Tìm hiểu Khối ổn áp nguồn trong máy thu hình màu (Power Supply)

Lời Nói Đầu 1

Phần I: Nguyên lý ti vi màu 3

Chương I - ôn lại truyền hình đen trắng và khái niệm chung về truyền hình màu. 3

I - Tổng quan về truyền hình đen trắng. 3

1. Hệ thống truyền hình đầu tiên: 3

2. Hệ thống George Carrey (1905) 3

3. Hệ thống Paulnepkow - truyền cơ khí: 4

4. Hệ thống truyền hình hiện nay - ống thu hình Vidican. 4

5. Các vấn đề liên quan. 4

II - Khái niệm chung về truyền hình màu. 9

1. Khái niệm chung. 9

2. ánh sáng và màu sắc. 9

3. Sự cảm nhận màu sắc của mắt người. 10

4. Sự pha trộn màu. 12

III - Nguyên lý làm việc máy thu và phát truyền hình màu. 13

1. Sơ đồ khối máy thu và phát truyền hình màu. 13

2. Nguyên lý làm việc. 13

IV - Các hệ truyền hình màu. 15

NTSC 16

Chương II - Nguyên lý chung của máy thu hình màu và tác dụng từng khối trong máy thu hình. 17

I - Nguyên lý chung của máy thu hình màu. 17

1. Sơ đồ khối máy thu hình màu. 17

2. Nguyên lý chung của máy thu hình màu. 17

II - Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của bộ tuner. 20

Bảng tần số của các kênh tương ứng hệ CCIR 21

III - Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của khối trung tần. 25

IV - Sơ đồ khối và nguyên lý chung của khối xử lý tín hiệu 28

V - Sơ đồ khối và nguyên lý khối xử lý tín hiệu chói. 29

1. Cấu tạo của dây trễ 0,7 ?s. 30

2. Mạch tương đương của dây trễ 30

VI - Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của tầng tạo dao động quét mành và quét dòng. 31

1. Sơ đồ khối và nguyên lý mạch quét mành. 31

2. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của mạch quét dòng và tạo đại cao áp cùng các mức áp khác. 33

3. Các nguồn áp bên cuộn thứ cấp đại cao áp (fly back) 35

VII - Đèn hình và mạch điện đèn hình màu. 36

1. Cấu tạo chung của đèn hình. 37

2. Loại màn hình có lưới đục lỗ. 38

3. Loại đèn hình có màn chắn khe hẹp. 39

4. Loại đèn hình màu Trinitron. 40

IIX - Mạch ma trận tạo màu G - Y và ma trận tạo 3 màu cơ bản R, G, B. 40

1. Sơ đồ nguyên lý mạch tạo ma trận EG - EY và ER; EG; EB. 41

2. Nguyên lý làm việc của mạch ma trận. 41

3. Nguyên lý mạch điều khiển hiện chữ và số trên màn hình. 42

IX - Nguyên lý làm việc của phần điều khiển trong máy thu hình màu (Micro Processor). 43

Chương III : Các hệ truyền hình màu 45

I - Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc mạch phát tín hiệu màu NTSC. 45

1. Sơ đồ khối 47

2. Nguyên lý làm việc của mạch giải m• màu NTSC bên máy thu. 48

II - hệ màu SECAM. 50

1. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc mạch phát hệ màu SECAM. 50

2. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của mạch giải m• hệ màu SECAM. 52

III. Hệ màu PAL (PAL = Phase Alteonative line - thay đổi pha theo từng dòng) 55

1. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc máy phát hệ màu PAL. 56

2. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của mạch giải m• hệ màu PAL ở máy thu hình màu. 58

Chương IV: Khối ổn áp nguồn trong máy thu hình màu (Power Supply) 60

I - Mạch ổn áp nguồn đơn giản. 60

1. Sơ đồ khối của mạch. 61

2. Sơ đồ nguyên lý mạch ổn áp đơn giản cụ thể. 62

II - Mạch ổn áp nguồn xung dải rộng. 64

1. Sơ đồ khối mạch ổn áp. 64

2. Sơ đồ khối mạch ổn áp theo phương pháp xung dùng mạch dao động đa hài. 64

3. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của Bộ nguồn ổn áp xung dùng mạch dao động nghẹt. 66

