Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Trên đây là những nét khái quát về một số công trình nghiên cứu tiêu biểu

liên quan một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài luận án. Ngoài ra còn rất

nhiều tài liệu khác mà trong khuôn khổ có hạn, tác giả luận án không có điều

kiện phân tích hết.

Với những tài liệu đã được tổng quan cho thấy, do nhiệm vụ, mục tiêu và

cách tiếp cận khác nhau, nên các nhà nghiên cứu đã có sự quan tâm tìm hiểu

những nội dung khác nhau trong học thuyết Nho giáo nói chung, tư tưởng trị

quốc trong học thuyết đó nói riêng, nhưng chưa có công trình nào tập trung bàn

luận có hệ thống và chuyên sâu về ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo

đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện

nay. Tuy nhiên, đó là những công trình nghiên cứu có giá trị của các nhà khoa

học đi trước, giúp tác giả luận án có thêm những tư liệu, những cơ sở khoa học

để tiếp tục đi sâu nghiên cứu những nội dung thuộc chủ đề luận án của mình.

Trên cơ sở kế thừa những yếu tố hợp lý trong các công trình của những nhà

khoa học đi trước, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu và giải quyết những vấn

đề sau:

Một là, khái quát một cách có hệ thống về cơ sở hình thành, nội dung chủ

yếu trong tư tưởng trị quốc của Nho giáo Trung Quốc; sự du nhập và biến đổi

nội dung của nó trong Nho giáo Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử tiêu biểu.

