LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ SỞ NN&PTNT TỈNH NAM ĐỊNH 6
I,Chức năng, nhiệm vụ Sở NN & PTNT tỉnh Nam Định 6
1.Chức năng 6
2.Nhiệm vụ 6
II,Hệ thống tổ chức bộ máy Sở NN & PTNT tỉnh Nam Định 7
1.Ban giám đốc 7
2.Các phòng ban chức năng 8
3.Các đơn vị sự nghiệp 8
4.Các doanh nghiệp 9
III. Kết quả đã đạt được trong các năm từ (2000-2003)
và phương hướng nhiệm vụ năm 2004 9
1.Kết quả đạt được trong các năm từ (2000-2004) 9
1.1 Về sản xuất nông nghiệp 9
1.2 Về kết quả lâm nghiệp 13
1.3 Về một số kết quả khác 14
1.4 Về kết quả tiếp tục củng cố đổi mới quan hệ HTX trong nông nghiệp
năm 2003 15
2. Nguyên nhân đã đạt được kết quả trong các năm từ (2000-2003) 16
2.1Nguyên nhân khách quan 16
2.2Nguyên nhân chủ quan 16
3.Một số mặt tồn tại hạn chế 17
4.Phương hướng mục tiêu trong năm tới 17
4.1Phương hướng chung trong nhiệm kỳ (2003-2005) 17
4.2Mục tiêu kế hoạch phát triển năm 2004 18
PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH 20
I. Điều kiện tự nhiên tỉnh Nam Định 20
1. Vị trí địa lý 20
2. Địa hình thổ nhưỡng 20
3.Thời tiết khí hậu 21
4.Phân vùng tự nhiên và kinh tế 22
4.1Vùng Đồng bằng Bắc sông Đào 22
4.2Vùng đồng bằng ven biển Nam sông Đào 22
II. Điều kiện kinh tế - xã hội kinh tế nông nghiệp, nông thôn
tỉnh Nam Định 23
1.Vị trí kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế chung
của tỉnh Nam Định 23
2. Điều kiện xã hội, dân số và lao động 23
3.Phân bố các loại cây trồng con nuôi 24
3.1Vùng lúa 25
3.2Vùng cây công nghiệp, rau màu vụ đông 25
3.3Vùng cây ăn quả 25
3.4Vùng gia súc, gia cầm 25
3.5Rừng tập trung 26
4.Cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp và
kinh tế nông thôn 26
4.1Thuỷ lợi 26
4.2Cơ sở sản xuất giống 27
4.3 Cung ứng vật tư 28
4.4Cơ sở BVTV, thú y 28
4.5Công nghiệp chế biến 28
4.6 Cơ khí nông nghiệp 29
PHẦN III
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP 30
I, Đề tài lựa chọn 30
II. Lý do lựa chọ đề tài 30
III. Báo cáo về các tài liệu khoa học đã được phổ biến chủ yếu
được công bố 32
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
CÁC TỪ VIẾT TẮT
NN&PTNT : NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BVTV: BẢO VỆ THỰC VẬT
HTX : HỢP TÁC XÃ
PCLB: PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO
QLĐĐ: QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU
UBND UỶ BAN NHÂN DÂN
ĐHKTQD ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
34 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng mạnh từ 6,6% năm 2001 lên 7,3% năm 2002 , tốc độ tăng trưởng gía trị sản xuất ngành trồng trọt tăng chậm từ 3,3% năm 2001lên 3,6% năm2002, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp giảm từ 4,9% năm 2001 xuống 0,9% năm 2002
- Tuy nhiên cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 21,81% năm 2000 lên 22,34% năm 2000 và 22,97% năm 2002; tỉ trọng ngành trồng trọt giảm từ 75,43% năm 2001 xuống 74,34% năm 2002; tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp giảm châm từ 2,76% năm 2000 xuống 2,69% năm 2002. Nhìn chung sự chuyển dịch này vẫn còn chậm, tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao.
