Dù tiếp cận triết lý tinh gọn ở góc độ nào, các nghiên cứu liên quan
trên thế giới đều ủng hộ quan điểm rằng sự tác động của QLTG đến kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tác động tích cực, cải thiện được các
chỉ tiêu đánh giá kết quả. Điều này củng cố cho những gì kết quả nghiên cứu
khảng định là hoàn toàn hợp lý.
Điểm khác biệt chính của nghiên cứu so với các nghiên cứu trước trên
thế giới là góc tiếp cận và đo lường QLTG. Trong khi đa số các nghiên cứu
trước quan tâm QLTG ở từng phương pháp, cách thức triển khai tinh gọn cụ
thể, tương ứng với từng bối cảnh ngành. Nghiên cứu này tập trung đánh giá
mức độ ứng dụng các phương pháp tinh gọn vào quản trị vận hành. Thang đo
mức độ tinh gọn được thiết kế tổng quát, loại bỏ các thuật ngữ chuyên môn để
có thể được sử dụng đánh giá mức độ tinh gọn của các hệ thống ngoài lĩnh vực
sản xuất
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và quản lý tinh gọn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai một hệ thống CNTT cụ thể nào.
4
Với góc độ tiếp cận khái niệm CNTT và QLTG như đã đề cập là các hệ
thống công nghệ mới áp dụng vào doanh nghiệp, các nhân tố tác động đến
CNTT và QLTG được giới hạn trong các nhân tố độc lập của lý thuyết chấp
nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT).
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phù hợp được lựa chọn và sử dụng trong nghiên cứu này
là phương pháp hỗn hợp. Kết hợp định tính và định lượng trong quy trình
nghiên cứu sẽ phát huy thế mạnh, đồng thời hạn chế khuyết điểm của từng
phương pháp trong quy trình nghiên cứu.
1.6 Đóng góp của nghiên cứu
1.6.1 Đóng góp lý luận của nghiên cứu
Hướng tiếp cận mới với khái niệm quản lý tinh gọn.
Với hướng tiếp cận tinh gọn trong sản xuất, quản lý tinh gọn tập trung
vào việc giảm chi phí, giảm hao phí (Womack và ctg, 1990; Martı´nez-Jurado
và Moyano-Fuentes, 2014). Hướng tiếp cận dịch vụ đối với khái niệm này lại
tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ với chi phí không đổi (Shah và
Ward, 2003; Shah và Ward, 2007). Luận án đưa ra khái niệm quản lý tinh gọn
mới, kết hợp cả hai hướng tiếp cận bổ khuyết cho sự hạn chế vầ mặt lý thuyết
này.
Hướng tiếp cận mới với khái niệm công nghệ thông tin.
Trong khi đa số nghiên cứu về CNTT thường thực hiện nghiên cứu
trường hợp đối với một ứng dụng một hệ thống thông tin hoặc một hệ thống
thông tin cụ thể, ghiên cứu tập trung nghiên cứu CNTT trong doanh nghiệp ở
khía cạnh mức độ mức độ ứng dụng CNTT tổng quát.
Xác định các điều kiện thuận lợi để ứng dụng công nghệ thông tin
trong doanh nghiệp
Xác định hai thành phần mới của nhân tố điều kiện thuận lợi, nghiên
cứu cũng bổ sung hai thành phần tương ứng cho thang đo nhân tố này. Cụ thể
5
là bổ sung mục hỏi “CBNV sẵn lòng sử dụng các ứng dụng CNTT cho công
việc” và “Quản lý cấp cao cam kết thực hiện mục tiêu tin học hóa tổ chức”.
Đây là bổ sung, đóng góp quan trọng của luận án về mặt lý thuyết.
