Về mặt thách thức, trong thời gian tới đặc biệt dưới chính quyền
Putin, sự trở lại của nước Nga, với tư cách là một cường quốc quân sự
hạt nhân, khẳng định vị trí "'độc tôn" của mình ở khu vực "lợi ích đặc
quyền", là một thách thức lớn đối với ý đồ bá quyền và việc theo đuổi
lợi ích của Mỹ ở châu Âu. Nước Nga sẽ không chấp nhận để Mỹ và
phương Tây "chèn ép", thu hẹp không gian chiến lược. Đây là nhân tố
hết sức quan trọng tác động tới chiến lược châu Âu của Mỹ và quan hệ
Mỹ - châu Âu trong thời gian tới. Bên cạnh đó, khủng hoảng khu vực
đồng Euro đã tác động đáng kể đến vai trò và vị thế của châu Âu nói
chung và trong chiến lược của Mỹ nói riêng. Đây cũng là mặt thách
thức trong chính sách của Mỹ đối với châu Âu, trong bối cảnh vai trò
"đối tác toàn cầu" và sự chia sẻ gánh nặng của châu Âu ngày càng trở
nên quan trọng trong chiến lược của Mỹ.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Châu Âu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lấy sức mạnh
làm trung tâm và lợi ích quốc gia là cơ sở để giải thích chính sách của
một quốc gia. Dưới tác động của toàn cầu hoá và sự phụ thuộc lẫn nhau,
ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do đối với khái niệm sức mạnh quốc gia
7
ngày càng lớn. Một trong những quan điểm của chủ nghĩa tự do về sức
mạnh quốc gia được đề cập đến nhiều từ sau chiến tranh lạnh là sức
mạnh mềm, bao gồm những yếu tố như ảnh hưởng, sức thu hút của thể
chế chính trị, mô hình phát triển, ảnh hưởng về văn hoá v.v...Sức mạnh
thông minh bao gồm cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm là khái niệm
có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại của chính quyền Obama..
1.1.3. Vị trí của châu Âu trong tính toán chiến lược của Mỹ qua lăng
kính các trường phái lý luận quan hệ quốc tế
Châu Âu là một thành tố trong chiến lược đối ngoại toàn cầu của
Mỹ. Vì vậy, có thể nói chính sách của Mỹ đối với châu Âu là sự kết hợp
giữa quan điểm của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do. Từ góc độ
hiện thực, Mỹ có lợi ích chiến lược trong việc duy trì cân bằng quyền
lực mới, một trật tự khu vực ở châu Âu do Washington chi phối, kiềm
chế các nước đối thủ tiềm tàng, ngăn không cho bất cứ cường quốc nào
nổi lên, thách thức vai trò và lợi ích của Mỹ. Từ góc độ tự do, Mỹ có lợi
ích kinh tế thiết yếu trong việc duy trì không gian kinh tế mở toàn cầu,
thúc đẩy quan hệ kinh tế với châu Âu, trung tâm kinh tế hàng đầu trên
thế giới nhằm thực hiện ưu tiên hàng đầu của Mỹ là chấn hưng nền kinh
tế, thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ. Sự phụ thuộc lẫn nhau rất
chặt chẽ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tất yếu cũng là cơ sở
hoạch định chính sách của Mỹ đối với châu Âu. Trên cơ sở tư duy của
chủ nghĩa tự do, việc duy trì và phổ biến những giá trị của phương Tây
về dân chủ, nhân quyền, kinh tế thị trường, xã hội dân sự ở châu Âu là
thành tố quan trọng trong chiến lược châu Âu của Mỹ, đặc biệt thông
qua việc mở rộng EU và NATO.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Châu Âu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ chiến tranh
lạnh
Do tầm quan trọng của Châu Âu đối với cả Liên Xô và Mỹ, trong suốt
thời kỳ chiến tranh lạnh, Châu Âu luôn là địa bàn tranh giành ảnh hưởng
8
của hai bên. Đường phân tuyến hai cực và đối đầu Mỹ-Xô chủ yếu diễn
ra ở châu Âu và chính vì vậy, châu Âu là trọng tâm chiến lược toàn cầu
của Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh. Châu Âu có vai trò quan trọng hàng đầu
cả về an ninh quân sự, chính trị và kinh tế trong chiến lược toàn cầu của
Mỹ. Châu Âu trở thành những đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong
khuôn khổ NATO, tổ chức an ninh quân sự lớn nhất thế giới và là một
công cụ hữu hiệu giúp Mỹ theo đuổi những mục tiêu chiến lược ở châu
Âu - đó là, mở rộng quyền lực sang châu Âu, nắm giữ và khống chế được
Tây Âu trong vòng kiểm soát và dưới sự lãnh đạo của Mỹ, không để xu
hướng độc lập đi quá xa, ngăn chặn “nguy cơ cộng sản” lan ra toàn châu
Âu.
