Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam

PPNC định tính hỗ trợ tác giả xây dựng được một danh sách các nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL tác động đến thành quả hoạt động của DNSX, qua đó thang đo của nhân tố thành quả hoạt động, thực hiện KTQTCL và các nhân tố ảnh hưởng cũng được hoàn thiện trong giai đoạn này.

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phân tích thực hiện KTQTCL tại DNSX và đo lường các nhân tố ảnh hưởng (PEU, OS, OT, OSTR, CULT, QUAL) đến thực hiện KTQTCL, và thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả của DN. Kết quả giai đoạn PPNC định lượng cho phép đưa ra kết luận chính thức về mô hình cũng như thang đo chính thức của đề tài và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTCL, cũng như mức độ tác động của thực hiện KTQTCL đến hiệu quả, được đo lường thông qua xử lý dữ liệu điều tra định lượng chính thức. Do đó, mục tiêu thứ hai và thứ ba của luận án cũng hoàn thành.

Kết quả phân tích SEM và kiểm định giả thuyết nghiên cứu cho thấy 6 nhân tố đều ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL, và thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả và đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó, SMA ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều với OP với hệ số Beta là 0,686. 6 nhân tố còn lại bao gồm CULT, PEU, OS, OSTR, QUAL đều ảnh hưởng trực tiếp đến SMA. CULT có ảnh hưởng nhiều nhất với beta là 0,287, và OSTR ảnh hưởng yếu nhất với hệ số Beta là 0,096. Luận án cung cấp bằng chứng về thực hiện KTQTCL làm tăng hiệu qủa của DNSX và thực hiện KTQTCL được xem là yếu tố cốt lõi của thành qủa DN.

 

doc27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược và sự tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa DN. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu Luận án gồm 5 chương gồm: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý thuyết; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận; Chương 5: Kết luận và hàm ý CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài 1.1.1 Các nghiên cứu về KTQTCL Khái niệm về KTQTCL được Simmonds (1981) công bố lần đầu tiên trên tạp chí chuyên ngành của Anh Quốc. KTQTCL được tác giả kỳ vọng được thực hiện rộng rãi tại DN, do những lợi ích mà KTQTCL mang lại khi áp dụng so với MA truyền thống. Tuy nhiên, hơn 30 năm qua sự phát triển KTQTCL được các học giả đánh giá là chậm hơn so với kỳ vọng (Šoljaková, 2012). Do đó, nghiên cứu về KTQTCL được phân loại ba hướng nghiên cứu là (1) Nghiên cứu về các kỹ thuật KTQTCL trong DN, (2) Nghiên cứu ủng hộ áp dụng KTQTCL, (3) Nghiên cứu về các rào cản khi thực hiện KTQTCL. Nghiên cứu về các kỹ thuật KTQTCL trong DN Bộ danh sách kỹ thuật KTQTCL được xem là đầu tiên được đề xuất bởi Guilding và cộng sự (2000). Nhóm tác giả sử dụng các tiêu chí được đặt ra đối với KTQTCL cụ thể như: Thông tin do KTQTCL cung cấp phải là những hoạt động kinh doanh của DN mang tính thời gian dài hạn trong tương lai, và KTQTCL phải tập trung khai thác các đối tượng bên ngoài DN. Guilding và Cộng sự (2000) đã tập hợp mười hai danh sách trong bộ kỹ thuật KTQTCL, đây được xem là bộ kỹ thuật KTQTCL chuẩn đầu tiên trong nghiên cứu KTQTCL. Bộ danh sách kỹ thuật KTQTCL thứ hai được đề xuất bởi nhóm tác giả Cravens và Cộng sự (2001). Bộ danh sách này được kế thừa từ bộ danh sách của Guilding và cộng sự (2000) và bổ sung thêm kỹ thuật ABC; Benchmarking; và tích hợp đo