* Về kết quả trồng trọt
Biểu 3: Diện tích gieo trồng
Đơn vị : ha
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tổng số
204.830
206.280,7
208.084,4
208.275
Trong đó
I, Cây hàng năm
- Lúa
- Ngô
- Cây công nghiệp
- Các loại cây khác
II, Cây lâu năm
- Cây công nghiệp
- Cây ăn quả
- Các loại cây khác
200.015
166.188
3.407
6.594
4.815
4.150
201.327
165.338
2.815
7.733
4.953,7
4.148,4
202.642
164.035
2.903
8.833
5.442,4
4.269,4
202.831
162.972
3.549
9.540
5.444
4.286
(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2002 và Báo cáo nông nghiệp, lâm, thuỷ sản năm 2003 của Tổng cục thống kê Cục thống kê tỉnh Nam Định)
Nhận xét: Qua biểu 2 ta thấy tình hình biến động diện tích đất gieo trồng tỉnh Nam Định như sau:
Tổng diện tích đất gieo trồng tỉnh Nam Định tăng lên liên tục qua các năm: Lần lượt năm sau tăng cao hơn năm trước là 1.450,7 ha (2001), 1.803,7 ha(2002), 190,6 ha (2003). Nhìn chung diện tích gieo trồng cây hàng năm và cây lâu năm đều tăng lên qua các năm , tuy nhiên trong đó diện tích cây lúa liên tục giảm qua 4 năm trên, năm sau giảm hơn năm trước là năm 2001giảm 850 ha, năm 2002 giảm 1.303ha, năm 2003 giảm 1.063 ha. Như vậy bình quân hàng năm diện tích trồng lúa giảm khoảng 1000 ha diện tích gieo trồng.
Điều này là do Nam Định ngày càng mở rộng diện tích đất gieo trồng bằng cách đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi diện tích gieo trồng từ cây kém hiệu quả sang cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Như theo báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2002 phương hướng nhiệm vụ năm 2003 Sở NN & PTNT tỉnh Nam Định thì diện tích lúa năm 2002 giảm 1003ha chuyển sang trồng màu và nuôi trồng thuỷ sản. Giảm nhanh những cây trồng kém hiệu quả, chuyến sang gieo trồng các cây có giá trị kinh tế cao: Lạc, đậu tương hè thu; mỗi năm mở rộng them 1000 ha xuống chân hai lúa. Cơ cấu các cây rau củ quả phát triển nhanh.
Biểu 4: Kết quả sản xuất cây lương thực có hạt (lúa + ngô)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
I,Năng suất lúa bình quân một vụ trong một năm(tạ/ha/vụ)
II, Tổng sản lượng lương thực qui thóc (tấn)
-Sản lượng lúa
-Sản lượng ngô
III, Sản lượng lương thực bình quân đầu người (kg/người)
-Sản lượng lúa bình quân đầu người (kg/người)
58,10
976.510
965.618
10.892
510
504
58,71
979.924
970.693
9.231
510
505
59,95
993.428
983.339
10.089
514
509
58,06
958.767
946.169
12.598
493
(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2002 và Báo có nông nghiệp, lâm, thuỷ sản năm 2003 của tổng cục thống kê cục thống kê tỉnh Nam Định )
- Nhận xét: Qua biểu 3 ta thấy trong 3 năm đầu tất cả các chỉ tiêu đều tăng, vì thế mà sản xuất lương thực liên tục đạt mục tiêu khoảng 1 triệu tấn, bình quân lương thực đầu người tăng giữ vững an ninh lương thực. Hàng năm có khoảng 250 nghìn đến 400 nghìn tấn lương thực hàng hoá, thu nhập ngày càng cải thiện tăng từ 1 đến 2 triệu /ha đất canh tác. Riêng năm 2003 là giảm xuống. Xem lại biểu 2 ta thấy diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm sau so với năm trước lần lượt : (2001) giảm 1.442 ha, (2002) giảm 1.215 ha, năm 2003 giảm 417ha , nhưng tổng sản lượng lương thực qui thóc trong 3 năm đầu không giảm, riêng năm 2003 là giảm sút, với mức năm sau so với năm trước: năm 2001tăng 3.414 tấn, năm 2002 tăng 13.504 tấn, năm 2003 giảm 34.661 tấn, mức độ giảm này chủ yếu là do sản lượng lúa giảm từ 983.339 tấn năm 2002 xuống còn 946.169 năm 2003 (giảm 37.170 tấn ). Chính vì điều này làm sản lượng lương thực bình quân đầu người và sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2003 đều bị giảm xuống. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết năm 2003 ảnh hưởng rất xấu đến sản xuất lương thực toàn tỉnh.