Ứng dụng lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)
nhằm xác định các nhân tố tác động đến quản lý tinh gọn
Thông qua việc khẳng định quan điểm của luận án về khái niệm công
nghệ, và quản lý tinh gọn đã trình bày, nghiên cứu đồng thời khẳng định quan
điểm nhìn nhận quản lý tinh gọn như một công nghệ được sử dụng vào mục
đích quản lý. Hướng tiếp cận này tạo tiền đề để luận án vận dụng lý thuyết chấp
nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), vốn được sử dụng làm cơ sở để xác định
các nhân tố tác động đến công nghệ thông tin, nhằm xác đinh các tiền tố của
quản lý tinh gọn.
Đánh giá đồng thời vai trò của công nghệ thông tin và quản lý tinh
gọn đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
việc xem xét một cách đồng thời hai nhân tố công nghệ thông tin và
quản lý tinh gọn trong một tổng thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện. Luận án xác định được vai
trò cũng như cơ chế ảnh hưởng của hai nhân tố đến kết quả của doanh nghiệp,
đạt được đóng góp quan trọng của luận án đối với khoa học.
1.6.2 Đóng góp thực tiễn của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu xác định được các nhân tố tác động cũng như mức
độ tác động của các nhân tố này đến CNTT và QLTG, sự tác động tích cực của
QLTG và CNTT đến kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp được
tìm thấy trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam cũng là một vấn đề mang tính
chất thực tế.
Nghiên cứu đồng thời xác định được các điều kiện để áp dụng CNTT.
Dựa vào đó, các doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị, xác định các yếu tố
cần thiết để việc triển khai các ứng dụng trên nền CNTT vào hoạt động quản lý
6
nhằm nâng cao kết quả, đặc biệt trong bối cảnh QLTG. Các hàm ý quản trị giúp
các nhà quản lý doanh nghiệp xây dựng các chính sách, chiến lược liên quan
đến công tác quản lý, ứng dụng CNTT nhằm cải thiện kết quả hoạt động của
doanh nghiệp.
1.7 Kết cấu của luận án
Nội dung chính của luận án được bố cục thành 5 chương riêng biệt.
Các chương cụ thể được trình bày như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước
2.1.1 Tổng kết các nghiên cứu về quản lý tinh gọn
Nhìn chung, các nghiên cứu về QLTG mà tác giả thực hiện khảo cứu
tập trung vào mối quan hệ tính cực của QLTG đối với kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong nhiều nghiên cứu
khác nhau, QLTG được nhắc đến như một phương pháp, chiến lược cải thiện
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nghiên cứu đánh giá mức
độ triển khai QLTG ở những mức độ khác nhau dựa trên quan điểm và quan
điểm tiếp cận. Tuy nhiên ít có nghiên cứu khai thác các nhân tố ảnh hưởng, hỗ
trợ QLTG.
2.1.2 Tổng kết các nghiên cứu về công nghệ thông tin
Vai trò của các ứng dụng CNTT trong quản lý và kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp đã được khẳng định trong từng bối cảnh nghiên
cứu. Đối với mỗi bối cảnh, CNTT lại được đại diện bởi một hệ thống/công
nghệ khác nhau. Mặt khác các ứng dụng quản lý doanh nghiệp dựa trên nền
tảng CNTT là rất đa dạng trên mọi lĩnh vực quản ly. Sự rời rạc và thiếu tập
trung trong cách tiếp cận này không tạo nên được một hệ thống lý thuyết mang
tính phổ phát về vai trò cũng như tác động của CNTT đối với doanh nghiệp.
đây là một khoảng trống nghiên cứu cần được lấp đầy.
2.1.3 Tổng hợp các giới hạn và hướng nghiên cứu tiếp theo về các nhân tố
tác động của công nghệ thông tin và quản lý tinh gọn
Tổng quan về các nghiên cứu trước đối với các tiền tố được xác định
bởi lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ, các nhân tố được các định trong
mô hình liên quan và có ảnh hưởng đến việc chấp nhận và sử dụng công nghệ
mới của người dùng chủ yếu tập trung vào các hệ thống CNTT. Nói cách khác,
lý thuyết UTAUT được sử dụng nhiều trong bối cảnh nghiên cứu liên quan đến
CNTT, do đó các hệ thống công nghệ khác chưa được kiểm chứng với mô hình
8
này. Điều này khiến khái niệm về công nghệ, ở một khía cạnh nào đó trở nên
gắn liền và mặc định trở thành CNTT. Việc mở rộng các loại hình công nghệ
khác trong nghiên cứu mô hình này là cần thiết để mở rộng phạm vi áp dụng
mô hình và giải thích, làm sáng tỏ hơn vai trò của các nhân tố vốn đã được
khẳng định nhiều trong lý thuyết đối với những loại hình công nghệ khác.