lường thẻ cân bằng điểm (BSC) và loại bỏ kỹ thuật đánh giá thương hiệu ra danh sách bộ kỹ thuật so với bộ danh sách ban đầu. Bộ danh sách tiếp theo gồm 14 kỹ thuật KTQTCL tiếp theo được đề xuất tác giả Cinquini et al (2007). Bộ kỹ thuật này so với bộ kỹ thuật Cravens và cộng sự (2001) bổ sung thêm một kỹ thuật là phân tích lợi nhuận khách hàng. Danh sách bộ kỹ thuật KTQTCL được phát triển bởi nhà nghiên cứu Cadez et al (2008) bao gồm mười sáu kỹ thuật KTQTCL, bộ danh sách này bổ sung thêm hai kỹ thuật KTQTCL mới so với bộ kỹ thuật của học giả Cinquini và cộng sự (2007). Bộ danh sách của Cadez và cộng sự (2008) được nhiều học giả đánh giá là tương đối đầy đủ các kỹ thuật KTQTCL và được sử dụng làm nền trong nhiều đề tài như: Al-Mawali (2015); Ojua (2016),Đề tài của Shah và cộng sự (2011) trong phần tổng quan lý thuyết về kỹ thuật KTQTCL đã liệt kê số lượng kỹ thuật về KTQTCL ít hơn bao gồm 8 kỹ thuật. Nhóm tác giả Alsoboa et al (2015) xác định tổng hợp 19 kỹ thuật KTQTCL từ các nghiên cứu trước. Các nghiên cứu ủng hộ áp dụng KTQTCL Môi trường kinh doanh thay đổi do quá trình hợp tác kinh tế giữa các nước, cùng với thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chính lý do này đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong quản lý và tổ chức công ty. Những thay đổi này đã gián tiếp ảnh hưởng đến MA, đặc biệt là chức năng thông tin trong tổ chức. Trong thực tế đã đặt ra nhu cầu KTQT cần được cải tiến khắc phục những bất cập của KTQT truyền thống. Do đó, KTQTCL nhận được sự quan tâm ủng hộ rộng rãi như một cách tiếp cận nhằm đưa vai trò chiến lược hơn cho kế toán quản trị. Một số nghiên cứu ủn hộ việc áp dụng KTQTCL như: Simmonds (1981); Bromwich (1990); Bromwich và Bhimani (1989); Guilding, Cavens và Tayes (2000); Shank và Govindarajan (1993); Kaplan et al (1996); Shah et al (2011); Chenhall (2003); Yek, Penney và Seow (2007); AlMaryani và Sadik (2012); Branka Ramljak và Andrijana Rogošić (2012); Noordin và cộng sự (2015); Oboh et al (2017). Các nghiên cứu về rào cản khi thực hiện KTQTCL Các rào cản cho sự phát triển của KTQTCL theo nghiên cứu của Sulaiman và cộng sự (2004), có rất nhiều rào cản DN gặp phải khi vận dụng KTQTCL. Rào cản đầu tiên có thể kể đến đó là sự phản đối thay đổi của nhân viên KTQT như nghiên cứu của Bromwich và Bhimanni (1994); Sulaiman và cộng sự (2004); Shank (2007). Rào cản thứ hai cản trở sự phát triển kỹ thuật kế toán mới là do thiếu kiến thức chuyên môn, nhận thức và sự hỗ trợ của ban lãnh đạo, được tìm thấy trong nghiên cứu của Sulaiman và cộng sự (2004), Ansari và cộng sự (2007); Langfield- Smith (2008); Almaryani và cộng sự (2012); Aken và Okeye (2012), Fagbemi và cộng sự (2012); Yap và cộng sự (2013); Reza Ghasemi và cộng sự (2015); Ojua (2016). Rào cản thứ ba thuộc về thách thức hao phí đầu tư lớn khi thực hiện kỹ thuật KTQTCL như CP mục tiêu, BSC và ABC cũng được Sulaiman et al (2004); Almaryani et al (2012);Fagbemi et al (2013); Ojua (2016) đề cập trong nghiên cứu này. Việc áp dụng KTQTCL có thành công trong các doanh nghiệp được hay không theo nghiên cứu Akenbor và Okoye (2012) còn phụ thuộc vào đặc điểm của DN. Kết quả về rào cản này cũng được kiểm định trong nghiên cứu Almarynai et al (2012), Ahmad (2012). Rào cản cuối cùng là các chính sách của chính phủ theo Chenhall và Langfeld-Smith (1998). Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL Các nghiên cứu nhân tố nhận thức về sự không chắc chắn của môi trường (PEU) ảnh hưởng đến KTQTCL Achrol và cộng sự (1988) PEU là sự nhận thức về môi trường kinh doanh có nhiều biến động của lãnh đạo khi thực hiện việc ra quyết định. Một số đề tài đã tìm thấy sự ảnh hưởng của PEU đến vận dụng KTQTCL trong DN như Chenhall et al (1986) ; Hwang (2005); Ahmad (2012); Al-Mawali (2015); Noordin et al (2015). Nhưng báo cáo trong đề tài Guildling và McManus (2001) thực hiện tại Úc cho biết PEU có ảnh hưởng rất ít đến thực hiện KTQTCL như đề tài Hoque (2004); Ojra (2014). Các nghiên cứu nhân tố chiến lược kinh doanh (OS) ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL Chiến lược kinh doanh là tạo lập các mục tiêu hoạt động dài hạn của DN trong tương lai và hoạch định cách thức để hoàn thành mục tiêu của DN (Ojra, 2014). Một số tác đã đã tìm thấy ảnh hưởng của chiến lược kinh doanh đến KTQTCL như Guilding (1999); Hoque (2004); Hwang (2005); Cinquini và et al (2010); Tuan Mat (2010); Fowzia (2011); Aksoylu và Aykan (2013); Ojra (2014); Alsoboa (2015) và Michael et al (2017). Các nghiên cứu về nhân tố cơ cấu tổ chức (OSTR) ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL OSTR của DN là mô hình và mối liên hệ giữa các bộ phận chức năng trong DN (Macy và et al, 1995). Một số tác giả đã tìm thấy ảnh hưởng tích cực của cơ cấu tố chức phân cấp quản lý đến thực hiện KTQTCL như Hwang (2005); Waweru (2008); Tuan Mat (2010); Dik (2011), và tác giả Abdul và cộng sự (2011). Nhưng, báo cáo của đề tài Ojra (2014) lại không thấy được sự ảnh huởng của OSTR đến thực hiện KTQTCL trong DN Các nghiên cứu về nhân tố công nghệ ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL Công nghệ (OT) là nhân tố thuộc về nội bộ của DN, hơn nữa OT cũng là một yếu tố có vai quan trọng ảnh hưởng đến sự thay đổi MA (Tuan Mat, 2010). Một số đề tài đã tìm thấy mối quan hệ thúc đẩy thực hiện KTQTCL của công nghệ như Otley(1980); Haldma và Cộng sự (2002); Choe (2004); Tuan Mat (2010) và Ojra (2014). Nghiên cứu nhân tố khác ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL Văn hóa gồm các chuẩn mực quy định về hành vi ứng xử và giá trị đạo đức, hành vi của con người trong DN. Tác động thuận chiều của nhân tố CULT ảnh hưởng đến KTQT đã được chứng minh trong đề tài điều tra 84 DNSX ở Thổ Nhĩ Kỳ của tác giả Erserim (2012). Nhân tố trình độ nhân viên kế toán ảnh hưởng thuận chiều đến việc tổ chức công tác KTQT trong DN được phát hiện trong một số đề tài của Halma và Laats (2002); Al-Omiri (2003); McChlery và cộng sự (2004); Ismail và King (2007) và Ahmad (2012). Nghiên cứu về ảnh hưởng của thực hiện KTQTCL đến thành quả doanh nghiệp Alpkan et al (2005) đã xác định thành quả được các lãnh đạo dùng đánh giá số lượng và chất lượng kết quả, cũng là cách để lãnh đạo nhận biết được sự thành công trong công việc kinh doanh. KTQTCL tạo cơ sở cho lãnh đạo đưa ra quyết định hiệu quả hơn qua đó góp phần cải thiện hiệu suất của DN (Chenhall, 2003). Bằng chứng đầu tiên thực nghiệm về mối liên hệ tích cực của KTQTCL và thành quả đã được tìm thấy trong một số đề tài như Subramanian et al (1998); Chenhall et al (1998); Hoque (2004); Cadez và Guilding (2008); Al-Mawali et al (2012), Cadez et al (2012); Ayksoy và Aykan (2013); Al Mawali et al (2013); Ojra (2014), Alsoboa và cộng sự (2015); Michael và cộng sự (2017); và Abolfazl và cộng sự (2017). Tuy nhiên, trong đề tài Almari (2018) khảo sát 103 công ty niêm yết tại Malaysia cho thấy thực hiện KTQTCL chưa tác động đến hiệu suất