* Về kết quả chăn nuôi
Biểu 5: Kết qủa chăn nuôi của một số loại gia súc, gia cầm chủ yếu.
Đơn vị : 1000 con
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
SL
SL
TĐTT
(%)
SL
TĐTT
(%)
SL
TĐTT
(%)
Trâu
Bò
Lợn
Gia cầm
12,6
28,4
562,7
4846,1
9,7
27,0
629,7
5027,4
-23,02
-9,49
11,91
3,74
9,3
27,0
675,4
5415,1
-4,12
0
7,26
7,71
Trâu+bò là 38,7
716,2
5729
6,04
7,71
Ghi chú: SL là sản lượng
TĐTT là tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2002 và Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2003 của Sở NN & PTNT tỉnh nam định)
Nhận xét: Qua biểu 4 ta thấy tốc đàn bò giảm nhanh chóng qua các năm , với tốc độ giảm tương ứng năm sau so với năm trước: năm 2001 giảm 9,7%, năm 2002 giảm 4,12%; đàn bò tương đố ổn định; đàn lợn tốc độ tăng trưởng cao năm sau so với năm trước: năm 2001 tăng 11,91%, năm 2002 tăng 7,26%, năm 2003 tăng 6,04%, bình quân hàng năm tăng khoảng hơn 51 nghìn con; đàn gia cầm tăng nhanh bình quân mỗi năm tăng khoảng trên 294 nghìn con, mặc dù năm 2002 bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng so với năm 2002 là 7,71%, tương ứng với 313,9 nghìn con.
1.2 Về kết quả lâm nghiệp
Biểu 6: Gía trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
sản lượng
(triệu đ)
tỉ trọng
(%)
sản lượng
(triệu đ)
tỉ trọng
(%)
sản lượng
(triệu đ)
tỉ trọng
(%)
Tổng số
23.584
100%
23.569
100%
25.820
100%
I,Trồng và nuôi rừng
II, Khai thác gỗ và lâm sản
III, Lâm nghiệp khác
2.943
20.352
289
12,48%
86,30%
1,22%
2.992
20.327
250
12,69%
86,25%
1,06%
2.579
22.968
273
9,99%
88,95%
1,06%
(Nguồn: Niên giam thống kê tỉnh Nam Định năm 2002)
Nhận xét: Qua biểu 5 ta thấy : Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng giảm không ổn định năm sau so với năm trước : năm 2002 tăng 2.251 triệu đồng , tương ứng với tốc độ tăng là 9,55%; năm 2001 giảm 15 triệu đồng
Tỉ trọng giá trị sản xuất của 3 lĩnh vực trên không đổi không đáng kể, tuy nhiên giá trị sản xuất của lĩnh vưc trồng và nuôi rừng có xu hựớng giảm đi, còn khai thác gỗ và lâm sản có xu hướng tăng lên
Ngoài kết quả trên trong hai năm 2001 và 2002 đã trồng thêm 485 ha rừng bao gôm rừng tập trung ven biển, rừng cải thiện môi trường sinh thái và trồng tre chắn song bảo vệ đê điều, đưa diện tích rừng đã trồng lên 7.594 ha. Theo báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2003 thì ngay sau lễ phát động trồng cây gây rừng, trồng tre chắn sóng đê sông, đê biển tại Mỹ Trung (Mỹ Lộc) các địa phượng đã tô chức triển khai trồng cây mùa xuân và trông rừng tập trung được 352 ha bằng 100% kế hoạch, tăng 24,71%, so năm 2002, chăm sóc 650 ha rừng và bảo vệ 700 ha rừng khu vực xung yếu, trồng 5 triệu cây phân tán, trong đó có 1,5 triệu cây ăn quả, nhiều địa phương có phong trào trồng rừng và trồng cây phân tán tốt như: Hải Hậu, Nghĩ Hưng, TP Nam Định , Mỹ Lộc…