Hai là, phân tích ảnh hưởng mang tính hai mặt của tư tưởng trị quốc Nho

giáo đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện

nay cùng những nguyên nhân của thực trạng đó.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấy, trật tự xã hội được tổ chức theo mô hình thể chế nhà Chu đã lỗi thời, mất sức sống, không thích ứng nổi trước những diễn biến phức tạp của lịch sử. Trước thực tế đó, nhiều trào lưu tư tưởng đương thời hướng đến việc lý giải nguyên nhân trật tự xã hội rối loạn, từ đó tìm kiếm mô hình xã hội lý tưởng và con đường ổn định trật tự xã hội đương thời. Tư tưởng trị quốc Nho giáo ra đời trong bối cảnh lịch sử đầy biến động đó. 2.1.2. Những tiền đề văn hóa, tư tưởng Không một học thuyết nào ra đời từ hư vô mà bao giờ cũng mang tính kế thừa trong sự hình thành, phát triển. Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng cũng không ngoại lệ. Sự ra đời của Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng còn trên cơ sở kế thừa những tư tưởng về chính trị, đạo đức, tôn giáo trong lịch sử tư tưởng trước đó, nhất là những tư tưởng này ở thời Chu. Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng ra đời trên cơ sở tiếp thu những tư tưởng về đạo đức, chính trị, tôn giáo đã có trước nó để giải 8 đáp những vấn đề mà thực tiễn xã hội đang đặt ra. Mặt khác, sau khi ra đời, Nho giáo có quá trình tồn tại và phát triển qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và gắn với chế độ xã hội phong kiến đang trong quá trình hình thành, phát triển. Vì thế, nội dung của học thuyết ấy cũng có sự đổi thay, bổ sung, thêm bớt trong mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể. 2.2. TƯ TƯỞNG TRỊ QUỐC CỦA NHO GIÁO TRUNG QUỐC 2.2.1. Quan niệm của Nho giáo về “gia”, “quốc” và “trị quốc” Trong quan niệm của các nhà nho, gia (nhà), quốc (nước) và thiên hạ là những loại hình đồng dạng, giống nhau về bản thể và tính chất, chỉ khác về phạm vi và qui mô lớn nhỏ. Nước là sự mở rộng qui mô của nhà, thiên hạ là sự mở rộng về qui mô của nước. Điều đó đã được Mạnh Tử khái quát: "Thiên hạ gốc ở nước, nước gốc ở nhà" (Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia – Mạnh Tử, Ly lâu, thượng). Do đó, muốn bình thiên hạ phải trị được quốc, muốn trị được quốc trước hết phải yên được nhà. Nho giáo bàn về nước nhưng không bàn từ góc độ sản xuất vật chất mà chủ yếu bàn từ góc độ chính trị, đứng trên phương diện đạo đức, chính trị để nhìn nhận, phán xét. Vì thế, về thực chất, nó chủ yếu quan tâm đến vấn đề trị quốc, cố gắng đi tìm con đường, cách thức cai trị đất nước và đào tạo chủ thể làm nhiệm vụ đó nhằm hướng đến mục tiêu là xây dựng một mô hình xã hội lý tưởng. Điều đó được thể hiện khá rõ trong ba cương lĩnh và bát điều mục của sách Đại học, một tác phẩm quan trọng cấu thành bộ Tứ thư của Nho giáo. “Trị quốc”, theo Nho giáo, là làm cho đất nước yên ổn, an bình. Đấy là quan niệm, đồng thời là chủ trương của Nho giáo. Muốn trị quốc được thì trước đó phải tề gia, tức là sửa sang, chỉnh đốn việc nhà. Nho giáo lý giải tiếp: muốn tề gia thì phải tu thân, tức là sửa mình thành người tốt. 2.2.2. Mục tiêu trị quốc trong quan niệm của Nho giáo Mục tiêu cao nhất của Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng là nhằm tìm kiếm mô hình xã hội lý tưởng để thay thế cục diện đương thời. Mô hình xã hội lý tưởng với tư cách là mục tiêu trị quốc của Nho giáo mang những nét đặc trưng cơ bản sau: Một là, xã hội ổn định, có trật tự tôn ti theo đúng chuẩn mực của từng mối quan hệ. Hai là, xã hội lý tưởng phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất tương đối đầy đủ, thực hiện nguyên tắc phân phối quân bình. 9 Ba là, xã hội lý tưởng phải là xã hội có đạo đức, coi trọng giáo dục đạo đức cho mọi người. 