Tóm tắt Luận án Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại ở nước ta thời kỳ đến năm 2020 - Đặng Thanh Phương

Quy trình chính sách phát triển KCHTTM

Quy trình chính sách quy gọn về 3 giai đoạn là Hoạch định, Thực thi, Đánh giá chính sách. Mỗi chính sách phát triển KCHTTM cũng vận động theo quy trình như trên.

Giai đoạn Hoạch định chính sách phát triển KCHTTM

- Hoạch định chính sách phát triển KCHTTM là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng, ban hành một chính sách phát triển KCHTTM.

- Chủ thể hoạch định chính sách phát triển KCHTTM: chủ thể xây dựng chính sách; chủ thể tham gia ý kiến vào hoạch định chính sách; chủ thể quyết định chính sách.

- Chu trình hoạch định chính sách phát triển KCHTTM: (i) Xác định vấn đề chính sách; (ii) Xây dựng dự thảo, lựa chọn phương án chính sách; (iii) Thiết kế chính sách; (iv) Ban hành chính sách.

Giai đoạn Thực thi chính sách phát triển KCHTTM: Thực thi chính sách phát triển KCHTTM diễn ra sau Hoạch định. Khi đó, một chính sách phát triển KCHTTM đã được thông qua, chuyển đến cơ quan hành pháp để triển khai thực hiện.

- Chủ thể thực thi: Chính phủ, cơ quan QLNN về phát triển KCHTTM; DN đầu tư kinh doanh KCHTTM, thương nhân, người tiêu dùng.

- Chu trình thực thi: Xây dựng kế hoạch triển khai chính sách; Phổ biến, tuyên truyền chính sách; Phân công, phối hợp thực hiện chính

sách; Triển khai thực hiện chính sách; Duy trì, điều chỉnh chính sách; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách;

Thứ ba là Giám sát, đánh giá chính sách: Đánh giá kết quả của việc thực thi chính sách phát triển KCHTTM; Tìm hiểu mức độ chính sách đạt được mục tiêu; nguyên nhân thành công và thất bại. Khâu này tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách, đánh giá toàn phần/toàn bộ chính sách, với đối tượng là cơ quan nhà nước và đối tượng thực hiện chính sách phát triển KCHTTM.

 