1.3 Về một số kết quả khác
Biểu 7: Một số kết quả khác
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
I, sản lượng muối (tấn)
II, Kết quả di dân xây dựng vùng kinh tế mới (hộ)
III, Đầu tư XDCB (triệu đồng)
IV, Tỷ lệ dân số được dung nước sạch (%)
95.000
400
140.255
47,00%
83.700
94.509
351
151.440
52,82%
97.000
308
90.165
58,00%
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2000, 2001, 2002, 2003 của Sở NN & PTNT tỉnh Nam Định )
- Sản lượng muối: Sau khi chuyển đổi diện tích muối được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nên sản xuất ổn định. Hầu hết các năm đều đạt và vượt kế hoạch, riêng năm 2001 do thời tiết bất thuận nên chỉ đạt bằng 88,1% kế hoạch đề ra năm 2000
- Kết quả di dân xây dựng vùng kinh tế mới: Trong điều kiện khó khăn về địa bàn và kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng nơi đến, nhưng với tinh thần tích cực tháo gỡ khó khăn và tranh thủ sự giúp đỡ của các tỉnh, đã đưa được nhiều hộ đi xây dựng vùng kinh tế mới, đạt được mục tiêu ké hoạc đã đặt ra.
- Kết quả về tỷ lệ số dân được dùng nước sạch: Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, tiến hành tổ chức sắp xếp lại bộ máy gọn nhẹ ở văn phòng và các phòng ban trung tâm. Tuy có khó khăn về việc làm đối với bộ phận tự trang trải nhưng đã phối hợp với địa phương hoàn thành và đưa vào sử dụng 5 công trình cấp nước (2003), góp phần làm tăng thêm 102.034 người dân (2003) sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đưa tỷ lệ từ 52,8 % lên 58%, nâng cao tổng số dân nông thôn trong tỉnh được hưởng nguồn nước hợp vệ sinh trên một triệu người. Tuyên truyền vận động cho trên 17.000 hộ gia đình xây dựng và cải tạo loại hình biogas.
1.4 Về kết quả tiếp tục củng cố đổi mới quan hệ HTX trong nông nghiệp năm 2003
Tiếp tục tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung đổi mới quản lý HTX nông nghiệp, diêm nghiệp theo luật đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong quản lý điều hành hướng dẫn sản xuất đối với hộ nộng dân. Tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tổng kết 3 năm tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý HTX nông nghiệp theo luật HTX, ban hành nghị quyết 04/NQ-TU của Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ kế hoạch số 27/VP3 của UBND tỉnh về tiếp tục đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế HTX nông nghiệp theo luật HTX. Thành lập các Ban chỉ đạo từ tỉnh đến các huyện, xã, triển khai thực hiện chương trình củng cố các HTX yếu kém, phát triển các HTX kinh doanh tổng hợp và xây dựng mô hình các HTX chuyên ngành trong HTX tổng hợp.