2.2.3. Đường lối trị quốc của Nho giáo Để thực hiện mục tiêu trị quốc là hướng đến xây dựng một mô hình xã hội lý tưởng với những đặc trưng cơ bản nêu trên, Nho giáo đề xuất con đường để thực hiện mục tiêu đó với những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, muốn trị được nước, trước hết những chủ thể trị quốc, những con người tham gia chính sự phải tu được thân và tề được gia để làm gương cho dân chúng. Thứ hai, dùng đức để trị quốc kết hợp với sử dụng pháp luật và hình phạt khi cần thiết. Thứ ba, phải dưỡng dân, giáo dân và làm cho dân tin. Vậy là, theo các đại biểu sáng lập Nho giáo, trong việc trị quốc, quản lý chính sự quốc gia phải chú trọng nuôi dưỡng dân, làm cho dân giàu lên, mở mang trí tuệ, trở nên có văn hóa, văn minh, và phải làm cho dân tin tưởng vào người có vai trò cầm quyền trị quốc. 2.2.4. Chủ thể trị quốc trong quan niệm của Nho giáo Quan niệm của Nho giáo về chủ thể trị quốc thể hiện mong ước về những con người có khả năng bình ổn xã hội, đảm đương được các công việc của quốc gia, xã tắc. Có thể hình dung quan niệm về chủ thể trị quốc của Nho giáo là những bậc vua thánh tôi hiền, mang phẩm chất của những mẫu hình lý tưởng như kẻ sĩ, quân tử, thánh nhân. Thứ nhất, những phẩm chất của kẻ sĩ. Thứ hai, những phẩm chất của bậc quân tử. Thứ ba, phẩm chất của những bậc thánh nhân. Tóm lại, qua nghiên cứu sự hình thành và những nội dung cơ bản của tư tưởng trị quốc trong Nho giáo Trung Quốc, có thể rút ra một số nhận định sau: Một là, mặc dù trong tư tưởng trị quốc của Nho giáo Trung Quốc ra đời trong bối cảnh lịch sử cách ngày nay hơn 2000 năm, song nó chứa đựng những giá trị lịch sử không thể phủ nhận. Tiêu biểu là: Thứ nhất, về mục tiêu trị quốc, Nho giáo đã nhận thấy vai trò quan trọng của đời sống vật chất, của đạo đức và việc giáo dục đạo đức đối với việc duy trì ổn định trật tự xã hội. Nó quan tâm đến việc tạo lập các mối quan hệ giữa người 10 với người từ gia đình đến xã hội theo những chuẩn mực cụ thể, đề cao trách nhiệm của con người trong cuộc sống. Thứ hai, về đường lối trị quốc, mặc dù đề cao vai trò của đạo đức, chủ trương dùng đức để trị quốc, song Nho giáo cũng đã nhận thấy vai trò và tầm quan trọng nhất định của pháp luật, chủ trương việc trị quốc phải có pháp luật và hình phạt khi cần thiết. Mặt khác, trong tư tưởng trị quốc Nho giáo, dân được coi trọng, được quan tâm, chăm lo, làm cho giàu lên cả về vật chất và tinh thần. Nó chú trọng đồng thời cả lương thực, binh lực, tài năng, trí tuệ, đạo đức của con người, niềm tin của con người vào chủ thể trị quốc, coi niềm tin (chữ tín) này là quan trọng nhất. Nho giáo đã nhận thấy được vai trò quan trọng của dân, xem dân là gốc của nước. Thứ ba, về chủ thể trị quốc, Nho giáo hướng đến những mẫu người lý tưởng như kẻ sĩ, đại trượng phu, quân tử, thánh nhân. Nó yêu cầu người trị quốc, tham gia chính sự phải là những con người có đạo đức, có tài năng, được đào tạo và không ngừng nỗ lực tự tu dưỡng. Đó còn phải là những con người vì dân, biết dưỡng dân, giáo dân, sai khiến dân hợp thời và làm cho dân tin. Nó phê phán, lên án người cầm quyền xa dân, phản dân, độc ác, tàn bạo, hoang dâm vô đạo. Hai là, bên cạnh những giá trị cần được ghi nhận, khẳng định, tiếp thu để phát triển, tư tưởng trị quốc của Nho giáo Trung Quốc không tránh khỏi những hạn chế bởi hoàn cảnh thời đại: Thứ nhất, xã hội lý tưởng trong quan niệm về mục tiêu trị quốc của Nho giáo phản ánh những mơ ước của các nhà nho trong bối cảnh lịch sử đầy hỗn loạn song nó mang tính ảo tưởng, chưa có cơ sở kinh tế - xã hội hiện thực của nó. Xã hội đại đồng trong mong ước của các đại biểu Nho giáo, như có người nhận định, là một dạng của chủ nghĩa xã hội không tưởng phương Đông. Thứ hai, trong quan niệm về đường lối trị quốc, có lúc các tác giả Nho giáo tỏ ra mâu thuẫn và sai lầm khi bàn về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, giữa việc làm giàu và việc thực hành nhân nghĩa, quan niệm “không nên xem tài sản là lợi ích” mà chỉ “nên xem nhân nghĩa là lợi ích” trong đạo trị quốc. Mặc dù nhận thấy vai trò của đời sống vật chất song về cơ bản, Nho giáo coi trọng "vi nhân" hơn "vi phú"; nhận thấy sự cần thiết của pháp luật và hình phạt nhưng Nho giáo nhấn mạnh, đề cao đến mức tuyệt đối hóa vai trò của "đức" mà chưa thấy hết vai trò, vị trí quan trọng của "pháp". 