Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Kết thúc phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy, các nhân tố tác

động đến chất lượng TTKT trên BCTC ở DNXL niêm yết trên thị trường chứng

khoán Việt Nam có mức ý nghĩa 5% bao gồm: KSNB, NVKT, DTXL, KTV,

HVQT, MTPL, VTQT. Các nhân tố không có ý nghĩa thống kê bao gồm:

HDDT, PMKT. Cụ thể như sau:

Các nhân tố có tác động tích cực đến chất lượng TTKT của các DNXL

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo thứ tự tăng dần là MTPL,

KTV, KSNB, KTV, VTQT và NVKT có tác động tích tích cực đến chất lượng

TTKT trên BCTC hệ số ước lượng chưa chuẩn hóa lần lượt là: 0.09; 0.175;

0.145; 0.200; 0.241 và hệ số ước lượng chuẩn hóa tương ứng là: 0.163; 0.232;

0.236; 0.328; 0.434 với mức ý nghĩa 5%. Các kết quả này ủng hộ các giả thuyết

H9; H7; H5; H1; H6.

Các nhân tố có tác động nghịch chiều đến chất lượng TTKT của các DNXL

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm DTXL (β= -0.206) ủng hộ

giả thuyết 8.1 và HVQT (β= - 0.214) với hệ số Bêta chưa chuẩn hóa lần lượt là:

-0.247; -0.357 ủng hộ giả thuyết 2.1.