doc27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại ở nước ta thời kỳ đến năm 2020 - Đặng Thanh Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư KCHTTM; chính sách quản lý KCHTTM. - Theo công cụ: chính sách tín dụng, thuế, quy hoạch, chính sách đất đai, chính sách về tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, ... - Theo đối tượng/ phạm vi tác động của chính sách. 1.1.3. Nội dung của chính sách phát triển KCHTTM 1.1.3.1. Nội dung, thể thức, bố cục văn bản Nội dung chính sách phát triển KCHTTM giải quyết vấn đề thực tiễn của KCHTTM trong hiện tại/định hướng phát triển; đề cập đến một trong hai mảng chính: quản lý nhà nước về KCHTTM và khuyến khích đầu tư KCHTTM; thể hiện ý chí, thái độ của Nhà nước trước vấn đề trong phát triển KCHTTM. Thể thức văn bản gồm Luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư của Bộ và liên Bộ, Mỗi chính sách gồm Mục tiêu và Giải pháp giải quyết vấn đề của phát triển KCHTTM, công cụ chính là kinh tế; tổ chức hành chính; tuyên truyền, giáo dục; kỹ thuật, nghiệp vụ. 1.1.3.2. Quy trình chính sách phát triển KCHTTM Quy trình chính sách quy gọn về 3 giai đoạn là Hoạch định, Thực thi, Đánh giá chính sách. Mỗi chính sách phát triển KCHTTM cũng vận động theo quy trình như trên. Giai đoạn Hoạch định chính sách phát triển KCHTTM - Hoạch định chính sách phát triển KCHTTM là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng, ban hành một chính sách phát triển KCHTTM. - Chủ thể hoạch định chính sách phát triển KCHTTM: chủ thể xây dựng chính sách; chủ thể tham gia ý kiến vào hoạch định chính sách; chủ thể quyết định chính sách. - Chu trình hoạch định chính sách phát triển KCHTTM: (i) Xác định vấn đề chính sách; (ii) Xây dựng dự thảo, lựa chọn phương án chính sách; (iii) Thiết kế chính sách; (iv) Ban hành chính sách. Giai đoạn Thực thi chính sách phát triển KCHTTM: Thực thi chính sách phát triển KCHTTM diễn ra sau Hoạch định. Khi đó, một chính sách phát triển KCHTTM đã được thông qua, chuyển đến cơ quan hành pháp để triển khai thực hiện. - Chủ thể thực thi: Chính phủ, cơ quan QLNN về phát triển KCHTTM; DN đầu tư kinh doanh KCHTTM, thương nhân, người tiêu dùng. - Chu trình thực thi: Xây dựng kế hoạch triển khai chính sách; Phổ biến, tuyên truyền chính sách; Phân công, phối hợp thực hiện chính sách; Triển khai thực hiện chính sách; Duy trì, điều chỉnh chính sách; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách; Thứ ba là Giám sát, đánh giá chính sách: Đánh giá kết quả của việc thực thi chính sách phát triển KCHTTM; Tìm hiểu mức độ chính sách đạt được mục tiêu; nguyên nhân thành công và thất bại. Khâu này tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách, đánh giá toàn phần/toàn bộ chính sách, với đối tượng là cơ quan nhà nước và đối tượng thực hiện chính sách phát triển KCHTTM. 1.1.4. Vai trò của chính sách phát triển KCHTTM - Định hướng hoạt động của các chủ thể liên quan đến KCHTTM. - Khuyến khích hỗ trợ tạo ra cơ chế khuyến khích các thực thể KT-XH tự nguyện tham gia đầu tư kinh doanh, phát triển các KCHTTM. - Tạo lập môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các KCHTTM. - Điều tiết hoạt động của các KCHTTM. 1.2. YÊU CẦU, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KCHTTM 1.2.1.Yêu cầu của chính sách phát triển KCHTTM - Xác định rõ ràng và nhất quán mục tiêu của chính sách - Phải bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, thống nhất - Phải phù hợp với xu hướng phát triển KT-XH hiện đại, mở. - Phải đảm bảo sự phù hợp với tính chất của loại hình KCHTTM. 1.2.2. Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển KCHTTM 1.2.