11 Thứ ba, trong quan niệm về chủ thể trị quốc, Nho giáo chủ yếu nhấn mạnh và đề cao vai trò của nam giới với những mẫu hình lý tưởng được vẽ ra mà chưa nhận thức và quan tâm đúng mức đến vai trò, đóng góp to lớn, quan trọng của phụ nữ. Đôi chỗ, học thuyết ấy còn thể hiện sự coi thường phụ nữ, nhất là trong các giai đoạn Hán Nho, Tống Nho sau này. Mặt khác, học thuyết ấy cũng chưa đánh giá đúng mức vai trò quan trọng của tuổi trẻ trong xã hội, nó đề cao, coi trọng người già và tri thức kinh nghiệm hơn sự đổi mới, sáng tạo đột phá. 2.3. TƯ TƯỞNG TRỊ QUỐC CỦA NHO GIÁO VIỆT NAM 2.3.1. Vài nét về sự du nhập tư tưởng trị quốc Nho giáo vào Việt Nam Tư tưởng trị quốc Nho giáo du nhập Việt Nam và có những biến đổi nhất định là do yếu tố: Một là, yếu tố đầu tiên chi phối, làm biến đổi nội dung tư tưởng trị quốc Nho giáo khi du nhập Việt Nam chính là thực tiễn xây dựng, phát triển của dân tộc ta qua các thời kỳ lịch sử. Hai là, sự lan truyền, ảnh hưởng tác động qua lại giữa các trào lưu tư tưởng trong lịch sử nhân loại là vấn đề mang tính qui luật. Tri thức, văn hóa, tư tưởng của con người ở đâu, bao giờ cũng mang tính phổ biến của toàn nhân loại, chứ không thể bị giới hạn trong một phạm vi nào đó. Ba là, sự tiếp thu và bổ sung, lược bỏ, vận dụng của các nhà nho trong mỗi giai đoạn lịch sử cũng là nhân tố quan trọng làm nên những biến đổi của tư tưởng trị quốc Nho giáo khi vào Việt Nam. Do sự tác động đan xen của các yếu tố trên mà Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng khi du nhập Việt Nam đã có sự biến đổi, làm cho tư tưởng trị quốc trong Nho giáo ở Việt Nam có những nét riêng biệt nhất định chứ không hoàn toàn chỉ là "vay mượn", "sao chép", "thích nghi"... như có người nhận định. 2.3.2. Một số nội dung cơ bản của tư tưởng trị quốc trong Nho giáo Việt Nam Một là, quốc gia độc lập, thái bình, giàu mạnh, trường tồn là mục tiêu trị quốc mà các đại biểu Nho giáo Việt Nam hướng tới. Điều đó được thể hiện qua những áng thơ văn bất hủ, để lại ấn tượng sâu sắc cho muôn đời sau. Hai là, về đường lối trị quốc trong quan niệm của Nho giáo Việt Nam. Ba là, về chủ thể trị quốc trong quan niệm của Nho giáo Việt Nam. 12 Tóm lại, qua việc tìm hiểu về quá trình du nhập, nội dung của tư tưởng trị quốc trong Nho giáo Việt Nam, có thể rút ra một số nhận định khái quát sau: Một là, Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng du nhập Việt Nam những năm đầu công nguyên không phải theo con đường giao lưu văn hóa bình thường mà có phần mang tính cưỡng bức bởi nó gắn với sự xâm lược của đội quân viễn chinh phương Bắc. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ, tư tưởng trị quốc Nho giáo đáp ứng được những đòi hỏi nhất định của quá trình ấy nên nó được các triều đại phong kiến Việt Nam chủ động tiếp thu, sử dụng. Hai là, khi vào Việt Nam, Nho giáo cùng các nội dung của nó, trong đó có tư tưởng trị quốc không còn nguyên dạng lúc ban đầu của Nho giáo tiên Tần mà đã được nhào nặn qua thời Hán, Tống. Hơn nữa, dưới sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà khi du nhập Việt Nam, nó cũng có sự biến đổi để có thể thích nghi và tồn tại trên mảnh đất mới, với những điều kiện, hoàn cảnh mới. Những nội dung của tư tưởng trị quốc trong quan niệm của các nhà nho Việt Nam tuy không phải là sự đoạn tuyệt, không liên quan gì tới Nho giáo Trung Quốc, nhưng cũng không phải chỉ là sự tán dương, sao chép máy móc. Do yêu cầu của đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể mà nó được tiếp nhận, vận dụng và đồng thời được bổ sung thêm bằng tổng kết thực tiễn đất nước cũng như truyền thống văn hóa của người dân bản địa. Chính điều đó tạo nên những nét khác biệt trong tư tưởng trị quốc của Nho giáo Việt Nam: Thứ nhất, quan niệm về xã hội lý tưởng trong mục tiêu trị quốc Nho giáo vẫn là cơ sở, đóng vai trò định hướng cho mục tiêu chính trị của Nho giáo Việt Nam qua các giai đoạn của thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến tự chủ, song do lịch sử của dân tộc ta là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước nên vấn đề xây dựng quốc gia độc lập, thống nhất, ngang hàng với quốc gia phương Bắc, khẳng định quyền tự chủ dân tộc là điều mà các triều đại cũng như các nhà nho