Nam Định có 326 HTX nông nghiệp, trong đó HTX đã chuyển đổi và mới thành lập theo Luật HTX có 312 HTX. Các huyện, thành phố tổng kết 3 năm đổi mới tổ chức quản lý HTX, 98% (306/312) HTX nông nghiệp đã tổ chức đại hội xã viên nhiêm kỳ 2003-2006
2, Nguyên nhân đã đạt được kết quả trong các năm (2000-2003)
2.1Nguyên nhân khách quan
- Điều kiện thời tiết và ngoại cảnh tương đối thuận lợi, không có thiên tai lớn xảy ra. Riêng năm 2003 thời tiết không thuận lợi, nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm, khi nắng hạn, khi mưa úng kéo dài gây ra nhiều khó khăn lớn đến việc sản xuất nông nghiệp
- Một số dịch bệnh bùng phát thành dịch trên diện rộng như sâu cuốn lá ảnh hưởng đến trồng trọt (lúa), bệnh cúm gà 2003 ảnh hưởng đến gia súc, gia cầm và sức khoẻ của con người…
- Sản xuất nông nghiệp nhiều năm được mùa đã khuyến khích người nông dân tích cực đầu tư thâm canh, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và phòng chống thiên tai tiếp tục được tăng cường, quan hệ sản xuất trong nông nghiệp ngày càng được củng cố, tạo tiền đề cho nông nghiệp, nông thôn phát triển, cùng với sự quan tâm chỉ đạo cụ thể, sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự phối kết hợp có hiệu quả của các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã giành được nhiều thắng lợi.
2.2 Nguyên nhân chủ quan
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống thiên tai được quan tâm đầu tư nâng cấp sửa chữa và xây dựng mới một số công trình đã tạo điều kiện cho sản xuất và PCLB
Đầu tư khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học đã được các cấp các ngành từ trung ương tới Tỉnh quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả, nhất là chương trình giống cây trồng vật nuôi.
Quan hệ sản xuất giứa nông nghiệp-nông thôn không ngừng được củng cố và phát triển. Một số cơ chế chính mới được ban hành bước đầu phát huy hiệu quả tích cực.
3. Một số mặt tồn tại hạn chế
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá đã có bước chuyển biến nhưng còn chậm, chưa khai thác triệt để thế mạnh của từng vùng, sản xuất nông nghiệp trồng trọt vẫn là chủ yếu, sản xuất nông nghiệp trồng trọt vẫn là chủ yếu, năng suất vụ mùa không đồng đều, một số địa phương đạt thấp, chăn nuôi và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu bảo quản chế biến, tiêu thụ nông sản nên nông sản vẫn ở dạng thô, chưa cạnh tranh được trên thị trường, hiệu quả thấp
- Công tác quản lý tổ chức điều hành về kinh tế, kỹ thuận có nơi, có lúc còn hạn chế.
- Sự năng động trong cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế. Một số bộ phận cán bộ và cơ sở còn nặng nếp nghĩ và cách thưc làm ăn cũ, chưa thích nghi với cơ chế thị trường, chưa nắm bắt và áp dụng kịp thời những thành tựu khoa học công nghệ mới.
- Đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được quan tâm, song chưa toàn diện và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành trước những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn sản xuất, đầu tư còn nhỏ giọt, rải ngân còn chậm.
- Công tác xúc tiến thương mại có để ra song không được quan tâm chỉ đạo một cách có hệ thống, chưa thực sự truyền tải thông tin tới bà con nông dân.
4. Phương hướng, mục tiêu trong năm tới
4.1 Phương hướng chung trong nhiệm kỳ (2003-2005)
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Đại Hội Đảng bộ lần thứ XVI phương hướng chung của Đảng bộ Sở NN & PTNT nhiệm kỳ (2003-2005):
- Nâng cao năng lực tham mưu và tổ chức chỉ đạo thực hiện, góp phần tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, đảm bảo an ninh lương thực, từng bước hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái.
- Tăng cường công tác xây dựng Đảng về mọi mặt, giữ vững và nâng cao chất lượng Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh. Nâng cao vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo cán bộ, Đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cống hiến cao nhất trí tuệ và sức lực góp phần thực hiện thắng lợi chương trình phát triển nông-lâm nghiệp va xây dựng nông thôn mới do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI đề ra.