Trong bối cảnh nghiên cứu, QLTG cũng được xem là một loại hình công nghệ
quản lý, điều này làm cơ sở để thiết lập giả thuyết về mối quan hệ giữa các
nhân tố của mô hình UTAUT đối với loại hình quản lý này.
2.2 Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu
Trong bối cảnh nghiên cứu vai trò của CNTT đối với QLTG, các hệ
thống CNTT được xem là một thành phần của thang đo tinh gọn trong nhiều
trường hợp. Ngược lại, tồn tại những quan điểm đề xuất xem xét các ứng dụng
trên nền tảng CNTT như là một phương pháp tinh gọn mới. Nhìn ở góc độ tổng
quan, các phương pháp tinh gọn trong giai đoạn hiện tại đang chuyển dần từ
những triết lý đơn thuần như cải tiến liên tục, sản xuất tế bào, 6 Sigma sang
việc ứng dụng các phương pháp quản lý bằng hệ thống thông tin.
Ngược lại, bản chất của việc xây dựng các hệ thống thông tin phức tạp
vốn xuất phát từ việc tối ưu hóa quy trình, lưu trữ dữ liệu và loại bỏ các bước
dư thừa trong quy trình vận hành, vốn là một phần của triết lý tinh gọn. Vai trò
cũng như tính chất của hai phương pháp quản lý nhìn ở phương diện này đang
có những điểm tương đồng. Sự đan xen giữ hai khái niệm này đặt ra những
nghi vấn về vai trò cũng như các mối quan hệ của QLTG với các nhân tố khác
liệu có tương đồng với vai trò và các mối quan hệ của CNTT hay không. Đây
là một khoảng trống nghiên cứu lớn cần được lấp đầy. Các tiền tố tác động đến
công nghệ thông tin cũng cần được xem xét trong mối quan hệ với QLTG khi
xem xét phương pháp quản lý này như một loại hình công nghệ mới có thể áp
dụng trong doanh nghiệp.
9
Mặt khác, CNTT thường được đưa vào nghiên cứu ở mức độ áp dụng
CNTT tổng quát, các thành phần chi tiết của mảng công nghệ này chưa thực sự
được quan tâm khai thác. Các thành phần khác như ứng dụng, giải pháp, hệ
thống, khoa học dữ liệu chưa thực sự được quan tâm. Ngoài ra, các nghiên
cứu thực nghiệm tập trung giải quyết vai trò của CNTT đối với kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi bản chất của công nghệ là hỗ trợ
cho hoạt động quản lý để tạo lực đẩy, gây sức ép đến kết quả, hiệu quả và hiệu
suất hoạt động của doanh nghiệp. Đây là mối quan hệ gián tiếp của công nghệ
đến kết quả hoạt động kinh doanh thông qua quản lý doanh nghiệp nói chung
và QLTG nói riêng mà vẫn chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm, cần được
kiểm nghiệm bằng các nghiên cứu trong tương lai.
