Tiểu luận Tình bằng hữu

Tề Khương nói hết sức nghiêm chỉnh và chính đáng.

- Nhân dân nước Tấn của chàng đang mong mỏi trông đợi chàng về làm chúa. Có lẽ nào vùa người cũng không muốn làm ? Mối thù của anh em cũng không muốn báo? Không quan tâm chút nào đến nỗi thống khổ của muôn dân, đến lợi ích của đất nước ?

Trùng Nhĩ nổi giận nói :

- Thôi đủ rồi, đủ rồi, hãy im đi ! Ta đã chán nghe những lời lẽ đó, chán cả cảnh sống lưu vọng đây đó, đây chính là nhà ta, bất kỳ thế nào ta cũng không đi khỏi đây.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình bằng hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI Ngũ luân là khái niệm được đề cập đến trong tư tưởng Nho gia. Ngũ luân là 5 mối quan hệ chính trong xã hội phong kiến do Đổng Trọng Thư sáng lập nên bao gồm : Quần - thần : Vua - tôi Phụ - Tử : Cha - con Phu - Phụ : Vợ - chồng Huynh - Đệ : Anh - em Bằng - Hữu : Bạn bè. Xã hội phong kiến là một xã hội khép kín, và con người vị ràng buộc chặt chẽ trong các mối quan hệ này và tồn tại rất ít các mối quan hệ khác ngoài năm mối quan hệ này. Mặc dù trong mỗi mối quan hệ trên có sự quy định bổn phận và trách nhiệm chặt chẽ gây cho con người một tình trạng ngột ngạt, thiếu sáng tạo nhưng về phương diện đạo đức chúng mang một ý nghĩa to lớn và trở thành nền tảng đạo đức cho nhiều dân tộc ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc và Việt Nam. Do giới hạn của vấn đề tương đối rộng, ở đây, em chỉ xin trình bày những hiểu biết của mình thông qua các tác phẩm văn học dân gian và hiện đại kinh điển, các câu ca dạo tục ngữ, các bài hơ cổ điển, hiện đại để làm sáng tỏ một giá trị nhân văn trong mối quan hệ thứ năm là tình bằng hữu. Với các dân tộc phương Đông nói chung, với người Việt Nam nói riêng tình bằng hữu là tình cảm được trân tọng, gìn giữ, trở thành một truyền thống tốt đẹp cấn thiết được bảo lưu qua thời gian. Người Việt Nam ngay từ xa xưa đã có những câu ca dao tục ngữ về vấn đề này. “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”. hay “Học thầy không tày học bạn”. Trong đối xử với bạn bè, người Trung Quốc lại chú trọng đến hai đức quan trọng nhất là tín và nghĩa “Tín” được hiểu là niềm tin, là sự thành thực với nhau. Một lời hứa với bạn bè phải được xem như “Nhất ngôn cửu đỉnh - Tứ mã nan truy” (nghĩa là “một lời nặng tựa 9 cái đỉnh nghìn cân - bốn con ngựa cũng khó lòng theo kịp”). Trong sách cổ Học Tinh Hoa do Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An, Trần Lê Nhân biên soạn có rất nhiều câu truyện về chữ “tín” của ngưởi Trung Quốc. Cái đỉnh Nước Lỗ có một cái đỉnh rất quý. Nước Tề bắt phải đem dâng Vua Lỗ tiếc lắm, cho làm một cái đỉnh giả đưa sang. Vua Tề bảo “Phải có Nhạc Chính Tử đem đỉnh sang, thì ta mới tin”. Vua Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tử đến, bảo