, máy móc nông nghiệp về cơ bản đã chuyển dần từ sở hữu tập thể sang sở hữu tư nhân. Trên 90% máy, 97% máy kéo nhỏ, động cơ điezen và hầu hết máy nông nghiệp đi kèm đều do hộ nông dân quản lý và sử dụng. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Xu hướng chuyên môn hóa trông sử dụng máy móc thiết bị cơ điện nông nghiệp đang hình thành và phát triển.
Tính đến năm 2007, cả nước có trên 400 nghìn máy kéo các loại với tổng công suất khoảng 4,5 triệu mã lực (CV), tăng 2,7 lần so với năm 2001, mức độ trang bị động lực bình quân toàn quốc đạt 1,16 CV/ha canhh tác. Chủng loại máy móc đa dạng, chủ sở hữu các loại máy kéo nhỏ (dưới 15CV) có tới 95% là hộ gia đình nông dân.
Riêng động cơ diezen, ngành công nghiệp đã sản xuất là 148.000 chiếc, máy kéo các loại 7.747 chiếc. Sức cạnh tranh lớn trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật bản chiến 60% thị phần trong nước.
Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa X) đã nhấn mạnh: Hiện đại hóa ngành trồng trọt trên cơ sở đẩy mạnh tổ chức vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn liền với chế biến và ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó đã nhấn mạnh: tăng cường thực hiện cơ khí hóa các khâu sản xuất nông nghiệp, trước hết là các khâu sản xuất quan trọng. Đến năm 2015, cơ giới hóa khâu làm đất đạt 90% và đến năm 2020 phải đạt 100%, cơ giới hóa khâu gieo cấy đạt từ 25 - 50%; thu hoạch từ 50 - 80%, trang bị nguồn động lực cho nông nghiệp phải tăng lên từ 1,5 - 2,5 mã lực/ha. Với khâu cơ giới hóa phục vụ chăn nuôi cần hình thành cơ sở giết mổ, chế biến thịt gắn với vùng nhiều sản phẩm, trang thiết bị hiện đại đảm bảo yêu cầu của vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.2.3 Tình hình an toàn vệ sinh lao động trong sử dụng máy nông nghiệp ở Việt Nam.
Những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần giải phóng sức lao động, giảm nặng nhọc cho người nông dân, nhưng cũng kéo theo những nguy hiểm tiềm ẩn về mất an toàn vệ sinh lao động, ô nhiễm môi trường. Người nông dân trong quá trình lao động tiếp xúc với nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động, từ tai nạn điện, tai nạn do máy móc thiết bị ( máy cày, máy bừa, máy phụt lúa, máy xay xát thóc gạo, lò sấy, lò ấp trứng..), nhiễm độc do việc sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật không đúng quy trình, ô nhiễm bụi..Hậu quả cũng đa dạng như say nắng, cảm lạnh, ngộ độc thuốc trừ sâu, tóc bị máy cuốn, bị vật cứng, hạt thóc bắn vào mắt. Người thợ cày có thể bị ảnh hưởng bởi nguồn rung ( cục bộ nếu điều khiển các thiết bị bằng tay như máy mài, máy cưa, hay rung toàn thân như lái máy cày, máy bừa..)
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2008, cả nước có 6.807 vụ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với 7.572 trường hợp, tử vong 137 trường hợp, cao hơn năm trước 1,4 lần. Trong đó đa phần là do nhiễm độc vì không sử dụng trang thiết bị bảo hộ, có một số ít là uống nhầm thuốc trừ sâu. Tai nạn lao động trong sử dụng điện và máy móc nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao, tần suất tai nạn hiện nay là 7,99 ( tức là cứ 100.000 người lao động thì có 799 lượt người bị tai nạn lao động), tần suất trong sử dụng máy móc thiết bị nông nghiệp là 8,56 ( tức là cứ 100.000 người lao động thì có 856 trường hợp bị tai nạn lao động). Riêng trong các trang trại đã có 22,6% số người bị tai nạn, trong đó 6,2% bị máy cán kẹp.
