Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của
doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chính trị-pháp luật: Các doanh nghiệp phải căn cứ vào yếu tố chính trị
pháp luật để biết mình được hay không được làm những gì. Việc bổ sung, thay đổi
các yếu tố này có thể diễn ra khi bởi các tổ chức có liên quan mong muốn định
hướng các hoạt động đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội
cụ thể. Do đó, đây là yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc quyết định đầu tư qua một
số khía cạnh chính như: Sự ổn định chính trị, hệ thống luật pháp, các chính sách
ưu đãi và dịch vụ công hỗ trợ đầu tư, vấn đề hiệu quả quản trị hành chính.
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng như giao thông, năng lượng được cải thiện
phát triển vừa tạo điều kiện tốt hơn để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường
đầu vào, đầu ra vừa là điều kiện duy trì sự ổn định sản xuất, cắt giảm chi phí
kinh doanh. Từ đó có khả năng kích thích các quyết định đầu tư của doanh
nghiệp, nói cách khác một MTĐT đảm bảo sự sẵn có của cơ sở hạ tầng có chất
lượng sẽ có ảnh hưởng tích cực tới quyết định đầu tư.
Chi phí: Với các DNNVV, ý nghĩa của yếu tố chi phí càng trở nên quan
trọng, không chỉ bởi việc dựa trên những dự báo doanh thu, chi phí đơn thuần
mà vấn đề là khả năng có thể huy động các nguồn vốn của họ vốn rất hạn chế.
Thị trường: Thị trường là căn cứ xuất phát các ý tưởng và cơ hội đầu tư,
là điều kiện để duy trì sự liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn
chung, quy mô thị trường và tiềm năng phát triển là tác nhân quan trọng để
kích thích đầu tư. Nếu như thị trường đầu ra ổn định, có tiềm năng mở rộng
sẽ giúp giảm bớt thách thức, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, giúp
doanh nghiệp mở rộng thị trường tìm kiếm lợi nhuận và ngược lại.
Văn hóa xã hội: Văn hóa tạo nên nền tảng của một xã hội, có khả năng
dẫn dắt sự thay đổi và chi phối quá trình chuyển biến về quan điểm chính trị,
luật pháp, sự tiếp thu công nghệ, các điều kiện kinh tế, sự chuyển biến văn hóa
tại một địa phương có thể đặt ra hàng loạt các cơ hội cũng như là những thách
thức cho các doanh nghiệp
12 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của môi trường đàu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tài Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu nói
trên vào thực tế có thể không hoàn toàn phù hợp.
7
Một số ít các nghiên cứu về việc ra quyết định đầu tư của DNNVV mới dừng
lại ở một hay một số ít khía cạnh của MTĐT nên chưa đủ để đưa ra kết luận tổng thể
về vai trò và ảnh hưởng của MTĐT tới việc ra quyết định đầu tư của DNNVV.
Còn tồn tại những quan điểm khác khác biệt về vai trò của các yếu tố
MTĐT tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Đồng thời, việc sử dụng các
bằng chứng từ các nghiên cứu tại các quốc gia khác có thể không phản ánh
chính xác khi xem xét trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, một quốc gia đang
phát triển cùng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Quy trình nghiên cứu
Các bước công việc chính để thực hiện mục tiêu của luận án bao gồm:
Xác định các nhóm yếu tố MTĐT, xây dựng thang đo, nghiên cứu sơ bộ, nghiên
cứu định tính, nghiên cứu định lượng và cuối cùng là đề xuất giải pháp.
1.2.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Từ các lý thuyết và các nghiên cứu khác có liên quan, để tiến hành nghiên
cứu ảnh hưởng của MTĐT đến quyết định đầu tư của các DNNVV trong bối
cảnh tại Việt Nam, tác giả đã dự kiến mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc
là quyết định đầu tư của doanh nghiệp dưới sự ảnh hưởng của MTĐT được
biểu diễn qua 05 biến độc lập gồm: Chính trị, pháp luật; Cơ sở hạ tầng; Chi
phí; Thị Trường và Văn hóa xã hội. Cùng với đó là 05 giả thuyết nghiên
cứu tương ứng với 5 biến này.
