Tóm tắt Luận án Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc

Mức độ cải thiện của hộ sau khi nhận được hỗ trợ đa phần được ghi nhận

ở mức “cải thiện ít”, vẫn còn hơn gần 40% số hộ (nhận được hỗ trợ) cho rằng

đời sống không cải thiện. Nội dung chính sách có nhiều mục tiêu lớn, định mức

hỗ trợ thấp và chưa tính đến yếu tố vùng miền cũng như tình hình thực tế ở địa

phương. Dẫn đến nhiều nội dung còn chưa phù hợp với tình hình thực tế ở địa

phương (mức hỗ trợ 5tr đồng – 15 tr đồng/hộ/ ha là quá thấp). Nguồn lực thực

hiện chính sách gặp nhiều khó khăn. Quỹ đất ở các địa phương không còn hoặc

còn ít; Ngân sách hỗ trợ eo hẹp, số lượng đối tượng hỗ trợ lớn, nguồn huy động

đóng góp từ phía người dân không đáng kể, quy mô thu hút từ các dự án (ODA,

WB, ADB ) thấp. Nội dung các văn bản chính sách còn mang tính liệt kê,

chung chung và phân tán ở nhiều văn bản, ngoài ra còn thiếu các kế hoạch hành

động hay các chiến lược cụ thể. Công tác triển khai còn chậm từ khâu ban hành

các văn bản (chủ yếu là thông tư hướng dẫn) và chậm khi triển khai ở các địa

phương. Việc phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp chưa cụ thể, rõ ràng, cũng

chưa có phương thức liên kết hiệu quả giữa các địa phương. Việc thực hiện

chính sách, còn thiếu khâu khảo sát ý kiến phản hồi hoặc khảo sát nhu cầu từ

phía người dân. Ở nhiều địa phương, công tác điều tra, phân loại (bình chọn)

đối tượng được nhận hỗ trợ còn chưa chính xác. Ngoài chính sách HTNO,

nhiều chính sách khác cũng được tiến hành đồng thời, do đó có sự trùng lặp về

nội dung chính sách, gây khó khăn cho địa phương khi phân bổ (lồng ghép)