1.2.2. Điều chỉnh chiến lược của Mỹ thập niên sau chiến tranh lạnh
(1991-2000)
Sau Chiến tranh Lạnh, nước Mỹ đứng trước những cơ hội và thách
thức đan xen. Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất với cơ hội khuếch
trương mô hình kinh tế thị trường và dân chủ nhân quyền theo kiểu
phương Tây. Tổng thống Mỹ B.Clinton theo đuổi “Chiến lược Can dự
và Mở rộng”, chiến lược an ninh quốc gia chính thức đầu tiên của Mỹ
kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc. Ba trụ cột chủ yếu trong chiến lược
“Can dự và mở rộng” là: an ninh kinh tế, an ninh quân sự và thúc đẩy
dân chủ, nhân quyền. Ba trụ cột này gắn bó hữu cơ, có tác động thúc
đẩy lẫn nhau và phục vụ mục tiêu bao trùm của Mỹ là thiết lập vai trò
lãnh đạo thế giới, nắm bắt thời cơ chiến lược khi Mỹ là siêu cường duy
nhất còn lại, những giá trị cơ bản của Mỹ; dân chủ và kinh tế thị trường;
đã được truyền bá ở nhiều nơi trên thế giới.
1.2.3. Những nhân tố chủ yếu chi phối chiến lược châu Âu của Mỹ
thập kỷ đầu thế kỷ XXI
Các xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế: Chiến lược của Mỹ trong
những năm đầu thế kỷ 21 chịu sự chi phối mạnh mẽ của bốn xu thế chủ
đạo trong quan hệ quốc tế, bao gồm xu thế hoà bình, hợp tác và phát
9
triển; xu thế toàn cầu hoá; xu thế đa cực hóa và sự gia tăng của các
thách thức an ninh phi truyền thống.
Thế và lực của Mỹ trong tương quan với các nước lớn trên thế giới:
là nhân tố cơ bản chi phối điều chỉnh chiến lược của Mỹ. Trong hai đến
ba thập kỷ tới, Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất, không có đối thủ cạnh
tranh toàn cầu cân xứng. Sức mạnh quốc gia tổng hợp của Mỹ vẫn
chiếm vị trí hàng đầu, kể cả về sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Tuy
nhiên, Mỹ không thể thực hiện chính sách bá chủ thế giới, cũng không
thể một mình giải quyết những vấn đề toàn cầu.
Lợi ích quốc gia của Mỹ: Một trong những cơ sở xây dựng chiến
lược là lợi ích quốc gia của Mỹ trước mắt cũng như lâu dài: lợi ích kinh
tế, chính trị và an ninh. Lợi ích lâu dài và xuyên suốt của Mỹ vẫn là
“lãnh đạo thế giới”, giữ vững vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ, phổ
biến giá trị Mỹ trên toàn thế giới. Lợi ích chiến lược của Mỹ sau Chiến
tranh Lạnh là duy trì vị trí siêu cường số 1, thiết lập một trật tự thế giới
mới do Mỹ lãnh đạo, ngăn chặn không để cho bất cứ một nước nào có
thể trở thành đối thủ có khả năng đe doạ vị trí, vai trò và nền an ninh
của Mỹ.
Tiến trình nhất thể hóa châu Âu và vai trò của châu Âu: Sau hơn 60
năm phát triển và qua nhiều đợt mở rộng, EU đã trở thành một trung
tâm kinh tế, chính trị lớn trên thế giới và là một ðối tác toàn cầu của
Mỹ. Tuy nhiên, cho dù EU là mô hình hợp tác khu vực thành công nhất
với những liên kết thể chế ở mức cao nhất so với các khu vực khác,
những hạn chế lớn về thể chế bên trong cũng như những thách thức từ
bên ngoài vẫn là những yếu tố tác động làm hạn chế vai trò và tiếng nói
của EU. Ngoài ra, EU cũng có năng lực quân sự yếu kém, chưa tự chủ
trong đảm bảo an ninh, khả năng giải quyết khủng hoảng còn hạn chế.