1.2.3. Thang đo môi trường đầu tư
Chính trị-pháp luật: Biến chính trị-pháp luật trong MTĐT phản ảnh các
yếu tố liên quan đến sự hình thành, duy trì và khả năng thực thi những khuôn
khổ chung, mang tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong hoạt động đầu
tư. Dựa theo Chin-Shan Lu và cộng sự (2006); Sun và cộng sự (2002); Dollar
và cộng sự (2005) và một số nghiên cứu khác đã mô tả về biến này, thang đo
chính trị pháp luật sẽ bao gồm 12 biến quan sát.
Cơ sở hạ tầng: Dưới góc độ tiếp cận đây là cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phản ánh
điều kiện doanh nghiệp có thể tiếp cận đầu vào, thị trường đầu ra và khả năng vận
hành sản xuất. Theo Galan và cộng sự (2007); Chin-Shan Lu và cộng sự (2006);
Sun và cộng sự (2002) Cơ sở hạ tầng sẽ được đo lường bởi 5 biến quan sát:
8
Chi phí: Là yếu tố phản ánh chi phí tiếp cận và sử dụng các nguồn lực đầu
vào chính của doanh nghiệp. Chi phí có thể được đo lường bởi 5 quan sát.
Thị trường: Là yếu tố thể hiện khả năng và tiềm năng tiêu thụ sản phẩm
đầu ra, liên quan trực tiếp đến thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Biến thị
trường được dự kiến đo bởi 5 quan sát
Văn hóa xã hội: Phản ảnh khả năng thích nghi của doanh nghiệp với văn
hóa tại nơi mà doanh nghiệp đầu tư, được đo lường bằng 3 quan sát.
1.2.4. Mẫu và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, luận án sử dụng kết hợp phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định tính: Với phương pháp nghiên cứu định
tính tác giả đã sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu với các nội dung được chuẩn bị
trước với các biến, các quan sát phát triển từ quá trình tổng quan nghiên cứu với
mục đích kiểm tra và hoàn chỉnh thang đo. Các cuộc phỏng vấn sâu được thực
hiện với 15 đối tượng, trong đó có 10 giám đốc DNNVV và 05 đối tượng
chuyên gia.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành qua hai bước:
Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Đánh giá sơ bộ về độ tin cậy của các thang
đo và có những điều chỉnh nhằm xây dựng bộ thang đo hoàn chỉnh trước khi
nghiên cứu định lượng chính thức. Kích thước mẫu được tác giả sử dụng là 72.
Nghiên cứu định lượng chính thức: Với mục đích cung cấp các bằng
chứng và trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Mẫu được chọn gồm 231 doanh nghiệp
tại 05 tỉnh/thành phố được đưa vào khảo sát bao gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hải
Phòng, Quảng Ninh và Hà Giang. Phương trình hồi quy được diễn đạt theo
phương trình sau:
Y = β0 + β1.CTPL + β2.CSHT + β3.CP + β4.TT+ β5.VHXH +
Trong phương trình này, biến phụ thuộc Y là “Quyết định đầu tư của
DNNVV”; 5 biến độc lập CTPL, CSHT, CP, TT, VHXH lần lượt tương ứng
với Chính trị- pháp luật, Cơ sở hạ tầng, Chi phí, Thị trường và Văn hóa xã
hội. β0 là hệ số tự do, βi là Hệ số hồi quy cần được ước lượng để đo lường
ảnh hưởng của biến số MTĐT quyết định đầu tư của DNNVV và cuối cùng
là sai số ngẫu nhiên.
9
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỚI
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1. Môi trường đầu tư và sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư
2.1.1. Khái niệm môi trường đầu tư
Trên góc độ nghiên cứu của luận án, tác giả đã rút ra khái niệm: MTĐT là
tổng hòa các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, tại nơi doanh nghiệp đang hoạt
động hoặc dự kiến sẽ đầu tư, chúng tạo ra lợi thế hoặc khó khăn cho tiến trình
thực hiện và vận hành hoạt động đầu tư và do đó, nó sẽ ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư của doanh nghiệp.