của DN khảo sát này. Tổng quan các nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu về nội dung KTQTCL Tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại chưa có nhiều đề tài thực hiện về KTQTCL chuyên sâu về cả hai mặt cơ sở lý luận và thực nghiệm. Một số đề tài trong nước về nội dung KTQTCL như: Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2014); Nguyễn Mạnh Thiều (2016); Đỗ Thị Hương Thanh và cộng sự (2016) Huỳnh Lợi (2017 et al); Huỳnh Đức Lộng (2018) Huỳnh Lợi (2018); Tác giả Nguyễn Anh Hiền et al (2019). Các đề tài về KTQTCL tại Việt Nam trong thời gian qua với nội dung chủ yếu là định hướng lý thuyết như khái niệm KTQTCL, lịch sử hình thành KTQTCL, nội dung KTQTCL, và những định hướng trong nghiên cứu và đào tạo KTQTCL, nhằm kịp thời cung cấp tài liệu về KTQTCL cho nhu cầu mới đối với công tác KTQT trong DN Việt Nam hiện nay. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL Tại Việt Nam, lịch sử phát triển của MA nói chung và của KTQTCL nói riêng còn mới so với các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong nước đã có một số đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCL trong DN được tổng hợp như: Đoàn Ngọc Phi Anh (2012); Phạm Ngọc Toàn et al (2018). Một số đề tài liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến MA tại DNSX được tác giả xem xét làm cơ sở xây dựng lý thuyết cho luận án bao gồm: Trần Ngọc Hùng (2016); Bùi Tiến Dũng et al (2017). Nghiên cứu tác động của KTQTCL đến thành quả Trong quá trình hội nhập với kế toán quốc tế, DN Việt Nam đã dần áp dụng các kỹ thuật kế toán hiện đại, phù hợp với thị trường. Chính sách mở cửa nền kinh tế, nhiều DN liên doanh, DN nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Vì vậy, các DN nước ngoài này mang kỹ thuật về KTQTCL áp dụng tại DN của mình, và KTQTCL được giới thiệu tại Việt Nam. Thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu suất được tìm thấy trong các nghiên cứu tại Việt Nam như Đoàn Ngọc Phi Anh (2012); Trịnh Hiệp Thiện (2019) Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu Nhận xét về các nghiên cứu trước Nhận xét các nghiên cứu nước ngoài Qua tổng quan các đề tài nước ngoài, tác giả nhận thấy rằng việc thực hiện KTQTCL trong DN ngày càng được chú ý và ủng hộ do bất cập của KTQT truyền thống không đáp ứng được nhu cầu của lãnh đạo khi ra quyết định chiến lược trong thời kỳ cạnh tranh mở cửa. Một số đề tài đã hệ thống lý thuyết, nội dung, kỹ thuật của KTQTCL và những khám phá về nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCL. Nhưng hiện tại các đề tài này còn ít và phần lớn được thực hiện ở các nước có nền kinh tế phát triển (Ojra, 2014; Oboh và cộng sự 2017). Trong khi ảnh hưởng của KTQT đến hiệu quả đã được nhiều đề tài chứng minh, nhưng đề tài chuyên sâu nghiên cứu ảnh hưởng của KTQTCL đến thành quả được các học giả đánh giá là chưa nhiều, cần có thêm nhiều đề tài chuyên sâu kiểm định sự ảnh hưởng này (Sener và cộng sự, 2012). Mặt khác, các đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCL cũng được đánh giá là chưa nhiều và được điều tra ở nhiều nước với hoàn cảnh khác nhau (Ojra, 2014). Hơn nữa, kết quả trong các đề tài nước ngoài thực hiện có nhiều mâu thuẫn với nhau, có nghĩa là nhân tố được xác định là ảnh hưởng đến KTQTCL ở đề tài này, nhưng lại bị loại bỏ ở nghiên cứu khác. Nhận xét các nghiên cứu trong nước Trong thời gian gần đây, dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cùng áp lực