4. Phân tích mạch ổn áp kiểu xung theo kiểu ngắt mở dòng mạch dao động nghẹt (Switching power Supply). 67

5. Mạch ổn áp dải rộng. 68

6. Mạch khử từ dư ti vi màu. 70

Lời Kết Luận 72

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu Khối ổn áp nguồn trong máy thu hình màu (Power Supply), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần âm thanh để đưa ra một trung tần âm thanh có tần số số cố định, là bao nhiêu MHz để việc xử lý tín hiệu đó và tách sóng được thuận tiện và đơn giản. - Trung tần âm thanh lấy ra từ tầng khuếch đại trung tần trung được đưa một mạch lọc dải thông BPF để lọc lấy dải trung tần âm thanh và loại bỏ các tần số khác tăng độ chất lượng âm thanh sau đó chúng được đưa qua mạch phách tần để lấy ra một trung tần âm thanh trung cho tất cả các hệ màu sau đưa tới các tầng khuếch đại trung tần để nâng cao biên độ tín hiệu âm thanh sau đưa tới mạch tách sóng và hạn biên (Det limited). Tín hiệu tần số âm thanh trong ti vi màu dùng phương pháp điều chế tần số vì vậy ở mạch tách sóng dùng tách sóng hạn biên. Hạ tần âm thanh lấy được có biên độ rất thấp do vậy chúng được đưa tới mạch khuếch đại kích tín hiệu âm thanh và nếu ở ti vi Hi Fi Stereo thì chúng được đưa tới mạch giải mã Stereo tách ra hai kênh R và L. Sau tầng khuếch đại kích âm thanh được điều chỉnh biên độ to nhỏ (volume) ở các máy đời trước trong việc điều khiển thường sử dụng chiết áp volume để thay đổi âm lượng còn ngày nay các máy đã sử dụng IC vi xử lý để điều khiển to nhỏ. Tín hiệu âm thanh được đưa tiếp sang tầng khuếch đại công suất để có biên độ đủ lớn làm rung màng loa và đưa ra loa. V - Sơ đồ khối và nguyên lý khối xử lý tín hiệu chói. Trong hầu hết các máy hiện nay phần xử lý tín hiệu chói thường được sử dụng trong tầng vi mạch xử lý tín hiệu màu, tạo dao động chủ (VCO). Trong IC thường được thiết kế từ 1 đến 3 tầng khuếch đại nâng biên tín hiệu chói, tuỳ theo thiết kế của từng máy có chất lượng cao hay thấp. Tín hiệu chói mà khoẻ (ảnh đen trắng) có độ sắc nét cao thì chất lượng của ảnh màu cũng đẹp do tầng khuếch đại tín hiệu chói là tầng xử lý tín hiệu hình ảnh lên mọi việc điều chỉnh chất lượng hình ảnh, về độ sáng tối của hình (Bright), về độ tương phản của hình ảnh (contrast) đều thực hiện ở phần này. Tầng xử lý tín hiệu chói cũng thay đổi theo các giai đoạn phát triển của máy. ở các máy đời trước đều sử dụng transiztor để khuếch đại và điều chỉnh biên độ tín hiệu chói, ở thời gian đó hình dạng của dây trễ 0,7 ms có kích thước lớn và chất lượng kém việc điều chỉnh Bright và Contast đều thực hiện bởi các chiết áp chỉnh tay. Y AMP Bright AMP Contast AMP Ma trix Bright Contast R - Y Y Out G - Y B - Y DL 0,7ms Video det from Nhưng ngày nay việc điều chỉnh này đều nhờ IC vi xử lý để điều khiển và nhiều máy đã bỏ qua 2 chiết áp chỉnh tay Bright và Contast. - Tín hiệu chói (Y) trong ti vi màu mang tín hiệu về hình ảnh mà ánh sáng được tách riêng từ sau tách sóng hình ảnh và đưa tới dây trễ 0,7 ms để giữ chậm tín hiệu chói sao cho khi tín hiệu chói tới mạch ma trận cuối cùng để tách ra 3 màu cơ bản là phải đồng thời cùng với các hiệu màu. Tín hiệu chói đưa tới tầng khuếch đại nâng biên tín hiệu (Y AMP) sau đưa qua các mạch khuếch đại và điều chỉnh Bright, Contast sau đó đưa tới mạch ma trận, cùng với 3 hiệu màu R - Y; G - Y; B - Y để thực hiện cộng trừ lấy ra ba màu cơ bản đưa tới 3 Ktot của đèn hình. 1. Cấu tạo của dây trễ 0,7 ms. L L L C C C C 2. Mạch tương đương của dây trễ - Dây trễ của tín hiệu chói ở giữa có lõi cách điện như gốm, sứ, thuỷ tinh... mặt ngoài tráng một lớp kim loại rồi phủ lên một lớp cách điện ta quấn dây dẫn điện