đi. Nhạc Chính Tử hỏi “Sao không đưa cái đỉnh thật ?” Vua Lỗ nói “Ta quý cái đỉnh ấy lắm”. Nhạc Chính Tử thưa : “Nhà vua quý cái đỉnh ấy thế nào, thì tôi quí cái đức “tín” của tôi như thế”. Sau vua Lỗ phải đưa cái đỉnh thật. Nhạc Chính Tử mới chịu đi. [Hàn Từ] Thanh gươm Quý Trát là con vùa Ngô đi du lịch các nước, khi qua nước Từ, vào thăm vua Từ. Vua Từ thấy quý Trát có thanh gươm báu, muốn xin, mà chưa dám nói. Quý Trát trong bụngcũng định cho, mà chưa dâng được, vì cuộc du lịch chưa xong. Khi ở nước Tấn về , thì vua Từ đã mất rồi. Quí Trát không biết làm thế nào, đành phải đem thanh gươm đến treo chỗ gốc cây bên mộ vua Từ, rồi mới về. Sử ký . Quý Trát và vua Từ qua quá trình gặp gỡ có thể nói là đã trở thành một đôi bạn, dù không nói nhưng hai người như đã có giao ước ngầm về chuyện thanh kiếm. Thế mà Quý Trát vẫn giữ nguyên lời “giao ước ngầm” ấy thì thực là người có đức “tín” tột đỉnh. Mặc dù hành động của Quý Trát ở một phương diện nào đó có phần cực đoan khi ông treo kiếm trên mộ bạn nhưng ý nghĩa của câu chuyện về đức “tín” cho thấy vô cùng thấu đáo. Nếu như trong cuộc đời bạn bè đối đáp với nhau ai cũng có được đức tính như vậy thì trên thế gian này liệu có còn việc gì không thể làm được. Gặp việc khó khăn gian khổ, mà người bạn đã nhận lời giúp mà làm việc hết sức đến cùng thì công việc sớm muộn cũng được “xuôi chèo mát mái”, “thuận buồm xuôi gió”. Câu chuyện về “cái đỉnh” lại cho ta hiểu sâu hơn cái ý nghĩa của chữ “Tín”. Nhạc Chính tử quý trọng đức “Tín” của mình hơn cả tính mạng, ông dám chống lệnh vua mang cái đỉnh thật đi sứ. Điều này cho thấy chữ “Tín” thật đáng quý biết bao. Ai có nó thì sẽ được bạn bè tin cậy, quý mến và kính trọng. Thậm chí đức Khổng Tử có nói “Nhân vô tín bất lập” nghĩa là con người ta sinh ra trong cõi đời này không có đức tín thì không đứng được ở đời. Còn vị vua Tấn Văn Công (vị vua đã từng làm bá chủ chư hầu thời Chiến Quốc) cũng đã thốt lên rằng : “Tín vi quốc chi bảo” nghĩa là “Tín” là vật báu của cả nước. Nếu như chữ “Tín” là khái niệm quen thuộc với người Việt Nam thì chữ “Nghĩa” lại có phần xa lạ hơn. Người Việt Nam đôi khi hiểu đồng nhất hai khái niệm “Nghĩa” và “Tình” thực ra hai khái niệm này có sự khác nhau. “Tình” là những rung động của bàn thân được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên bền vững khi tiếp xúc với những đối tượng có liên quan đến nhu cầu hoặc động cơ của mình. Còn Nghĩa chính là tình cảm nhưng nhấn mạnh ở ý nghĩa thuỷ chung, gắn bó trước sau như một không bao giờ thay đổi, “Nghĩa” là cái tồn tại còn bền vững hơn cả tình “Nghĩa” mới chính là thước đo tình cảm, thước đo đạo đức đích thực của một con người. Người nào có đạo đức đích thự thì mới có nghĩa, còn những kẻ đạo đức giả chuyên nói một đằng làm một nẻo thì chẳng thể nào có “Nghĩa” được. Nghĩa là sợi dây vô hình níu kéo con người đi trên con đường vươn tới cái chân - thiện - mỹ. Nhiều khi quan hệ giữa bạn bè với nhau do xích mích, to tiếng dẫn đến mất ít nhiều tình cảm nhưng trong lúc bạn bè nguy cấp, nhiều người dám hy sinh cả tính mạng vì nghĩa bạn bè bất chấp khó khăn gian khổ. Biết rõ chữ Nghĩa Hoa Hâm chạy loạn, cùng đi với bọn sáu bảy người. Giữa đường gặp một người cũng chạy loạn, đến kêu nài, xin nhập bọn. Chúng lấy làm ái ngại, thuận cho. Một mình Hoa Hâm nói : “Không nên, đang bước nguy hiểm, sinh, tử, hoạ phúc có nhau, ta đi bấy nhiêu người cũng như một người vậy. Bây giờ vô cố, nhận một người lạ, lỡ khi xảy ra việc gì, thì ta có bỏ được người ta không?”. Chúng bất nhận cố nói với Hoa Hàm cho người kia cùng đi, Hoa Hâm bằng lòng. Người kia đi được một quãng đường, chẳng may sa chân ngã xuống giếng. Cả bọn muốn bỏ mặc để đi cho rảnh thân. Một mình Hoa Hâm nói : “Không nên, người ta cùng đi với mình là người bạn mình. Người ta gặp sự chẳng may như vậy mà mình bỏ người ta sao cho đành!”. Nói rồi bảo bấy nhiêu người cùng ở lại vớt người kia lên. Sau cứu mãi không được, Hoa Hâm lại bảo phải ở lại mai táng chu tất rồi mới đi. Hoa Hâm là người hiểu biết chữ “Nghĩa” rất chính xác vì thế mà ông không dễ dàng kết bạn. Bởi vì đã là bạn bè thì phải sống cho ra nghĩa bạn bè, cùng nhau, giúp đỡ, tương trợ nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn; gặp lúc nguy nan không thể bỏ mặc nhau được. Nghĩa bạn bè là thứ cao quý nên càng không thể dễ cho, nhận được. Vì chữ “Nghĩa” ấy mà Hoa Hâm sẵn sàng vượt qua những trở ngại khác cứu giúp và an táng cho người bạn mới quen. Chữ nghĩa trong tình bằng hữu nhiều khi còn gắn với cả tinh thần quốc gia dân tộc như trong câu chuyện dưới đây : Vì nghĩa công, quên thù riêng Đời nhà Đường, quách Tử Nghi ; Lý Quang Bật cùng làm phó tướng của An Tử Thuận. Tính hai người vốn không ưa nhau, nhiều khi tuy cùng đi với nhau một xe, ngồi với nhau một tiệc mà vẫn như cừu địch, không ai đàm đạo với ai cả. Sau Tử Nghi được lên làm tướng thay Tử Thuận. Quang Bật sợ Tử Nghi hại mình, quả cảm đến nói rằng : “Thần tôi dù chết cũng cam tâm, nhưng xin rộng lượng đừng hại đến vợ con tôi là kẻ vô tội”. Tử Nghi thấy nói chạy ngay lại, cầm tay Quang Bật thưa rằng : “Tôi đâu dám đem lòng oán hận riêng mà nỡ hại ông. Hiện nay trong nước loạn lạc, vua tôi lo và nhục, không ông thì ai gánh nổi việc thiên hạ…” Nói xong nước mắt ràn rụa, rồi lại lấy những điều trung nghĩa khuyên răn, và lập tức cất Quang Bật lên làm chức Tiết độ sứ. Từ đó hai người tuyệt nhiên không chút nào ghen ghét, ngờ vực nhau, chỉ cùng một lòng đánh giặc, yêu dân, giúp vua trị nước. Cái chữ “nghĩa” của Quách Tử Nghi và Lý quang Bật tôn thờ thực là cao cả. Vì cái nghĩa ấy mà hai người đã san lấp được cả một vực