4.2 Mục tiêu kế hoạch phát triển năm 2004
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phấn đấu đạt giá trị nông, lâm nghiệp tăng 3,9-4,2%. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế từng vùng, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Đối với một số sản phẩm nông nghiệp quan trọng có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ. Phát triển mạnh ngành nghề và kết cấu hạ tầng nông thôn để chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Trên cơ sở các mô hình cánh đồng giá trị thu trên 50 triệu đồng/ha và hộ thu 50 triệu đồng/năm, ở một số huyện, thành phố nhân nhanh ra diên rộng để không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống nhan dân, chủ động đối phó với diễn biến xấu của thời tiết, nhằm đảm bảo thắng lợi kế hoạch năm 2004 với các chỉ tiêu sau:
Biểu 8: Một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Nam Định năm 2004
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp:
Trồng trọt
Chăn nuôi - dịch vụ
Tổng diện tích gieo trồng cả năm
Trong đó
Diện tích lúa
Cây công nghiệp hàng năm
Cây rau đậu
Năng suất lúa cả năm
Sản lượng lương thực
Trong đó:
Sản lượng thóc
+ Thóc đặc sản
+ Thóc chất lượng cao
Sản lượng ngô
Gía trị sản xuất 1 ha canh tác
Tổng đàn lợn
Trọng lượng thịt hơi xuất chuồng
Thịt hơi xuất khẩu
Đàn trâu, bò
Đàn gia cầm
Sản lượng muối
Chuyển dân đi vùng kinh tế mới
3,8% trở lên
72,5%
27,5%
202.650 ha
160.000 ha
11.600 ha
19.000 ha
120,0 tạ/ha
trên 960.000 tấn
trên 950.000 tấn
70.000 tấn
400.000 tấn
10.000 tấn
40 triệu đồng
720.000 con
60.000 tấn trở lên
3.500 tấn (sản phẩm qua chế biến)
40.500 con
6,2 triệu con
95.000 tấn
450 hộ
12.Diện tích rừng tập trung
13. Tỷ lệ dân số được dùng nước hợp vệ sinh
14. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ
15. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản
16 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
17. Vốn khoa học công nghệ:
250 ha
62%
1.600 học sinh, sinh viên
trên 5,0 triệu USD
150 tỷ đồng
500 triệu đồng
( Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2003 của Sở NN & PTNT tỉnh Nam Định)
PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH
I. Điều kiện tự nhiên tỉnh Nam Định
1, Vị trí địa lý
Nam Định là một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nằm ở phía Nam châu thổ song Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông nam giáp biển Đông
Ngoài ra Nam Định là tỉnh nằm trong vùng phụ cận của tam giác tăng trưởng kinh tế của Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng.
2, Địa hình và thổ nhưỡng.
- Địa hình: Tỉnh Nam Định có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Điều này tạo điều kiện đẩy mạnh thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Thổ nhưỡng: Nhìn chung đất canh tác của tỉnh tương đối thuần chất, thuộc nhóm đất phù sa do sông Hồng bồi đắp. Thành phần là đất thịt và đất thịt nhẹ, thuộc loại đất tốt thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất, tăng thêm vụ, tăng thu nhập trên đơn vụ diện tích.
3, Thời tiết khí hậu
Thời tiết khí hậu tỉnh Nam Định cũng như các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng: Thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa rõ rệt. Mùa Đông khô lạnh, mùa Hè nóng nhiệt độ trung bình cả năm 26 0C và thường xảy ra mưa bão, độ ẩm trung bình 85%, lượng mưa phân bổ không đều thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 9, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau khí hậu lạnh và mưa nhỏ. Điều này rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt và chăn nuôi, đa dạng hoá các loại cây trồng vật nuôi.
Với đặc điểm địa lý, khí hậu, thuỷ văn thuận lợi để phát triển nông nghiệp, là tỉnh trọng điểm của miền Bắc Việt Nam về sản xuất lương thực thực phẩm, Nam Định cũng là tỉnh có nhiều ngành nghề truyền thống và sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sớm phát triển. Song đến nay nông nghiệp Nam Định vẫn được coi là tỉnh nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng
4, Phân vùng tự nhiên và kinh tế
Về tự nhiên Nam Định chia thành 2 vùng:
4.1 Vùng Đồng bằng bắc sông Đào: Gồm các huyện : Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định. Với diện tích 507,25 km2, dân số 627.752 người chiếm 34,82 % dân số toàn tỉnh năm 2002. Đất đai kém màu mỡ, hầu như không được tưới phù sa, địa hình trũng lòng chảo.