theo chiều dài của lõi, giữa các vòng dây và lớp kim loại tạo thành điện cảm và điện dung do vậy ta có mạch điện tương đương. Dây trễ tín hiệu màu ở hệ PAL được tính. fmp = 443361875 MHz (tần số sóng mang phụ của màu). Tmp = Chọn dây trễ bằng 283,5 chu kỳ của sóng mang phụ để cho tín hiệu màu ở nối ra vượt trước tín hiệu ở nối và là 1800. C = 283,5 . Tmp = 283,5 x 0,22554 s = 63,94325 ms. VI - Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của tầng tạo dao động quét mành và quét dòng. - Trong hầu hết các ti vi màu hiện nay tầng này được sử dụng bởi một IC chủ và có tầng tạo dao động với tần số chuẩn bởi Thạch anh 500 KHz hoặc 503 KHz. Sau đó dao động này được đưa qua các mạch chia tần (count Dow). VCO Count Dow Count Dow fV 50 60 Hz fH 15625 15750 Hz X.tal 503 KHz 500 Để tạo ra tần số dòng là 15625 Hz đối với PAL + SECAM và 15750 Hz đối với hệ NTSC. Còn tần số dao động mành được lấy sau bởi một mạch chia tần lần nữa để tạo ra tần số mành là fV 50Hz đối với PAL + SECAM và 60 Hz đối với NTSC. 1. Sơ đồ khối và nguyên lý mạch quét mành. Phần lớn trong các ti vi màu hiện nay phần khuếch đại công suất mành được thực hiện bởi một IC khuếch đại công suất nhận nguồn 24V có nhiệm vụ nhận xung dao động từ mạch tạo dao động với tần số 50/60 Hz để thực hiện khuếch đại đưa biên độ điện áp lên đủ lớn. Ngoài ra nó còn thực hiện điều chỉnh chiều cao (U. Hight) và điều chỉnh tuyến tính của màn ảnh (V. line), giúp cho khung hình luôn đầy đủ về chiều cao. Trong các máy đời trước đó khi công nghệ bán dẫn chưa phát triển thì mạch quét mành cũng được sử dụng các Tranzitor dời để tạo dao động và khuếch đại công suất mành. Trong các máy loại này việc thay đổi tần số dao động mành (V.osc) 50/60 Hz được thực hiện bởi chiết áp chỉnh bằng tay. Chiết áp này để thò ra ở sau máy hoặc ở trước mặt máy để thuận tiện cho việc điều chỉnh tần số. ở các máy đời mới hiện nay phần tạo dao động mành được thực hiện bởi một IC chủ nhờ Thạch Anh chuẩn tần (X.Tal) cho bộ dao động theo áp VCO với tần số 500 KHz hoặc 503 KHz sau nhờ các mạch chia tần (count Down) để lấy ra tần số quét mành 50/60 Hz. Việc thay đổi tần số 50/60 Hz tương ứng với từng hệ và điều chỉnh độ cao của khung nhìn, được thực hiện tự động bởi lệnh điều khiển đưa ra từ IC vi xử lý, khi ta thực hiện thu ở các hệ màu khác nhau. * Phân tích nguyên lý mạch khuếch đại công suất mành dùng đèn bán dẫn. Trong mạch dùng hai đèn khuếch đại công suất T2 và T3 mắc theo kiểu đẩy kéo, sử dụng hai đèn bán dẫn PNP và NPN. Đèn T1 làm nhiệm vụ khuếch đại kích dao động mành có tần số 50/60 Hz đưa vào cực B của T1 qua điện trở hạn biên R1 khuếch đại ra C đưa tới hai cực B của T2 và T3. - Giả sử ở chu kỳ đầu của xung mành có bán chu kỳ dương, áp và cực âm diode D3 và D2 diode này phân cực nghịch, đóng và đưa xung mành ra cực E của đèn và tới cuộn lái mành (b1) nằm trên cổ đèn hình để lái tia điện tử theo chiều cao của màn hình. - ở bán chu kỳ sau đảo lại đèn (T2) khoá, khi đó bán chu kỳ âm nắn qua 2 diode D2, D3 tạo phân cực và mở đèn T3 đèn này khuếch đại đưa xung mành ra cực E và tới cuộn lái tia mành, hai đèn trên làm việc theo nguyên lý đèn này đóng thì đèn kia mở và ngược lại. Đầu kia của cuộn lái mành (l1) có mạch hồi tiếp gồm C3, R9 và chiết áp VR tạo thành mạch điều chỉnh chiều cao của khung hình đưa quang trở về mạch sửa dạng xung mành để điều chỉnh cho đủ chiều cao của màn ảnh. Cũng từ cực E của hai đèn khuếch đại công suất có một đường dẫn qua R8, lọc bởi C4 đưa quang trở về mạch sửa dạng xung để điều chỉnh độ tuyến tính của mành. R3 và R4 là hai điện trở tải ở đầu ra cuộn lái mành. Diode D1 nắn nguồn cấp cho