sâu ngăn cách đầy oán thù. Từ kẻ thù không đội trời chung đến trở thành một đôi bạn đồng cam cộng khổ gánh vác việc nước. Đó là những việc phi thường mà không phải ai cũng làm được. Việc làm này cũng cho người đọc thấy rằng trong những cái nghĩa cũng có cái nghĩa lớn và cái nghĩa nhỏ cho nên khi hành xử nên vì nghĩa lớn trước sau mới đến cái nghĩa nhỏ. Có những người bạn còn hiểu mình hơn chính bản thân mình. Đó chính là Tri kỷ hay Tri âm. Tri âm là người bạn hiểu được tiếng đàn hay tiếng lòng của mình bởi vì “đồng thanh thì tương ứng, đồng khí tương cầu”. Ở các tác phẩm văn học cổ điển có lưu giữ rất nhiều các câu chuyện nóivề bạn Tri âm, như : Thức Bá Nha và Chung Tử Kỳ; Kiều và Kim Trọng; Trác Văn Quân và Tư Mã Tương Như. Thúc Bá Nhà và Chung Tử Kỳ là đôi bạn tri âm gắn bó với nhau qua tiếng đàn. Bá Nha là con người tài hoa, có tiếng đàn baybổng huyền diệu, mọi người đều cho là hay nhưng hiếm người hiểu và chia sẻ được. Chung Tử Kỳ tuy là người không biết chơi đàn nhưng lại hiểu thấu tiếng đàn của Bá Nha. Bá Nha gảy đàn những tiếng thảnh thơi trong trẻo. Tử Kỳ hiểu ngay được đó là tiếng nước suối rì rào. Không có cung đàn nào của Bá Nha mà Tử Kỳ không hiểu được. Điều đó khiến Bá Nha vô cùng tâm đắc và quí trọng Tử Kỳ. Đến khi Tử Kì ốm chết, Bá Nha vô cùng đau xót, đập đàn và thôi không chơi đàn nữa, vì biết rằng trên thế gian này chẳng còn một Chung Tử Kỳ thứ hai nào hiểu tiếng đàn của mình nữa. Tư Mã Tương Như, một hôm đến nhà Trác Vương Tôn dự tiệc rượu. Họ Trác có con gái là Văn Quân vô cùng xinh đẹp, lại vừa mới goá chồng. Giữa tiệc toàn bộ khách khứa yêu cầu Tương Như dạo một khúc đàn. Tương Như là một thiên tài âm nhạc xuất chúng, chàng soạn liền hai khúc, rồi mượn cây ỷ cầm để dạo cốt tỏ tình với Văn Quân. Trác Văn quân cũng là người say mê tiếng đàn, cảm tiếng đàn của Tương Như mà bỏ nhà theo chàng, khúc đàn tuyệt tác của Tương Như sau này được gọi là khúc Tư Mã Phượng Cầu. Còn tri kỷ là gì ? trong sách Cổ Học Tinh Hoa có viết. Ở đời mình giao thiệp với nhiều người, bạn bè tưởng vô số, nhưng hồ dễ đã được mấy người thực gọi là tri kỷ. Tri kỷ là người biết mình nghĩa là đồng thanh, đồng khí, đồng chí, đồng tâm với mình, vhơi với mình rất thân thiết, bao bọc, che chở cho mình, lúc sống phúc cùng hưởng, hoạ cùng đau, lúc chết tưởng chó chết được với nhau cũng không hối. Cho nên cổ nhân có câu “Đắc nhất tri kỷ, khả dĩ bất hận”, nghĩa là sống ở trên đời có được một người tri kỷ thì khi chết không còn gì ân hận nữa. Tri kỷ Bảo Thúc chết, Quản Trọng thương tiếc, khóc như mưa, ướt dầm cả vạt áo. Có người hởi : “Ông với Bảo Thúc không phải là họ hàng thân thích gì, mà sao ông thương khóc quá như vậy?” Quản Trọng nói “Ngươi không rõ, để ta nói cho mà nghe. Ta lúc nhỏ khốn khổ, thường buôn chung với Bảo Thúc, lúc chia lãi, bao