2.1.2. Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư
MTĐT được cấu thành từ nhiều yếu tố, Chin-Shan Lu và cộng sự (2006),
Galan và cộng sự (2007) và nhiều nhà khoa học khác đã xác lập các nhóm yếu
tố cấu thành MTĐT trên cơ sở khả năng ảnh hưởng đến sự đáp ứng và lợi
nhuận tiềm năng của doanh nghiệp. Luận án cũng sử dụng cách tiếp cận này,
theo đó, MTĐT bao gồm các yếu tố chính sau: Chính trị-pháp luật; Cơ sở hạ
tầng; Chi phí; Thị trường và Văn hóa xã hội.
2.1.3. Sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư
Một MTĐT tốt thúc đẩy đầu tư mở ra tiền đề thúc đẩy sản xuất và phát
triển hàng loạt các hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp, tạo ra lợi ích tiêu dùng
lớn hơn. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ cho ngân sách của chính phủ thông qua
nguồn thu từ thuế bền vững để tài trợ các mục tiêu xã hội quan trọng khác như
đầu tư vào y tế, giáo dục và các chính sách phúc lợi khác. Do đó việc cải thiện
MTĐT là cần thiết, tuy nhiên khả năng cải thiện MTĐT cũng còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: Điều kiện tự nhiên; Đặc điểm thể chế chính trị và đường
lối, chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia, địa phương; Đặc trưng văn hóa;
Tình trạng hội nhập kinh tế và Cuối cùng là khả năng của chính quyền.
2.2. Quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.2.1. Một số vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các tiêu chí phân loại DNNVV có thể được phân loại thành hai nhóm:
Tiêu chí định lượng và Các tiêu chí định tính. Việc phân định loại hình
DNNVV tại Việt Nam hiện nay cơ bản dựa trên quy mô nguồn vốn và số
10
lượng lao động bình quân năm của mỗi doanh nghiệp, có bổ sung tiêu chí về
ngành. Nghĩa là cơ bản theo các tiêu chí định lượng.
Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV là chủ thể có đóng góp lớn trong việc sản xuất và cung cấp các
hàng hóa cho xã hội. Những vai trò chính của DNNVV được thừa nhận rộng
rài gồm: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm; là chủ thể chính trong
việc tập hợp các nguồn vốn nhàn rỗi, nhỏ lẻ
Đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các DNNVV có một số đặc trưng như được tạo lập tương đối dễ dàng,
lĩnh vực hoạt động đa dạng, linh hoạt và phân bố rộng khắp các khu vực của
nền kinh tế. DNNVV cũng có những hạn chế riêng, nổi bật là việc bị bó buộc
và khó khăn về nguồn lực, nhất là nguồn vốn. Các quốc gia khi hỗ trợ các
DNNVV đều dựa trên nguyên tắc phát huy ưu thế và đặc biệt là đặc biệt là quan
tâm tháo gỡ những khó khăn hạn chế đặc trưng như đã nêu trên.
2.2.2. Một số lý thuyết về quá trình ra quyết định đầu tư
Lý thuyết chiết trung: Lý thuyết chiết trung của Dunning (1980, 1988,
1993) được coi là một lý thuyết nền tảng cho các nghiên cứu thực nghiệm về
việc ra quyết định đầu tư, cung cấp khái niệm chung cũng như định hình các
yếu tố giải thích lý do quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Theo đó, ba
nguồn lợi thế tiềm năng đóng vai trò là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp
quyết định đầu tư tại một địa điểm nào đó bao gồm: (1) Lợi thế quyền sở hữu;
(2) Lợi thế nội hóa và (3) Lợi thế vị trí.
Lý thuyết về thế chế nhấn mạnh ảnh hưởng của chính phủ qua việc thiết lập
các nguyên tắc, luật lệ cho hành vi của các chủ thể khác nhau trong đời sống kinh
tế, xã hội. Ngoài ra một số lý thuyết khác cũng có thể lý giải quyết định đầu tư của
doanh nghiệp như lý thuyết lựa chọn tối ưu, lý thuyết về marketing địa phương.