EU là đối tác quan trọng tại địa bàn Châu Âu, nhưng hạn chế trong tư
cách đối tác toàn cầu.
10
Vai trò ngày càng tăng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương: và
sự chuyển dịch cán cân sức mạnh toàn cầu chuyển dịch từ Tây sang
Đông đã manh nha từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc nhưng phải đến
thập kỷ đầu thế kỷ XXI mới trở thành xu thế lớn trong quan hệ quốc tế.
Sự chuyển dịch sức mạnh toàn cầu thể hiện trước hết và rõ nét nhất
trong một thay đổi có tính thời đại là sự hồi sinh của Trung Quốc và
cùng với nó là sự hồi sinh của châu Á trong thế kỷ XXI. Cùng với
Trung Quốc, Ấn Độ ở châu Á cũng đang nổi lên như một trung tâm
quyền lực của thế giới trong thế kỷ XXI.
CHƢƠNG 2
ĐỊNH VỊ CHÂU ÂU TRONG CHIẾN LƢỢC TOÀN CẦU CỦA
MỸ THẬP KỶ ĐẦU THẾ KỶ XXI
2.1. Chiến lƣợc An ninh quốc gia của Chính quyền Bush
2.1.1. Sự kiện ngày 11/9/2001 và tác động đối với chiến lược của Mỹ
Trong những tháng đầu dưới chính quyền Bush II, chính quyền
Cộng hòa với bộ máy hoạch định chính sách có thiên hướng chủ nghĩa
hiện thực, chính sách đối ngoại của Mỹ có những biểu hiện cứng rắn
hơn trên một loạt các vấn đề, gây căng thẳng trong quan hệ của Mỹ với
nhiều nước. Tuy nhiên, trước những phản ứng không thuận từ đồng
minh và quốc tế, chính quyền Bush đã có những điều chỉnh chính sách
theo hướng ôn hoà hơn.
Sự kiện ngày 11-9-2001 đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tân
bảo thủ tăng cường ảnh hưởng trong chính quyền Mỹ. Tầm nhìn của
chủ nghĩa tân bảo thủ mới thể hiện rất rõ sự kết hợp, phần nào mâu
thuẫn giữa chủ nghĩa hiện thực chính trị và chủ nghĩa tự do. Sử dụng ưu
thế sức mạnh của nước Mỹ, đặc biệt là sức mạnh quân sự để truyền bá
những cái gọi là giá trị dân chủ. Họ cho rằng nước Mỹ đang ở trong giai
đoạn đỉnh cao sức mạnh, vì vậy, nước Mỹ cần phải thay đổi luật chơi
11
cho phù hợp với ưu thế sức mạnh vượt trội và vai trò bá chủ thế giới của
Mỹ.
2.1.2. Chiến lược an ninh quốc gia mới dưới chính quyền G.W. Bush
Mục tiêu bao trùm của chiến lược an ninh quốc gia mới là tập trung
củng cố thực lực nước Mỹ và vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ, thiết
lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo mà ở đó giá trị của Mỹ
được phổ biến, ngăn chặn không cho bất cứ nước nào nổi lên đe doạ vị
trí của Mỹ.
Những nội dung điều chỉnh đáng chú ý trong Chiến lược an ninh
Quốc gia mới dưới chính quyền G.W.Bush bao gồm: Thứ nhất, chiến
lược an ninh quốc gia mới của Mỹ phản ánh rất rõ việc xác định lại thứ
tự ưu tiên các mối đe doạ đối với nước Mỹ; Thứ hai, các nước “bất trị”
cũng được “nâng cấp” về thứ bậc trong đánh giá về những mối đe doạ
đối với lợi ích của Mỹ; Thứ ba, Học thuyết đánh đòn phủ đầu lần đầu
tiên được chính thức đưa vào Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Iraq
thực chất là sự thử nghiệm đầu tiên của Học thuyết tấn công phủ đầu,
cốt lõi của Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Sự thử nghiệm này để
lại cho Mỹ những hậu quả nặng nề cả về mặt kinh tế và chính trị. Đặc
biệt, đối với châu Âu, cuộc chiến ở Iraq đã đẩy mâu thuẫn và rạn nứt
trong liên minh xuyên Đại Tây dương tới mức nghiêm trọng.