giờ ta cũng lấy phần hơn, mà Bảo Thúc không cho ta là tham, biết ta gặp cảnh quẫn bách bất đắc dĩ phải lấy thế. Ta ở chỗ chợ búa thường bị lắm kẻ nạt doạ, Bảo Thúc không cho ta là nhát, biết ta có lượng bao dung. Ta bàn việc với Bảo Thúc, nhiều khi việc hỏng, Bảo Thúc không cho ta là ngu, biết có lúc may, lúc không may cho nên công việc thành hay bại. Ta ba lần ra làm quan, ba lần bị bãi, Bảo Thúc không cho ta là bất tiếu, biết ta chưa gặp thời, chưa tìm được vua giỏi. Ta ra trận ba lần đánh thua cả ba, Bảo Thúc không cho ta là bất tài, biết ta còn mẹ già phải phụng dưỡng. Ta nhẫn nhục thờ vua Hoàn Công, Bảo Thúc không cho ta là vô sỉ, biết ta không giữ tiểu tiết, có chí làm ích lợi cho cả thiên hạ… sinh ra ta là cha mẹ, biết ta là Bảo Thúc. Mà đối với người biết mình, mình đem cả tính mệnh ra hiến còn chưa cho là quá, huống chi thương khóc thế này đã thấm vào đâu !”. Thiết Uyển. Nghĩa Vợ chồng được coi là một tình bằng hữu đặc biệt. Vợ chông là người bạn trăm năm gắn bó lâu hơn cả thời gian sống với cha mẹ vì thế làm sao ta có thể không con trọng người bạn trăm năm ấy. Lịch sử cũng còn chép lại những câu chuyện cảm động về tình nghĩa vợ chồng gắn bó keo sơn mà lại hữu ích cũng vô cùng. Có câu ngạn ngữ rằng “Đằng sau những thành công của người đàn ông bao giờ cũng có bóng dáng của một người phụ nữ”, quả thực không sai chút nào và sau đây là một câu chuyện minh hoạ. Tề Khương Thừa say Khiển Trùng Nhĩ. Thời xuân Thu công tử nước Tấn là Trùng Nhĩ từ khi bị mẹ kế là Lệ Cơ đuổi đi, lưu lạc ở nước ngoài, lấy nàng Tề Khương công chúa nước Tề làm vợ, cuộc sống khá ung dung. Cùng sống lưu vong với Trùng Nhĩ còn chín vị thần tử khác trong triểu, ai ai cũng đều có tài kinh bang tế thế, luôn luôn mong đợi ngày phục hưng đất nước. Họ sở dĩ phải xa vợ lìa con, theo đuổi triều thần tả hữu cũng không ngoài việc gửi gắm niềm hy vọng vào chàng “con riêng” Trung Nhĩ này. Thế nhưng Trùng Nhĩ đã sống trên đất Tề bảy năm rồi, ngày đêm vợ chồng hú hí, một điều ái khanh, hai điều ái khanh, căn bản chẳng còn để tâm gì đến việc lớn của Tổ quốc nữa. Trong số thần tử, một đại thần tên là Triệu Thôi có lần đã nói với mọi người : “Mục đích chúng ta cùng công tử lưu vong nước ngoài là mong chờ sự giúp đỡ của ngoại bang để chấn hứng Tổ quốc mà thôi, nhưng thấy tình thế hiện nay của nước Tề vô cùng nhiễu loạn, họ đã chẳng lo liệu nổi cho mình thì lấy đâu lực lượng giúp đỡ chúng ta”. Họ muốn hỏi ý Trùng Nhĩ, song đợi tới mười ngày cũng chưa gặp mặt. Nguỵ Thù không nén nổi nữa nói : Thế này thì còn ra cái gì nữa ? Lúc đầu mọi người cho răng công tử là một người có chí khí, nên mới lìa bỏ quê hương đất nước, không nề hà gian khổ cùng nhau lưu vong. Thế nhưng ông ta lại ngày ngày kè kè bên vợ mới, quên cả anh em chúng ta, việc nước cũng gác bỏ một nơi. Bảy