mạch V OSC SW 50/60 Hz Generator V Driver V Out put V.line V.Hight Sync Vertical Về cơ bản thì nguyên lý làm việc của phần quét mành tương đối giống như ở ti vi đen trắng duy chỉ khác biệt ở một điểm là mạch tạo dao động mành được tác động bởi chuyển mạch tần số 50/60 Hz SW để cho phù hợp với từng hệ màu. Cũng ở tầng dao động mành nhận được xung đồng bộ mành Sync.V được tách ra từ tầng tách xung đồng bộ (Syn.Cp) tần số quét mành trong các máy cần phải đúng với tần số của nguồn điện công nghiệp mà nước đó sử dụng thì chiều cao cũng như đồng bộ mành mới chuẩn (không bị trôi). Tần số mành được đưa tới mạch sửa dạng xung (Generator) sau tới mạch khuếch đại kích mành và khuếch đại công suất mành có biên độ lớn đưa lên cuộn lái mành nằm trên cổ đèn hình (V.Yoke) để điều khiển tia điện tử quang từ góc dưới lên góc trên của màn hình khi kết thúc một lần quét. ở hai tầng khuếch đại công suất mành thường có các chiết áp chỉnh chiều cao (V.Hight) và chỉnh tuyến tính (V.line). 2. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của mạch quét dòng và tạo đại cao áp cùng các mức áp khác. Mạch quét dòng trong máy thu hình màu cũng trải qua các thời kỳ của sự phát triển công nghệ điện tử. Mạch tạo dao động dòng (H.osc) từ việc dùng bán dẫn dời kết hợp với chiết áp chỉnh tần số dao động dòng (H. Hold) và cho tới đèn công suất dòng và đại cao áp thường có kích thước rất lớn, khi làm việc toả ra một nhiệt năng rất lớn làm cho máy rất nóng. Ngày nay mạch tạo tần số quét dòng có thể tự động thay đổi tần số là 15625 Hz hoặc 15750 Hz tuỳ theo từng hệ và việc tạo dao động nhờ mạch dao động theo áp VCO trong một IC, kết hợp với Thạch Anh chuẩn tần ở bên ngoài IC là 500 KHz hoặc 503 KHz. Từ tần số này tới mạch chia tần để lấy ra tần số quét dòng (fH). Mạch khuếch đại kích dòng (H.Driver) hay còn gọi là mạch khuếch đại đảo pha, và đèn công suất dòng (H.OUT) bao giờ cũng dùng ở bên ngoài IC. Vì đèn suất dòng làm việc ở tần số cao và nguồn áp lớn do vậy thường có tấm toả nhiệt gắn vào đèn. AFC H OSC H Driver H.Yoke H.Out Fly back H.Sync H.Puls Mạch quét dòng trong ti vi màu hoạt động giống như ở ti vi đen trắng mạch dao động dòng với tần số 15625 và 15750 Hz được thay đổi bởi mạch so pha tự động so pha AFC (Auto phase control) mạch này thực hiện so sánh giữa hai pha của xung đồng bộ dòng bên máy phát và pha của mạch dao động dòng ở máy thu sao cho chuẩn pha với nhau. Xung dòng với tần số cao được đưa qua mạch khuếch đại kích và tới đèn khuếch đại công suất dòng, đèn này chỉ làm việc khi nhận được sườn dương của xung dòng kích bão cực B và khuếch đại đưa biên độ cao lên gấp nhiều lần tới cuộn lái dòng ở trên cổ đèn hình. Có như vậy sò dòng như một khoá điện tử đóng mở với tần số cao và dựa vào sự hoạt động này mà bên thứ cấp của biến áp flyback người ta quấn thêm các vòng dây để tạo ra các điện áp khác nhau. Vì xung dòng có dạng như hình răng cưa với sườn lên là từ từ và sườn xuống đột ngột tới mức âm lên sự biến đổi đột ngột này tạo ra các xung dòng điện ngược có biên độ rất cao vì vậy để bảo vệ transiztor công suất dòng thì ở cực C của sò dòng bao giờ cũng có một diode mắc ngược gọi là diode làm nhụt (Damper) và các tụ cao tần chịu đựng được điện áp tới vài KV để làm giảm các xung ngược xuống masse tránh xung này chạy vào cực C của sò dòng qua E xuống masse đánh thủng lớp tiếp giác C - E và làm chập sò. Ngày nay hầu như diode Damper được chế tạo bên trong sò dòng có dạng như sau do vậy khi đo kiểm tra ta cần chú ý điều này. H.Out 3. Các nguồn áp bên cuộn thứ cấp đại cao áp (fly back) H.Out + 115 V Fly back Tranformar Box Hv g3 g2 180V 24V 12V 5 á 7V ABL