2.2.3. Quyết định đầu tư và đặc điểm khác biệt trong việc ra quyết định
đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển
Có thể hiểu rằng hoạt động đầu tư là quá trình các doanh nghiệp sử dụng
phối hợp các nguồn lực của mình nhằm thu được các kết quả có lợi hoặc đạt
được một tập hợp các mục tiêu mong muốn. Đầu tư phát triển là việc sử dụng
vốn và các nguồn lực khác ở hiện tại nhằm duy trì các hoạt động và gia tăng tài
11
sản mới, cải thiện tình trạng công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và do đó sẽ
cải thiện năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển luôn
gắn liền với việc xây dựng các công trình mới hay cũng có thể là sản xuất ra các
sản phẩm, dịch vụ mới, cải thiện đời sống người dân.
Bản chất của quyết định đầu tư.
Quyết định đầu tư thực chất chính là một dạng quyết định quản trị, đó là
quá trình các nhà quản trị cấp cao căn cứ vào cả các yếu tố bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp để ra một loạt các quyết định khác nhau như quyết định có
đầu tư hay không, đầu tư ở đâu, lĩnh vực gì và quy mô đầu tư thế nào,... tất cả
các quyết định này luôn đi cùng với việc doanh nghiệp phải tiêu tốn thêm một
khoản chi phí ở hiện tại để thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai nên suy cho
cùng, đó là quyết định về số vốn đầu tư sẽ được triển khai.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
Dựa trên các lý thuyết và kết quả các nghiên cứu có liên quan trước đây
có thể thấy rằng, quá trình ra quyết định đầu tư chịu ảnh hưởng tổng hòa của
nhiều yếu tố, bao gồm nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài doanh
nghiệp. Các yếu tố bên ngoài được đề cập ở trên thực chất là tập hợp các yếu tố
cấu thành MTĐT. Từ đó, những lợi thế tiềm năng từ môi trường đầu tư sẽ có
ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả hoạt động đầu tư, kinh doanh dự kiến và
được xem là một tài sản vô hình dành cho nhà đầu tư khi họ quyết định có đầu
tư tại một địa phương hay quốc gia hay không.
Một số đặc điểm khác biệt trong việc ra quyết định đầu tư của doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Quyết định đầu tư của các DNNVV có những khác biệt đáng chú ý so với
các loại hình doanh nghiệp khác. Có thể khái quát qua một số điểm chính như:
Quyết định đầu tư trong tình trạng khan hiếm vốn và khó tiếp cận các nguồn
vốn chính thức; Các quyết định đầu tư đi kèm với quy mô vốn nhỏ, lẻ thiếu tính
chiến lược; Thiếu hụt thông tin; Mang tính tự phát và kém bền vững; Ít chú
trọng đầu tư vào công nghệ.
2.3. Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của
doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chính trị-pháp luật: Các doanh nghiệp phải căn cứ vào yếu tố chính trị
pháp luật để biết mình được hay không được làm những gì. Việc bổ sung, thay đổi
12
các yếu tố này có thể diễn ra khi bởi các tổ chức có liên quan mong muốn định
hướng các hoạt động đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội
cụ thể. Do đó, đây là yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc quyết định đầu tư qua một
số khía cạnh chính như: Sự ổn định chính trị, hệ thống luật pháp, các chính sách
ưu đãi và dịch vụ công hỗ trợ đầu tư, vấn đề hiệu quả quản trị hành chính.
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng như giao thông, năng lượng được cải thiện
phát triển vừa tạo điều kiện tốt hơn để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường
đầu vào, đầu ra vừa là điều kiện duy trì sự ổn định sản xuất, cắt giảm chi phí
kinh doanh. Từ đó có khả năng kích thích các quyết định đầu tư của doanh
nghiệp, nói cách khác một MTĐT đảm bảo sự sẵn có của cơ sở hạ tầng có chất
lượng sẽ có ảnh hưởng tích cực tới quyết định đầu tư.