cạnh tranh lớn ở thị trường và xu hướng thực hiện KTQTCL ngày càng nhiều ở các nước. Tại Việt Nam, một số tác giả đã bắt đầu nghiên cứu về KTQTCL như: Nguyễn Mạnh Thiều (2016); Đỗ Thị Hương Thanh et al (2016); Huỳnh Lợi (2017, 2018); Huỳnh Đức Lộng (2018); Nguyễn Anh Hiền et al (2019). Nhưng, các đề tài này chỉ mới thực hiện nghiên cứu ở mặt lý thuyết, định hướng, đào tạo. Ngoài ra, các đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCL cũng đã được một số tác giả thực hiện như Đoàn Ngọc Phi Anh (2012); Phạm Ngọc Toàn et al (2018). Tuy nhiên, các đề tài này thực hiện chỉ điều tra một vài nhân tố, chưa có nhiều nhân tố đặc trưng cho việc thay đổi vai trò của MA sang KTQTCL như nhân tố về công nghệ, văn hóa DN, chiến lược kinh doanh,Mặt khác nghiên cứu ảnh hưởng của KTQTCL đến hiệu quả đã được một số đề tài khảo sát như Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), Trịnh Hiệp Thiện (2019), tuy nhiên các đề tài này đa phần khảo sát ở các DN với nhiều loại hình khác nhau như sản xuất, thương mại, dịch vụ. Vì vậy, chưa có nghiên cứu khảo sát riêng cho DNSX Việt Nam để xác định thực hiện KTQTCL có tác động thành qủa hay không. Xác định khe hổng nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án Từ tổng quan nghiên cứu cho thấy, để khẳng định vai trò của KTQTCL đối với thành qu cần phải được kiểm định thêm trong nhiều đề tài chuyên sâu hơn nữa tại các nước có thực trạng nền kinh tế khác nhau, hiện tại có rất ít nghiên cứu trong bối cảnh thực tiễn tương đương với Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu khác biệt giữa các đề tài nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL, và theo tổng quan nghiên cứu của tác giả chưa có một nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu kiểm định sự tác động của các nhân tố đến thực hiện KTQTCL và việc thực hiện các kỹ thuật KTQTCL có thực sự ảnh hưởng đến hiệu quả của các DNSX tại Việt Nam. Từ khe hổng nghiên cứu phân tích ở trên, luận án tiến hành đề tài “các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL và sự tác động đến thành quả hoạt động tại DNSX Việt Nam” là một vấn đề nghiêu cứu cần thiết và là một hướng nghiên cứu mới về KTQTCL tại Việt Nam. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Một số vấn đề chung về Kế toán quản trị chiến lược 2.1.1 Tổng quan kế toán quản trị chiến lược 2.1.1.1 Định nghiã quản trị chiến lược 2.1.1.2 Khái niệm kế toán quản trị chiến lược 2.1.1.3 Vai trò Kế toán quản trị chiến lược. 2.1.1.4 Nội dung của kế toán quản trị chiến lược 2.1.1.5 Kỹ thuật của Kế toán quản trị chiến lược 2.2 Thành quả hoạt động 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược 2.2.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 2.2.2 Nhân tố bên trong 2.2.2.1 Nhân tố cơ cấu phân cấp quản lý 2.2.2.2 Công nghệ của tổ chức 2.2.2.3 Nhân tố Chiến lược tổ chức 2.2.2.4 Nhân tố văn hóa 2.2.2.5 Nhân tố trình độ nhân viên 2.4 Lý thuyết nền 2.3.1 Lý thuyết ngẫu nhiên 2.3.2 Lý thuyết thể chế 2.3.3 Lý thuyết cấp trên KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khái quát phương pháp và quy trình nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu PPNC được NCS sử dụng để thực hiện trong đề tài này là PPNC định tính kết hợp định lượng hay còn được gọi là PPNC hỗn hợp. Trong đó: Qui trình nghiên cứu Qui trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước xây dựng mô hình, điều chỉnh xây dựng thang đo, thu thập dữ liệu, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích EFA và CFA kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Quy trình PPNC định tính kết hợp định lượng, các bước cụ thể phải thực hiện như sau: Bước 1: PPNC định tính Bước 2: PPNC sơ bộ Bước 3: PPNC Định lượng chính thức. Mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình được tạo lập phát triển dựa trên mô hình gốc của Cadez và Guilding (2008), NCS tham khảo ý kiến chuyên gia và các nghiên cứu ủng hộ nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCL, mô hình được điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng phù hợp với điều kiện DNSX của Việt Nam. Đề tài đề xuất thêm hai nhân tố mới mà trong các đề tài về KTQTCL chưa đưa vào là trình độ nhân viên và văn hóa DN. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết Nội dung giả thuyết Dấu kỳ vọng H1 PEU ảnh hưởng cùng chiều SMA + H2 Phân cấp quản lý ảnh hưởng cùng chiều SMA + H3 Áp dụng công nghệ càng cao ảnh hưởng cùng chiều SMA + H4 DN thực hiện chiến lược tấn công ảnh hưởng cùng chiều SMA + H5 Nhân tố văn hóa DN hỗ trợ càng cao ảnh hưởng cùng chiều SMA + H6 Trình độ nhân viên càng cao ảnh hưởng cùng chiều SMA + H7 Thực hiện SMA ảnh hưởng cùng chiều đến OP + Thiết kế nghiên cứu định tính và xây dựng thang đo PPNC định tính được sử dụng với hai mục đích chính là: (i) Xác định nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện SMA tác động đến thành quả; (ii) Hoàn thiện thang đo lường thực hiện KTQTCL, thành quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng. Thiết kế nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng sơ bộ PPNC định lượng sơ bộ được thực hiện để đảm bảo các thang đo đạt độ tin cậy, và điều chỉnh lỗi câu hỏi trước khi tiến hành điều tra chính thức. Ngoài ra theo Green và cộng sự (1988) được dùng để ước tính tỷ lệ hồi đáp cũng như xác định cỡ mẫu của PPNC định lượng chính thức. Vì vậy, PPNC sơ bộ được xem là một bước không thể bỏ qua được khi triển khai công cụ khảo sát. Nghiên cứu định lượng chính thức PPNC chính thức được thực hiện nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chức thực hiện KTQTCL tác động đến hiệu quả của DNSX Việt Nam KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính 4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo PPNC sơ bộ được thực hiện gồm 8 nhân tố và 41 biến, kết quả phân tích cronbach’s Alpha nghiên cứu cho thấy đa phần các thang đo đều thỏa điều kiện như hệ số Cronbach’s Alpha ≥0.6 trở lên, tương quan biến tổng ≥ 0.3. Tuy nhiên có ba biến quan sát bị loại ra trong nghiên cứu do hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 là PEU6; OS5 và OS6. Kết quả phân tích EFA định lượng sơ bộ Phân tích nhân tố khám phá rút trích được sáu nhân tố với hệ số KMO = 0.78, giá trị Sig = 0.00,Eigenvalues = 1.041 và phương sai trích = 68.170%.Vì vậy, 6 nhân tố độc lập đạt yêu cầu khi phân tích nhân tố EFA. Kết quả phân tích EFA nhân tố phụ thuộc thực hiện SMA với hệ số KMO=0.911, giá trị Sig = 0.00< 0.05, Hệ số Eiguevalues = 5.405 và phương sai trích = 54,052% 4.3 Kết quả định lượng chính thức 4.3.1 Thống kê mẫu nghiên cứu Thống kê giới tính, độ tuổi, trình độ, vị trí, loại hình DN, lĩnh vực sản xuất, khu vực 4.3.2 Kiểm định thang đo. 4.3.3 Phân tích EFA Bước tiếp theo của PPNC định lượng chính thức là phân tích EFA. Kết quả phân tích EFA rút trích được 8 nhân tố với hệ số KMO = 0.938 >0.5; Sig = 0.00 1 và phương sai trích = 69,200% >50%. Vì vậy, 8 nhân tố đạt yêu cầu khi phân tích EFA. 4.3.