Tóm tắt Luận án Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội An)

Chƣơng 2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO

CỘNG ĐỒNG VÀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU

VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG VÀ DI

SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HAI KHU DI SẢN THẾ GIỚI

Năm 1994, UNESCO đã công nhận vùng biển đảo có diện tích

434 km2 bao gồm 775 đảo, toạ độ từ 106059’24” đến 107020’30”

kinh độ Đông và 20043’24” đến 21056’12” vĩ độ Bắc là DSTG theo

tiêu chí vii. Năm 1999, khu vực trung tâm phố cổ Hội An, có diện

tích 0,5km2, đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới dựa

trên hai tiêu chí ii và v.13

2.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA

VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠLONG

2.2.1. Vị trí địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch tự nhiên

Nằm ở vùng bờ biển Đông Bắc Việt Nam - khu vực châu Á

gió mùa là cội nguồn để kiến tạo nên các đặc điểm tự nhiên của khu

vực di sản này. Hạ Long và vùng lân cận là nơi các vận động địa

chất, kiến tạo diễn ra khá mạnh và kéo dài khoảng 3 tỷ năm, trải qua

nhiều thời kỳ cổ địa lý rất đặc biệt.

Giá trị địa chất lịch sử và cấu trúc; Giá trị địa chất Đệ tứ và địa

chất biển; Giá trị địa mạo karst

Tính toán từ số liệu thống kê của TT dự báo KTTV Quảng

Ninh cho thấy điều kiện khí hậu Vịnh Hạ Long khá thuận lợi cho

phát triển du lịch.