Kết quả nghiên cứu từ bảng 5.13 cho thấy, thuộc tính “bổ sung” là khía

cạnh có ý nghĩa và vai trò lớn hơn thuộc tính cơ bản trong việc tạo lên chất

lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán

Việt Nam với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.627

pdf12 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố này. + Trên cơ sở xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng TTKT trên BCTC, nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị đề xuất đối với các DNXL niêm yết, với Bộ tài chính, các tổ chức nghề nghiệp và cơ quan pháp lý để góp phần nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.6. Kết cấu luận án Nội dung luận án được trình bày trong 6 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 3: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 4: Phương pháp nghiên cứu Chương 5: Kết quả nghiên cứu Chương 6: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan các quan điểm đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính 2.1.1. Đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính gián tiếp Đo lường dựa vào hành vi quản trị lợi nhuận hoặc chất lượng lợi nhuận. Dòng nghiên cứu này tập trung đo lường những tác động của nhà quản trị nhằm điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn (hành vi quản trị lợi nhuận). Hoặc đo lường qua chất lượng lợi nhuận chính dựa trên mối quan hệ giữa chất lượng lợi nhuận công bố trên BCTC (đại diện cho giá trị DN) và vốn chủ sở hữu (giá cổ phiếu - đại diện cho giá thị trường của DN). Điển hình có nghiên cứu của Schipper và Vincent (2003); Nicholas và Walhen (2004); Dechow và cộng sự (2010); He và cộng sự (2009); Đặng Ngọc Hùng (2015); Nguyễn Trọng Nguyên (2016)... Phương pháp đo lường này dễ dàng trong thu thập thông tin từ BCTC, báo cáo thường niên ở những DN niêm yết, nhưng hạn chế là tập trung khảo sát trên quan điểm của người sử dụng BCTC, khó xác định được chính xác giá trị DN. Đo lường thông qua phản ứng của thị trường chứng khoán khi có sự thay đổi của BCTC. Việc đo lường này thông qua sự thay đổi số liệu trên BCTC, xác định tổn thất khi phải lập lại BCTC, rủi ro công bố thông tin... Có các nghiên cứu của Beretta và Bozzlan (2006), Roudakin (2011), Hirschey và cộng sự (2012), Đặng Thị Thúy Hằng (2016)... Quan điểm này khảo sát người lập BCTC ở các DN niêm yết, và đã đề cập tới các thông tin trên thuyết minh BCTC hoặc các thông tin phi tài chính. Song chưa mô tả được đầy đủ các đặc điểm của TTKT và bức tranh toàn cảnh về chất lượng TTKT trên BCTC cung cấp. 2.1.2. Đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính trực tiếp Dựa trên sự mô tả các thuộc tính về thông tin để đánh giá chất lượng TTKT, có thể đo lường theo các thuộc tính đơn lẻ hoặc đo lường toàn bộ các thuộc tính chất lượng thông tin trên BCTC. Những thuộc tính của TTKT trên BCTC được quy định quan điểm bởi các tổ chức nghề nghiệp kế toán (IFRS Framework, FASB, AASB, VAS..). Có các nghiên cứu: WinKler (2000); Houssain (2008); Nguyễn Thị Phương Hồng và Dương Thị Khánh Linh (2014), 6 Beest và cộng sự (2009); Quan điểm đo lường này cho phép đánh giá trực tiếp, toàn diện hơn về TTKT trên BCTC từ góc độ của bên phát hành BCTC. 2.1.3. Lựa chọn quan điểm đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính Luận án lựa chọn quan điểm đo lường chất lượng TTKT trên BCTC trực tiếp (đo lường theo các thuộc tính của TTKT). Bởi các lý do: Chất lượng xét cho cùng phải được đánh giá dựa trên mức độ đáp ứng của nó đối với người sử dụng thông tin, nên TTKT có giá trị khi được đảm bảo đầy đủ các đặc tính của chúng. Ngoài ra, quan điểm đo lường trực tiếp cho phép định vị và đo lường về TTKT một cách đầy đủ và thuyết phục nhất, cung cấp toàn diện đa chiều để xác định mức độ ảnh hưởng của TTKT cung cấp tới các hoạt động của DN. 2.1.4. Tổng quan về đo lường chất lượng thông tin kế toán theo các thuộc tính Trong nội dung này, tác giả tập trung tổng quan các đặc tính được mô tả của TTKT được mô tả bởi các tổ chức nghề nghiệp lớn (Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ- FASB, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế- IASB); Sự