Vì sò dòng làm việc ở tần số cao và rất ổn định do vậy đa phần nguồn nuôi cho các khối trong máy đều được lấy từ cuộn thứ cấp của đại cao áp với các mức sau. * Nguồn cấp cho Anot của đèn hình các mức áp cao tới vài chục KV tuỳ theo kích thước của màn hình. HV = Hight Volt. * Nguồn cấp cho lưới hội tụ (Focus = g3) thường có mức từ 2 á 4 KV cấp cho lưới hội tụ để hội tụ các tia điện tử phóng ra từ Ktot tập trung vào điểm giữa màn hình nguồn này thường có chiết áp để điều chỉnh. * Nguồn cấp cho lưới tăng tốc (Screen = g2) có vài trăm Volt cấp cho lưới tăng tốc g2 để hút mạnh tia điện tử phóng ra từ Ktot bởi tia điện tử từ Ktot tới màn hình có khoảng cách là rất lớn do vậy cần phải tăng tốc bởi g2. Chiết áp này cũng có chiết áp để điều chỉnh thường gắn liền với chiết áp chỉnh g3 ở một hộp ngay trên cuộn cao áp. * Nguồn 180V là nguồn cấp cho 3 cực C của các đèn công suất màu. * Nguồn 24V thường được cấp trực tiếp cho phần công suất mành ở trong máy ngoài ra nó còn hạ áp xuống thấp hơn để nuôi cho các phần khác. * Nguồn 12 V nguồn nâng cấp hầu hết cho các phần trong máy từ cao tần, trung tần, âm thanh, giải mã... * Nguồn 5 á 7V lấy nguyên nguồn xoay chiều cấp cho sợi đốt của đèn hình và cũng từ nguồn này đưa một đường quay về bộ so pha AFC để điều chỉnh lại tần số của mạch dao động và nó cũng đi thẳng tới bộ nguồn để cưỡng bộ ổn áp nguồn theo kiểu dao động nguồn xung làm việc theo tần số dòng để tăng độ ổn định của nguồn đưa ra. * Ngoài ra còn có chân đưa ra mức nguồn thấp làm chân A B L (Auto Black Level) tự động điều chỉnh độ sáng của màn hình. VII - Đèn hình và mạch điện đèn hình màu. - Đèn hình màu là một thiết bị biến đổi tín hiệu điện của ảnh màu thành tín hiệu quang ảnh màu khi thu truyền hình màu và là biến đổi tín hiệu điện của ảnh đen trắng thành tín hiệu quang ảnh đen trắng khi thu truyền hình đen trắng. - Đèn hình màu về cấu tạo rất khác so với đèn hình đen trắng. Nó gồm 3 Ktot (súng điện tử) để bắn ra 3 màu cơ bản tương ứng vào các điểm chấm màu hoặc vào các rãnh màu tương ứng ở trên màn hình màu và ở đó các màu thực hiện sự trộn lẫn tạo ra các ảnh tố màu đúng như màu sắc trong thiên nhiên mà máy phát gửi đi. - Hiện nay trên thị trường tồn tại hai loại đèn hình cơ bản là loại đèn hình có lưới đục lỗ và loại đèn hình có các rãnh màu. 1. Cấu tạo chung của đèn hình. a. Màn huỳnh quang. - Trên màn này người ta phủ nên 3 chất huỳnh quang với các thành phần hoá học khác nhau, phủ lên các vị trí khác nhau của màn hình theo chiều dọc với mỗi dải phát ra một màu cơ bản R, G, B sắp xếp xen kẽ nhau (đối với loại màn có lưới là rãnh màu) và sắp xếp theo hình tam giác (đối với loại màn hình có lưới đục lỗ) giữa các điểm huỳnh quang phát ra 3 màu người ta phủ một chất hấp thụ ánh sáng. b. Màng nhôm Trên bề mặt của màng huỳnh quang người ta phủ một lớp nhôm rất mỏng khoảng 0,5 mm nhằm bảo vệ màn huỳnh quang giảm bớt cường độ của các Ion bắn phá và có tác dụng phản ánh sáng làm cho ánh sáng phát ra từ màn huỳnh quang luôn hướng về phía trước, làm tăng độ sáng của màn hình ngoài ra màng nhôm còn thu nhận điện tử thứ cấp cho các sợi kim loại phát ra. c. Màn chắn. Màn này gồm nhiều khe nhỏ theo chiều dọc bố trí thành từng dãy với số lượng các dãy khe hẹp trên màn chắn đúng bằng số lượng các bộ 3 màu cơ bản trên màn huỳnh quang. Màn chắn này rất mỏng nó có tác dụng tách riêng các mầu cơ bản để cho tia điện tử của mỗi súng bắn đúng vào các điểm hoặc các rãnh trên màn huỳnh quang do đó cải thiện được độ sạch màu trên màn hình. d. Các súng điện tử (Ktot) Nhằm tạo ra ba tia điện tử kích thích đúng và các điểm quang màu trên màn huỳnh quang. ở