Về kinh tế đây là vùng nông nghiệp, có tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống với thành phố Nam Định vốn là trung tâm công nghiệp dịch vụ truyền thống.
4.2 Vùng Đồng bằng ven biển nam sông Đào: Gồm các huyện: Hải Hậu, Giao Thuỷ, Xuân trường, Nghĩa Hưng, Nam trực. Chiếm khoảng. Với diện tích là 1.130,82 km2, dân số 1.259.389 người, chiếm 65,18 % dân số toàn tỉnh. Đây là vùng địa hình bằng phẳng, đất đai được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đáy nên rất màu mỡ. Hơn nữa do hệ thống thuỷ lợi đồng bộ khai thác những mặt thuận lợi của chế độ thuỷ văn, nên việc tưới tiêu chủ động. Ngoài ra vùng còn có 72 km bờ biển thuộc 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghía Hưng, với bãi bồi ven sông ven biển có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn.
Về kinh tế đây là vùng có truyền thống thâm canh lúa nước, là vùng trọng điểm lúa của tỉnh, năm suất cao, sản lượng lớn. Kinh tế biển là ngành kinh tế đầy tiềm năng và triển vọng. Vùng này cũng là vùng có nhiều làng nghề truyền thống như chế biến nông sản, cơ khí, đóng tầu…
II, Điều kiện kinh tế-xã hội kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Nam Định
1, Vị trí kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế chung của tỉnh Nam Định .
Dân số ở nông thôn tỉnh Nam Định năm 2002 là 1.691.158 người, chiếm 87,53% dân số toàn tỉnh. Tổng sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2002 là 1.987.869 triệu đồng, chiếm 34,79% tổng sản phẩm trên toàn địa bàn tỉnh, trong đó nông nghiệp là ngành đóng góp tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định lớn nhất.
Kinh tế nông thôn là khu vực sản xuất có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, có nhiêm vụ đảm báo an ninh lương thực, sản xuất nông sản hàng hoá, ổn định đới sống nhân dân trong tỉnh, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn của các ngành kinh tế khác. Các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, vận tải, bưu điện đã có bước phát triển nhưng tỉ trọng chưa cao.
2. Điều kiện xã hội, dân số và lao động
Nam Định có 9 huyện, một thành phố, 24 phường thị trấn. Nam Định là một tỉnh đông dân , dân số trung bình năm 2002 là 1.932.141 người , mật độ dân số là 1.180 người/ km2. Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn là 1.691.158 người, chiếm 87,53 % dân số toàn tỉnh.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2002 là 0,95% so với năm 2001 giảm 0,05%
Cơ cấu dân cư đồng nhất: 99,95% là người kinh, cư tru ở đồng bằng , là nơi có nền văn minh lúa nước lâu đời. Dân cư Nam Định có trình độ dân trí cao, có kinh nghiệm sản xuất , rất cần cù chịu khó, rất nhanh nhạy thích ứng và tiếp thu cái mới. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Về lao động: Nam định là tỉnh có nguồn lao động dồi dào với 1.071,9 nghìn người (2002), tăng 33,5 nghìn người so với năm 2001, tương ứng với tốc độ tăng là 3,23%. Trong đó lao động trong độ tuổi lao động là 938,6 nghìn người chiếm 87,56% người lao động, số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động là 133,3 nghìn người, chiếm 12,44% nguồn lao động.
Về lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế thì lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp tương đối lớn là 736.297 người chiếm 76,59% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
Với đặc điểm tự nhiên, dân số và lao động của tỉnh Nam Định đất chặt, người đông, kinh tế phát triển chậm. Hàng năm dân số và lao động tiếp tục tăng lên nhưng đất nông nghiệp không tăng lên mà còn bị thu hẹp lại. Tình trạng dư thừa lao động ngày càng chấm trọng cả về số người và thời gian lao động nông nhàn. Tuy nhiên trong thực tế có sự chuyển dịch về lao động theo hướng lao động nông nghiệp và lao động nông nhàn đi tìm việc làm ở các tỉnh ngoài ngày càng lớn ở nhiều địa phương, tỉ lệ này khoảng từ 10% đến 20% tổng số lao động.
3, Phân bố các loại cây trồng con nuôi
Do điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, tập quán canh tác đã hình thành các vùng chuyên canh từ lâu đời:
3.1 Vùng lúa:
Sản xuất lúa phân bổ đều khắp trong tỉnh, diện tích gieo trồng hàng năm 164.035 ha, chiếm 78,83% diện tích gieo trồng trong năm (2002)
3.2 Vùng cây công nghiệp, rau màu vụ đông:
Diện tích phân bổ tập trung ở các dải đất cao ven đường 10 của các huyện: Ý Yên, Vụ Bản, vùng đường vàng huyện Nam Trực, vùng đất ven biển Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ.
Sự phân bố của cây công nghiệp như sau:
Lạc tập trung ở các huyện: Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực, Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng
Cói tập trung ở hai nông trường Bạch Long và Rạng Đông
Đay tập trung ở các huyện: Mỹ Lộc, Trực Ninh, Xuân Trường.
Mía tập trung ở các huyện: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thuỷ, Xuân Trường.
Vùng cây ăn quả
Phân bố rải trên địa bàn toàn tỉnh và được trồng chủ yếu trên khu đất dân cư. Cây trồng chính là chuối, cam, chanh, quyết, bưởi, nhãn, vải…
Vùng gia súc, gia cầm
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh với qui mô sản xuất hộ gia đình chủ yếu. Tuy nhiên phân bố tập trung ở một số huyện:
Trâu, bò ở huyện Mỹ Lộc, Ý Yên,Vụ Bản, Nam Trực, Xuân Trường hơn mức bình quân toàn tỉnh
lợn: tập trung nhiều ở các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu.Riêng lợn nái mức độ tập trung cao hơn ở Hải Hậu, Mỹ Lộc, Vụ Bản.
Gia cầm: Đàn gà phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh trong các hộ gia đình. Gà công nghiệp phân bố tập trung hơn ở các vùng ngoại thành Nam Định và các huyện lỵ
Đàn vịt tập trung ở các huyện ven biển, ven sông như: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thuỷ, Ý Yên, Mỹ Lộc.
Rừng tập trung
Phân bố thành 2 vùng: Ven biển Giao Thuỷ (cồn lu, Cồn Ngạn) và vùng ven biển Nghĩa Hưng ( cồn mờ), giữa 2 vùng trên có vệt rừng phi lao, ven biển Hải Hậu chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
4.1 Thuỷ lợi
- Hệ thống thuỷ nông: Toàn tỉnh đã hình thành 69 lưu vực tưới tiêu thuộc 7 công ty khai thác công trình thuỷ lợi. Toàn bộ hệ thống đã được quy hoạch và từng bước điều chỉnh bổ sung cho phù hợp bằng nhiều nguồn đầu tư theo văn bản Báo cao của Sở NN & PTNT tỉnh Nam Định năm 2001 thì đã kiên cố được số lượng công trình khá lớn: 19.576 kênh với tổng chiều dài 10.017 km gồm 195 kênh cấp I, 2.151 kênh cấp II, 17.230 kênh cấp 3, 243 cống dưới đê chính, 17.032 cống đập điều tiết nội đồng và 592 trạm bơm với tổng công suất 2.097.540 m3/h
Hàng năm xây dựng kế hoạch tu bổ, sửa chữa, nạo vét kênh mương, năm 2003 xây dựng 6 cống dưới đê đảm bảo chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ. Đến tuần tháng 1/2003 toàn tỉnh đã thực hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC704.doc