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá nội dung chính sách phát triển KCHTTM - Tính hợp lý của chính sách phát triển KCHTTM - Tính hiệu quả của chính sách phát triển KCHTTM - Tính hiệu lực của chính sách phát triển KCHTTM - Tính công bằng của chính sách phát triển KCHTTM - Tính ổn định của chính sách phát triển KCHTTM 1.2.2.2. Nhóm tiêu chí đánh giá quy trình chính sách phát triển KCHTTM - Tính khả thi và hiệu lực của chính sách - Mức độ triển khai cụ thể hóa chính sách phát triển KCHTTM - Mức độ minh bạch thống nhất của các quyết định thực hiện chính sách phát triển KCHTTM. - Kỹ năng tổ chức hoạch định và triển khai thực hiện chính sách phát triển KCHTTM của cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức - Khả năng huy động sự tham gia của các chủ thể/ các tầng lớp xã hội vào quy trình chính sách phát triển KCHTTM - Hiệu suất truyền thông và giáo dục chính sách phát triển KCHTTM 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển KCHTTM 1.2.3.1. Yếu tố khách quan - Môi trường thực thi chính sách phát triển KCHTTM gồm môi trường chính trị, môi trường kinh tế, xã hội, công nghệ, quốc tế. - Năng lực của DN đầu tư kinh doanh KCHTTM và sự tham gia của DN, người dân trong quy trình chính sách phát triển KCHTTM 1.2.3.2. Yếu tố chủ quan - Nhận thức về khái niệm, vai trò của KCHTTM và chính sách phát triển KCHTTM - Khả năng huy động nguồn lực, sử dụng nguồn lực và sử dụng các công cụ chính sách - Bản chất của vấn đề chính sách 1.3. KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KCHTTM, BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách phát triển KCHTTM Luận án tổng hợp kinh nghiệm Về huy động, sử dụng vốn đầu tư phát triển KCHTTM; Về hỗ trợ dựa vào đất đai; Về sử dụng công cụ quy hoạch; Về sử dụng công cụ tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật; Chính sách phát triển khác 1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam - Bài học có thể vận dụng:có biện pháp hạn chế dòng vốn nước ngoài đầu cơ ngắn hạn; khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn, tái đầu tư trong nước. Thu hút vốn theo hình thức PPP. Xây dựng quy hoạch phát triển KCHTTM hài hòa. Bài học phát triển chợ đầu mối bán buôn/trung tâm nông sản; phát triển ST; hỗ trợ thông tin, truyền thông trong chính sách phát triển KCHTTM. - Bài học cần tránh: Chính sách sử dụng đất đai; Trong quy trình chính sách phát triển KCHTTM cần lựa chọn phương pháp phù hợp với thực tế phát triển. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN KCHTTM Ở VIỆT NAM 2.1.1. Tổng quan phát triển KCHTTM ở Việt Nam thời gian qua KCHTTM nước ta phân bố rộng khắp, phong phú về loại hình, tăng về số lượng, cải thiện chất lượng. Số lượng chợ tăng từ 7.676 chợ (năm 2005) lên 8.528 (2010), 8.660 (2015) và 8.513 năm 2016. Siêu thị, TTTM hiện diện ngày càng phổ biến, từ 385 siêu thị (năm 2015) lên 571 siêu thị (2010), 799 siêu thị (2015) và 869 siêu thị (2016). Số lượng TTTM tăng từ 72 TTTM (2008) lên 101 TTTM (2010) và 174 TTTM (2015), năm 2016 có 170 TTTM. Số lượng TT logistics tăng từ 6 TT (2012) lên hơn 10 TT (2016), 20 TTHCTL; kho bãi thương mại, cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng TMĐT. 2.1.2. Thực trạng phát triển một số KCHTTM chủ yếu 2.1.2.1. Thực trạng phát triển chợ - Chợ hạng 3 có số lượng lớn nhất, tỷ trọng trong tổng số chợ giảm, tiếp đó là chợ hạng 2 với tỷ trọng tăng nhẹ, chợ hạng 1 có số lượng nhỏ, tăng tỷ trọng. Số lượng chợ ĐMNS tăng, từ 35 chợ năm 2014 lên 94 chợ năm 2016. - Chợ phát triển rộng khắp trên toàn quốc, phân bố cân đối hơn. Chợ bán lẻ chiếm 86,8%. Chợ vừa bán buôn, vừa bán lẻ (12,7%). Chợ bán buôn (0,5%), thường là chợ ĐMNS. - Chợ tổng hợp chiếm 99,1%. Còn lại là chợ chuyên doanh. - Chợ phát triển theo hướng kiên cố, hiện đại hơn. Đến 2015, gần 50% số chợ là bán kiên cố. Chợ kiên cố và chợ tạm chiếm 28,5% và 25,3%. Chợ hạng 1 có điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất. Cơ sở vật chất của chợ ĐMNS tốt hơn so với chợ nói chung. - Năm 2015, bình quân cả nước có 0,78 chợ/xã, phường, thị trấn. Bán kính phục vụ bình quân 3,49 km/1chợ. Bình quân một chợ phục vụ 10.590 người, giảm so với năm 2005 (10.760 người). 2.1.2.2. Thực trạng phát triển siêu thị - Số lượng ST tăng đều qua các năm, năm 2016, có 869 siêu thị. Vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chiếm tỷ trọng cao, chủ yếu tại các đô thị lớn. - Năm 2011, ST kinh doanh tổng hợp chiếm 49,7%, ST chuyên doanh (41,9%), chưa phân loại (8,4%). Số ST hạng 3 chiếm trên 50%, hạng 2 (30%) và hạng 1 (20%). - Diện tích phục vụ bình quân từ 518,7 km2/ST năm 2010 xuống 434,3 km2/ ST năm 2015. Bán kính phục vụ bình quân từ 13,58 km/ ST xuống 11,48 km/ST. Năm 2015, dân số phục vụ bình quân 119.000 người/ST. 2.1.2.3. Thực trạng phát triển trung tâm thương mại - Số lượng TTTM tăng từ 101 năm 2010 lên 174 (năm 2015), năm 2016 là 170. Phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại chiếm 15% đến dưới 10%. - Do vấn đề nhận diện chưa rõ, việc phân hạng TTTM theo tiêu chí trong Qui chế 1371 chưa được thực hiện tại hầu hết các địa phương. 