loại màn hình có lưới đục lỗ thì ba sóng điện tử được đặt theo hình tam giác và ở loại màn hình có lưới chắn khe thì 3 súng được đặt theo chiều ngang. Để 3 súng bắn ra các điện tử thì cần phải được nung nóng bởi sợi đốt. e. Sợi đốt (Heter). Được làm bởi một loại hợp kim chịu được nhiệt độ cao để đốt nóng 3 Ktot thì cần có 3 sợi đốt và các sợi đốt thường được mắc song song với nhau và đưa ra ngoài cổ đèn hình hai chân nhận nguồn điện xoay chiều khoảng từ 5 á 7V~. f. Các lưới của đèn hình. * Lưới g1: là lưới nhận điện áp điều khiển tia điện tử phát ra từ Ktot. * Lưới g2 (Screen) là lưới nhận áp cáo để tăng tốc tia điện tử. * Lưới g3 (Focus) là lưới hội tụ nhận điện áp cao để hội tụ các tia điện tử phát ra bắn vào đúng một điểm. h. Cuộn lái tia. - Cuộn lái tia được đặt giữa cổ và bầu đèn hình với hai cuộn của lái dòng và hai cuộn của lái mành ôm vòng tròn của cổ đèn hình. Nó nhận xung điện dòng và mành từ hai mạch khuếch đại công suất để điều khiển tia điện tử quét hết khung của màn hình. i. Cực Anot của đèn hình Cực này được nằm ở trên bàu của đèn hình nằm gần màn hình nó nhận đại cao áp (HV) từ biến áp fly back để hút tia điện tử phát ra từ 3 Ktot và được tăng tốc nhờ lưới g2 đập nên màn huỳnh quang làm sáng màn hình. j. Hai lớp dẫn điện bên trong và bên ngoài. ở bên trong đèn hình được tráng một lớp kim loại dẫn điện mỏng và bên ngoài màn hình trải một lớp than dẫn điện được nối với masse. Như vậy giữa lớp than và lớp kim loại ngăn tách ở giữa bởi lớp thuỷ tinh tạo thành một tụ điện có điện dung cực lớn để lọc nguồn đại cao áp. 2. Loại màn hình có lưới đục lỗ. R G B G R G R B B G R R B G G R B B G R R B G G R B B G R G B R R B G Màn huỳnh quang Màn chắn đục lỗ Súng G Súng B Súng R Bố trí các súng điện tử nhìn từ phía sau đuôi đèn hình ở loại màn hình này người ta đục các lỗ trên màn chắn tương ứng với các điểm trên màn hình phát quang các chấm tròn này là các màu R, G, B xen kẽ nhau tạo thành các góc của một tam giác gọi là bộ 3 số bộ 3 ở màn huỳnh quang này đáng bằng số bộ 3 ở màn chắn đục lỗ. Khi các súng bắn ra tia điện tử thì được lái đúng vào 3 lỗ này và vào 3 điểm trên màn huỳnh quang tương ứng khi đó sự pha trộn màu trong thiên nhiên mới được trung thực. Việc lái các tia điện tử này vào đúng điểm màu là nhỏ 3 cặp nam châm đặt trên cổ đèn hình. * Ưu điểm của loại đèn hình này là sự pha trộn màu tốt vì 3 điểm màu R, G, B xếp theo bộ 3 vì vậy cường độ của mắt nhìn vào 3 điểm là đều nhau; kết cấu đơn giản. * Nhược điểm là hiệu suất phát quang thấp, ánh sáng kém để tăng ánh sáng cần tăng điện áp Anot. - Việc bố trí 3 súng điện tử theo hình tam giác như vậy thì tiết diện của cổ đèn hình là lớn dẫn tới công suất của quét dòng và quét mành phải lớn để đủ dòng cấp cho 3 súng phóng tia. - Hiện nay loại màn hình này ít được sử dụng. 3. Loại đèn hình có màn chắn khe hẹp. ở loại đèn hình này 3 súng điện tử được đặt theo mặt phẳng nằm ngang và ở màn huỳnh quang thì các dải màu được xen kẽ theo chiều dọc của màn hình mỗi một khe được phát ra một màu cơ bản khe giữa của các dải được phủ một lớp hấp thụ ánh sáng mạnh các dải được đặt rất khít nhau nên giảm được đường vân màu trên ảnh. Do 3 Ktot bố trí theo chiều ngang nên cổ đèn hình có tiết diện nhỏ hẹp và làm giảm độ lệch tâm của các tia điện tử với loại này độ sáng của màn hình cao, dễ điều chỉnh được độ hội tụ của 3 tia điện tử cho đúng rãnh phát quang. 