hợp nhất của quan điểm hội tụ giữa hai tổ chức nghề nghiệp FASB và IASB khi ban hành bộ chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Quan điểm đo lường của một số quốc gia trên thế giới (Úc, Trung Quốc, Pháp và ở Việt Nam) các đặc tính của TTKT trên BCTC được mô tả khá đa đạng với các đặc tính (đầy đủ, trung thực, minh bạch, dễ hiểu, đúng kỳ). Ngoài ra, tổng quan các đặc tính của TTKT trên BCTC được mô tả trong một số nghiên cứu vận dụng quan điểm của Ủy ban CMKT quốc tế cho thấy TTKT có chất lượng chính là “cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho người dùng”, và để đạt được sự hữu ích đó thì hai thuộc tính chất lượng “cơ bản” và “bổ sung” là hai thuộc tính mang tính đại diện thể hiện chất lượng của TTKT trên BCTC. 2.2. Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính 2.2.1. Tổng quan các quan điểm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính 7 Các quan điểm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT được trình bày gồm: quan điểm nghiên cứu coi trọng tính phù hợp của thông tin với người sử dụng thông tin, quan điểm nghiên cứu coi trọng quy trình tạo thông tin và quan điểm nghiên cứu quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Trên phương diện phân tích từng ưu, nhược điểm của từng quan điểm nghiên cứu, trong nghiên cứu này lựa chọn quan điểm quản trị chất lượng toàn diện (TQM) để thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTC, để tiếp cận các yếu tố ảnh hưởng toàn diện và có hệ thống những đặc điểm nội tại ở DN, những tác động đến từ bên ngoài tới chất lượng TTKT trên BCTC 2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới trong giai đoạn từ 1995-2018 có thể khái quát thành hai nhóm nhân tố cơ bản: Nhóm nhân tố thuộc về môi trường DN (gồm: các yếu tố thuộc về quản trị, con người, ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực hoạt động và cơ chế kiểm soát nội bộ, đặc điểm niêm yết, hoạt động đào tạo, nhân tố văn hóa DN) và nhóm nhân tố bên ngoài (môi trường chính trị, pháp lý, niêm yết trên nhiều thị trường chứng khoán). Bên cạnh đó, quá trình tổng quan cho thấy các nghiên cứu về chủ đề này cho kết quả khá đa dạng, ở mỗi phạm vi và góc độ nghiên cứu khác nhau có thể có những kết quả tương đồng, song cũng có thể có những kết quả phủ định lẫn nhau. 2.3. Khoảng trống nghiên cứu Từ quá trình tổng quan tài liệu nghiên cứu tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước ở trên thế giới và Việt Nam còn có những khoảng trống sau: Thứ nhất là: Quan điểm đo lường chất lượng TTKT trên BCTC ở các nghiên cứu trước hiện chỉ tập trung đo lường chất lượng TTKT trên BCTC theo phương pháp gián tiếp. Đã có một số nghiên cứu về chủ đề này theo phương pháp trực tiếp, song cho đến hiện tại có rất ít các nghiên cứu khảo sát toàn diện với hai thuộc tính của TTKT (cơ bản và bổ sung) theo quan điểm đo lường ban hành bởi Ủy ban CMKT quốc tế (IASB, 2018). 8 Thứ hai là: Về các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC được tổng quan từ các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước được xác định là khá đa dạng, có xu thế hiển thị bức tranh phân mảnh với đối tượng các DN nói chung và một số lĩnh vực nói riêng. Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng TTKT trên BCTC ở loại hình DNXL niêm yết. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến những đặc thù hoạt động của ngành xây lắp tới quá trình cung cấp và trình bày TTKT trên BCTC. Thứ ba là: Các nghiên cứu thực nghiệm phần lớn sử dụng thống kê mô tả, SPSS để thực hiện. Chưa có một nghiên cứu nào thực hiện kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính để đo lường các nhân tố tác động tới chất lượng TTKT trên BCTC ở trong lĩnh vực này. Do đó, kiểm định chiều ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTTK trên BCTC ở DNXL niêm yết là một khoảng trống đòi hỏi cần được tìm hiểu và nghiên cứu. 9 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Lý thuyết về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính 3.1.1. Khái niệm về thông tin kế toán Luật kế toán số 88/QH13/2015 định nghĩa TTKT trên BCTC “là những thông tin về quá trình SXKD của DN, phản ánh tình hình tài chính, kết quả và quá trình hoạt động của DN, được thể hiện dưới hình thái giá trị, hiện vật, lao động có được từ hệ thống kế toán thể hiện trên BCTC đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng liên quan”. 