ngân sách. Ngoài ra, nhiều địa phương còn thiếu chủ động mà trông chờ, ỷ lại

vào chính sác

pdf12 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc gia tăng: hiệu quả tác động của chính sách, khả năng tiếp cận, sự hài lòng của người dân với chính sách hỗ trợ nhà ở tại vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Phương pháp phân tích hồi quy: Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy để xem xét tác động các yếu tố tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách hỗ trợ nhà ở. Với mục tiêu của đề tài, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng nhằm cung cấp thêm các dẫn chứng thực nghiệm về tác động của các yếu tố tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc (đối tượng thụ hưởng của chính sách hỗ trợ nhà ở). 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 6 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Đặc điểm địa bàn và thực trạng nhà ở vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Chương 5: Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Chương 6: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng Dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhà ở và chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về nhà ở 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân Vùng DTTS (i) Nghiên cứu hướng vào tổng kết kinh nghiệm, thực tiễn chính sách của các quốc gia trên thế giới (ii) Nghiên cứu hướng vào thực thi chính sách nhà ở 1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định và thực thi chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS (i) Vấn đề hoạch định chính sách (ii) Vấn đề thực thi chính sách 1.2. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá chính sách hỗ trợ nhà ở nói chung và đối với người dân vùng DTTS nói riêng 1.2.1. Nghiên cứu về đánh giá tác động của chính sách nhà ở 1.2.2. Nghiên cứu sự hài lòng của dân cư với chất lượng dịch vụ công và dịch vụ nhà ở 1.2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đánh giá chính sách cho vùng DTTS phía Bắc 1.3. Khoảng trống nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đi trước, có thể nhận thấy: (i) Các nghiên cứu phân tích chính sách được thực hiện ở vùng DTTS phía Bắc là tương đối đa dạng, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào hướng vào chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS nói chung và người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc nói riêng. (ii) Các nghiên cứu về phân tích chính sách cho người dân vùng DTTS phía Bắc hầu hết mới chỉ dừng lại ở phân tích thực trạng và các tiêu chí thực hiện với các phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp lý luận và thống kê mô tả. Đã có nghiên cứu phân tích chính sách dựa trên khả năng tiếp cận và sự hài lòng của người dân về việc tiếp cận dịch vụ của chính sách, tuy nhiên tác động của chính sách đối với sự cải thiện đời sống người dân chưa thấy được đề 7 cập đồng thời. Sự hài lòng của người dân đối với việc thực hiện triển khai chính sách của các cấp chính quyền địa phương cũng chưa được nghiên cứu, trong khi đây là một yếu tố quan trọng phản ánh kết quả và hiệu quả thực hiện chính sách. (iii) Các nghiên cứu về chính sách nhà ở hiện có ở trong nước cũng như trên thế giới, hầu hết đều tập trung vào nghiên cứu các trường hợp điển hình (bài học kinh nghiệm) về việc triển khai chính sách nhà ở cho người có hoàn cảnh khó khăn (người có thu nhập thấp, người dân tộc thiểu số...) và chủ yếu đánh giá về chất lượng dịch vụ nhà ở ở khía cạnh: đặc điểm ngôi nhà (căn hộ), giá cả, môi trường sống... mà chưa có nghiên cứu nào hướng vào chính sách hỗ trợ nhà ở, ở giác độ hoạch định, thực hiện chính sách và ý kiến của người thụ hưởng với quá trình thực hiện chính sách. (iv) Ngoài ra, các nghiên cứu đánh giá về sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ công mới chỉ dừng ở các thang đo đánh giá chất lượng triển khai thực hiện dịch vụ công mà còn thiếu đi đánh giá về vai trò được tham gia của người dân đối với việc thực hiện các dịch vụ công trong triển khai các chương trình chính sách, cũng như các tiêu chí về mức độ đáp ứng chính sách về mặt cải thiện đời sống, cải thiện thu nhập, khả năng tiếp cận chính sách. Đây là những lý do cho thấy việc nghiên cứu chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS là cần thiết và giúp lấp đầy các khoảng trống mà các công trình nghiên cứu đi trước để lại. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 2.1. Vùng dân tộc thiểu số và người dân vùng dân tộc thiểu số 2.1.1. Dân tộc thiểu số 2.1.2. Vùng dân tộc thiểu số 2.1.3. Người dân vùng dân tộc thiểu số 2.2. Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS 2.2.1. Khái niệm, căn cứ hình thành chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS 2.2.2. Mục tiêu, và nguyên tắc của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS 8 2.2.3. Chủ thể và đối tượng của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS 2.2.4. Nội dung chính sách 2.3. Cơ sở phân tích, đánh giá chính sách 2.3.1. Các cách tiếp cận trong đánh giá chính sách công 2.3.2. Tiêu chí đánh giá chính sách 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp 2.3.1. Hoa Kỳ 2.3.2. Kinh nghiệm của xứ Wales 2.3.3. Kinh nghiệm của Pháp 2.3.4. Kinh nghiệm của Singapore 2.3.5. Kinh nghiệm của Nhật Bản 2.3.6. Một số bài học rút ra cho Việt Nam CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khung nghiên cứu 3.1.1. Khung nghiên cứu đánh giá chính sách Hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Luận án đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu như sau: Hình 3.1. Khung nghiên cứu đánh giá chính sách Hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Nguồn: Tác giả tổng hợp và xây dựng 9 3.1.2. Mô hình, thang đo và giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS với chính sách HTNO 3.1.2.1. Mô hình lý thuyết nghiên cứu Mục tiêu của chính sách là giúp người dân có một cuộc sống tốt đẹp hơn, có điều kiện sống đảm bảo an toàn, phát triển bền vững hơn. Để đánh giá tiêu chí này, không thể chỉ căn cứ vào ý kiến chủ quan của các cấp chính quyền địa phương, mà phải đo lường bằng mức độ hài lòng của người dân những đối tượng thụ hưởng chính sách. Sự hài lòng của người dân càng cao, càng thể hiện chính sách có hiệu quả vì vậy để chính sách được hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng người dân, cần thiết phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân, để từ đó có các căn cứ đề xuất, xây dựng các giải pháp. Luận án tiến hành nghiên cứu xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách HTNO. Cụ thể mô hình: Hình 3.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách HTNO 3.1.2.2. Thang đo Thang đo của các biến trong mô hình được diễn giải ở trong Bảng 3.1 Bảng 3.1. Diễn giải thang đo, căn cứ và giả thuyết tác động của các biến Biến số Diễn giải Căn cứ chọn biến Nhóm đặc điểm hộ sản xuất Hailong Sự hài lòng của người dân với chính sách, được đo bằng thang đo likert 5 mức độ Canter &Rees (1982),Parasuraman & ctg (1988), Lê Đức Niêm và Trương Thành Long (2017) 10 Biến số Diễn giải Căn cứ chọn biến gioitinh Giới tính của chủ hộ, bằng 1 nếu chủ hộ là nam, và bằng 0 nếu là nữ giới Onibokun (1974), Galster (1987), Varady và cộng sự (2001) tuoi Số tuổi của chủ hộ Onibokun (1974), Van Praag và cộng sự (2003), Vera Toscano và Ateca-Amestory (2000) dantoc Thành phần dân tộc của chủ hộ, bằng 1 nếu chủ hộ là dân tộc kinh và bằng 0 nếu thuộc thành phần dân tộc khác Onibokun (1974), Jagun và cộng sự (1990), Lu (1999) giaoduc Trình độ giáo dục của chủ hộ, bằng 1 nếu chủ hộ có trình độ từ PTTH trở lên, ngược lại bằng 0 Onibokun (1974) ctxh Chủ hộ là thành viên của các tổ chức TC- XH bằng 1, chủ hộ không tham gia TCCT-XH bằng 0 Onibokun (1974) Kc Khoảng cách từ nhà đến trung tâm xã, được đo bằng số km Onibokun (1974), Nguyễn Đình Hưng (1999) honnhan Tình trạng hôn nhân của chủ hộ, hôn nhân bằng = 1 nếu chủ hộ đã kết hôn, hôn nhân bằng 0 nếu chủ hộ chưa kết hôn Onibokun (1974), Galster (1987), Varady và cộng sự (2001) htro Hộ nhận được hỗ trợ bằng 1, hộ không nhận được hỗ trợ từ chính sách HTNO = 0 Đề xuất từ bối cảnh nghiên cứu ictb Thu nhập thay đổi sau khi có chính sách được đo bằng chênh lệch giữa thu nhập sau khi có chính sách và trước khi có chính sách, đơn vị: triệu đồng Feeman (1998), Varady và cộng sự (2001) caithien Mức độ cải thiện đời sống của hộ sau khi thực hiện chính sách HTNO, được đo bằng các mức độ: bằng 1 nếu kém hơn, bằng 2 nếu không thay đổi, bằng 3 nếu có cải thiện nhưng không nhiều, bằng 4 nếu cải thiện đáng kể Đề xuất từ bối cảnh nghiên cứu tiepcan Mức độ cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở/đất ở. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ Đề xuất từ bối cảnh nghiên cứu 11 Biến số Diễn giải Căn cứ chọn biến TD Đánh giá của người dân về thái độ của cán bộ chính quyền. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ Phạm Thị Huế và Lê Đình Hải (2018), Phạm Thành Đấu và Đặng Thanh Hà (2019), Lê Đức Niêm và Trương Thành Long (2017) NL Đánh giá của người dân về năng lực của cán bộ chính quyền. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ Phạm Thị Huế và Lê Đình Hải (2018), Phạm Thành Đấu và Đặng Thanh Hà (2019), Lê Đức Niêm và Trương Thành Long (2017) TG Đánh giá của người dân về mức độ tham gia của người dân vào chính sách. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ Lê Đức Niêm và Trương Thành Long (2017) QT Đánh giá của người dân về quy trình thủ tục thực thi chính sách HTNO. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ Phạm Thị Huế và Lê Đình Hải (2018) DU Đánh giá của người dân về sự đáp ứng của nội dung chính sách. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ Phan Thị Dinh (2013) và Nguyễn Đình Hưng (2019) T Đánh giá của người dân về thời gian triển khai, thực thi chính sách. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ Phạm Thị Huế và Lê Đình Hải (2018) CK Đánh giá của người dân về mức độ công khai minh bạch của chính sách. Được đo bằng thang đo likert 5 mức độ Nguyễn Thị Trâm Anh và Nguyễn Đình Mạnh (2017) Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.1.1. Phương pháp thu thập tổng hợp dữ liệu thứ cấp Các thông tin thứ cấp được thu thập, tổng hợp từ các tài liệu đã công bố như: Niên giám thống kê toàn quốc và các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, các báo cáo tổng kết thực hiện chính sách của Bộ Kế hoạch đầu tư (, Ủy Ban dân tộc... Ngoài ra tài liệu thứ cấp còn được thu thập qua các công trình đã được công bố trên các tạp chí, tạp san, các phương tiện thông tin đại chúng, internet... 12 3.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp a. Nghiên cứu định tính Quy mô mẫu phỏng vấn. Số lượng phỏng vấn là 30 người: 05 cán bộ tại Bộ, ban ngành trung ương có liên quan, 15 cán bộ cơ sở chính quyền địa phương ở hai tỉnh là địa bàn nghiên cứu và một số tỉnh ở vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc và 10 người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc, đề từ đó nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc. Nội dung phỏng vấn bao gồm hai phần: Thông tin người được phỏng vấn và nội dung phỏng vấn (Chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người dân vùng DTTS, thuận lợi và khó khăn khi triển khai thực hiện, thuận lợi và khó khăn của người dân khi tiếp cận với chính sách hỗ trợ..) b. Nghiên cứu định lượng Mẫu nghiên cứu ● Tiêu chí chọn mẫu Luận án tiến hành chọn mẫu nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau: (i) Các hộ dân sinh sống vùng DTTS khu vực Tây Bắc thuộc đối tượng được hỗ trợ của chính sách HTNO và đã nhận được hỗ trợ từ chính sách (ii) Các hộ dân sinh sống vùng DTTS khu vực Tây Bắc thuộc đối tượng được hỗ trợ của chính sách HTNO và chưa (không) nhận được hỗ trợ từ chính sách ● Phương pháp chọn mẫu Luận án thực hiện chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, cụ thể qua ba bước: Bước 1: Chọn mẫu theo địa điểm và theo hộ. Về địa điểm, căn cứ theo tiêu chí quy mô hộ nghèo và mức độ khó khăn về vấn đề nhà ở, đất ở, luận án lựa chọn điểm nghiên cứu tại hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Tại mỗi tỉnh, lựa chọn hai huyện và mỗi huyện chọn 2 xã có số lượng lớn các hộ cần hỗ trợ để khảo sát. Cụ thể: (i) Tại tỉnh Điện Biên, xã Quài Cang và Quài Tở Huyện Tuần Giáo và hai xã Xá Nhè, và xã Mường Đun, Tủa Chùa được lựa chọn làm điểm nghiên cứu. ii) Tỉnh Lai Châu, 2 xã Mù Sang và Sì Lở Lầu, Huyện Phong Thổ và 2 xã Tà Tổng và Tá Bạ huyện Mường Tè được chọn làm điểm khảo sát Về chọn mẫu hộ nghiên cứu. Dựa trên danh sách các hộ nghèo được nhận hỗ trợ nhà ở (đất ở) thuộc các quyết định 134, 1592, 2085, 755 của các xã, luận án lựa chọn các hộ khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling) theo hành trình. 