4. Loại đèn hình màu Trinitron. Trinitron là loại đèn hình chỉ có một súng bắn điện tử - quang học mà có khả năng tạo ra ba tia điện tử được chế tạo đầu tiên tại Nhật Bản do hãng Song sản xuất vào năm 1968. Kết cấu của nó như màn huỳnh quang và màn chắn giống tương tự ở loại màn hình có lưới chắn khe hẹp. Đây là loại đèn hình có chất lượng cao, ít xảy ra hiện tượng các vân mầu và tránh được từ trường của trái đất đến độ sạch màu. - Độ sáng của màn hình tương đối lớn do số điện tử tới màn huỳnh quang tăng; độ nét và độ bão hoà màu của ảnh tốt, giảm công suất quét dòng và quét mành cung cấp cho cuộn lái tia. IIX - Mạch ma trận tạo màu G - Y và ma trận tạo 3 màu cơ bản R, G, B. - Như ta đã biết ở máy phát không phát đi ba hiệu màu cơ bản mà chỉ phát đi hai hiệu màu cơ bản có độ nhận dạng đó là ER - EY và EB - EY. Vì vậy ở máy thu trước hết phải có mạch ma trận để tạo lại hiệu màu EG - EY sau đó mới được đưa tới mạch ma trận cuối để lấy lại ba màu cơ bản là ER, EG, EB. - Để tạo lại được hiệu màu EG - EY thì ta cộng trừ tỷ lệ thích hợp của hai hiệu màu ER - EY và EG - EY. EG - EY = - 0,51 (ER - EY) - 0,19 (EB - EY). Mạch ma trận màu cuối thường gắn liền với tầng khuếch đại công suất màu. Mạch này, thường được lắp ráp trên một boar mạch nhỏ gắn ở đuôi đèn hình, nối với các chân của đèn hình bởi một Jocket. Mạch có tác dụng nhận ba hiệu màu R - Y, G - Y và B - Y vào ba cực B của các đèn và nhận tín hiệu chói (Y) đã qua mạch xử lý vào 3 cực E của ba đèn. Chúng thực hiện cộng trừ với tín hiệu chói để lấy ra được ba màu cơ bản. Ngoài ra mạch còn thực hiện cân bằng trắng để đưa ra được hình ảnh thật đen trắng khi ta giảm chiết áp chỉnh màu về không. Như vậy thì hình ảnh, màu sắc mới được trung thực. Ngoài ra mạch ma trận cuối này kết hợp với một hoặc hai đèn khuếch đại, để tạo thành mạch hiển thị số và vạch trên màn hình. Việc thực hiện ma trận để tạo ra ba màu cơ bản thường được thực hiện ở tầng khuếch đại công suất sắc. (ER - EY) + EY = ER. (EG - EY) + EY = EG. (EB - EY) + EY = EB. 1. Sơ đồ nguyên lý mạch tạo ma trận EG - EY và ER; EG; EB. 2. Nguyên lý làm việc của mạch ma trận. Hai tín hiệu hiệu màu sau khi được tách ra khỏi mạch giải mã được đưa vào 2 cực B của hai đèn Q1, Q2. Hai đèn này làm nhiệm vụ khuếch đại đưa ra hai cực C tín hiệu hiệu màu bị đảo pha thành - (ER - EY) và - (EB - EY). Hai hiệu màu ở cực C của hai đèn Q1, Q2 nhờ các giá trị của điện trở R5, R6, R7 mắc theo phân áp mà tạo ra được hiệu màu (EG - EY). Như vậy sau hai đèn Q1, Q2 ta đã có ba hiệu màu cơ bản là (ER - EY); (EG - EY) và (EB - EY) đưa trực tiếp tới cực B của 3 đèn khuếch đại công suất sắc và là tầng ma trận cuối để tạo ra ba màu cơ bản. Tín hiệu chói có cực tính âm (-Ey) được đưa đến cực E của ba đèn Q3; Q4 và Q5 qua các chiất áp R8, R14, R20 dùng để điều chỉnh mức độ tín hiệu chói đưa vào cực E của các đèn dẫn tới làm thay đổi phân cực UBE dẫn tới chế độ làm việc của đèn thay đổi ảnh hưởng trực tiếp tới tín hiệu đưa lên Ktot đèn hình. Ba hiệu màu đưa vào cực B của ba đèn ở đây chúng thực hiện cộng trừ với tín hiệu chói để lấy ra ba màu cơ bản được khuếch đại và ra cực C có cực tính âm tới ba Ktot phát xạ lên màn hình. Các chiết áp R11; R17; R23 nối vào cực E của ba đèn khuếch đại công suất với masse được gọi là chiết áp cắt màu (cut off) bởi khi ta thay đổi giá trị điện tử làm áp cực E của các đèn tăng cao dẫn tới UBE nhỏ nên làm việc ở chế độ yếu hoặc đóng hẳn khi đó áp 180V trên cực C hầu như không bị sụt áp và mức áp cao như vậy đưa vào Ktot làm cho bao nhiêu tia điện tử phát xạ ra đều bị hút trở lại hết do vậy màn đó không có phát xạ lên màn hình vì thế trên màn hình sẽ không có xuất hiện đó. Các chiết áp trên kết hợp với các chiết áp R8, R14, R20 dùng để cân bằng trắng trong truyền hình màu nếu khi ta không chỉnh màu lên thì màn hình hoàn toàn phải trở về hình ảnh đen trắng độ đen