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Mô hình nghiên cứu gồm 8 nhân tố và 37 biến quan sát sau khi thỏa điều kiện phân tích EFA tiếp tục phân tích CFA. Điều kiện để phân tích mô hình CFA được sử dụng trong nghiên cứu là CMIN/DF ≤ 2; TLI,CFI ≥ 0,9; và RMSE ≤ 0.08 thì kết luận được mô hình là phù hợp với dữ liệu. Kết quả phân tích CFA chỉ số CMIN/DF = 1,664 0,9, CFI = 0,939> 0.9; RMSEA = 0,47 < 0.08. Mô hình tới hạn đều thỏa các tiêu chuẩn đặt ra, vì vậy mô hình này có mức độ phù hợp với dữ liệu nghiên cứu cao. Kết quả phân tích CFA của mô hình tới hạn cho thấy, các thang đo của mô hình khẳng định đạt được giá trị hội tụ, tính đơn hướng, giá trị phân biệt, độ tin cậy và phù hợp với dữ liệu khảo sát của nghiên cứu. 4.4 Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM và giả thuyết nghiên cứu. 4.4.1 Kiểm định mô hình bằng SEM Mô hình SEM cho kết quả df =607 bậc tự do; Chỉ số chi – Square= 1006,909; Chỉ số Chi-Square/df = 1,659 0,9; CFI = 0,939 > 0,9; Và RMSEA = 0,047< 0,08 và P = 0,00. Các chỉ số của dữ liệu nghiên cứu đều đạt tiêu chuẩn phân tích SEM, do đó mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường. Kết quả ước lượng hệ số ᵦ của mô hình nghiên cứu đều mang dấu dương thể hiện sự ảnh hưởng cùng chiều giữa các nhân tố đến thực hiện KTQTCL và giữa thực hiện KTQTCL và thành quả. Kết quả phân tích ước lượng mối quan hệ trong đề tài cho thấy các mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê. Kết quả trên chứng tỏ các khái niệm trong nghiên cứu như PEU, OS, OT, CULT, QUAL, OSTR, đều có ảnh hưởng cùng chiều đến SMA, và SMA tác động đến OP của DNSX Việt Nam. Vì vậy, kết quả này có thể kết luận rằng các khái niệm trong mô hình đạt giá trị lý thuyết. 4.4.2 Kiểm định ước lượng mô hình nghiên cứu bằng Bootstrap Kết quả kiểm định bằng Bootstrap cho thấy hệ số độ lệch (Bisa) và sai số độ lệch chuẩn (SE-Bias) có xuất hiện nhưng không lớn. Chỉ số giá trị tuyệt đối CR < 2. Có thể kết luận là độ lệch chuẩn rất nhỏ, không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Do vậy, với kết quả dữ liệu đã được kiểm định Bootstrap có thể đưa ra kết luận mô hình nghiên cứu đáng tin cậy. 4.4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Từ kết quả kiểm định mô hình và kiểm định bootstrap trong phân tích SEM cho thấy các giả thuyết trong đề tài đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó, có 1 giả thuyết có giá trị p cao nhất là 0,064 mức ý nghĩa 10%, các giả thuyết còn lại đều đạt mức ý nghĩa 5%. Do đó, với kết quả này có thể kết luận là 7 giả thuyết trong đề tài đều được chấp nhận. Chỉ số β của các mối quan hệ giữa các nhân tố đều mang dấu dương thể hiện sự tác động cùng chiều của các nhân tố (Chi tiết kết quả được trình bày ở bảng 4.1). 4.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu 4.5.1 Bàn luận kết quả chính từ nghiên cứu Từ kết quả thu thập được từ các DNSX cho thấy các DN đã áp dụng KTQTCL trong quá trình sản xuất kinh doanh với giá trị trung bình của thang đo thực hiện SMA là 3,481.Hệ số R2 = 47% của OP trong mô hình SEM thể hiện mức độ giải thích của nhân tố SMA ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều đến nhân tố OP là 47% tại mức ý nghĩa 1%. Mối quan hệ gián tiếp ảnh hưởng đến OP thông qua biến trung gian SMA có hệ số R2= 77,6% trong mô hình SEM.. Xét theo mối quan hệ ảnh hưởngcủa sáu nhân tố đến SMA. Ảnh hưởng của biến CULT là mạnh nhất với β chuẩn hóa là 0,287, tiếp theo là nhân tố PEU với β chuẩn hóa là 0,255; Ảnh hưởng mạnh thứ 3 là nhân tố OS với β là 0,179; Nhân tố OT có mức độ ảnh hưởng mạnh thứ 4 với chỉ số β chuẩn hóa là 0,163; Nhân tố OSTR có mức ảnh hưởng mạnh thứ 4 với chỉ số β chuẩn hóa là 0,108; và QUAL có tác động nhỏ nhất trong mô hình với chỉ số β chuẩn hóa là 0,096. 