Tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non

Tích hợp trong một hoạt động:

- Khai thác nhiều mặt phát triển khác nhau ở trẻ khi tiến hành triển khai thực hiện một hoạt động thúc đẩy một lĩnh vực nào đó. Hoạt động này phải là chủ đạo, đồng thời kết hợp thật hợp lý các lĩnh vực khác nhau trong quá trình thực hiện hoạt động trọng tâm, (không lồng ghép một cách gượng ép).

 VD: Hoạt động chung: Tìm hiểu về các con vật sống trong gia đình, lớp 4 tuổi.

+ Cho trẻ chơi tạo dáng, bắt chước tiếng kêu của các con vật

+ Cho trẻ kể tên các con vật đã biết, đã thấy, đã nuôi

+ Cô giáo viết tên các con vật lên bảng.

+ Cô đọc tên các con vật, cho trẻ lấy tranh của chúng, phân loại con vật theo nhóm dựa vào đặc điểm của chúng như: 4 chân, 2 chân, đẻ trứng, đẻ con, môi trường sống, thức ăn và ghép lên bảng cài, kết hợp đếm số lượng các con trong nhóm.v.v.v

+ Hát và vận động theo nhịp bài hát về các con vật: Gà trống, Mèo con và cún con, Đàn vịt con. Đọc bài thơ: Nghé ngọ.

+ Vẽ và tô màu các con vật theo ý thích.