trắng càng sáng càng trung thực thì màu sắc càng sống động và một khi hình ảnh không trở về được đen trắng thì ta cần phải thay đổi một trong các chiết áp đó để làm cho cường độ của ba tia màu phát ra là đều nhau khi đó hình ảnh mới trở lại đen trắng. Q R3 R1 R2 R4 R Out put TO KTOT R (ER - EY) From vi xử lý 3. Nguyên lý mạch điều khiển hiện chữ và số trên màn hình. Mạch điều khiển hiện chữ và số trên màn hình thực chất là điều khiển chế độ phân cực của một trong ba đèn khuếch đại công suất màu. Nếu ta muốn cho hiệu màu nào đó trên màn hình thì ta cho đèn điều khiển Q vào cực E của đèn đó. Khi ta ấn bất kỳ một phím nào đó thì lệnh từ IC vi xử lý đưa ra và qua R1 vào cực B đèn Q làm đèn này mở tạo dòng chảy từ C qua E xuống masse. Các điện trở R2 và R3 có giá trị nhỏ do vậy điện áp trên cực E của đèn công suất màu đã bị tụt thấp dẫn tới UBE của đèn là lớn làm đèn này làm việc ở trạng thái bão hoà áp trên cực C tụt thấp và Ktot tương ứng có áp thấp dẫn tới tia điện tử màu đó phát ra mạnh hơn các màu khác và thể hiện được chữ hoặc số với màu đó trội hẳn trên màn hình. IX - Nguyên lý làm việc của phần điều khiển trong máy thu hình màu (Micro Processor). - ở hầu hết các máy ti vi màu hiện nay mọi thao tác tắt mở máy hoặc chỉnh kênh, chỉnh âm lượng... đều được thao tác nhẹ nhàng chỉ cần ấn ở điều khiển từ xa hoặc là ấn ở mặt máy chứ không cần phải chỉnh theo kiểu cơ khí như các máy đời trung. Những thao tác đó đều được một vi mạch gọi là vi xử lý (Micrro Processor) thực hiện và tới bây giờ bất kể một thiết bị điện tử hiện đại nào đều sử dụng mạch điều khiển trong đó nó bao gồm các lệnh đã được ghi sẵn, các mạch nhớ tạm thời và các mạch logic số và như vậy bộ vi xử lý đóng vai trò rất quan trọng trong ti vi màu nếu bộ này không làm việc thì tất cả các chức năng và ngay cả sự vận hành của máy cũng không làm việc được. Trong khối vi xử lý thường bao gồm một vi mạch vi xử lý để nhận mọi chức năng điều khiển từ bàn phím bấm hoặc lệnh từ điều khiển từ xa tới và sau đó nó sẽ giải mã các lệnh để biết được đó là lệnh gì để nó đưa ra các mức áp cao hoặc thấp để điều khiển các chức năng của máy. Để tự giúp cho IC vi xử lý thì thường có các mạch logic số như mạch chuyển đổi A/D và D/A thực hiện chuyển các lệnh dưới dạng số thành mức điện áp hoặc các điện áp thành dạng số nhị phân. Mạch đảo tín hiệu và mạch nhớ. ở đây IC nhớ (memory) thực hiện nhớ các lệnh mà IC vi xử lý điều khiển để mỗi khi ta tắt bật lại máy thì các chương trình không bị thay đổi. ở đầu vào của bộ vi xử lý các lệnh thường được nối theo kiểu mạch ma trận dưới dạng điện áp hoặc điện trở. Nó có các giá trị áp hoặc trở khác nhau đối với từng chức năng như Volume, Chanel... đưa vào các chân IC vi xử lý khác nhau từ đó IC vi xử lý nhận biết được các lệnh và đưa ra các mức áp ở các chân khác nhau để điều khiển máy hoạt động. ở hầu hết các máy hiện nay các mạch đầu vào thường được bố trí theo ma trận hàng và cột. * VD mạch ma trận hàng và cột các phím bấm đầu vào IC vi xử lý. VOL + VOL - CH + CH - MEMORY TUNRING + TUNRING - MUTE POWER TV/VIDEO Các tiếp điểm chập, nhả của bảng ma trận Các cột ma trận đưa tới các chân IC vi xử lý Các hàng ma trận đưa tới đầu vào IC vi xử lý R1 R2 R3 R4 R5 R10 R11 R12 R13 R14 R8 Tới IC vi xử lý R9 R6 R7 * VD bàn phím bấn theo kiểu thay đổi điện áp đặt và chân IC vi xử lý Chương III : Các hệ truyền hình màu Các hệ truyền hình màu hiện nay về nguyên tắc thì đều giống nhau nhưng về cách xử lý tín hiệu màu thì hoàn toàn khác biệt việc giải mã màu ở máy thu, xét về từng hệ là khác nhau nó liên quan đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN237.doc