2.2. Điều chỉnh Chiến lƣợc dƣới chính quyền Obama
2.2.1. “Sức mạnh thông minh” và chủ nghĩa đa phương
Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa quốc tế tự do tương tự như Clinton,
chính sách đối ngoại dưới chính quyền Obama khác biệt so với Bush
trên 4 khía cạnh: Một là, nếu "cường quyền và đơn phương" là thương
hiệu của chính sách đối ngoại dưới chính quyền Bush thì " sức mạnh
thông minh" trở thành thương hiệu của chính quyền Obama; Hai là,
chính quyền Obama đã chính thức từ bỏ thuyết “đánh đòn phủ đầu”,
học thuyết đối ngoại chủ đạo dưới chính quyền Bush; Ba là, từ bỏ cách
nói về “cuộc chiến chống khủng bố” của chính quyền Bush, giới hạn
12
hơn về kẻ thù của nước Mỹ, không quy kết tất cả các tổ chức thánh
chiến hay các tín đồ Hồi giáo,
2.2.2. Chiến lược “tái cân bằng” của Obama
Chính sách "tái cân bằng" hay xoay trục của Mỹ được xây dựng
trên cơ sở sự ủng hộ lưỡng đảng và quan trọng hơn hết, nó xuất
phát từ thực tế địa chiến lược thập kỷ đầu thế kỷ XXI và được
hoạch định trên cơ sở những tính toán chiến lược lâu dài. Một là, Châu
Á là khu vực ngày càng trở nên quan trọng đối với các lợi ích quốc gia
của Mỹ. Hai là nhân tố Trung Quốc. Ba là sự can dự lớn hơn ở Đông
Nam Á.
2.3. Tầm quan trọng của châu Âu trong chiến lƣợc của Mỹ
2.3.1. Cục diện khu vực châu Âu.
Thập kỷ đầu thế kỷ XXI chứng kiến những chuyển biến chính trị xã
hội mạnh mẽ ở Châu Âu. Bức tranh khu vực châu Âu đầu thế kỷ XXI
nổi lên sáu đặc điểm lớn: Thứ nhất, các cuộc cách mạng màu được sự
hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây tạo ra sự bất ổn về an ninh, chính trị ở
một số quốc gia Đông Âu và Trung Á; Thứ hai, tranh chấp lãnh thổ,
tranh giành ảnh hưởng tại khu vực diễn ra quyết liệt; Thứ ba, lực lượng
cực hữu có tư tưởng dân tộc cực đoan, bài ngoại, dành được ủng hộ khá
cao của bộ phận cử tri vốn bất bình với chính sách của chính phủ. Thứ
tư, bước vào thế kỷ 21, tính chất các vấn đề an ninh tại châu Âu cũng có
nhiều thay đổi; Thứ năm là vai trò và hạn chế của các cơ chế hợp tác an
ninh tại châu Âu; Thứ sáu là tiến trình mở rộng và nhất thể hóa của EU.
2.3.2. Lợi ích cơ bản của Mỹ ở châu Âu.
Mục tiêu chiến lược của Mỹ ở châu Âu là thiết lập trật tự thế giới
mới ở châu Âu do Washington chi phối, kiềm chế các nước đối thủ tiềm
tàng, ngăn không cho bất cứ nước nào, đặc biệt là Nga nổi lên, thách
thức vai trò lãnh đạo của Mỹ, ủng hộ công cuộc cải cách ở Nga, các
nước SNG và các nước Đông Âu, thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường. Cho dù châu Á đang ngày càng trở nên quan trọng trong
13
chiến lược toàn cầu của Mỹ, châu Âu vẫn giữ một vị trí quan trọng
trong chiến lược đối ngoại của Mỹ, bởi với vị thế của một siêu cường,
Mỹ có lợi ích toàn cầu và vẫn phải can dự vào tất cả các khu vực trên
thế giới. Lợi ích chiến lược là duy trì cân bằng quyền lực mới, một trật
tự khu vực ở châu Âu do Washington chi phối, kiềm chế các nước đối
thủ tiềm tàng. Lợi ích kinh tế là duy trì không gian kinh tế mở toàn cầu,
thúc đẩy quan hệ kinh tế với châu Âu, trung tâm kinh tế hàng đầu trên
thế giới nhằm thực hiện ưu tiên hàng đầu của Mỹ là chấn hưng nền kinh
tế, thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ. Lợi ích chính trị là duy trì và
phổ biến những giá trị của phương Tây về dân chủ, nhân quyền, kinh tế
thị trường, xã hội dân sự... Để làm được điều này, các đồng minh của
Mỹ ở châu Âu đóng vai trò then chốt. Ngoài ra, Mỹ cũng có lợi ích thiết
thực trong hợp tác với châu Âu đối phó với cách thách thức an ninh
toàn cầu.