Chi phí: Với các DNNVV, ý nghĩa của yếu tố chi phí càng trở nên quan
trọng, không chỉ bởi việc dựa trên những dự báo doanh thu, chi phí đơn thuần
mà vấn đề là khả năng có thể huy động các nguồn vốn của họ vốn rất hạn chế.
Thị trường: Thị trường là căn cứ xuất phát các ý tưởng và cơ hội đầu tư,
là điều kiện để duy trì sự liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn
chung, quy mô thị trường và tiềm năng phát triển là tác nhân quan trọng để
kích thích đầu tư. Nếu như thị trường đầu ra ổn định, có tiềm năng mở rộng
sẽ giúp giảm bớt thách thức, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, giúp
doanh nghiệp mở rộng thị trường tìm kiếm lợi nhuận và ngược lại.
Văn hóa xã hội: Văn hóa tạo nên nền tảng của một xã hội, có khả năng
dẫn dắt sự thay đổi và chi phối quá trình chuyển biến về quan điểm chính trị,
luật pháp, sự tiếp thu công nghệ, các điều kiện kinh tế, sự chuyển biến văn hóa
tại một địa phương có thể đặt ra hàng loạt các cơ hội cũng như là những thách
thức cho các doanh nghiệp.
2.4. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học cho Việt Nam trong việc cải
thiện môi trường đầu tư thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là các quốc gia có những thành công
nhất định trong việc cải thiện hiệu quả MTĐT thúc đẩy đầu tư của các DNNVV.
Các quốc gia này đều có hành động cụ thể tiếp sức cho các doanh nghiệp đầu tư,
từ tư duy hỗ trợ đến các vấn đề cốt lõi như về kinh nghiệm quản lý, xây dựng
chiến lược; Về hỗ trợ tài chính, giảm thuế, đào tạo lao động. Một số bài học kinh
nghiệm được rút ra cho Việt Nam như cải thiện MTĐT, cần lưu ý các nội dung
thiết thực, cốt lõi của trong hoạt động đầu tư của DNNVV; Tăng cương tính
13
chuyên trách, sự thống nhất và thông suốt trong vận hành, triển khai chính
sách hỗ trợ giữa các cơ quan liên quan; Cần cụ thể hóa được nội dung hỗ trợ,
mức hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể; Có chính sách ưu tiên hợp lý những
doanh nghiệp đầu tư có triển vọng, có hiệu quả hơn hoặc ưu tiên theo vùng
miền, ngành nghề có điều kiện đặc biệt khó khăn cần phát triển; Nắm bắt
chính xác và tháo gỡ kịp thời vướng mắc giữa doanh nghiệp với các tổ chức
thực thi chính sách về MTĐT.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỚI
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI VIỆT NAM
3.1. Khái quát về các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam giai đoạn
2006-2017
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam là những đổi thay tích cực,
phát triển ngày càng mạnh mẽ của các DNNVV. Nếu năm 2006 mới chỉ có
khoảng 125,1 nghìn doanh nghiệp, thì đến năm 2017 số DNNVV đạt trên 508
nghìn doanh nghiệp. Số lượng DNNVV thành lập mới cũng rất rong 5 năm gần
nhất dao động từ 72,597 nghìn doanh nghiệp (năm 2014) đến 106,797 nghìn
doanh nghiệp (năm 2016). Tổng nguồn vốn của tính chung cho cả khối
DNNVV hàng năm đều tăng lên, từ 954,4 nghìn tỷ đồng năm 2006 thì năm
2017 đã tăng lên xấp xỉ 20 lần đạt trên 19,4 triệu tỷ đồng. Tuy vậy, sự phát triển
các DNNVV Việt Nam ít nhiều thể hiện tính tự phát, thiếu tính hiệu quả và bền
vững. Đáng chú ý, các doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ thì tỷ lệ thua lỗ càng
lớn. Mỗi năm số lượng DNNVV ngừng hoạt động tương đương với khoảng
70% số lượng DNNVV đăng ký thành lập.