2.1.2.4. Thực trạng phát triển trung tâm logistics Số lượng TT logistics tăng từ 06 năm 2012 lên hơn 10 năm 2016. Phân bố chủ yếu ở Miền Nam, sau đó phát triển ra miền Bắc và miền Trung. Chủ yếu là TT logistics cấp DN và cấp tỉnh. Qua sự phát triển mạnh mẽ của KCHTTM giai đoạn 2003-2016, có thể khẳng định KCHTTM đã phát triển tương đối hợp lý, đảm bảo phục vụ cơ bản nhu cầu lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, còn những điểm hạn chế. Nguyên nhân là từ các chính sách của nhà nước. 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KCHTTM Ở VIỆT NAM NCS sử dụng công cụ định tính, định lượng để đánh giá thực trạng nội dung , quy trình chính sách phát triển KCHTTM. Công cụ định tính để so sánh sự thay đổi của đối tượng chính sách (KCHTTM) khi có chính sách tác động; xác định điểm mạnh, điểm yếu của nội dung, quy trình và công cụ chính sách, trong đánh giá hoạch định chính sách chung và chính sách phát triển TT logistics. Công cụ định lượng sử dụng thang đo Likert trong điều tra thông qua phiếu thu thập thông tin để có đánh giá của đối tượng chính sách về nội dung, quy trình chính sách phát triển KCHTTM; mức độ hài lòng về số lượng, chất lượng KCHTTM. Kết quả sử dụng minh họa cho phân tích thực trạng nội dung, quy trình chính sách phát triển KCHTTM. 02 mẫu phiếu được phát ra là: (i) phiếu thu thập ý kiến cán bộ quản lý nhà nước, chuyên gia, cán bộ Hiệp hội; (ii) phiếu thu thập ý kiến người sử dụng KCHTTM; phỏng vấn một số DN đầu tư /quản lý chợ, siêu thị, TTTM. - Phương pháp chọn mẫu: Với mẫu số 1, phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Với mẫu số 2, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. - Kích cỡ mẫu: Với mẫu số 1, cỡ mẫu 65 phiếu, theo công thức: n = 5*m, n là cỡ mẫu và m là số câu hỏi độc lập. Mẫu phiếu có 13 câu hỏi. Thực tế, số phiếu phát ra: 80, thu về 60 phiếu, đạt 75 %. Với mẫu số 2, phần tử là người tiêu dùng, tổng thể nghiên cứu là người tiêu dùng (từ 15 tuổi trở lên) của Hà Nội, TP. HCM, năm 2015 là khoảng 8 triệu người. Công thức tính cỡ mẫu: n = z2 . => Cỡ mẫu là: n =1,962 x = 385. Trên thực tế, tổng số phiếu phát ra: 400, thu về 362 phiếu, đạt 90,5 %. 2.2.1. Thực trạng quy trình chính sách phát triển KCHTTM Quy trình chính sách phát triển KCHTTM ở Việt Nam liên quan đến: (i) ở TW: Bộ Công Thương (trực tiếp là Vụ Kế hoạch-Tổng hợp và Vụ Thị trường trong nước); (ii) tỉnh/ TP trực thuộc TW: Sở Công Thương (Phòng Quản lý thương mại); (iii) huyện, thị: UBND huyện/ thị (Phòng kinh tế/ kinh tế hạ tầng/Công Thương). Phối hợp trách nhiệm có Bộ, Sở ngành liên quan. Các bước quy trình chính sách cơ bản như khung lý thuyết ở Chương 1. Trên thực tế, với Hoạch định chính sách phát triển KCHTTM, từ năm 2015 trở về trước, thực hiện theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Ngày 22/06/2015, Quốc hội thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật năm 2015), đổi mới cơ bản quy trình xây dựng, ban hành văn bản theo hướng tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị định và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Hoạch định chính sách phát triển KCHTTM dịch chuyển tích cực theo hướng này. Đơn cử là việc đề xuất sửa đổi Luật Thương mại 2005 hay đề xuất sửa đổi Nghị định 02 về chợ đều có các bước như Báo cáo đánh giá tác động của chính sách; Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan Bản tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý; Đề cương dự thảo Nghị định. Hoạt động tổ chức xin ý kiến góp ý, hoạt động đánh giá chính sách đã được thực hiện. Như vậy, qui trình hoạch định chính sách phát triển KCHTTM được điều chỉnh, gần giống các nước, theo chiều từ dưới lên, Bộ chủ quản chịu trách nhiệm chính trong soạn thảo dự thảo chính sách, xin tham vấn các bộ, cơ quan và thành phần liên quan, tham khảo ý kiến DN và thành phần khác. Qua phân tích dữ liệu điều tra, đa số đánh giá về hiệu quả thực thi