năm trời rồi chẳng làm nên trò trống gì, muốn gặp ông ta, đợi mười ngày vẫn không thấy bóng vía đâu, thế thì còn nói chi đến việc lớn !. Hồ Yển bèn tiếp lời : - Đây không phải là nơi bàn công chuyện, xin mời mọi ngươưì hãy theo tôi. Thế là mọi người kéo nhau ra một chỗ ở bên ngoài của Đông Thành gọi là “bóng dâu”, ở đó có một vườn dâu lớn, cây cao lá rậm tầng tầng lớp lớp nhìn không thấy trời. Họ ngồi túm tụm với nhau một chỗ. Triệu Thôi lên tiếng hỏi : - Hồ tiên sinh có ý muốn dạy gì chúng tôi vậy ? Hồ Yển nói : - Công tử có muốn rời nước Tề hay không là việc của ông, nhưng nên hay không nên đi khỏi đây lại là việc của chúng ta. Chỉ cần mọi người cùng nghĩ cách, chuẩn bị hành lý sẵn sàng, đợi công tử ra, sẽ mời ra ngoài thành đi săn, bước ra khỏi cổng thành, chúng ta sẽ ép ông ta lên đường. Đến lúc ấy, ông ta có muốn không đi cũng không được. Mọi người nghĩ xem như thế có được không ?... Kế hoạch ấy được mọi người tán thành, vui vẻ ra về và cho rằng ở một nơi hoang vắng như thế chẳng có ai biết được. Thế nhưng lúc họ đang vui mừng bàn tán với nhau đã bị mấy cô gái hái dâu núp trên cây nghe trộm hết, bọn họ là thị tỳ của Tề Khương vợ Trùng Nhĩ, hôm ấy đang hái dâu bỗng thấy một đám người hội họp gì dưới gốc dâu, họ bèn dừng tay nínthờ nghe lỏm. Đến lúc về họ đã mang hết chân tơ kẽ tóc kể lại với Tề Khương. Tề Khương nghe xong, căn dặn họ : - Không được nói nhảm nhí, không làm gì có chuyện đó, cũng không thể xảy ra chuyện đó được. Nói xong đem nhốt hết bọn thị tỳ ấy vào một căn phòng kín, nửa đêm ngầm sai tay chân giết hết đi để bịt đầu mối. Sau đó, bèn đem mọi chuyện nói lại hết với Trùng Nhĩ : - Các thần tử của chàng muốn chàng rời khỏi đây sang nước khác, hôm nay họ đã họp bàn ở vườn dâu, để cho bọn thị tỳ hái dâu nghe lòm được, thiếp e chúng nó lỡ mồm hở chuyện gây điều rắc rối, nên đã giết hết đi rồi, chàng hãy sớm chuẩn bị để ra đi cùng với họ. Trùng Nhĩ nghe xong trừng mắt lên, ngay sau đó lại chau mày thở dài : - Ôi ! làm người thì cũng chẳng ngoài việc mưu cầu hưởng thụ hà tất phải bôn ba đây đó làm chi ? Chuyện đã qua thì hãy cứ để nó qua đi có tốt không? Hiện giờ ta rất vừa lòng với cuộc sống yên ấm này rồi, ta định sẽ suốt đời sống ở đây, không bao giờ nghĩ đến việc đi nơi nào khác. Tề Khương nói hết sức nghiêm chỉnh và chính đáng. - Nhân dân nước Tấn của chàng đang mong mỏi trông đợi chàng về làm chúa. Có lẽ nào vùa người cũng không muốn làm ? Mối thù của anh em cũng không muốn báo? Không quan tâm chút nào đến nỗi thống khổ của muôn dân, đến lợi ích của đất nước ? Trùng Nhĩ nổi giận nói : - Thôi đủ rồi, đủ rồi, hãy im đi ! Ta đã chán nghe những lời lẽ đó, chán cả cảnh sống lưu vọng đây đó, đây chính là nhà ta, bất kỳ thế nào ta cũng không đi khỏi đây. Sớm ngày hôm sau, bọn Triệu Thôi đến triều kiến Trùng