3.2. Thực trạng môi trường đầu tư và ảnh hưởng của môi trường đầu
tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
3.2.1. Môi trường đầu tư tại Việt Nam
Môi trường đầu tư tại Việt Nam đã có những thay đổi tích cực hơn, một số
điểm chuyển biến tích cực nhất được rút ra gồm:
Về chính trị pháp luật, Việt Nam duy tri tốt sự ổn định an ninh chính trị xã
hội, hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật liên quan đến đầu tư ngày càng
hoàn thiện.
14
Về cơ sở hạ tầng, Việt Nam liên tục dành một tỷ lệ đầu tư cao cho cơ sở
hạ tầng, tổng vốn đầu tư cho các lĩnh vực giao thông, viễn thông, điện, ga, cấp
nước chiếm từ trên dưới 10,3% GDP/năm. Một loạt công trình quan trọng như
giao thông, năng lượng được thực hiện và phát huy hiệu quả trong thực tiễn,
điều này giúp cải thiện được năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam từ xếp
hạng 75 năm 2012 lên 55 năm 2017.
Về chi phí, với tinh thần phục vụ doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư, Việt
Nam đã có nhiều chính sách và hành động hướng tới mục tiêu làm sao để cắt
giảm nhiều nhất chi phí cho doanh nghiệp như trong việc thuê và sử dụng đất,
chi phí huy động vốn; Chi phí vận tải, Chi phí lao động và chi phí điện.
Về thị trường, ngoài ưu thế về quy mô thị trường lớn, tốc độ tăng trưởng
thị trường thì chính phủ, các tổ chức cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ như các
chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, các hội chợ, triển lãm, xúc tiến
thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó 90% các doanh nghiệp tham
gia là các DNNVV.
3.2.2. Tình hình đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vê quy mô vốn đầu tư hàng năm
Quy mô vốn đầu tư của các DNNVV từ năm 2006 đến nay nhìn chung có
xu hướng gia tăng, trung bình mỗi năm đạt trên 558 nghìn tỷ đồng. Từ 79,6
nghìn tỷ đồng năm 2006, tổng vốn đầu tư năm 2017 đã đạt thì đạt trên 455,9
nghìn tỷ đồng. Trong đó, nhóm doanh nghiệp nhỏ luôn chiếm tỷ trọng vốn đầu
tư lớn nhất với khoảng 58,4% tổng vốn đầu tư của toàn khối DNNVV. Xét theo
theo khu vực, phần lớn vốn đầu tư hàng của các DNNVV là đóng góp của các
doanh nghiệp ngoài nhà nước, tương ứng với tỷ lệ trên 60%, tiếp theo là khu
vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các DNNVV trong khu vực nhà
nước. Theo lĩnh vực kinh doanh, các DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp xây
dựng hàng năm đóng góp lượng vốn đầu tư rất lớn, với tỷ lệ là từ 56,3% đến
95,4% vào lượng vốn huy động của các DNNVV. Với khu vực dịch vụ có xu
hướng giảm mạnh trong 3 năm từ 2013 đến 2015.
Cơ cấu nguồn vốn của các DNNVV
Từ năm 2006 đến nay, tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp qua các năm đã
giảm dần, hệ số tự tài trợ từ 43,9% năm 2006 giảm còn 33,4% năm 2017, đồng
nghĩa với việc nguồn vốn được huy động từ các nguồn khác đã tăng lên. Theo
15
đó, năm 2006 một đồng vốn của các DNNVV sẽ có 0,561 đồng vốn là đóng góp
từ các chủ nợ, thì đến năm 2017 trong mỗi đồng vốn đầu tư mà các doanh
nghiệp thực hiện thì các chủ nợ đóng góp 0,666 đồng.