3.1.2. Khái niệm về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính Dựa theo khuôn mẫu của CMKT quốc tế (IAS 01), luận án xây dựng khái niệm về chất lượng TTKT trên BCTC là “ cung cấp thông tin tài chính hữu ích về DN cho các đầu tư hiện tại, tiềm năng và người cho vay, chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định” 3.1.3. Các thuộc tính của thông tin kế toán được mô tả theo quan điểm của chuẩn mực kế toán quốc tế Các thuộc tính được hội đồng CMKT quốc tế quy định trong IAS 01- Trình bày BTCT bao gồm hai thuộc tính cơ là thuộc tính cơ bản và thuộc tính bổ sung. Các thuộc tính cơ bản gồm: Tính thích hợp và tính trung thực Tính thích hợp: Được hiểu là thông tin giúp người sử dụng có thể điều chỉnh dễ dàng được quyết định của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Để xác định giá trị của TTKT tới quyết định người sử dụng thì TTKT phải đảm bảo giá trị dự đoán và giá trị xác nhận. Trong đó, biểu hiện của giá trị dự đoán là người dùng sử dụng các thông tin đầu vào để dự đoán kết quả trong tương lai. Thông tin cung cấp sẽ xác nhận lại các sự kiện đã xảy ra, hay điều chỉnh các kế hoạch trước đó là biểu hiện của giá trị xác nhận. Tính trung thực: Được hiểu là thông tin đầy đủ, trung lập, không sai sót. thể hiện rõ trên BCTC, không thêm bớt, không tô vẽ về các nghiệp vụ kinh tế. Cụ thể: Đầy đủ: Thông tin phải thể hiện được đầy đủ bản chất của sự kiện kinh tế muốn trình bày. 10 Trung lập: Thông tin phải có tính trung lập tức là không được thiên vị, không được làm sai lệch một cách có chủ đích để đạt được kết quả cá nhân mong muốn hoặc ảnh hưởng lên quyết định theo một hướng đặc biệt nào đó. Không sai sót: Thông tin được trình bày không có sai lệch trọng yếu. Thuộc tính chất lượng bổ sung bao gồm: Có thể so sánh: Là yêu cầu về lượng hóa thông tin theo một tiêu chí thống nhất để giúp người sử dụng có thể nhận thấy sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng kinh tế. Do đó, khi thực hiện việc đo lường, ghi chép thì kế toán phải sử dụng nhất quán các phương pháp và thủ tục kế toán qua các kỳ kế toán mà không tự ý thay đổi. Có thể kiểm chứng: Nội hàm của thuộc tính này cho rằng khi thông tin đã được trình bày một cách trung thực, tức là phải dựa trên những dữ liệu có minh chứng, không được tùy ý đưa ra thông tin mà không có căn cứ. Tính kịp thời: Thông tin phải thể hiện được tính phù hợp với hoàn cảnh, tức là nó hữu ích với chủ thể sử dụng trước khi nó mất khả năng ảnh hưởng với quyết định Có thể hiểu được: TTKT phải được trình bày, diễn giải rõ ràng và súc tích. Không dài dòng, không dùng từ ngữ đa nghĩa gây khó hiểu cho đối tượng sử dụng. Các hạn chế hay giới hạn của chất lượng thông tin Trọng yếu: Đề cập đến mức độ ảnh hưởng hoặc làm sai lệch khi trình bày thông tin, thông tin coi là trọng yếu nếu thông tin đo sai sót hoặc trình bày sai làm ảnh hưởng tới quyết định của người ra quyết định. Trọng yếu được xem là giới hạn vì nó ảnh hưởng tới tất cả các đặc điểm chất lượng thông tin. Chi phí: Lợi ích của BCTC được thể hiện bằng hai phương diện là định tính và định lượng phải minh chứng được cho các chi phí phát sinh khi lập và trình bày các báo cáo kế toán. 3.2. Lý luận nền tảng để xác định các nhân tố 3.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) Lý thuyết đại diện đề cập đến khoảng cách về lợi ích giữa người đại diện và người ủy quyền làm phát sinh các hành vi tiêu cực, ngoài ra cũng đề cập đến các 11 cơ chế giám sát từ bên ngoài để nhằm làm giảm thiểu các hành vi đó. Vận dụng lý thuyết này, tác giả xây dựng về các nhóm nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC bao gồm: Hành vi quản trị lợi nhuận; Kiểm toán độc lập; vai trò của KSNB 3.3. Lý thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên (Resource dependency theory) Nội dung lý thuyết xác định sự đóng góp của nhà quản trị và nhân viên