Việt Nam yêu nước mong mỏi. Thứ hai, cũng chủ trương trị quốc bằng đường lối đức trị, lấy các chuẩn mực đạo đức để cai trị xã hội, song trong quan niệm của Nho giáo Việt Nam, những chuẩn mực và qui phạm đạo đức như nhân, nghĩa, trung, hiếu... đã được bổ sung bằng các yếu tố của văn hóa truyền thống dân tộc nên nó gần gũi với người dân hơn, ít khắt khe và khắc nghiệt hơn so với những qui phạm đạo đức 13 của Nho giáo thời Hán, Tống. Những nội dung của tư tưởng trị quốc Nho giáo cũng là chỗ dựa và là cơ sở cho việc xây dựng chính sách khoa cử đào tạo nhân tài và chế định pháp luật nhằm củng cố ngôi vua, ổn định trật tự xã hội. Các bộ luật dưới chế độ phong kiến Việt Nam suy cho cùng vẫn là sự thể hiện ý chí và là công cụ của giai cấp phong kiến thống trị, duy trì và bảo vệ các quan hệ xã hội theo những chuẩn mực Nho giáo, nhưng do ảnh hưởng của những yếu tố truyền thống dân tộc mà phần nào bớt đi tính chất khắc nghiệt so với luật pháp Trung Hoa thời phong kiến. Thứ ba, những yêu cầu về phẩm chất của người cầm quyền trong quan niệm của các nhà nho Việt Nam qua các thời kỳ mặc dù cũng dựa trên các chuẩn mực và yêu cầu của Nho giáo, song nó gắn với những yêu cầu, đòi hỏi của đất nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Những người cầm quyền gần dân, vì dân, biết đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên hết, hy sinh vì độc lập dân tộc và sự tồn vong của giống nòi người Việt luôn được sử sách ngợi ca và nhân dân tôn thờ, tưởng nhớ. Tiểu kết chương 2 Tư tưởng trị quốc Nho giáo ra đời trong bối cảnh xã hội loạn lạc của thời Xuân Thu – Chiến Quốc nhằm vãn hồi trật tự đương thời. Nội dung của tư tưởng trị quốc trong Nho giáo Trung Quốc thể hiện qua những quan niệm về mục tiêu, đường lối và chủ thể trị quốc cho thấy, nó hướng đến xây dựng một mô hình xã hội lý tưởng, một xã hội tốt đẹp, ổn định, có trật tự và phải thống nhất về một mối. Trong xã hội, dân được coi trọng, được quan tâm, chăm lo, làm cho giàu lên cả vật chất lẫn tinh thần. Để xây dựng đất nước như trên Nho giáo chủ trương trị quốc bằng đạo đức (đức trị), với chủ thể trị quốc phải là những người có phẩm chất của những mẫu hình lý tưởng như kẻ sĩ, đại trượng phu, quân tử, thánh nhân. Người trị quốc phải là những người có đạo đức, phải vì dân, biết dưỡng dân và có khả năng bình ổn xã hội, đảm đương được các công việc của quốc gia, xã tắc. Tuy nhiên các nhà nho cũng nhận thấy bên cạnh đạo đức cần phải có pháp luật để phân định ngôi thứ và khi cần thiết phải dùng hình phạt để duy trì trật tự xã hội trong vòng trật tự của lễ giáo đạo Nho. Tư tưởng trị quốc Nho giáo bên cạnh những giá trị mang tính lịch sử cần được ghi nhận cũng chứa đựng những mặt lỗi thời, hạn chế nhất định như: xã hội lý 14 tưởng mà các nhà nho hướng tới nó mang tính ảo tưởng, xa rời thực tế, chưa có cơ sở kinh tế xã hội hiện thực của nó; về chủ thể trị quốc, Nho giáo chưa thấy được vai trò của phụ nữ.... Khi vào Việt Nam, tư tưởng trị quốc Nho giáo có những đổi thay nhất định do thực tiễn đất nước, ảnh hưởng của văn hóa truyền thống bản địa. Do vậy, tư tưởng trị quốc trong Nho giáo Việt Nam không đồng nhất với tư tưởng trị quốc trong Nho giáo Trung Quốc. Do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà tư tưởng trị quốc trong Nho giáo Việt Nam cũng mang những nét riêng nhất định. Ngày nay, Nho giáo tuy không còn giữ địa vị của hệ tư tưởng thống trị nhưng những dấu ấn và ảnh hưởng của nó chưa phải đã hết. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu những ảnh hưởng của nó đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của chúng ta hôm nay là điều cần thiết. Chương 3 ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRỊ QUỐC NHO GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 3.1. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Đảng ngày càng được thể hiện rõ qua các Văn kiện Đại hội thời kỳ đổi mới. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần được xây dựng, đó là một tất yếu lịch sử. Tính tất yếu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định bởi những yếu tố sau đây: Thứ nhất, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là bước phát triển tiến bộ, cao nhất của các kiểu nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nó là nhà nước ưu việt, tiến bộ nhất trong lịch sử nhân loại. Thứ hai, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm tính tối thượng của pháp luật, đòi hỏi mọi người dân trong xã hội từ người đứng đầu nhà nước đến dân thường cùng phải chấp hành 15 pháp luật, cùng bình đẳng trước pháp luật không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Thứ ba, lãnh đạo nhà nước này là Đảng Cộng sản - đảng của giai cấp công nhân đại diện cho quyền lợi chính đáng của toàn dân tộc, bao gồm những con người ưu tú, tiên tiến nhất trong lực lượng tiên tiến, cách mạng của cả nước. Thứ tư, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có khả năng đoàn kết, tập hợp được toàn bộ dân tộc thành một khối vững chắc để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thứ năm, sự tồn tại của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không nhằm mục đích duy trì sự tồn tại vĩnh viễn của nhà nước, mà đó chỉ là bước quá độ để đi đến xóa bỏ giai cấp, nhà nước, làm cho xã hội tiến lên giai đoạn tiến bộ, văn minh 3.2. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRỊ QUỐC NHO GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.2.1. Những ảnh hưởng tích cực của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Một là, tư tưởng trị quốc Nho giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục con người sống có đạo đức, tinh thần trách nhiệm với gia đình, cộng đồng trong một xã hội ổn định, có trật tự, kỷ cương. Hai là, tư tưởng trị quốc Nho giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân. Ba là, tư tưởng trị quốc Nho giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa tích cực trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ công chức nhà nước có phẩm chất, năng lực gắn với nhu cầu của đất nước trong những giai đoạn cụ thể. 3.2.2. Những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Một là, tư tưởng địa vị, ngôi thứ, đầu óc gia trưởng, thiếu dân chủ. Hai là, bệnh gia đình trị, cục bộ địa phương. Ba là, tâm lý thiếu tôn trọng pháp luật trong một bộ phận nhân dân, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật. Bốn là, chưa đánh giá đúng mức vai trò của phụ nữ và tuổi trẻ trong việc tham gia vào các công việc nhà nước. 16 3.3. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRỊ QUỐC NHO GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay mang tính hai mặt như đã phân tích ở trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau và giữa chúng có sự đan xen phức tạp, song chủ yếu là Thứ nhất, cơ sở kinh tế - xã hội trên đất nước ta vẫn chứa đựng những yếu tố để các tàn dư Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng có thể tồn tại và gây ảnh hưởng. Cơ sở kinh tế xã hội cho sự xuất hiện và tồn tại của Nho giáo với những nội dung tư tưởng trị quốc của nó là nền nông nghiệp lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún. Những quan niệm về mục tiêu, con đường và chủ thể trị quốc trong cách nhìn của các nhà nho phản ánh và bị qui định bởi điều kiện kinh tế - xã hội đó. Chúng ta chỉ có thể khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng trị quốc Nho giáo khi chúng ta xóa bỏ được cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của nó, và chúng ta cũng chỉ có thể phát huy được những gì là tích cực của nó khi chúng ta tạo được những tiền đề vật chất cần thiết cho sự phát huy ấy. Nghĩa là, chừng nào chưa làm thay đổi được căn nguyên sâu xa cho sự tồn tại và ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo là nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, lạc hậu thì chừng đó những tàn dư của nó chưa mất đi mà vẫn gây ảnh hưởng tiêu cực, là vật cản trên con đường xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thứ hai, tư tưởng trị quốc Nho giáo thuộc về ý thức xã hội nên nó có tính độc lập tương đối trong sự tồn tại, vận động, biến đổi của mình. Mặc dù theo qui luật, ý thức xã hội suy cho cùng phụ thuộc vào tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định, song nó có tính độc lập tương đối và có qui luật vận động riêng của nó. Nghĩa là, không phải cứ tồn tại xã hội, hoàn cảnh lịch sử thay đổi là mọi thứ thuộc về ý thức xã hội đều mất đi hoặc biến đổi nhanh chóng. Do có sự tồn tại lâu dài trên đất nước ta và giữ địa vị của hệ tư tưởng thống trị suốt mấy trăm năm nên Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng đã có ảnh hưởng khá sâu đậm đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, từ luật pháp đến tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến và những phong tục tập quán trong dân gian qua nhiều thế hệ mà không dễ gì thay đổi. 17 Thứ ba, ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng tạo môi trường cho những tàn dư tiêu cực của tư tưởng trị quốc Nho giáo tồn tại với những biến tướng, biến dạng mới. Thứ tư, việc kết hợp giáo dục đạo đức với giáo dục ý thức sống và làm theo pháp luật chưa được quan tâm đúng mức, dân chủ chưa được phát huy đầy đủ, công tác cán bộ còn nhiều bất cập. Khi giáo dục đạo đức mới cũng như giáo dục ý thức sống và làm theo pháp luật chưa được coi trọng và hiệu quả giáo dục chưa cao, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và được thực hiện nghiêm minh theo tinh thần "thượng tôn pháp luật" thì tâm lý quen sống theo tập tục, lề thói cổ truyền đã từng ăn sâu bám rễ lâu đời trong lối sống của xã hội cũ trước đây sẽ chưa bị mất đi; khi dân chủ chưa được phát huy thì tư tưởng địa vị ngôi thứ, bất bình đẳng, vi phạm dân chủ sẽ chưa thể được khắc phục. Thứ năm, Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc trong Nho giáo nói riêng bên cạnh những hạn chế không thể tránh khỏi do hoàn cảnh lịch sử thì nó còn chứa đựng những nhân tố có giá trị và mang tính hợp lý nhất định. Những yếu tố hợp lý, có giá trị ấy đã làm nên sức sống của nó qua hàng ngàn năm lịch sử và đến nay vẫn cho thấy ý nghĩa của nó. Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc kế thừa những nhân tố còn có giá trị của quá khứ vẫn là điều cần thiết chứ không phải là quá trình phủ định sạch trơn với tinh thần hư vô chủ nghĩa. Tuy nhiên, đó cũng không phải là sự phục cổ, lặp lại nguyên xi những yêu cầu, chuẩn mực của xã hội mấy ngàn năm về trước mà phải trên tinh thần mới, gắn với thực tiễn đất nước trong bối cảnh thời đại mới. Tiểu kết chương 3 Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng được truyền vào nước ta từ những năm đầu công nguyên. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội và con người Việt Nam. Ngày nay, Nho giáo tuy không còn giữ địa vị của hệ tư tưởng thống trị nhưng những dấu ấn và ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo chưa phải đã hết mà nó vẫn bám rễ và gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội, con người Việt Nam nói chung và ảnh hưởng đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội 18 chủ nghĩa Việt Nam nói riêng với những mức độ khác nhau. Mặc dù nó có những ảnh hưởng tích cực như việc giáo dục con người sống có đạo đức, tinh thần trách nhiệm với gia đình, cộng đồng trong một xã hội ổn định, có trật tự, kỷ cương; xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân; đào tạo đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất, năng lực gắn với nhu cầu của đất nước, nhưng bên cạnh đó nó cũng có những ảnh hưởng tiêu cực như tư tưởng địa vị, ngôi thứ, đầu óc gia trưởng, thiếu dân chủ, bệnh gia đình trị, cục bộ địa phương, tâm lý thiếu tôn trọng pháp luật trong một bộ phận nhân dân làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật; chưa đánh giá đúng mức vai trò của phụ nữ và tuổi trẻ trong việc tham gia vào các công việc của nhà nước. Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay mang tính hai mặt như trên do nhiều nguyên nhân khác nhau đó là: cơ sở kinh tế - xã hội trên đất nước ta vẫn chứa đựng những yếu tố để các tàn dư Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng có thể tồn tại; tư tưởng trị quốc Nho giáo thuộc về ý t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_anh_huong_cua_tu_tuong_tri_quoc_nho_giao_doi.pdf
Tài liệu liên quan