2.3 Các khái niệm nghiên cứu liên quan đến luận án
2.3.1 Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh
Trong luận án này, định nghĩa về kết quả hoạt động kinh doanh được
sử dụng là quan điểm của Zin và Manaf (2019) và Ahmad và Seet (2009) do
phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Theo đó, kết quả hoạt động kinh doanh được
hiểu là một tập hợp các chỉ tiêu và thủ tục đánh giá làm cơ sở giúp cho nhà
quản lý theo đuổi các mục tiêu mà tổ chức đã đăt ra. Kết quả hoạt động kinh
doanh được đo lường thông qua cảm nhận/ đánh giá chủ quan và dựa trên hai
tiêu chí tài chính và phi tài chính
2.3.2 Quản lý tinh gọn
Luận án đưa ra quan điểm về quản lý tinh gọn chính là các nguyên tắc
và phương pháp quản lý tốt nhất được sử dụng để thực hiện triết lý tinh gọn và
tạo được sự đồng thuận trong một tổ chức đối với triết lý này. Từ đó việc đánh
giá QLTG sẽ dựa trên các tiêu chí liên quan đến mức độ tinh gọn cũng như
định hướng tinh gọn mà tổ chức đang theo đuổi.
10
2.3.3 Công nghệ thông tin
Workforce (1998) cho rằng CNTT là nghiên cứu, thiết kế, phát triển,
triển khai, hỗ trợ hoặc quản lý các hệ thống thông tin dựa trên máy tính, đặc
biệt là các ứng dụng phần mềm và phần cứng máy tính. Trong bối cảnh nghiên
cứu, khái niệm CNTT được sử dụng để đánh giá ứng dụng CNTT trong doanh
nghiệp đồng quan điểm với phương pháp tiếp cận của Melián-Alzola (2020).
Theo đó, CNTT trong doanh nghiệp bao gồm hai thành phần là năng lực CNTT
và công dụng của ứng dụng CNTT được sử dụng
2.3.4 Điều kiện thuận lợi
Điều kiện thuận lợi đóng vai trò là một nhân tố quan trọng giúp dự
đoán hành vi thực tế sử dụng sử dụng công nghệ của con người (Isaac và các
tác giả, 2019).
2.3.5 Kỳ vọng kết quả
Kỳ vọng kết quả được là mức độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng hệ
thống sẽ giúp họ đạt được kết quả công việc (Venkatesh và các tác giả, 2003).
2.3.6 Kỳ vọng nỗ lực
Kỳ vọng nỗ lực là nhận thức về mức độ dễ dàng sử dụng được người
dùng đánh giá đối với một hệ thống công nghệ (Venkatesh và ctg, 2003).
2.3.7 Ảnh hưởng xã hội
Anh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân nhận
thấy rằng những người quan trọng khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới
(Venkatesh và ctg, 2003).
11
2.4 Giả thuyết nghiên cứu
Bảng 1: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu
STT Nội dung giả thuyết Kỳ vọng
H1
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh
nghiệp tăng hay giảm sẽ làm kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm theo.
(+)
H2
Mức độ áp dụng các phương pháp quản lý tinh gọn trong
doanh nghiệp tăng hay giảm thì sẽ làm kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm theo.
(+)
H3
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh
nghiệp tăng hay giảm sẽ làm mức độ áp dụng các
phương pháp quản lý tinh gọn trong doanh nghiệp tăng
hay giảm theo.
(+)
H4
Các điều kiện thuận lợi tăng hay giảm sẽ làm mức độ
ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp tăng
hay giảm theo.
(+)
H5
Kỳ vọng kết quả tăng hay giảm sẽ làm mức độ áp dụng
các phương pháp quản lý tinh gọn trong doanh nghiệp
tăng hay giảm theo.
(+)
H6
Kỳ vọng nỗ lực tăng hay giảm sẽ làm mức độ áp dụng
các phương pháp quản lý tinh gọn trong doanh nghiệp
tăng hay giảm theo.
(+)
H7
Ảnh hưởng xã hội tăng hay giảm sẽ làm mức độ áp dụng
các phương pháp quản lý tinh gọn trong doanh nghiệp
tăng hay giảm theo.