Nhĩ, mời hắn đi săn. Lúcđó Trùng Nhĩ còn chưa dậy, nằm uể oải trên giường, nghe thấy bọn kia tới, rất bực bội trong lòng, bèn sai người trở ra báo lại với họ rằng trong người khó chịu, không thể tiếp kiến được. Tề Khương thấy vậy, rủa thầm một câu : “Đồ đại lãn” rồi ngầm sai người tâm phúc mời riêng Hồ Yển vào một căn phòng riêng rổi đuổi tả hữu lui ra, hỏi nhỏ Hồ Yển đến có việc gì ? Hồ Yển nói : - Công tử bình thường rất thích săn bắn, gần đây rất ít khi ra ngoài, e rằng lâu nay không cất nhắc chân tay, mai mốt mất võ nghệ cho nên bọn thần tới dây có ý muốn mời người đi săn, ngoài ra không có ý gì khác đâu ạ ! Tề Khương mỉm cười cố ý nói xa xôi hỏi : - Thế lần này đi săn thì các ông định đến đâu ? Nước Tống nước Tần hay là nước Sở ? Hồ Yển nghe đến đây bỗng dưng giật mình, ngầm oán không hiểu sao mà bà ta biết chuyện, nhưng vẫn làm ra vẻ cứng cỏi đáp : - Dạ, thưa đi săn thì làm gì mà phải đi xa thế ạ ? - Đúng ra, đi săn thì cũng chẳng kể gì xa hay gần, vả lại vật săn không hẳn là muông thú, có khi lại còn săn cả người, phải thế không? Hồ Yển đã cảm nhận thấy trong lời nói đó có ý gai góc, bất giác không mở được miệng ra nữa, vội cúi gằm mặt, ngước mắt nhìn trộm Tề Khương. Tề Khương bèn thực thả trở lại hỏi : - Thôi thì tôi nói cho mà nghe, tôi đã hiểu được mục đích các người khi đến đây rồi, mượn cớ là đi săn, để trước hết là săn được công tử, rồi ép người lên đường xa chạy cao bay, đúng vậy không ? - Dạ cái đó … Hồ Yển bắt đầu run sợ, lúng túng không biết làm gì. - Điều đó ta biết hết, nhưng xin lão tiên sinh chớ nên lo sợ. Tề Khường bỗng mạnh dạn nói : - Ta biết rất rõ, chúng thần một dạ trung thành hết mức, làm như vậy hoàn thàn là vì tiền đồ của công tử, vì muôn dân nước Tấn, Tối hôm qua ta cũng đã từng khuyền nhủ mấy lần. Song công tử một mực không tỉnh ngộ, nói đi nói lại rằng chết cũng không rời khỏi đây. Lúc này Hồ Yển mới thấy yên tậ, nói : - Thật khó mà được người thấm sâu đại nghĩa như phu nhân đây! - Thế nhưng có điều … Tề Khương nói tiếp. - Ta sớm muộn gì cũng sẽ đưa công tử đi, thế này nhé, tối nay ta sẽ tìm cách cho công tử uống say, để chúng thần suốt đêm đưa công tử đi, lão tiên sinh xem thế nào ? Có được không ? - Được thì hẳn là được, thế nhưng, phu nhân… - Các ngươi không phải lo cho ta. Các ngươi đã vì công tử xa vợ lìa con lưu lạc nước ngoài, lẽ nào mà tôi không thể chịu khổ vì chồng một chút hay sao ? Công tử là người nước Tấn, là thuộc về muôn dân nước Tấn. Ta làm sao có thể tự tư như vậy, để cho bao nhiêu người như thế bị thất vọng. - Phu nhân ! Người. - Thôi hãy mau mau về chuẩn bị đi, còn chứ thày thày, bà bà mãi làm quái gì ? Hồ Yển cáo từ lui ra, lập tức đi thôngbáo cho mọi người chia nhau chuẩn bị mọi thứ, nhất nhấ sắp xếp đâu vào đấy. Bọn Triệu Thôi bí mật ra ngoài thành đợi sẵn ở đấy. Hồ, Nguỵ hai người đưa xe đợi sẵn nơi cổng thành đón tin của Tề Khương. Tối hôm ấy, Tề Khương bày tiệc linh đình, vợ chồng cùng dự . Trùng Nhĩ hỏi vậy là có ý gì, Tề Khương nói : - Thiếp biết công tử sắp đi chơi xa, bày tiệc để tiễn chàng. - Ta nói với ái khánh điều đó bao giờ ? Trùng Nhĩ tỏ ra lạnh lùng, tiếp : - Ôi dào, người ta sống ở trên đời cũng chẳng qua là mấy chục năm chứ mấy, ở đây sống được thì thôi, hà tất phải tất bật khắp nơi phiêu bạt. - Khốn nhưng các thần tử của chàng muốn ra đi, lẽ nào chàng không ưng thuận ? Tề Khương thẽ thọt hỏi thêm. Trùng Nhĩ lúc đó bỗng thay sắc mặt, chén rượu đang uống bỗng dưng, nét mặt sa sầm, lặng nhìn vào khoảng không chẳng thèm nói một lời. Một lát sau, Tề khương vừa cười vừa hỏi ? - Có thực chàng không bằng lòng xa thiếp hay không ? Chàng không lừa dối thiếp chứ ? - Ai lừa dối khanh làm gì ? Đại trượng phu đã nói không đi là không đi, lấy dao kề cổ cũng không đi - Trùng Nhĩ ngẩng đầu, gạt tay một cái trong không khí, làm ra dáng khí phách của bậc đại trượng phu ! - Ái dà ! Lòng dạ thiếp bây giờ mới thực thà trở lại đây ! Tề Khương bỗng cười ré lên, ngã vào lòng chồng rồi nũng nịu : - Thiếp cố ý thăm dò chàng vậy. Cả mấy lão già kìa cũng thế, họ lại muốn chia ra vợ chồng mình ! Nói để chàng hay, bữa tiệc này, nếu chàng thực lòng muốn đi, thiếp có giữ cũng chẳng được. Còn nếu không đi ư ? Thì là để chúc mừng đôi ta tư nay mãi mãi không bao giờ chia lìa. Đã rõ chưa, sao mà ngốc thế. nàng dùng ngón tay dí yêu vào trán chồng, khiến đầu chàng lắc lư, rồi hai ánh mắt gặp nhau bỗng chẳng hẹn mà nên cùng cất tiếng cười say đắm trong niềm hoan lạc. Tề Khương luôn tay tiếp rượu cho chồng. Trùng Nhĩ cũng quá vui, dốc vào miệng hết chén này đến chén khác, chẳng bao lâu đã say lử say lừ, rồi bỗng nhiên gục đổ. Tề Khương vội vàng dùng chăn cuốn chặt người Trùng Nhĩ rồi cho người đi báo cho bọn Hồ, Nguỵ. Hồ, Nguỵ được tin cùng vào khiêng cả chăn lẫn người Trùng Nhĩ ra ngoài đặt vào xe rồi dứt khoát ra roi. Tiếng giục ngựa vang lên kèm theo là tiếng vó ngự gõ mặt đường, xe bắt đầu chuyển bánh. Tề Khương đứng lặng trong khung cửa, ngoái ra xe, bỗng thấy nhói lên trong lòng, rồi nước mắt khôn cầm tuôn lã chã. Mưu kế và Xử thế Qua những bài học lịch sử, những câu ca dao tục ngữ và những câu chuyện kể trên, có thể nói rằng tình bằng hữu là một trong những vẻ đẹp tâm hồn mà loài người cần giữ gìn và bảo lưu qua năm tháng. Vẻ đẹp của tình bằng hữu luôn luôn gắn với những chuẩn mực đạo đức nổi bật như là : Tín - Nghĩa và tri kỷ. Tình bằng hữu có sức mạnh làm thay đổi con người từ xấu đến tốt, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện và làm con người không bao giờ hưu quạnh trên đường đời cô đơn, đây sóng gió.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMyhoc (6).doc
Tài liệu liên quan