13 Bước 2: Xác định quy mô mẫu Với độ tin cậy 95%, quy mô tổng thể trên 10.000.000 hộ dân, theo Nguyễn Thị Tuyết Mai và cộng sự (2015) quy mô mẫu nghiên cứu được xác định là 384 quan sát. Trong đó 192 hộ dân (50%) được hưởng chính sách hỗ trợ và 192 hộ dân thuộc đối tượng được hỗ trợ nhưng không nhận được hỗ trợ của chính sách để làm đối chứng. Trên thực tế, để đảm bảo số phiếu khảo sát thu về đủ số lượng yêu cầu, luận án đã thực hiện khảo sát trên tổng số 430 phiếu, số phiếu thu về đạt 415 phiếu. Sau khi kiểm tra số phiếu thu về, chỉ có 401 phiếu đạt yêu cầu, vì vậy quy mô mẫu nghiên cứu thực tế của luận án là 401 quan sát. Tiến hành thu thập số liệu Luận án tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát bằng các phương pháp hỏi trực tiếp”hộ dân nhận được hỗ trợ và không nhận được hỗ trợ từ chính sách HTNO tại các địa phương được chọn làm điểm nghiên cứu. Thời gian tiến hành phỏng vấn và khảo sát bảng hỏi với các hộ dân ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu được diễn ra vào khoảng thời gian từ tháng 12/2018 đến tháng 12/2019. 3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 3.2.2.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả 3.2.2.2. Phương pháp so sánh trung bình nhóm (i) So sánh khác biệt trong khác biệt (DID – Differents in Differents) về tác động của chính sách HTNO tới: (i) thu nhập của các hộ trước và sau khi có chính sách và (ii) khác biệt chéo giữa nhóm hộ nhận được hỗ trợ và nhóm hộ không nhận được hỗ trợ. (ii) So sánh khác biệt về mức độ cải thiện đời sống/khả năng tiếp cận các dịch vụ vật chất cơ bản giữa hai nhóm hộ nhận được hỗ trợ và không nhận được hỗ trợ sau khi chính sách được thực thi. (i) So sánh khác biệt trong đánh giá cảm nhận về nội dung và quá trình thực thi chính sách của hai nhóm hộ nhận được và không nhận được hỗ trợ. (ii) So sánh khác biệt trong đánh giá cảm nhận về mức độ được tham gia vào chính sách HTNO của hai nhóm hộ nhận được và không nhận được hỗ trợ. (iii) So sánh khác biệt về mức độ hài lòng giữa hai nhóm hộ nghiên cứu 3.2.2.3. Phương pháp phân tích nhân tố Luận án sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thực hiện tính toán các biến sử dụng thang đo cảm nhận (đo lường bằng likert) sử dụng trong mô hình nghiên cứu. 14 3.2.2.4. Phương pháp phân tích hồi quy Đánh giá sự hài lòng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách HTNO là một trong các mục tiêu nghiên cứu của luận án, vì vậy phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng nhằm ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài lòng của người dân. Mô hình có dạng: Y = βo + β1X1 + β2X2 + β3X3i+ ... βnXni + ei Trong đó Y là biến phụ thuộc, phụ thuộc vào các loại biến X1, X2, X3Xn. Trong mô hình này, biến Y là biến thể hiện kết quả đánh giá chính sáchHTNO, thông qua đo lường mức độ hài lòng của người dân về chính sách HTNO. Các biến X1, X2, X3Xn là các biến độc lập tác độc đến biến phụ thuộc, là nguyên nhân gây dẫn đến kết quả là tác động đến biến Y. Hệ số βo là tung độ gốc của mô hình, hệ số β1, β2, β3 βn được xác định qua mô hình ước lượng, nó phản ánh mức độ tác động của các yếu tố đến biến Y. 3.3. Dữ liệu nghiên cứu Bảng 3.2. Mô tả dữ liệu trong mẫu nghiên cứu Chỉ tiêu Giá trị TB Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Tỉnh Điện Biên (%) 45,6 0,4986 0 1 Tỉnh Lai Châu (%) 54,4 0,4257 0 1 Chủ hộ là nam (%) 83,04 0,3757 0 1 Tuổi của chủ hộ (tuổi) 37,05 9,324 18 66 Nhóm dân tộc Kinh (%) 3,49 0,1837 0 1 Trình độ PTTH và trên PTTH (%) 1,99 0,1400 0 1 Thành viên các tổ chức CT-XH (%) 64,08 0,4803 0 1 Đã kết hôn (%) 98,75 0,1111 1 6 Khoảng cách tới trung tâm xã (km) 9,71 2,6736 8 20 Hộ nhận được hỗ trợ (%) 