2.3.3 Ưu tiên chiến lược của châu Âu
Trong khuôn khổ mục tiêu chiến lược lớn, Tây Âu triển khai 3
hướng ưu tiên chiến lược chính là: đẩy mạnh quá trình nhất thể hóa
châu Âu; duy trì và củng cố quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ
trong NATO; và từng bước thúc đẩy hợp tác và lôi kéo Nga hội nhập
vào châu Âu.
2.4. Chiến lƣợc của Mỹ đối với châu Âu
2.4.1. Mục tiêu và nội dung chiến lược
Chiến lược của Mỹ đối với châu Âu kể từ sau Chiến tranh lạnh
hướng tới những mục tiêu chủ yếu là: (i) Duy trì sự tuân thủ nguyên tắc
dân chủ của các đồng minh, tăng cường các mối quan hệ kinh tế có tầm
quan trọng sống còn đối với sự thịnh vượng của Mỹ, duy trì quan hệ
hợp tác an ninh chặt chẽ để giải quyết các vấn đề toàn cầu; (ii) Ngăn
chặn và bảo vệ các thành viên NATO trước các mối đe doạ về lãnh thổ;
(iii) Củng cố và hỗ trợ quá trình cải cách thị trường và dân chủ ở các
nước Đông Âu, góp phần thúc đẩy sự ổn định ở châu Âu, thông qua
14
việc lôi kéo các nền dân chủ mới châu Âu vào mạng lưới quan hệ an
ninh song phương và đa phương ngày càng phát triển; (iv) Ngăn chặn
việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt thông qua sự hợp tác với các
nước có tiến bộ kỹ thuật ở châu Âu; (v) Phát triển khả năng hiệu quả
nhằm kiềm chế và giải quyết các cuộc xung đột khu vực, bao gồm cả
khả năng quân sự cho việc giữ gìn hoà bình; (vi) Duy trì và củng cố
hiệu quả của các tổ chức an ninh châu Âu, đặc biệt là NATO, làm
phương tiện cơ bản, chủ yếu cho Mỹ duy trì vai trò lãnh đạo và ảnh
hưởng đối với các vấn đề an ninh châu Âu.
Sáu nguyên tắc cơ bản trong chính sách của Mỹ đối với khu vực
châu Âu bao gồm: (i) chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia
là nền tảng an ninh châu Âu ; (ii) An ninh châu Âu là không thể chia
cắt; (iii) Mỹ tiếp tục duy trì cam kết đối với Điều 5 của NATO, tức một
nước bị tấn công có nghĩa là tất cả bị tấn công; (iv) Mỹ ủng hộ việc trao
đổi các thông tin quân sự, kể cả các chuyến thăm tới các căn cứ quân
sự, quan sát các hoạt động quân sự và tập trận. (v) nguyên tắc không
phổ biến vũ khí hạt nhân. ; (vi) dân chủ nhân quyền là thành tố bất biến
trong chính sách của Mỹ đối với các khu vực. Mỹ ủng hộ mạnh mẽ tiến
trình dân chủ ở các nước Đông Âu và Liên xô cũ, thể hiện rõ nét qua vai
trò của Mỹ trong các cuộc cách mạng màu.
2.4.2. Chiến lược mở rộng NATO
Mặc dù lý do của sự tồn tại chủ yếu của NATO không còn với sự
tan rã của Liên Xô cũ, mục tiêu của Mỹ trong việc mở rộng NATO vẫn
là mục tiêu ban đầu nhằm "duy trì sự có mặt của Mỹ, ngăn chặn Nga và
kiềm chế Đức". Mở rộng là một bộ phận trong chiến lược bao trùm của
Mỹ là xây dựng một châu Âu dân chủ và không chia cắt, đồng thời giúp
cho Mỹ thực hiện việc tăng cường chia sẻ trách nhiệm giữa các nước
đồng minh, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước thành viên mới trong các
hoạt động của NATO.