ở doanh nghiệp trong quá trình thu hẹp khoảng cách với môi trường xung quan. Lý thuyết này gợi mở kỳ vọng về nhân tố: Vai trò của nhà quản trị; Trình độ đội ngũ nhân lực làm công tác kế toán có tác động tới chất lượng TTKT trên BCTC 3.2.3. Lý thuyết xử lý thông tin (Information Procesing Theory) Nội dung lý thuyết đề cập tới khả năng điều tiết trong cơ cấu tổ chức, khả năng gia tăng năng lực xử lý thông tin để giảm thiểu rủi ro của môi trường. Vận dụng nội dung lý thuyết để đề xuất mối liên quan giữa vai trò của việc ứng dụng nghệ thông tin, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên kế toán tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC 3.2.4. Lý thuyết thể chế (Institutional theory) Lý thuyết này xác định về sự sự thay đổi của môi trường pháp luật sẽ tạo ra áp lực dẫn đến phải có sự thay đổi trong việc điều hành quản lý, thậm chí cả quy mô hoạt động của tổ chức, và trong đó ít nhiều có ảnh hưởng đến kế toán. Vận dụng lý thuyết thể chế để giải thích cho sự ảnh hưởng của môi trường pháp lý đến chất lượng TTKT trên BCTC. 3.3. Đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp xây lắp trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trong phần này tác giả phân tích những đặc trưng cơ bản của các DNXL niêm yết ảnh hưởng tới quá trình thu nhận và cung cấp TTKT trên BCTC. Các đặc trưng cơ bản được phân tích ở đây là: đặc trưng về sản phẩm, quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cấu trúc về vốn 12 3.4. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 3.4.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3.4.2. Giả thuyết nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu của tác giả được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 3.1: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý luận Giả thuyết Nội dung Cơ sở lý thuyết H1 Vai trò của nhà quản trị có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC Lý thuyết đại diện Lý thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên H2 Hành vi quản trị lợi nhuận có tác động tiêu cực tới chất lượng TTKT trên BCTC Lý thuyết đại diện Vai trò của nhà quản trị HVQT lợi nhuận Hoạt động đào tạo Phần mềm kế toán Kiểm soát nội bộ Trình độ nhân viên kế toán Tổ chức kiểm toán độc lập Đặc thù ngành xây lắp Môi trường pháp lý Chất lượng TTKT Thuộc tính cơ bản Thuộc tính bổ sung 13 H3 Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực kế toán có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC. Lý thuyết đại diện Lý thuyết xử lý thông tin H4 Phần mềm kế toán có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC Lý thuyết xử lý thông tin H5 Hệ thống KSNB có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC Lý thuyết đại diện Lý thuyết xử lý thông tin H6 Trình độ của đội ngũ làm công tác kế toán có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC Lý thuyết xử lý thông tin Lý thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên H7 Vai trò của tổ chức KTĐL có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC Lý thuyết xử lý thông tin H8 Đặc thù ngành xây lắp có tác động tiêu cực tới chất lượng TTKT trên BCTC H9 Môi trường pháp lý có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC Lý thuyết thể chế 14 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Xây dựng quy trình nghiên cứu Để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 4.2. Thực hiện nghiên cứu định tính Trong nghiên cứu định tính, tác giả thực hiện thảo luận tập trung với các chuyên gia. Mục tiêu của phương pháp này để xác định sự phù hợp của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Để thực hiện phương pháp này, tác giả thiết kế bảng hỏi bao gồm 3 phần: (1) Thảo luận về nhân tố “chất lượng TTKT trên BCTC” và mức độ ảnh hưởng của 9 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề đến chất lượng TTKT trên BCTC ở DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (2) Thảo luận về các giả thuyết của các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu đề xuất. (3) Thảo luận về các thang đo để đo lường cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Đối tượng tham gia thảo luận được