(+)
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
2.5 Mô hình nghiên cứu
Hình 21: Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: tác giả đề xuất)
12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phù hợp được lựa chọn và sử dụng trong nghiên cứu này
là phương pháp hỗn hợp. Phương pháp hỗn hợp là phương pháp kết hợp cả
định tính là định lượng. Tuy nhiên việc kết hợp này là việc đan xen, thay thế
giữa hai phương pháp trong quy trình để giải quyết từng vấn đề, mục tiêu cụ
thể mà thiết kế nghiên cứu đã đặt ra. Nói cách khác, hai phương pháp này sẽ
không được sử dụng đồng thời mà phải lần lượt được sử dụng ở những giai
đoạn cụ thể trong quy trình nghiên cứu. Việc kết hợp hai phương pháp định
tính và định lượng cụ thể trong nghiên cứu được trình bày tiếp theo thông qua
quy trình nghiên cứu cụ thể.
3.2 Quy trình nghiên cứu
Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu, tác giả thực hiện lần lượt các
bước theo hình, gồm 16 bước chi tiết như sau:
Bước 1 – Xác định vấn đề nghiên cứu
Bước 2 - Xác định mục tiêu nghiên cứu
Bước 3 - Tổng quan lý thuyết
Bước 4 - Giả thuyết và mô hình nghiên cứu dự kiến
Bước 5 – Đề xuất thang đo
Bước 6 – Phỏng vấn chuyên gia
Bước 7 - Thảo luận nhóm
Bước 8 - Thang đo thử nghiệm
Bước 9 - Khảo sát cỡ mẫu nhỏ
Bước 10 - Tinh chỉnh thang đo
Bước 11 – Thang đo chính thức
Bước 12 - Điều tra chính thức
Bước 13 - Phân tích nhân tố khám phá
Bước 14 – Phân tích mô hình đo lường SEM
Bước 15 - Mô hình hóa cấu trúc tuyến tính SEM
Bước 16 - Kết luận và hàm ý quản trị
13
3.3 Thang đo chính thức các nhân tố
Bảng 3.1: Thang đo của nhân tố kết quả hoạt động
Mã hóa Thang đo
KQHD1 Tôi nhận thấy doanh số của doanh nghiệp tăng trong thời gian gần đây
KQHD2 Tôi nhận thấy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trong thời gian gần đây
KQHD3 Tôi nhận thấy thị phần của doanh nghiệp tăng trong thời gian gần đây
KQHD4
Tôi nhận thấy doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội hơn trong thời gian
gần đây
KQHD5
Tôi nhận thấy số lượng khách hàng hài lòng về doanh nghiệp tăng
trong thời gian gần đây
Câu dẫn
Anh/chị hãy cho biết mức độ ứng dụng của doanh nghiệp theo các tiêu
chí sau:
QLTG1 1. Tiêu chuẩn hóa
QLTG2 2. Chuyên môn hóa
QLTG3 3. Các quy trình công việc liên tục không có thời gian chết
QLTG4 4. Giảm hàng lưu kho
QLTG5 5. Cải tiến liên tục
CNTT1
Các chức năng quan trọng của ứng dụng CNTT phù hợp với nhu cầu
công việc của tôi
CNTT2 Giao diện trực quan của các ứng dụng CNTT phù hợp với người dùng
CNTT3 Ứng dụng CNTT hỗ trợ chia sẽ thông tin trong công việc
CNTT4 Ứng dụng CNTT hỗ trợ làm việc nhóm
CNTT5 Ứng dụng CNTT đáng tin cậy
DKTL1
Doanh nghiệp đã tổ chức đào tạo về việc ứng dụng CNTT trong công
việc.
DKTL2 Doanh nghiệp có các tài nguyên cần thiết để sử dụng ứng dụng CNTT
DKTL3 Doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng hỗ trợ ứng dụng CNTT
DKTL4 CBNV sẵn lòng sử dụng các ứng dụng CNTT cho công việc
DKTL5 Quản lý cấp cao cam kết thực hiện mục tiêu tin học hóa tổ chức
KVKQ1 Tôi nghĩ quản lý tinh gọn có ích cho công ty
14
KVKQ2 Áp dụng quản lý tinh gọn giúp tôi làm việc nhanh hơn
KVKQ3 Áp dụng quản lý tinh gọn giúp tôi làm việc hiệu quả hơn
KVKQ4 Áp dụng quản lý tinh gọn giúp công việc thuận lợi hơn
KVKQ5 Áp dụng quản lý tinh gọn giúp tôi làm việc dễ dàng hơn
AHXH1 Tôi ứng dụng quản lý tinh gọn vì công ty đang áp dụng chính sách này.