- Tích hợp các lĩnh vực nội dung trong 1 hoạt động tức là khai thác nội dung của các lĩnh vực hoạt động khác nhau vào quá trình tổ chức một hoạt động nào đó.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON I. MỤC ĐÍCH: - Học viên hiểu đúng khái niệm “tích hợp” và các hình thức tích hợp để tổ chức hoạt động tích hợp trong trường MN. - Thể hiện phương pháp đặc trưng của môn học, loại tiết dạy phù hợp với chủ đề, lứa tuổi của trẻ và đảm bảo độ chính xác, tính hệ thống. Quan tâm lựa chọn cách tích hợp hợp lý. II. NỘI DUNG TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ: 1- Khái niệm: - Khái niệm tích hợp trong chương trình GDMN: Tích hợp là thiết kế các nội dung và tổ chức các hoạt động thành một thể thống nhất, trong khung cảnh có ý nghĩa để trẻ phối hợp áp dụng và phát triển các kinh nghiệm, kỹ năng từ các lĩnh vực khác nhau khi tìm hiểu một sự việc, thông qua việc trẻ tham gia tích cực và trực tiếp một cách tự nhiện. - Chủ đề: Chủ đề trong GDMN được hiểu là một phần nội dung kiến thức, kỹ năng cùng phản ánh một vấn đề nào đó mà trẻ có thể tìm hiểu, khám phá và học theo nhiều cách khác nhau dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên trong một khoảng htời gian thích hợp. 2- Các loại tích hợp: 2-1. Tích hợp theo chủ đề: * Tích hợp theo chủ đề là việc tổ chức các hoạt động xoay quanh nội dung một chủ đề nào đó, giúp GV tìm ra các cách dạy mới, sáng tạo hơn và đạt hiệu tốt nhất. Ví dụ: Thực hiện chủ đề “Các loại hoa”. Trong giờ học có chủ đích : GV cho trẻ làm quen các loại hoa; trong giờ hoạt động góc: cho trẻ vẽ, tô màu các loại hoa; trong giờ hoạt động ngoài trời: Cho trẻ quan sát vườn hoa, học đếm các loại hoa, hoặc làm hoa bằng giấy màu - Việc kết hợp thông qua sử dụng các bài dạy dựa trên các chủ đề và các chủ đề kết hợp vui chơi với các hoạt động có sự hướng dẫn của cô giáo, nhằm khám phá kỹ một vấn đề, một đối tượng nào đố sẽ đem lại cho trẻ sự hứng thú và ham thích tham gia hoạt động. Cách thiết kế chương trình này đặc biệt phù hợp với trẻ mầm non. - Chủ đề chính là tâm điểm, quanh nó các hoạt động phù hợp được đưa ra, cho phép cô giáo tích hợp một số môn học, một số lĩnh vực khác nhau vào hoạt động có ý nghĩa giáo dục trẻ. Các chủ đề có thể lôi cuốn trẻ vào các hoạt động khám phá, tìm tòi và giải quyết vấn đề. Sự hứng thú của trẻ hoặc sáng tạo của GV đều có thể có được từ các chủ đề. Các bài học dựa vào các chủ đề có thể phù hợp với cả kiểu học theo nhóm và hoạt động cá nhân trong nhóm. - Xây dựng một nội dung và triển khai các hoạt động lĩnh hội kinh nghiệm học tập xoay quanh một chủ đề được lựa chọn để trẻ có cơ hội khám phá sâu, không phiến diện, tiếp thu một cách có hệ thống. - Căn cứ vào chương trình hiện hành, dựa trên khả năng của trẻ và điều kiện thực tế (trình độ GV, CSVC, tài chính) mà lựa chọn nội dung phù hợp với chủ đề và tổ chức các hoạt động có hiệu quả để triển khai chủ đề. Do đó, chủ đề mở ra có thể lớn (rộng) hoặc nhỏ (hẹp), tiến hành khai thác toàn bộ hay chỉ một phần (nhánh) của chủ đề đó và chủ đề thực hiện trong thời gian dài hoặc ngắn. 2.2. Tích hợp trong một hoạt động: - Khai thác nhiều mặt phát triển khác nhau ở trẻ khi tiến hành triển khai thực hiện một hoạt động thúc đẩy một lĩnh vực nào đó. Hoạt động này phải là chủ đạo, đồng thời kết hợp thật hợp lý các lĩnh vực khác nhau trong quá trình thực hiện hoạt động trọng tâm, (không lồng ghép một cách gượng ép). VD: Hoạt động chung: Tìm hiểu về các con vật sống trong gia đình, lớp 4 tuổi. + Cho trẻ chơi tạo dáng, bắt chước tiếng kêu của các con vật + Cho trẻ kể tên các con vật đã biết, đã thấy, đã nuôi + Cô giáo viết tên các con vật lên bảng. + Cô đọc tên các con vật, cho trẻ lấy tranh của chúng, phân loại con vật theo nhóm dựa vào đặc điểm của chúng như: 4 chân, 2 chân, đẻ trứng, đẻ con, môi trường sống, thức ănvà ghép lên bảng cài, kết hợp đếm số lượng các con trong nhóm.v.v.v + Hát và vận động theo nhịp bài hát về các con vật: Gà trống, Mèo con và cún con, Đàn vịt con. Đọc bài thơ: Nghé ngọ. + Vẽ và tô màu các con vật theo ý thích. - Tích hợp các lĩnh vực nội dung trong 1 hoạt động tức là khai thác nội dung của các lĩnh vực hoạt động khác nhau vào quá trình tổ chức một hoạt động nào đó. VD: GV tổ chức hoạt động có chủ đích thuộc lĩnh vực phát triển thể chất, GV có thể khai thác những nội dung có liên quan ở các lĩnh vực khác như: âm nhạc, thơ, truyện, tạo hìnhnhưng cần lưu ý việc khai thác các nội dung đó phải thực hiện một cách linh hoạt, nhẹ nhàng, không làm mất đi tính trọng tâm của nội dung chính của giờ hoạt động. Thông thường người ta tích hợp các nội dung khác vào đầu hoặc cuối giờ học. 3.3. Tích hợp mọi hoạt động trong ngày vào chủ đề: Các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày ở trường MN bắt đầu từ lúc đón trẻ cho đến khi trả trẻ được tổ chức theo một chủ đề. Giáo viên có thể tích hợp các nội dung vào hoạt động trong ngày theo chủ đề đã chọn một cách hợp lý, tự nhiên. VD: Chủ đề thực vật – Rau. (trẻ 5 tuổi). - Trẻ trò chuyện kể tên về các loại rau theo mùa: rau ăn củ, ăn lá, ăn quả mà trẻ đã biết, đã được ăn. - Tham quan, chăm sóc vườn rau xanh. - Vẽ và tô màu các loại rau. - Đọc thơ, kể chuyện về các lọai rau - Tham gia nhặt rau với các cô nuôi dưỡng. - Làm sinh tố cà chua, cà rốt. - Làm thí nghiệm: Gieo hạt nảy mầm: Hạt cải Tóm lại: Dạy trẻ MN theo hướng tích hợp như trên là tổ chức các hoạt động trực tiếp của bản thân trẻ với thế giới xung quanh, thông qua sinh hoạt tự nhiên và kinh nghiệm của trẻ. Nhờ đó trẻ lĩnh hội các kiến thức cần thiết cho cuộc sống thực tiễn sau này. Đầy là quan điểm tối ưu phù hợp hơn với đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ và mang tính hiệu quả cao trong việc phát triển trẻ một cách toàn diện, tự nhiên, đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển xã hội. - Hoạt động thiết kế theo hướng tích hợp, chủ đề sử dụng hình thức “mạng mở” giúp giáo viên nhìn rõ các mối liên quan giữa các nội dung kiến thức và các hoạt động mang tính tích hợp trong phạm vi chủ đề và với các chủ đề khác Cho phép giáo viên linh hoạt trong việc xác định, lựa chọn./. III- TÍCH HỢP NỘI DUNG GDBVMT VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: Nguyên tắc tích hợp nội dung BVMT: - Nội dung GDBVMT có mối liên quan với nội dung giáo dục, nuôI dưỡng. - Nội dung GDBVMT đưa vào một cách có hệ thống, phù hợp với trẻ, không trùng lặp, không gây quá tảI ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động chính. - Những ví dụ biểu hiện về hiện trạng môI trường phảI gần gũi, không xa lạ với trẻ, có thể nêu cụ thể ở trường, lớp hoặc ở gia đình, địa phương. - Những biện pháp bảo vệ môI trường đưa ra phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môI trường lồng ghép vào chủ đề: Tích hợp nội dung GD BVMT vào các hoạt động giáo dục: Tích hợp nội dung BVMT đưa vào hoạt động một ngày của trẻ tại trường mầm non:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docto_chuc_cac_hoat_dong_giao_duc_tich_hop_theo_chu_de_trong_ch.doc