47.13 0,4998 0 0 Nguồn: Trích từ kết quả khảo sát (2018-2019) 15 CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ THỰC TRẠNG NHÀ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC 4.1. Đặc điểm tự nhiên, KTXH vùng DTTS khu vực Tây Bắc 4.2. Thực trạng nhà ở, đất ở của người dân vùng DTTS khu vực Tây bắc 4.2.1. Quy mô nhà ở Bảng 4.12. Diện tích nhà ở bình quân đầu người theo vùng kinh tế ĐVT: m2/người Diện tích nhà ở bình quân đầu người 2014 2016 2018 Ðồng bằng sông Hồng 23,2 24,6 26,6 Đông Bắc 20,45 21,3 22,76 Tây Bắc 14,65 15,8 16,93 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 20,6 21,6 23,1 Tây Nguyên 18,5 19,7 21,1 Ðông Nam Bộ 22,7 22,5 23,5 Ðồng bằng sông Cửu Long 21,4 22,2 24,1 Nguồn: Tổng cục thống kê (2019) Mức độ sở hữu nhà ở của người dân khu vực Tây Bắc còn thấp, nhiều người dân chưa có nhà ở và cần thiết phải hỗ trợ nhà ở đối với người dân khu vực này đặc biệt là đối tượng người dân tộc thiểu số. 4.2.2. Tình trạng nhà ở Theo Tổng cục thống kê (2019), tình trạng nhà thiếu kiên cố và nhà tạm của khu vực Tây Bắc những năm qua có sự gia tăng, trong đó tỷ lệ nhà tạm đã tăng hơn 3,4%, thuộc top cao so với các vùng trong cả nước. Ngoài ra, theo kết quả mới nhất từ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở (tính đến 01/04/2019, của Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2020), tỷ lệ hộ có nhà ở thiếu kiên cố của khu vực Tây Bắc đã tăng lên 19,8%, đứng vị trí cao nhất trong 7 vùng của cả nước. 4.2.3. Nhu cầu hỗ trợ nhà ở, đất ở 4.2.3.1. Nhu cầu nhà ở, đất ở của vùng đồng bào nghèo DTTS cả nước 4.2.3.2. Nhu cầu nhà ở, đất ở của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Trong những năm qua, một bộ phận không nhỏ người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc thiếu nhà, đất ở (UBDT, 2019). 16 Bảng 4.15. Nhu cầu đất ở, của người dân vùng DTTS khu vực Tây bắc ĐVT: Hộ Giai đoạn Nhu cầu đất ở Căn cứ 2011-2015 8.037 755/2013/QĐ-TTg, 2016-2018 2.660 2085/2016/QĐ-TTg Nguồn: UBDT (2017,2019) 4.2.3.3. Nguyên nhân tình trạng thiếu nhà ở, đất ở vùng DTTS khu vực Tây Bắc Qua điều tra thực tế, một số nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu nhà ở, đất ở vùng DTTS khu vực Tây Bắc: (i) Diện tích nhà (đất) sở hữu ít, bị tàn phá khi gặp thiên tai; (ii) Mua bán, chuyển nhượng đất cho người có thu nhập cao hoặc người dân các nơi khác; (iii)Tập quán du canh, du cư còn tồn tại; (iv) Biến động về dân cư do quy hoạch, phân bổ lại dân cư hoặc di cư tự do ảnh hưởng đến quỹ đất ở; (v) Dân số vùng DTTS tăng nhanh; (vi) Quỹ đất giảm do bị thu hồi để phục vụ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội; (vii) Thiên tai (động đất, lũ lụt). CHƯƠNG 5. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC TÂY BẮC 5.1. Công tác hoạch định chính sách hỗ trợ nhà ở 5.1.1. Sự cần thiết của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 5.1.2. Nội dung chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 5.2. Công tác thực thi chính sách 5.2.1. Tổ chức phân công nhiệm vụ thực thi chính sách 5.2.2. Huy động nguồn lực cho thực hiện chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS 5.2.3. Đánh giá về công tác triển khai chính sách HTNO ở cấp địa phương 5.3. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở giai đoạn 2011 - 2018 5.3.1. Kết quả hỗ trợ nhà ở, đất ở đối với người dân vùng DTTS 17 Kết quả hỗ trợ nhà ở/đất ở đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Đối với vùng DTTS khu vực Tây Bắc, giai đoạn 2011-2015, số hộ đã nhận được hỗ trợ đất ở là 0 hộ như vậy, trên 8000 hộ dân khu vực Tây Bắc có nhu cầu cần được hỗ trợ đất ở nhưng đã không tiếp cận được với đất ở. Kết quả hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất giai đoạn 2016-2018 còn đang ở quá trình phân bổ vốn, đồng thời quyết định 2085 vẫn đang trong giai đoạn thực hiện do vậy chưa thống kê được kết quả thực hiện về quy mô hộ được hỗ trợ. Bảng 5.12. Kết quả hỗ trợ đất ở cho người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Giai đoạn Đất ở Ghi chú Nhu cầu (Hộ) KQ hỗ trợ Số hộ Tỷ lệ 2011-2015 8037 0 0 Theo quyết định 755 2016-2018 2.660 Theo quyết