AHXH2 Các nhà quản lý đang ứng dụng quản lý tinh gọn trong công việc
AHXH3 Các chuyên gia khuyên tôi nên áp dụng quản lý tinh gọn
AHXH4
Truyền thông đại chúng đang khuyến khích tôi nên áp dụng quản lý
tinh gọn
AHXH5 Đồng nghiệp khuyên tôi nên áp dụng quản lý tinh gọn
KVNL1 Áp dụng quản lý tinh gọn vào công việc không làm tôi căng thẳng
KVNL2
Áp dụng quản lý tinh gọn vào công việc không yêu cầu nhiều chuyên
môn kỹ thuật
KVNL3 Áp dụng quản lý tinh gọn vào công việc không tốn nhiều thời gian
KVNL4 Áp dụng quản lý tinh gọn vào công việc không tốn nhiều công sức
KVNL5 Áp dụng quản lý tinh gọn không gây khó khăn gì cho công việc của tôi
(Nguồn: kết quả nghiên cứu định tính)
3.4 Mẫu sử dụng trong nghiên cứu
Do giới hạn về mặt thời gian và chi phí, nghiên cứu không thể thực
hiện được việc điều tra tổng thể, phương pháp lấy mẫu được nghiên cứu lựa
chọn thực hiện là phưng pháp thuận tiện. Nghiên cứu thực hiện với cỡ mẫu
chính thức 556 quan sát là phù hợp vì cỡ mẫu càng lớn thì càng thích hợp cho
phân tích SEM.
15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát
Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
STT Đặc điểm doanh nghiệp Số lượng Phần trăm
Loại
hình
doanh
nghiệp
Tư nhân 287 51,6
Nhà nước 16 2,9
Trách nhiệm hữu hạn 209 37,6
Cổ phần 44 7,9
Quy
mô
doanh
nghiệp
<10 nhân lực 213 38,3
10 -49 nhân lực 147 26,4
50 – 99 nhân lực 77 13,8
>=100 nhân lực 119 21,4
Số
năm
hoạt
động
< 5 năm 211 37,9
5 - 10 năm 44 7,9
10 - 15 năm 219 39,4
> 15 năm 82 14,7
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra)
Nhìn chung, cơ cấu mẫu là phù hợp với nghiên cứu, giúp đảm bảo
được tính đại diện, tính chính xác và phổ quát của kết quả nghiên cứu.
4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo chính thức bằng công cụ Cronbach’s
Alpha
Với số cỡ mẫu khảo sát là 556 và số lượng biến quan sát là 35, các
thang đo trong nghiên cứu này được đưa vào kiểm định bằng công cụ
Cronbach’s Alpha. Tất cả thang đo đều được kiểm định trước khi thực hiện
EFA. Kết quả chi tiết cho thấy các thang đo đều yêu cầu.
4.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Kết quả cho thấy, nhân tố kết quả hoạt động kinh doanh gồm 5 biến
quan sát, nhân tố QLTG gồm 5 biến quan sát, CNTT gồm 5 biến quan sát. Các
nhân tố điều kiện thuận lợi, kỳ vọng nỗ lực, kỳ vọng kết quả và ảnh hưởng xã
hội đều gồm 5 biến quan sát. Nghiên cứu đã trích được 7 nhân tố tương ứng.