Theo khảo sát, chỉ có khoảng 9,3% lao động được đào tạo nghề tại các trường chuyên nghiệp; có tới 28,4% nông dân không hiểu biết về sử dụng điện sinh hoạt; 89,89% không nắm được cách sử dụng máy nông nghiệp, 29,4% không biết cách phun thuốc bảo vệ thực vật an toàn.Trong khi đó, phần lớn các loại máy móc như máy bơm, máy xay xát, máy cày, máy tuốt lúa, máy nổ và các máy tự chế đều không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng dùng cho nhiều công việc nhưng lại không có tài liệu hướng dẫn và các máy tự chế đều không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng, nhiều thiết bị không có cơ cấu an toàn. Một số máy nhập ngoại có chức năng dùng cho nhiều công việc nhưng lại không có tài liệu hướng dẫn vận hành an toàn, còn các máy tự chế có hướng dẫn chỉ chiếm 0,5%.
Theo thống kê, mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 20.000 ca tai nạn lao động trong nông nghiệp: trên 5.000 ca nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật, trong đó có hơn 300 trường hợp từ người lao động nông nghiệp và làng nghề tiếp xúc các yếu tố nóng ( 91,5%), bụi (65,89%), tiếng ồn ( 48,8%), hoá chất ( 59,5%) và các yếu tố khác ( 36,3% ). Đối với tai nạn lao động và bệnh tật thì bang, đứt chân tay, điện giật, hô hấp, ngoài da, tiêu hoá, phụ khoa luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (38,9%), còn đối với làng nghề thì tỷ lệ cao là bệnh liên quan đến hô hấp ( 54,2%).
2.2 Tình hình đào tạo, tập huấn về máy nông nghiệp ở Việt Nam
Chương trình bảo hộ lao động đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, Trung ương Hội Nông Dân Việt Nam, viện khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động tổ chức xây dựng mô hình quản lý và tập huấn an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ. Tổ chức 18 lớp tập huấn về cách phòng chống tai nạn lao động và vệ sinh lao động cho 360 tình nguyện viên nông dân và 3600 nông dân tại 10 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Quản Trị, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Tổ chức 25 lớp tập huấn kỹ thuật sử dụng máy nông nghiệp an toàn cho 1250 nông dân tại 10 tỉnh: Thanh Hoá, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Điện Biên. Tổ chức 6 lớp tập huấn về vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ cho 776 cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác công đoàn và lực lượng an toàn viên của ngành chế biến thủy sản, cao su, mía đường. Qua các lớp tập huấn đã nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động, người nông dân vận hành máy móc thiết bị trong sản xuất nông nghiệp và nhất là lực lượng an toàn viên ở các doanh nghiệp trong phòng tránh tai nạn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh lao động, góp phần làm giảm tai nạn lao động cho người lao động trong ngành nông nghiệp. (Báo cáo tổng kết năm 2010 của Bộ Nông Nghiệp)
2.3 Tình hình đào tạo, tập huấn về máy nông nghiệp ở Lạng Sơn
Những năm qua, công tác đào tạo, tập huấn về máy nông nghiệp cho nông dân các dân tộc tại Lạng Sơn đã có bước phát triển tích cực, giúp người dân tăng cường năng lực sáng tạo và tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ mới; từ đó xuất hiện nhiều hộ nông dân tiên tiến biết làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Tuy vậy công tác đào tạo, tập huấn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ trong người dân nông thôn còn khiêm tốn. Thực tế này đặt ra cho công tác đào tạo, tập huấn cho nông dân những yêu cầu cần giải quyết, nhằm phát huy nguồn lực tại chỗ phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho nông dân, giai đoạn 2006 - 2010, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở NN&PTNT Lạng Sơn đã ký kế hoạch liên ngành về tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho nông dân các huyện, góp phần nâng cao trình độ, định hướng nghề nghiệp cho người dân; tăng tỷ lệ nông dân được đào tạo kỹ thuật, có khả năng tiếp cận và đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất và đời sống, tao điều kiện cho người dân có việc làm, nâng cao thu nhập. Từ đó mở rộng đoàn kết, xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu trong năm 2008 và các năm tiếp theo bình quân mỗi năm tổ chức từ 60 - 75 lớp, mỗi lớp khoảng 40 - 45 học viên với các chương trình đào tạo, tập huấn như: Cơ khí, sửa chữa máy nông nghiệp, sửa chữa xe máy, may công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi…