Kết quả đầu tư kinh doanh
Xét về số tuyệt đối thì lợi nhuận trước thuế toàn khối DNNVV có tăng lên
qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận là nhỏ hơn so với tốc độ tăng
của nguồn vốn, vốn chủ sở hữu và doanh thu. Nhìn chung tình hình đầu tư của
các DNNVV còn nhiều khó khăn hơn, nguồn lợi mang lại cho các chủ đầu tư
đang bị giảm sút.
3.2.3. Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.2.3.1. Những ảnh hưởng tích cực từ MTĐT tới quyết định đầu tư của DNNVV
Thứ nhất, sự ổn định thể chế chính trị và đặc biệt là việc hệ thống luật, các
chính sách hỗ trợ DNNVV dần được hoàn thiện, được cụ thể hóa trên nhiều
phương diện đã củng cố lòng tin, sự lạc quan để doanh nghiệp đưa ra các quyết
định đầu tư khai thác cơ hội kinh doanh.
Thứ hai, khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng, lao động và đất đai được cải
thiện góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
cũng mang lại những hiệu ứng tích cực.
Thứ ba, Việt Nam đã thiết lập được một hệ thống tổ chức tài chính hỗ trợ
cho các DNNVV. Không chỉ có các ngân hàng thương mại mà còn có các quỹ
đầu tư, quỹ hỗ trợ DNNNN các cấp là cơ sở để doanh nghiệp tiếp cận và giải
quyết nhu cầu về vốn, một bài toán khó mà các DNNVV Việt Nam từ trước tới
nay luôn phải đối mặt.
Thứ tư, mặt bằng chung về chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng và các yếu tố
đầu vào khác tại Việt Nam được có sự ổn định tương đối, cùng một số các
chính sách hỗ trợ có hiệu quả như việc triển khai chính sách ưu đãi thuế, chi phí
thuê đất, mặt bằng kinh doanh và chính sách về lao động tiền lương là điều kiện
thuận lợi để doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư lúc khởii động cũng như giảm
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp tăng khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
16
3.2.3.2. Những ảnh hưởng tiêu cực từ MTĐT tới quyết định đầu tư của DNNVV
Thứ nhất, nhiều chính sách, chương trình ưu đãi từ chính phủ, chính
quyền địa phương còn xa rời khả năng tiếp cận và thụ hưởng của DNNVV
Thứ hai, thiếu hiệu quả trong việc khơi thông nguồn vốn đầu tư, tỷ lệ huy
động từ các nguồn tín dụng không chính thức rất lớn sẽ gây khó khăn về tính ổn
định, chi phí lãi vay
Thứ ba, định hướng và hỗ trợ thị trường đầu ra còn yếu, khiến nhiều
doanh nghiệp thiếu thông tin phải chạy theo những nhu cầu thị trường không
được kiểm chứng đầy đủ dẫn đến hàng hóa bị tồn đọng, không thể tiêu thụ.
Thứ tư, chính sách đào tạo, cung cấp và sử dụng lao động chưa theo kịp
thực tế, các DNNNVV phải chấp nhận sử dụng gần 75% lực lượng lao động
chưa trải qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (Cao Sỹ Kiêm, 2013) rõ ràng là khó
khăn lớn hiệu suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Thứ năm, trình độ khoa học công nghệ thấp, DNNVV Việt Nam phải đối
mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp đến từ các nền
kinh tế lớn, có trình độ công nghệ và trình độ quản lý phát triển cao. Đó là
thách thức khắc nghiệt, nặng nề với các DNNVV vốn yếu thế về năng lực đổi
mới, lạc hậu về công nghệ.
3.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của môi trường đầu
tư tới quyết định đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
3.3.1. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả kiểm tra các biến độc lập: Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính,
các yếu tố Chính trị-pháp luật, cơ sở hạ tầng, chi phí, thị trường và văn hóa xã hội
có thể được sử dụng để xác định và dự đoán quyết định đầu tư của DNNVV. Vì
vậy, mô hình nghiên cứu sơ bộ sẽ được sử dụng để tiến hành nghiên cứu.