16
4.4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Phân tích CFA cho thấy kết quả đánh giá các chỉ số đo độ phù hợp của
mô hình chi tiết như sau:
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định CFA
Chỉ số Tiêu chuẩn Kết quả Kết luận
Chi-square/df 1-3 1,743 Chấp nhận
CFI > 0,9 0,966 Chấp nhận
GFI > 0,9 0,960 Chấp nhận
TLI > 0,9 0,962 Chấp nhận
RMSEA < 0,05 0,037 Chấp nhận
p- value ≤ 0,05 0,000 Chấp nhận
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra )
4.5 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
Kết quả đánh giá các chỉ số đo độ phù hợp của mô hình được thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình
Chỉ số Tiêu chuẩn Kết quả Kết luận
Chi-square/df 1-3 1,923 Chấp nhận
CFI > 0,9 0,957 Chấp nhận
GFI > 0,9 0,950 Chấp nhận
TLI > 0,9 0,954 Chấp nhận
RMSEA < 0,05 0,041 Chấp nhận
P- value ≤ 0,05 0,000 Chấp nhận
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra)
Phân tích SEM khẳng định tất cả các giả thuyết đã đặt ra đều được
chấp nhận. Đồng thời kết quả phân tích cũng trình bày các ước lượng chuẩn
hóa, thể hiện mức độ tác động, độ mạnh của các mối quan hệ chi tiết trong
bảng sau:
Bảng 4.4: Hệ số hồi quy của các mối quan hệ chuẩn hóa
STT Tương quan Ước lượng
1 Công nghệ thông tin Kết quả hoạt động KD 0,170
17
STT Tương quan Ước lượng
2 Quản lý tinh gọn Kết quả hoạt động KD 0,484
3 Công nghệ thông tin Quản lý tinh gọn 0,344
4 Điều kiện thuận lợi Công nghệ thông tin 0,558
5 Kỳ vọng kết quả Quản lý tinh gọn 0,247
6 Kỳ vọng nỗ lực Quản lý tinh gọn 0,327
7 Ảnh hưởng xã hội Quản lý tinh gọn 0,361
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra)
Hình 4.1: Phân tính SEM với mô hình nghiên cứu chuẩn hóa
(Nguồn: kết quả xử lý dữ liệu từ điều tra)
4.6 Kiểm định khác biệt trung bình các nhân tố
4.6.1 Kiểm định khác biệt trung bình theo loại hình doanh nghiệp
Với dữ liệu khảo sát gồm 556 quan sát thu thập được, loại hình doanh
nghiệp nhà nước chỉ thu được 16 quan sát, nghiên cứu thực hiện so sánh sự
khác biệt với 3 loại hình doanh nghiệp con lại. Mẫu nghiên cứu sử dụng cho
phân tích này có cỡ mẫu đạt 540 quan sát.
18
Bảng 4.5: Tổng hợp kiểm định khác biệt đối với loại hình doanh nghiệp
Nhân tố
Sig.
Homogeneity
Sig.
ANOVA
Kết luận
Kết quả hoạt động KD 0,170 0,000 Khác biệt
Quản lý tinh gọn 0,986 0,000 Khác biệt
Công nghê thông tin 0,836 0,007 Khác biệt
Điều kiện thuận lợi 0,374 0,806 Không khác biệt
Kỳ vọng kết quả 0,028 0,000 Kiểm định Welch
Kỳ vọng nỗ lực 0,731 0,339 Không khác biệt
Ảnh hưởng xã hội 0,495 0,001 Khác biệt
(Nguôn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu)
4.6.2 Kiểm định khác biệt trung bình theo số năm hoạt động của doanh
nghiệp
Tương tự kiểm định sự khác biệt trị trung bình các nhân tố giữa các
nhóm doanh nghiệp có số năm hoạt động khác nhau.
Bảng 4.6: Tổng hợp kiểm định khác biệt đối với số năm hoạt động
Nhân tố
Sig.
Homogeneity
Sig.
ANOVA
Kết luận
Kết quả hoạt động kinh
doanh
0,091 0,100 Không khác biệt
Quản lý tinh gọn 0,050 0,604 Không khác biệt
Công nghê thông tin 0,099 0,104 Không khác biệt
Điều kiện thuận lợi 0,972 0,307 Không khác biệt
Kỳ vọng kết quả 0,270 0,841 Không khác biệt
Kỳ vọng nỗ lực 0,370 0,784 Không khác biệt
Ảnh hưởng xã hội 0,815 0,724 Không khác biệt
(Nguôn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu)
4.6.3 Kiểm định khác biệt trung bình theo quy mô của doanh nghiệp
Tương tự kiểm định sự khác biệt trị trung bình các nhân tố giữa các
nhóm doanh nghiệp có quy mô khác nhau.