15
Về cơ bản, việc mở rộng NATO và duy trì sự có mặt của quân đội
cùng vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu phục vụ những lợi ích chiến
lược của khu vực này do nhiều nước châu Âu đặc biệt là những nước
Đông Âu cũ mới gia nhập NATO, vẫn coi Nga là một thách thức tiềm
tàng đối với an ninh của mình. Bên cạnh đó, việc duy trì và mở rộng
NATO được coi là một phương cách hữu hiệu để các nước châu Âu có
thể đối phó với những thách thức mới và giúp cho châu Âu hạn chế và
ngăn chặn các mâu thuẫn nội bộ.
CHƢƠNG 3
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC CHÂU ÂU
CỦA MỸ VÀ TRIỂN VỌNG
3.1. Tác động đối với quan hệ Mỹ - châu Âu
3.1.1. EU thúc đẩy chính sách an ninh và phòng thủ châu Âu (ESDP)
ESPD ra đời nhằm tăng cường năng lực và vai trò của EU trong các
vấn đề an ninh khu vực, giảm dần lệ thuộc vào Mỹ. Nhìn chung, Mỹ
ủng hộ việc EU đóng vai trò tích cực hơn trong đảm bảo an ninh tại
châu Âu và cơ bản không phản đối việc EU triển khai ESDP. Tuy
nhiên, Mỹ không muốn ESDP làm giảm vai trò của NATO và đòi EU
phải tôn trọng “nguyên tắc 3D”: tránh chia rẽ ESDP và NATO (no
decoupling), không lặp lại các cơ chế của NATO trong ESDP (no
duplication) và không phân biệt đối xử với các nước thành viên NATO
không thuộc EU (no discrimination). Sự hình thành và phát triển của
ESDP là một bổ sung quan trọng cho nỗ lực xây dựng chính sách đối
ngoại chung của EU. Với ESDP, EU đã có thêm “công cụ” thực hiện
chính sách đối ngoại của mình bên cạnh các tuyên bố chính trị và các nỗ
lực ngoại giao, tăng vai trò và uy tín của khối trong tham gia giải quyết
các vấn đề quốc tế và toàn cầu.
3.1.2. Tác động đối với quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Với sự mở rộng và tăng cường nhất thể hóa cùng với chính sách an
16
ninh và phòng thủ châu Âu, châu Âu muốn có vai trò lãnh đạo lớn hơn
trong NATO, nhấn mạnh cải tổ NATO để biến NATO thành một thực
thể có hai trụ cột cân bằng và hai đối tác bình đẳng, từ đó tạo nên vị thế
lớn trong việc giải quyết các vấn đề an ninh, chính trị của châu Âu.
Trong khi đó, Mỹ muốn châu Âu chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng
trong giải quyết công việc của NATO. Tuy nhiên, Mỹ vẫn muốn duy trì
vị trí lãnh đạo toàn bộ hoạt động của NATO. Sự tranh giành vai trò chi
phối thể hiện qua những bất đồng giữa hai bên, cụ thể là bất đồng trong
vấn đề nắm quyền chỉ huy NATO; trong việc kết nạp thành viên mới;
bất đồng về chia sẻ trách nhiệm trong quá trình mở rộng và trong việc
xác định chiến lược mới của NATO.
3.2. Tác động đối với quan hệ Nga - Mỹ và Nga - NATO
3.2.1. Đối với quan hệ Nga - Mỹ.
Triển khai chiến lược châu Âu của Mỹ tác động đáng kể đến quan hệ
giữa Nga và Mỹ, đặc biệt làm bộc lộ rõ những yếu tố khác biệt lợi ích
chiến lược giữa hai bên. Một là, sự khác biệt về lợi ích chiến lược giữa
Nga và Mỹ. Hai là, cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực "hậu Xô-viết". Ba
là, vấn đề lá chắn tên lửa, vốn là nguồn gốc mâu thuẫn chủ yếu trong
quan hệ Mỹ-Nga trong những năm gần đây, tuy phần nào đã được hóa
giải nhưng chưa triệt để và có khả năng quay trở lại gây phức tạp cho
quan hệ Nga-Mỹ. Bốn là, quan điểm của hai bên còn nhiều khác biệt về
tương lai của Nam Ossetia và Abkhazia cũng như vấn đề công nhận độc
lập của Kosovo. Năm là, sự khác biệt về nhiều vấn đề khu vực và quốc
tế, đặc biệt là các vấn đề Iran, Triều tiên, Lybia và Trung Đông.