Kết quả đánh giá thang đo
Về cơ bản các thang đo được các đối tượng điều tra hiểu đúng ý nghĩa và
có thể trả lời một cách dễ dàng. Ngoài các nhận xét về diễn đạt, cấu trúc ngôn từ
của một số biến, chỉ có một số vấn đề nhỏ đối với một vài quan sát ở biến Chính
trị-pháp luật và văn hóa xã hội. Vì vậy, các thang đo cơ bản sẽ được giữ nguyên để
đưa vào bảng hỏi chi tiết trong nghiên cứu định lượng sau khi có một vài điều
chỉnh nhỏ về thang đo biến Chính trị-pháp luật, văn hóa xã hội. Từ ngữ, cách diễn
đạt của một số biến quan sát cũng được rà soát lại cho phù hợp hơn.
17
Kết quả kiểm tra biến phụ thuộc
Các nhận định được hiểu đúng và đảm bảo về nội hàm khả năng ra quyết
định đầu tư của doanh nghiệp.
Điều chỉnh và mã hóa thang đo
Cụ thể, sau bước nghiên cứu định tính, bộ thang đo được xây dựng bao
gồm 5 biến độc lập được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của MTĐT đến quyết
định đầu tư của DNNVVV. Trong đó, biến chính trị-pháp luật gồm 10 quan sát,
4 biến độc lập còn lại mỗi biến được đo bằng 5 quan sát. Thang đo này sẽ được
sử dụng cho các phần nghiên cứu định lượng (Chi tiết tại phụ lục 06).
3.3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ
Trong nghiên cứu định lượng sơ bộ, thang đo tiếp tục được đánh giá độ
tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha với bộ dữ liệu từ 72 bảng câu hỏi thu
được từ các đôi tượng điều tra. Kết quả, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các
thang đo đều có giá trị lớn hơn 0,7. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn
hơn 0,3. Các thang đo nhìn chung đều đảm bảo độ tin cậy để sử dụng trong
nghiên cứu định lượng chính thức.
3.3.3. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức
Dựa trên bộ dữ liệu từ 231 phiếu trả lời hợp lệ từ quá trình điều tra chính thức,
nghiên cứu tiến hành nghiện cứu định lượng, kết quả chính thu được như sau:
Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Tất cả các thang đo đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha dao động từ
0.780 đến 0.875 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3
Kiểm định giá trị của thang đo chính thức bằng phương pháp phân tích
nhân tố khám phá (EFA)
Kết quả EFA lần thứ nhất: Từ 30 biến quan sát ban đầu đã trích được 7
yếu tố, tổng phương sai giải thích được khi nhóm nhân tố được rút ra là 67,088
(>50%) Giá trị Factor loading nhận được của tất cả các biến quan sát đều lớn
hơn 0,5, ngoại trừ biến quan sát thứ tư của biến thị trường (TT_4) bằng 0,436,
cũng đạt tiêu chuẩn như yêu cầu là lớn hơn 0.3.
Riêng đối với biến Chính trị-pháp luật, nghiên cứu có phát hiện đáng chú
ý là, 10 tiêu chí đo lường chính trị - pháp luật được tải vào 2 nhân tố khác nhau.
Như vậy về mặt lý thuyết đã dự kiến 10 biến quan sát này đo lường khái niệm
18
Chính trị-pháp luật, nhưng thực tế tại Việt Nam, chúng được tách thành hai khái
niệm riêng. Tham chiếu một số các nghiên cứu trước đây như Thuy & Dijk
(2008); Chin-Shan Lu và cộng sự (2006); David Dollar và cộng sự (2005); Wei
(2000), tác giả đặt tên cho biến mới này “hiệu quả quản trị hành chính”, Nó
không phản ánh các vấn đề trong việc xây dựng và ban hành các văn bản luật và
chính sách, mà nội hàm chính là quá trình triển khai, thực hiện có đúng bản
chất, đúng như cam kết các văn bản đó hay không.
Kết quả chạy lại EFA lần thứ 2: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett
cho vẫn đảm bảo các biến có quan hệ với nhau và đủ điều kiện để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_anh_huong_cua_moi_truong_dau_tu_toi_quyet_di.pdf