19
Bảng 4.7: Tổng hợp kiểm định khác biệt đối với quy mô doanh nghiệp
Nhân tố
Sig.
Homogeneity
Sig.
ANOVA
Kết luận
Kết quả hoạt động kinh
doanh
0,000 0,000 Kiểm định Welch
Quản lý tinh gọn 0,110 0,000 Khác biệt
Công nghê thông tin 0,208 0,000 Khác biệt
Điều kiện thuận lợi 0,331 0,283 Không khác biệt
Kỳ vọng kết quả 0,163 0,034 Khác biệt
Kỳ vọng nỗ lực 0,026 0,978 Kiểm định Welch
Ảnh hưởng xã hội 0,419 0,675 Không khác biệt
(Nguôn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu)
Thảo luận kết quả
Dù tiếp cận triết lý tinh gọn ở góc độ nào, các nghiên cứu liên quan
trên thế giới đều ủng hộ quan điểm rằng sự tác động của QLTG đến kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tác động tích cực, cải thiện được các
chỉ tiêu đánh giá kết quả. Điều này củng cố cho những gì kết quả nghiên cứu
khảng định là hoàn toàn hợp lý.
Điểm khác biệt chính của nghiên cứu so với các nghiên cứu trước trên
thế giới là góc tiếp cận và đo lường QLTG. Trong khi đa số các nghiên cứu
trước quan tâm QLTG ở từng phương pháp, cách thức triển khai tinh gọn cụ
thể, tương ứng với từng bối cảnh ngành. Nghiên cứu này tập trung đánh giá
mức độ ứng dụng các phương pháp tinh gọn vào quản trị vận hành. Thang đo
mức độ tinh gọn được thiết kế tổng quát, loại bỏ các thuật ngữ chuyên môn để
có thể được sử dụng đánh giá mức độ tinh gọn của các hệ thống ngoài lĩnh vực
sản xuất.
Các nghiên cứu trước đa số khẳng định vai trò của CNTT đối với kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các nhân tố trung gian
liên quan đến vận hành bằng việc tạo tiền đề thuận lợi cho việc tích hợp cho
các hoạt động của doanh nghiệp (Sanders, 2007). Xuyên suốt các nghiên cứu
20
trước có liên quan, CNTT luôn được nhận định như một tiền đề, một năng lực
để thực thiện tốt hơn, cải thiện các chức năng và hoạt động để tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
Nghiên cứu khẳng định vai trò của CNTT đối với kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với những quan điểm từ
các nghiên cứu trước liên quan đến hai nhân tố này, đồng thời lấp đầy khoảng
trống lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa hai nhân tố khi xét đến mối
quan hệ trực tiếp thay vì ảnh hưởng gián tiếp.
Sự ảnh hưởng tích cực của công nghệ thông tin đối với quản lý tinh
gọn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tuyến tính thuận chiều chặt chẽ
giữa hai nhân tố này là hoàn toàn hợp lý, trong cả bối cảnh lý thuyết lẫn thực
tiễn.
21
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1 Kết luận
Dựa vào kết quả nghiên cứu từ giai đoạn định lượng và định tính,
nghiên cứu kết luận các vấn đề như sau:
Việc ứng dụng CNTT có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp (chấp nhận giả thuyết H1). Sự gia tăng
CNTT trong doanh nghiệp càng cao sẽ làm cải thiện kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Sự gia tăng của việc áp dụng các
phương pháp tinh gọn của hệ thống quản lý khi áp dụng triết lý tinh
gọn cũng đồng thời cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh.
Các nhân tố tác động của CNTT và QLTG cũng đồng thời được minh
chứng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_anh_huong_cua_moi_quan_he_giua_cong_nghe_tho.pdf