3.2.2. Đối với quan hệ Nga – NATO.
Chiến lược Đông tiến của NATO là một trong những mâu thuẫn lớn
nhất giữa Nga và phương Tây. Nga cho rằng mở rộng NATO thực chất là
mở rộng ảnh hưởng của phương Tây, thu hẹp không gian chiến lược và
xâm phạm khu vực đặc quyền lợi ích của Nga. Nga phản đối quyết liệt
quyết định mở rộng NATO sang phía Đông. Mỹ và NATO bất chấp sự
17
phản đối quyết liệt của Nga vẫn tiếp tục đẩy mạnh quá trình mở rộng
NATO. Tình thế bất lợi này buộc Nga phải có những điều chỉnh mới
mạnh mẽ hơn trong chiến lược đối ngoại trên cơ sở đánh giá cụ thể tương
quan lực lượng và khả năng phát huy những tiềm lực có thể có trong đó
có sức mạnh quân sự.
3.3. Nghiên cứu tình huống: Quan hệ Mỹ - châu Âu trong cuộc
khủng hoảng Ukraine 2014.
Khủng hoảng tại Ukraina đầu năm 2014 là khủng hoảng nghiêm
trọng nhất, làm rung chuyển nền tảng an ninh khu vực, tác động mạnh
mẽ đến quan hệ quốc tế và tập hợp lực lượng giữa các nước lớn. Xét từ
góc độ NATO và quan hệ với Nga, có thể nói đây là thất bại trong chiến
lược của NATO trong hai thập kỷ sau chiến tranh lạnh. Mặt khác,
khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài ở Ukraine cho thấy châu Âu vẫn
là một trong những khu vực chiến lược trọng yếu của Mỹ, tâm điểm
chính sách của Mỹ, ít nhất là trong ngắn hạn. Khủng hoảng Ukraine còn
có tác động hết sức quan trọng đối với tập hợp lực lượng trên thế giới,
đặc biệt là quan hệ giữa Nga và Trung Quốc.
3.4. Triển vọng quan hệ Mỹ - châu Âu
Trên cơ sở những nhân tố chủ yếu tác động đến chính sách và quan
hệ của Mỹ với EU trong thời gian tới như: i) so sánh lực lượng giữa Mỹ
và châu Âu; sự phụ thuộc chặt chẽ giữa Mỹ và EU cả về an ninh và
kinh tế; (ii) lợi ích và ưu tiên chiến lược của Mỹ ; (iii) tầm vóc và ảnh
hưởng của châu Âu sau khủng hoảng khu vực đồng Euro; iv) tầm quan
trọng và ảnh hưởng của Nga ngày càng tăng lên ở châu Âu; có thể thấy
một số mặt thuận lợi và thách thức trong triển khai chính sách châu Âu
của Mỹ trong thời gian tới.
Về mặt thuận lợi, so sánh lực lượng giữa Mỹ và châu Âu, sự gắn bó
chặt chẽ và chia sẻ lợi ích chiến lược giữa Mỹ và châu Âu tiếp tục là
yếu tố thuận lợi cho việc triển khai và theo đuổi các mục tiêu và lợi ích
của Mỹ ở châu Âu. Cho dù suy yếu tương đối, Mỹ vẫn là siêu cường
18
duy nhất với vai trò toàn cầu và chủ đạo đối với an ninh châu Âu. Mỹ là
nước duy nhất có đủ sức mạnh cứng và sức mạnh mềm để cùng EU lôi
kéo nước Nga vào các công việc của thế giới và châu Âu. Mỹ cũng là
nước duy nhất có thể đảm bảo về an ninh đối với những nước EU mới,
vốn vẫn còn coi Nga là mối đe dọa. Bên cạnh đó, EU vẫn chưa là một
cường quốc theo nghĩa truyền thống với một tiếng nói chung trong các
vấn đề an ninh cũng như trong quan hệ với Nga. EU tiếp tục phụ thuộc
vào Mỹ trong việc giải quyết các công việc an ninh lớn của mình.