chính sách phát triển KCHTTM nói chung ở mức trung bình thấp, mức 3 điểm. Đó là Tính khả thi và hiệu lực của chính sách, Mức độ minh bạch thống nhất của các quyết định thực hiện chính sách, Chất lượng đội ngũ cán bộ nhà nước triển khai thực hiện chính sách, Hiệu suất truyền thông, giáo dục chính sách, và Sự tham gia của các tầng lớp xã hội vào thực thi chính sách phát triển KCHTTM. Một số chỉ tiêu có điểm trung bình thấp hơn 3, đó là Tính hiệu quả kinh tế của chính sách, Mức độ triển khai cụ thể hóa chính sách, Hiệu suất huy động các nguồn lực và sử dụng các công cụ chính sách của bộ máy quản lý nhà nước. Tổng hợp ý kiến phỏng vấn cho thấy DN được tiếp cận dễ dàng, kịp thời chính sách phát triển KCHTTM qua công văn, internet, công báo, báo chí. Với Thực thi chính sách phát triển một số loại hình chủ yếu là chợ, siêu thị, TTTM, đa số chỉ tiêu có Điểm trung bình ở mức 3 điểm. Trong đó, với cả 3 loại hình, Mức độ triển khai cụ thể hóa chính sách và Mức độ minh bạch thống nhất của các quyết định thực hiện chính sách được đánh giá tích cực, đạt 3-3,1 điểm. Hoạt động thực thi chính sách phát triển TTTM được đánh giá tốt hơn cả, đa số chỉ tiêu đạt từ 3-3,2 điểm. Hiệu suất huy động các nguồn lực và sử dụng các công cụ chính sách của bộ máy quản lý nhà nước và Sự tham gia của các tầng lớp xã hội vào thực thi chính sách, với cả 3 loại hình được đánh giá thấp, dưới 3 điểm. Hiệu suất truyền thông và giáo dục chính sách phát triển Chợ và ST được 2,8 điểm. Sự tham gia của các tầng lớp xã hội vào thực thi chính sách phát triển Chợ đạt thấp, 2,6 điểm. 2.2.2. Thực trạng nội dung chính sách phát triển KCHTTM Thứ nhất, nội dung chính sách phát triển KCHTTM đã thể chế hóa được chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển KCHTTM. Vị trí, vai trò của KCHTTM được nhận thức xuyên suốt, rõ ràng hơn về chủ trương, rộng hơn về loại hình, sâu sắc, cụ thể hơn về chính sách, thể hiện qua Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam: - Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/1/1996 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. - Chủ trương phát triển KCHTTM trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, BCH TW Đảng, khóa IX về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010. - Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 05/02/2007, Hội nghị lần 4 BCH TW Đảng khóa X về chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO. - Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/08/2008 Hội nghị lần thứ 7, BCH TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/1/2012, Hội nghị lần thứ 4, BCH TW Đảng khóa XI, định hướng phát triển các loại hình KCHTTM chính gồm chợ; trung tâm phân phối lớn, trung tâm bán buôn; các loại hình cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh; siêu thị, TTTM, trung tâm mua sắm; trung tâm hội chợ triển lãm. Thể chế hóa đường lối của Đảng về phát triển KCHTTM nêu trên, từ năm 1996 đến nay, hành lang pháp lý cho việc phát triển KCHTTM từng bước được bổ sung và hoàn thiện. Nhà nước ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như các Luật liên quan. Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành nhiều văn bản dưới Luật. Phân theo nội dung, chính sách phát triển KCHTTM của Việt Nam cũng gồm (i) chính sách khuyến khích đầu tư với chính sách ưu đãi đầu tư và chính sách hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; (ii) chính sách về quản lý sự phát triển của KCHTTM. Thứ hai, một số tiêu chí đánh giá chất lượng nội dung của chính sách phát triển KCHTTM. Kết quả điều tra cho thấy, về chất lượng nội dung chính sách phát triển KCHTTM nói chung, một số chỉ tiêu được đánh giá ở mức khá tích cực, đó là Tính đầy đủ, toàn diện của chính sách (3,2 điểm); Tính đồng bộ, thống nhất của các yếu tố cấu thành chính sách (3,1 điểm) và Tính ổn định của chính sách (3,1 điểm). Trong khi, một số chỉ tiêu được đánh giá ở mức dưới trung bình (dưới 3 điểm), đó là Tính phù hợp, sát thực tế của chính sách (2,9 điểm), Tính cập nhập, kịp thời của chính sách (2,8 điểm). Chất lượng nội dung chính sách phát triển một số loại hình chủ yếu là chợ, siêu thị và TTTM thể hiện qua kết quả điều tra như sau: Tính đồng bộ, thống nhất của các yếu tố cấu thành chính sách và Tính phù hợp sát thực tế của chính sách được đánh giá tích cực, đạt từ 3-3,1 điểm. Tính ổn định của Chính sách phát triển siêu thị và Chính sách phát triển Chợ được đánh giá đạt mức trung bình (3 điểm). Hầu hết, chỉ tiêu đánh giá về nội dung chính sách với cả 3 loại hình đều ở mức dưới trung bình, từ 2,7 đến 2,9 điểm. Điều này cho thấy, nội dung chính sách phát triển KCHTTM còn nhiều vấn đề tồn tại. 2.2.3. Thực trạng Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển KCHTTM 2.2.3.1. Chính sách ưu đãi đầu tư Hầu như không có chính sách ưu đãi chung cho đầu tư phát triển KCHTTM, chỉ có một số quy định ưu đãi đối với nhà đầu tư phát triển KCHTTM tại nông thôn hoặc địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn. Cụ thể: Quyết định 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/07/2009 về ưu đãi tín dụng với thương nhân hoạt động thương mại tại các vùng khó khăn, quy định cụ thể mức vốn cho vay tối đa, lãi suất, thời hạn cho vay với các thương nhân hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở vùng khó khăn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 của Quyết định này. Các DN này được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam để đáp ứng các nhu cầu vốn cho hoạt động thương mại gồm: (i) Đầu tư xây dựng trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị và các tài sản khác; (ii) Mua sắm hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường; (iii) Góp vốn với các tổ chức, cá nhân khác để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh tại địa bàn vùng khó khăn. Tại Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020” (QĐ 23/2010): “Các dự án đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; được vay tín dụng đầu tư nhà nước theo quy định tại Nghị định151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định151/2006/NĐ-CP (thay thế bằng Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước)”. Đến nay, chủ yếu là chính sách ưu đãi đầu tư đối với một số loại hình KCHTTM cụ thể. Theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ, đầu tư xây dựng ST thuộc Danh mục ngành, nghề thuộc lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư. Tại Nghị định 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002, việc đầu tư xây dựng, phát triển kinh doanh ST bị đưa ra ngoài Danh mục ưu đãi đầu tư. Theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 (NĐ 108/ 2006), dự án thương mại ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư như dự án các ngành khác khi đầu tư vào cùng một địa bàn. Chợ hạng 1 và TTHCTL hưởng ưu đãi đầu tư tại Nghị định này. Tiếp theo, văn bản cụ thể hóa chính sách được ban hành: Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006; Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19/09/2008 (thay thế bằng Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011; Nghị định 54/2013/NĐ-CP ngày 22/05/2013); Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009; Quyết định 23/2010; Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010 về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (thay thế bởi Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/13/2013). Quyết định 482/QĐ-TTg ngày 14/4/2010 qui định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chợ biên giới. Ngày 26/11/2014, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư số 67/2014/QH13. Ngày 12/11/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 118/2015/ NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư: thay thế Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006; bãi bỏ: (i) Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập DN kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013; (ii) Danh mục lĩnh vực được ưu đãi thuế nhập khẩu kèm theo Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010; (iii) Khoản 4 Điều 19 và quy định “Danh mục địa bàn được hưởng ưu đãi tiền thuê đất chỉ áp dụng đối với địa bàn có địa giới hành chính cụ thể” Khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014; Việc đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh chợ tại nông thôn được đưa vào danh mục Ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư; đầu tư kinh doanh TTHCTL, TT logistics, kho hàng hóa, ST, TTTM được đưa vào danh mục Ngành nghề ưu đãi đầu tư. 2.2.3.2. Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Vốn phát triển KCHTTM từ ngân sách nhà nước được sử dụng chủ yếu để phát triển chợ theo Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003; với miền núi, vùng sâu, vùng xa, chính sách hỗ trợ đầu tư chợ theo Chương trình 135, 120, 160; Nghị định 114/2009/NĐ-CP; Quyết định 60/2010/QĐ-TTg qui định phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho công trình hạ tầng chợ chuyển tiếp. Các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KCHTTM trên địa bàn. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng trong Nghị quyết 12/NQ-TW, một số đề án đã được xây dựng và thực thi. Tuy nhiên, đến nay chưa có văn bản pháp lý cụ thể quy định cơ chế để tạo lập vị thế, sức mạnh điều tiết thị trường đối với ST, TTTM cũng như xử lý mối quan hệ giữa các KCHTTM truyền thống và hiện đại. Trong Luật Thương mại 2005, trừ Sở giao dịch thương mại được đề cập với chức năng là loại hình KCHTTM đặc thù, còn chỉ đề cập đến hội chợ, triển lãm thương mại, dịch vụ logistics như hoạt động thương mại mà chưa đề cập với vai trò là một loại hình KCHTTM; Trong Luật không có quy định về KCHTTM như chính sách quản lý, phát triển, hỗ trợ, quy hoạch. 2.2.4. Thực trạng chính sách quản lý phát triển KCHTTM 2.2.4.1. Chính sách về quy hoạch Quy hoạch là công cụ quan trọng quản lý sự phát triển KCHTTM, được cụ thể hóa bằng văn bản như: Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH (NĐ 92/2006). Nghị định 04/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP (NĐ 04/2008). Thông tư hướng dẫn gồm: Thông tư 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định 92/2006; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008. Thay thế hai Thông tư trên, ngày 31/10/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu theo quy định tại NĐ 92/2006 và NĐ 04/2008. Luật Quy hoạch được thông qua ngày 24/11/2017 sẽ có nhiều ảnh hưởng tới QH KCHTTM. Bộ Công Thương cũng ban hành: Quy chế; các thông tư về quy hoạch. 2.2.4.2. Chính sách về tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật Tiêu chí nhận diện, phân hạng chợ nêu ở Nghị định số 02/2003/NĐ -CP ngày 14/01/2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/ 2009. Các tiêu chí xác định chợ được đưa thành tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng tại TCVN 9211:2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế. Với siêu thị, TTTM, chỉ có Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại được ban hành tại quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 29/4/2004 của Bộ Thương mại. TT logistics được phân hạng, loại tại Quyết định số 1012 ngày 03/07/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Các loại hình KCHTTM khác hầu như chưa có tiêu chí nhận diện, phân loại cụ thể. 2.2.4.3. Chính sách về mô hình tổ chức quản lý - Quản lý nhà nước về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ quy định cụ thể tại điều 13 Nghị định 02/2003/NĐ-CP. - Tổ chức, cá nhân kinh doanh có các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2.2.4.4. Chính sách về ENT: Từ năm 2007, Việt Nam nội luật hóa cam kết, cố gắng cụ thể, định lượng, minh bạch chính sách về ENT. Đến nay, DN FDI lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, diện tích dưới 500 m2 tại khu vực đã được tỉnh, TP trực thuộc TW quy hoạch cho hoạt động mua bán hàng hóa và đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng không phải thực hiện quy định ENT. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KCHTTM THÔNG QUA SỐ LIỆU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT 2.3.1. Điểm hợp lý của chính sách phát triển KCHTTM Quy trình chính sách phát triển KCHTTM được quan tâm cải tiến. Một số chính sách quan trọng được luận chứng khoa học hơn, bước đầu tạo lập, hoàn thiện chính sách phát triển KCHTTM phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn quản lý nhà nước, sự phát triển của ngành, của KCHTTM. Một số chính sách đáp ứng c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_chinh_sach_phat_trien_ket_cau_ha_tang_thuong.doc
Tài liệu liên quan