4.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCL 4.5.2.1 Nhân tố văn hóa DN ảnh hưởng đến KTQTCL Kết quả trong luận án cũng phù hợp với kỳ vọng được xây dựng trên khung ngẫu nhiên, cấp trên về vai trò quan trọng của văn hóa DN trong tổ chức thực hiện KTQT tại DNSX (Với chỉ số β là 0,287). Kết quả này có nghĩa là khi DNSX có sự hỗ trợ đồng thuận giữa các nhân viên, phòng ban, lãnh đạo thì mới có điều kiện dễ dàng xây dựng được các chiến lược kinh doanh, mục tiêu kinh doanh, cũng như có thể đưa những công cụ quản trị vào để kiểm soát việc thực hiện các chiến lược này và trong đó SMA cũng là một công cụ để quản trị. Kết quả này cũng phù hợp với đề tài của Erserim (2012), Trần Ngọc Hùng (2016). 4.5.2.2 Nhân tố PEU ảnh hưởng đến thực hiện SMA. Kết quả này hỗ trợ giả thuyết PEU càng cao ở DNSX Việt Nam thì tăng khả năng ứng dụng SMA. Kết quả luận án phù hợp với đề tài trước của Ojra (2014) tại Palestin, nghiên cứu của tác Al-Mawali (2015) tại Jordan. Kết quả nghiên cứu này cũng được khám phá trong đề tài gần đây của Kalkhouran và cộng sự (2017) tại Malaysia, và nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn et al (2018) tại Việt Nam. 4.5.2.3 Nhân tố OS ảnh hưởng đến thực hiện SMA Kết quả luận án cho biết vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh trong việc giải thích thực hiện KTQTCL tại DNSX (chỉ số β chuẩn hóa là 0,245). Kết luận của đề tài phù hợp với kỳ vọng trong khung ngẫu nhiên về thực hiện SMA tại DNSX có xu hướng được thúc đẩy bởi nhân tố chiến lược kinh doanh tấn công. Ngoài ra, kết quả này cũng được kiểm định trong đề tài của Cadez và Guilding (2008) khi nghiên cứu khẳng định chiến lược tấn công là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự đổi mới của doanh nghiệp. Kết quả tương tự về ảnh hưởng đáng kể của nhân tố chiến lược tấn công đến thực hiện SMA cũng được phát hiện trong các đề tài khác như Hwang (2005); Cinquini và Tenucci (2010); Aksoylu và Aykan (2013); Ojra (2014); Alsoboa (2015); Michael et al (2017); Phạm Ngọc Toàn et al (2018). 4.5.2.4 Công nghệ ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL Những phát hiện trong đề tài này phù hợp với kỳ vọng được xây dựng trong khung ngẫu nhiên, Thể chế về vai trò của công nghệ thúc đẩy thực hiện KTQTCL (chỉ số β là 0,163). Kết quả luận án được đề tài Haldma và Laats (2002) ủng hộ khi cho rằng công nghệ phát triển, hệ thống kế toán có xu hướng sử dụng công cụ KTQT hiện đại hơn, hay nghiên cứu của Hyvonen (2008) cho thấy công nghệ sản xuất ảnh hưởng tích cực đến hệ thống quản trị và hệ thống thông tin KTQT tương ứng. Kết quả nghiên cứu của luận án này cũng phù hợp với nghiên cứu của Waweru và cộng sự (2004); Tuan Mat (2010); Pondeville và cộng sự (2013); Ojra (2014). Tại Việt Nam, một số đề tài cũng phát hiện sự ảnh hưởng của công nghệ đến thực hiện MA nói chung và SMA nói riêng như nghiên cứu của Bùi Tiến Dũng et al (2017); Phạm Ngọc Toàn et al (2018). 4.5.2.5 Nhân tố phân cấp quản lý ảnh hưởng đến thực hiện KTQTCL Kết quả nghiên cứu phù hợp kỳ vọng được xây d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_thuc_hien_ke_toan.doc
Tài liệu liên quan