Về mặt thách thức, trong thời gian tới đặc biệt dưới chính quyền
Putin, sự trở lại của nước Nga, với tư cách là một cường quốc quân sự
hạt nhân, khẳng định vị trí "'độc tôn" của mình ở khu vực "lợi ích đặc
quyền", là một thách thức lớn đối với ý đồ bá quyền và việc theo đuổi
lợi ích của Mỹ ở châu Âu. Nước Nga sẽ không chấp nhận để Mỹ và
phương Tây "chèn ép", thu hẹp không gian chiến lược. Đây là nhân tố
hết sức quan trọng tác động tới chiến lược châu Âu của Mỹ và quan hệ
Mỹ - châu Âu trong thời gian tới. Bên cạnh đó, khủng hoảng khu vực
đồng Euro đã tác động đáng kể đến vai trò và vị thế của châu Âu nói
chung và trong chiến lược của Mỹ nói riêng. Đây cũng là mặt thách
thức trong chính sách của Mỹ đối với châu Âu, trong bối cảnh vai trò
"đối tác toàn cầu" và sự chia sẻ gánh nặng của châu Âu ngày càng trở
nên quan trọng trong chiến lược của Mỹ.
19
KẾT LUẬN
1. Thập kỷ đầu thế kỷ XXI chứng kiến những chuyển biến to lớn
trong nền chính trị quốc tế, đặc biệt là với sự chuyển dịch cán cân sức
mạnh toàn cầu từ Tây sang Đông. Mặc dù suy yếu tương đối, Mỹ vẫn là
cường quốc toàn cầu, một cực nổi trội trong một thế giới ngày càng trở
nên đa cực. Mục tiêu xuyên suốt của Mỹ là duy trì và củng cố vai trò
lãnh đạo thế giới, ngăn không để một cường quốc hay một trung tâm
quyền lực nào nổi lên thách thức địa vị siêu cường của Mỹ. Để đạt được
mục tiêu này, một mặt Mỹ phải duy trì ưu thế tuyệt đối về sức mạnh
kinh tế, quân sự. Mặt khác, Mỹ phải kiểm soát được các địa bàn có các
vị trí chiến lược quan trọng trên thế giới trong đó châu Âu và châu Á-
Thái Bình Dương là hai khu vực chiến lược trọng yếu. Như vậy, mục
tiêu lâu dài của Mỹ ở châu Âu là duy trì hòa bình và ổn định, kiềm chế
không cho bất kỷ nước nào hay nhóm nước nào nổi lên thách thức vai
trò lãnh đạo của Mỹ, thiết lập trật tự thế giới mới ở châu Âu do Mỹ lãnh
đạo.
2. Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đã có những điều chỉnh hết
sức quan trọng dưới chính quyền Bush và Obama. Đặc biệt, sự kiện
ngày 11/9/2001 và cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ là một bước
ngoặt trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bush. Mặc dù
mục tiêu lâu dài và xuyên suốt là yếu tố bất biến, nội dung chiến lược
có những thay đổi quan trọng trong xác định mối đe dọa đối với lợi ích
quốc gia và biện pháp triển khai chiến lược. Cuộc chiến chống khủng
bố trở thành sợi chỉ xuyên suốt, ngọn cờ tập hợp lực lượng và học
thuyết “đánh đòn phủ đầu” trở thành biện pháp chiến lược quân sự mới
trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bush. Dưới chính
quyền Obama, chính sách đối ngoại của Mỹ đã có những thay đổi quan
trọng so với chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Bush. Chiến lược
đối ngoại trên cơ sở "quyền lực thông minh" đã thay thế cho chính sách
đối ngoại cường quyền, đơn phương, vốn là nguyên nhân gây rạn nứt
20
nghiêm trọng quan hệ của Mỹ với các đồng minh bên kia bờ Đại Tây
Dươngcũng như quan hệ Mỹ-Nga. Điều chỉnh chiến lược đối ngoại
dưới chính quyền Obama theo hướng chú trọng "quyền lực thông
minh", nhấn mạnh vai trò của ngoại giao, chủ nghĩa đa phương, tạo ra
những tác động tích cực đối với quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_chau_au_trong_chien_luoc_toan_cau_cua_my_tha.pdf