lựa chọn với số lượng 12 người và thỏa mãn một trong số các tiêu chí: Có kiến thức và kinh nghiệm về kế toán tài chính, có vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp tới công tác kế toán ở DNXL niêm yết. Cụ thể gồm: Giảng viên chuyên ngành kế toán; Đại diện Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; Kiểm toán viên của tổ chức kiểm toán độc lập đã tham gia kiểm toán ở DNXL niêm yết; Kế toán viên; Kế toán trường; Nhà quản trị; Đại diện BKS ở DNXL niêm yết. 4.3. Thực hiện nghiên cứu định lượng 4.3.1. Công cụ thu thập dữ liệu Xây dựng thông tin cho bảng hỏi dự kiến, tác giả sử dụng thang điểm Likert 5 điểm trong công cụ điều tra. 4.3.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu Trong nội dung này tác giả xác định kích thước mẫu tối thiểu trong nghiên cứu là 250, để bù đắp một tỉ lệ thông tin bị loại bỏ, tác giả quyết định phỏng vấn 720 đối tượng. 15 Cơ cấu mẫu nghiên cứu: Tác giả khảo sát 60 DNXL niêm yết trên 2 sàn HNX, HOSE (23 DN trên sàn HOSE, chiếm tỷ lệ 37,7% và 37 DN trên sàn HNX, chiếm tỷ lệ 62,3%). Đối tượng khảo sát: Kế toán viên; Kế toán trưởng; Đại diện ban kiểm soát; Nhà quản trị. Trong đó, mỗi DNXL tác giả tiến hành phỏng vấn 12 cán bộ nhân viên. Cụ thể như sau: 4 nhà quản trị DN, 2 cán bộ của Ban kiểm soát, 5 kế toán viên, 1 kế toán trưởng. Phương pháp chọn mẫu: tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và qua email. Kết quả phỏng vấn, sau khi làm sạch (loại bỏ các bảng câu hỏi có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy) được nhập vào ma trận dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0. AMOS 20.0. 4.3.3. Phương pháp phân tích Dựa trên những phiếu trả lời nhận về và thỏa mãn, dữ liệu thu thập được mã hóa, phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, xử lý bằng phần mềm SPSS, AMOS để thực hiện thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, kiểm định mô hình cấu trúc. 16 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Khái quát về các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu đã khái quát qua đặc điểm hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam, vai trò và số liệu thể hiện tốc độ phát triển của ngành xây lắp ở Việt Nam. Đồng thời, phân tích những yếu tố ngành và đặc thù trong hoạt động xây lắp. 5.2.Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Nghiên cứu đã trình bày kết quả mô tả mẫu nghiên cứu vể thời gian niêm yết, quy mô doanh nghiệp, sàn niêm yết, công ty kiểm toán độc lập và vị trí công việc 5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các DN xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam 5.3.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo Kết thúc bước phân tích độ tin cậy của thang đo, tác giả đã loại bỏ 6 thang đo còn lại 46 thang đo đại diện cho 9 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Các thang đo này được đưa vào bước phân tích nhân tố khám phá. 5.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Thực hiện phân tích khám phá nhân tố lần 2 sau khi đã loại bỏ biến MTPL1 do có hệ số tải <0.5 cho kết quả kiểm định KMO theo bảng 5.5 Bảng 5.5. Kết quả kiểm định KMO * Thực hiện phân tích nhân tố theo phương pháp xoay nhân tố Promax proceduce: - Kết quả cho thấy sau khi đã loại các thang đo không thỏa mãn độ tin cậy được nhóm thành 11 nhóm và được rút trích giải thích được 59.467% sự biến động của dữ liệu. KMO and Bartlett’s Test Trị số KMO 0.844 Đại lượng thống kê Bartlett’s (Bartlett’s Test of Sphericity) Approx, Chi-Square 11032.091 Df 990 Sig, 0.000 17 - Đối với kết quả phân tích nhân tố khám phá trên, tổng phương sai trích là 59.467% lớn hơn 50% và giá trị eigenvalues của các nhân tố đều lớn hơn 1, do đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp 5.