Từ đầu năm 2008 các cấp ban ngành đã đẩy mạnh việc khảo sát, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của bà con nông dân, thực hiện các thủ tục tiến hành mở được 16 lớp, chuẩn bị mở tiếp 12 lớp và tiến hành quản lý lớp theo quy định. Theo chính sách hiện hành, mỗi học viên đang sinh sống tại các xã khu vực 2, khu vực 3, con em gia đình chính sách, tuỳ đối tượng được hỗ trợ 7.000 - 10.000 đ/người/ngày, đã khích lệ người học tích cực tham gia học tập. Theo nắm bắt tình hình, hầu học viên đều nhiệt tình tham gia học tập và hào hứng với nội dung học, các nội dung được bà con nông dân quan tâm nhiều như trồng trọt, chăn nuôi, cơ khí sửa chữa máy máy nông nghiệp, sau khi tham gia tập huấn học viên có thể ứng dụng vào việc làm thực tế, sửa chữa máy móc phục vụ lao động sản xuất, đời sống gia đình…
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho người dân nông thôn trong thời gian tới, cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Trước hết các cấp, ban, ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về học nghề, việc làm, giúp người dân nhận thức đúng đắn trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc tham gia các lớp đào tạo, tập huấn. Đồng thời tăng cường phối hợp với các đơn vị xã, thị trấn tìm hiểu nhu cầu học tập và làm việc của nông dân trên địa bàn, tích cực tham mưu, đề xuất với UBND các huyện xây dựng cơ chế, chính sách, đẩy mạnh phối hợp với các ngành đoàn thể để phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác đào tạo, tập huấn cho bà con nông dân, nhất là chủ trương, thời gian mở lớp, trên cơ sở thống kê xác định các ngành nghề cần phát triển phù hợp với nhu cầu địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa bàn, đơn vị.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
+ Người sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định - Lạng Sơn.
+ Hệ thống máy nông nghiệp.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu là các hộ nông dân sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định - Lạng Sơn.
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu của đề tài tại huyện Tràng Định - Lạng Sơn.
3.2.2 Thời gian Nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 14 tháng 2 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và sản xuất nông nghiệp huyện Tràng Định.
+ Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
+ Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội
+ Đặc điểm về sản xuất nông nghiệp
3.3.2 Thực trạng hệ thống máy nông nghiệp của huyện Tràng Định - Lạng Sơn.
+ Quy mô các loại máy nông nghiệp trên địa bàn.
+ Tình hình tập huấn kỹ thuật cho người dân trên địa bàn huyện
+ Đánh giá cơ bản về trình độ hiện tại của người dân sử dụng máy trên địa bàn.
+ Đánh giá công tác tập huấn cho người sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn
+ Đánh giá của người dân về công tác tập huấn kỹ thuật
+ Tìm hiểu nhu cầu của người dân về công tác tập huấn
+ Các giải pháp chính để nâng cao chất lượng các lớp tập huấn kỹ thuật cho người sử dụng máy nông nghiệp trên địa bàn.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp kế thừa
+ Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan về máy nông nghiệp.
+ Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp (số liệu đã công bố): Lấy từ các số liệu đã được công bố được thu thập tai cơ quan lưu trữ số liệu của huyện, của các công trình nghiên cứu bằng phương pháp sao chép, truy cập internet.
Số liệu sơ cấp: thông qua điều tra trực tiếp.
+ Bộ công cụ PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân): Phương pháp này cho phép đánh giá được đúng thực trạng của mô hình thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ, nhằm nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện mô hình.
+ Phương pháp SWOT: nghiên cứu đánh giá những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện mô hình.
3.4.3 Phương pháp tổng hợp số liệu
Phương pháp tổng hợp thống kê: sử sụng công cụ excel để tổng hợp số liệu thống kê, thu thập được qua phiếu điều tra. Kết quả của quá trình tổng hợp là các bảng biểu và các chỉ tiêu nghiên cứu ở góc độ quan sát khác nhau.
3.4.4 Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả
+ Phương pháp dự báo
+ Thống kê so sánh
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tập huấn về sử dụng máy nông nghiệp của huyện tràng định tỉnh lạng sơn.doc