định Nguồn: Tác giả tổng hợp, tính toán từ Bộ KH&ĐT (2019), UBDT (2019) 5.3.2. Kết quả hỗ trợ vốn cho nhu cầu nhà ở, đất ở Giai đoạn 2011-2015, số vốn được hỗ trợ là 397.874 triệu đồng, tương ứng 17,81% nhu cầu hỗ trợ vốn và vay vốn của đồng bào nơi đây. Trên 80% số hộ có nhu cầu vay vốn (hỗ trợ vốn) cho nhu cầu đất ở chưa được đáp ứng. Kết quả phân bổ vốn giai đoạn 2016-2018, cho đến nay mới thực hiện được 0,355%, quyết định 2085 đang trong quá trình thực thi. Bảng 5.14. Kết quả hỗ trợ vốn đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Giai đoạn Nhu cầu vốn (triệu đồng) KQ hỗ trợ Ghi chú Số lượng Tỷ lệ % 2011-2015 2.234.022 397.874 17,81 Theo 755/2013/QĐ-TTg 2016-2018 2.971.487 10.571 0,355 Theo 2085/2016/QĐ-TTg Nguồn: Tác giả tổng hợp, tính toán từ Bộ KH&ĐT (2019), UBDT (2019) 5.3.3. Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách HTNO Một số kết quả từ các cuộc kiểm tra giám sát, đã tìm thấy: (i) công tác điều tra, rà soát, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ và xây dựng, phê duyệt đề án của các địa phương chưa sát với thực tế, bất cập dẫn đến triển khai còn gặp nhiều khó khăn; (ii) Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn được giao của một số địa phương 18 còn chưa tốt, thực hiện chưa đúng đối tượng và hình thức hỗ trợ, vượt mức quy định (Lai Châu (UBDT, 2019)); (iii) Ở địa phương, công tác kiểm tra, giám sát, thông tin báo cáo chưa kịp thời, chưa đầy đủ gây khó khăn cho công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành; (iv) Công tác giám sát xây dựng, công tác quản lý sử dụng, duy tu và bảo dưỡng chưa được thực hiện thường xuyên nên một số công trình sau khi đầu tư, đưa vào sử dụng nhanh chóng hư hỏng, xuống cấp, kém phát huy hiệu quả. 5.3.4. Đánh giá khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ nhà ở của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 5.3.4.1. Mức độ bao phủ, đáp ứng của chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc (i) Kết quả thể hiện mức độ bao phủ - tiếp cận của chính sách Khả năng tiếp cận đất ở, hỗ trợ vốn và hỗ trợ vay vốn của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011 - 2015 (kết quả thể hiện trong Bảng 5.13 và 5.15) là 0% và 17,81. Như vậy, giai đoạn 2011-2015, không có hộ dân nào thuộc vùng DTTS khu vực Tây Bắc tiếp cận được với đất ở, và chỉ 17,81% hộ tiếp cận được hỗ trợ vốn và hỗ trợ vay vốn từ chính sách hỗ trợ nhà ở của chính phủ. Tỷ lệ này cho thấy khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ nhà ở của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc ở mức rất thấp (ii) Kết quả khảo sát ý kiến người dân về mức độ cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở, đất ở sau khi thực hiện chính sách HTNO Bảng 5.15. Mức độ cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở (đất ở) của người dân sau triển khai chính sách HTNO Điều kiện vật chất cơ bản Hộ không được hỗ trợ Hộ được hỗ trợ Khác biệt Mean Xi (Hỗ trợ=1) – Mean Xi (Hỗ trợ=0) Tiếp cận nhà ở/ đất ở 2,363 3,449 1,086*** Nguồn: Khảo sát của tác giả 5.3.4.2. Rào cản tiếp cận chính sách HTNO của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc 5.3.5. Sự hài lòng của người dân đối với chính sách hỗ trợ nhà ở vùng DTTS khu vực Tây Bắc 19 5.3.5.1. Kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách HTNO Bảng 5.16. Sự hài lòng của người dân về chính sách HTNO đối với người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Nội dung Hộ không được hỗ trợ Hộ được hỗ trợ Khác biệt Mean Xi (Hỗ trợ=1) – Mean Xi (Hỗ trợ =0) Ông (bà) hài lòng với quá trình thực thi chính sách HTNO 3,16 3,89 0,73*** Ông (bà) hài lòng với nội dung, mức độ hỗ trợ của chính sách HTNO 2,73 3,86 1,14*** Ông (bà) hài lòng với kết quả thực hiện chính sách HTNO 2,65 3,70 1,05*** Nguồn: Khảo sát của tác giả 5.3.5.2. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc với chính sách HTNO Bảng 5.221. Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân vùng DTTS khu vực Tây Bắc Hailong Hệ số (Coef

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_chinh_sach_ho_tro_nha_o_doi_voi_nguoi_dan_vu.pdf
Tài liệu liên quan