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) * Kiểm định sự phù hợp của mô hình cho thấy các chỉ sổ CMIN/DF=1.885 ( 0.9; GFI ≈ 0.9; RMSEA= 0.043 (< 0.08) đều phù hợp giữa mô hình với dữ liệu nghiên cứu. * Độ tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trích (AVE): Các nhóm nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều có độ tin cậy tổng hợp (CR) đều >0.5 và phương sai trích (AVE) đều > 0.5 như vậy các thang đo các biến quan sát đều đạt yêu cầu. * Kiểm định giá trị hội tụ: Kết quả phân tích cho thấy, tất cả các hệ số đã chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa đều lớn hơn 0.5, đồng thời các giá trị AVE đều lớn hơn hoặc gần bằng 0.5 nên có thể kết luận các nhân tố đạt giá trị hội tụ. * Tính đơn nguyên: Từ kết quả thu được, mô hình đạt tính đơn nguyên. Do đó, từ tất cả những kết quả trên, ta có thể khẳng định rằng các khái niệm hay thang đo đạt giá trị phân biệt. 5.3.4. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính Bảng 5.1. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố Estimate S.E. C.R. P Hệ số chuẩn hóa CLTTKT <--- KSNB 0.145 0.051 2.808 0.005 0.236 CLTTKT <--- NVKT 0.241 0.048 5.079 *** 0.434 CLTTKT <--- DTXL -0.206 0.061 -3.384 *** -0.247 CLTTKT <--- KTV 0.175 0.054 3.264 0.001 0.232 CLTTKT <--- HVQT -0.214 0.037 -5.847 *** -0.375 CLTTKT <--- MTPL 0.090 0.037 2.428 0.015 0.163 CLTTKT <--- HDDT 0.078 0.043 1.798 0.072 0.137 CLTTKT <--- PMKT 0.058 0.033 1.757 0.079 0.110 CLTTKT <--- VTQT 0.200 0.046 4.367 *** 0.328 CB <--- CLTTKT 1,000 0.569 BS <--- CLTTKT 0.957 ,112 8,580 *** 0.627 18 Kết thúc phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy, các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC ở DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có mức ý nghĩa 5% bao gồm: KSNB, NVKT, DTXL, KTV, HVQT, MTPL, VTQT. Các nhân tố không có ý nghĩa thống kê bao gồm: HDDT, PMKT. Cụ thể như sau: Các nhân tố có tác động tích cực đến chất lượng TTKT của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo thứ tự tăng dần là MTPL, KTV, KSNB, KTV, VTQT và NVKT có tác động tích tích cực đến chất lượng TTKT trên BCTC hệ số ước lượng chưa chuẩn hóa lần lượt là: 0.09; 0.175; 0.145; 0.200; 0.241 và hệ số ước lượng chuẩn hóa tương ứng là: 0.163; 0.232; 0.236; 0.328; 0.434 với mức ý nghĩa 5%. Các kết quả này ủng hộ các giả thuyết H9; H7; H5; H1; H6. Các nhân tố có tác động nghịch chiều đến chất lượng TTKT của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm DTXL (β= -0.206) ủng hộ giả thuyết 8.1 và HVQT (β= - 0.214) với hệ số Bêta chưa chuẩn hóa lần lượt là: -0.247; -0.357 ủng hộ giả thuyết 2.1. Kết quả nghiên cứu từ bảng 5.13 cho thấy, thuộc tính “bổ sung” là khía cạnh có ý nghĩa và vai trò lớn hơn thuộc tính cơ bản trong việc tạo lên chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.627. 5.3.5. Kiểm định sự khác biệt về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp xây lắp niêm yết * Sàn niêm yết: Giá trị sig. (sàn niêm yết) = 0.199 (>0.05), chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chất lượng TTKT giữa các DNXL được niêm yết trên sàn HNX và HOSE. * Công ty kiểm toán: Giá trị sig. (công ty kiểm toán) = 0.000 < 0.05, điều này cho thấy có sự khác biệt về chất lượng TTKT của các DNXL được kiểm toán bởi các nhóm công ty kiểm toán khác nhau (trong đó, nhóm DNXL niêm yết được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán thuộc Big 4 có chất lượng TTKT trên BCTC cao hơn nhóm DNXL niêm yết được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán khác). 19 * Về sàn nhiêm yết và thời gian niêm yết, quy mô: Giá trị Sig. của phân tích phương sai ANOVA đối với nhóm thời gian niêm yết và quy mô lần lượt bằng 0.03 và 0.009 < 0.05. Như vậy tìm thấy sự khác biệt về chất lượng TTKT giữa các DNXL niêm yết khác nhau về thời gian niêm yết và quy mô. 20 CHƯƠNG 6: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ 6.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu Trong phần này, tác giả đã thảo luận các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu: Vai trò của nhà quản trị có tác động tích cực (cùng chiều) tới chất lượng TTKT trên BCTC ở các DNXL niêm yết. Hành vi quản trị lợi nhuận có tác động tiêu cực (ngược chiều) chất lượng TTKT trên BCTC ở các DNXL niêm yết. Trình độ và khả năng của nhân viên kế toán có tác động tích cực (cùng chiều) tới chất lượng TTKT trên BCTC ở các DNXL niêm yết Hoạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_chat_luong_thong_t.pdf
Tài liệu liên quan