Tài nguyên thủy văn đáng chú ý nhất là hồ Yên Lập - một hồ

nƣớc ngọt nhân tạo. Xét về tiềm năng du lịch hải văn là vùng biển

nhiệt đới gió mùa, có chế độ nhật triều đều, sóng biển thấp, thích hợp

với loại hình du lịch tắm biến, lặn biển

pdf27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội An), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển CBT: Murphy (1985), McIntyre và cộng sự (1993), Muhanna (2007), Niezgoda và Czernek (2008), Matarrita-Cascante và cộng sự (2010), Goodwin và Santilli (2009), Scheyvens.R (1999), Wirudchawong (2012),; Tiếp cận trên cơ sở nguồn lực du lịch (xác định điều kiện để phát triển): của Raeva (2005), Quỹ châu Á và Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Trần Đức Thanh và cộng sự (2014), Nguyễn Xuân Trƣờng (2015); Hướng tiếp cận dưới góc độ kinh tế và quản lý du lịch: của Nicole Häusler (2008), David Barkin (1998), Bryden (1998), Damira Raeva (2005), Boronyak và cộng sự (2010); Hướng tiếp cận nghiên cứu sự tham gia của các bên trong phát triển CBT; của Pimrawee Rocharungsat (2005), Eileen Gutierrez và cộng sự (2005), Boronyak và cộng sự (2010), Ở Việt Nam, CBT là chủ đề nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, với sự tham gia của nhiều tác giả: Phạm Trung Lƣơng (2000, 2010), Võ Quế (2006), Nguyễn Thị Hải (2004, 2007), Phạm Quang Anh (1996), Phạm Hoàng Hải (1997, 2003), Đặng Duy Lợi 6 (1992, 2013), Nguyễn Thị Sơn (2000), Trần Đức Thanh (2014), Lê Huy Bá (2005), Nguyễn Xuân Trƣờng (2015) 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về vịnh Hạ Long và Đô thị cổ Hội An 1.1.2.1. Các nghiên cứu về vịnh Hạ Long Nhóm các công trình nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên và TNDL tự nhiên của vịnh Hạ Long nhƣ Trần Đức Thạnh và cộng sự (1997, 2004, 2008, 2009), Nguyễn Hiệu và cộng sự (2008), Đỗ Trọng Bình (1998), Nguyễn Tiến Hiệp và Ruth Kiew (2000), Nguyễn Khắc Hƣờng (2005), Nguyễn Huy Yết và Lăng Văn Kẻn (1996), Nguyễn Đăng Ngải và cộng sự (2008)....; Nhóm các công trình nghiên cứu về giá trị văn hóa, lịch sử, khảo cổ và TNDL nhân văn có thể kể đến Đỗ Văn Ninh (1974), Hà Hữu Nga (2002); Nhóm công trình nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp bảo vệ môi trƣờng vịnh Hạ Long nhƣ Nguyễn Cao Huần và cộng sự (1998, 2006, 2009), Trần Đức Thạnh và cộng sự (2009, 2013), Nguyễn Hiệu và cộng sự (2008); Nhóm công trình nghiên cứu tài nguyên, hiện trạng, hiệu quả và định hƣớng phát triển du lịch nhƣ nghiên cứu của Phạm Trung Lƣơng (2000), Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải (2002), Error! Reference source not found.Đỗ Thị Minh Đức (2007) 1.1.2.2. Các nghiên cứu về Đô thị cổ Hội An Nhóm các công trình nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên và TNDL tự nhiên của Vũ Văn Phái và Đặng Văn Bào (1991), Hồ Vƣơng Bính và cộng sự (1995), Vũ Đình Hải (1988), Đinh Phùng Bảo (2006), Chu Mạnh Trinh (2007); Nhóm các công trình nghiên cứu về môi trƣờng, tai biến thiên nhiên nhƣ nghiên cứu của Đào Đình Bắc và cộng sự (2001), Đặng Văn Bào và cộng sự (2005); Nhóm các công trình nghiên cứu về giá trị văn hóa, lịch sử, khảo cổ 7 và TNDL nhân văn nhƣ nghiên cứu của Đỗ Bang (1985), Trần Quốc Vƣợng (1985), Tôn Thât Hƣớng (2010),.; Nhóm công trình nghiên cứu hiện trạng, giải pháp, định hƣớng phát triển du lịch nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Thanh (1998, 2013), Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Nguyễn Thị Thống Nhất (2010),... 1.2. KHÁI NIỆM 1.2.1. Di sản thế giới Một di sản sẽ đƣợc coi là DSTG nếu chúng có "giá trị nổi bật toàn cầu" và đảm bảo đƣợc tính toàn vẹn và/hoặc xác thực và đƣợc chia thành di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, di sản hỗn hợp. Các tiêu chí cụ thể đƣợc quy định trong Công ƣớc DSTG năm 1972. 1.2.2. Cộng đồng và bản sắc cộng đồng 1.2.2.1. Cộng đồng Trong luận án, khái niệm CĐĐP đƣợc hiểu là tất cả cƣ dân sinh sống trong phạm vi không gian của di sản. Trong đó có các cán bộ xã, thôn bản, già làng, trƣởng bản, cán bộ Ban (Trung tâm) quản lý di sản 1.2.2.2. Bản sắc cộng đồng Trong phạm vi không gian một khu DSTG, bản sắc CĐ đƣợc phân thành CĐ đô thị và CĐ nông thôn, trong đó CĐ đô thị và tùy đặc điểm địa lý, lịch sử, mỗi đô thị, mỗi vùng nông thôn lại có sắc thái văn hóa riêng. 1.2.3. Du lịch dựa vào cộng đồng Là một loại hình du lịch, ở đó CĐĐP tham gia trực tiếp vào việc cung cấp dịch vụ và/hoặc quản lý du lịch và nhận đƣợc lợi ích từ hoạt động đó, trên cơ sở khai thác các điều kiện vật chất và tinh thần phù hợp với không gian sắc thái văn hóa cụ thể của CĐ. 8 1.2.4. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong phát triển du lịch France (1998) đƣa ra thang 7 mức độ tham gia của CĐ trong du lịch. Okazaki (2008) trên cơ sở tích hợp 4 lý thuyết nghiên cứu sự tham gia của CĐ khác nhau để xác định vị trí của CĐ trong quá trình phát triển du lịch. Trong khuôn khổ luận án, NCS mới dừng ở việc phân tích sự tham gia của CĐĐP trong hoạt động du lịch. 1.2.5. Sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng Sản phẩm CBT đƣợc cấu thành từ các yếu tố cơ bản sau: (1) tài nguyên (tự nhiên hoặc nhân văn), (2) kết cấu hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật, (3) các dịch vụ do CĐĐP (hoặc có sự tham gia) cung cấp ở các mức độ khác nhau, (4) bản sắc hay sắc thái văn hóa CĐ. 1.3. CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM 1.3.1. Các điều kiện địa lý cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Dƣới góc độ địa lý học điều kiện cung để phát triển CBT đƣợc thể hiện ở vị trí địa lý, cấu trúc lãnh thổ tự nhiên, cấu trúc lãnh thổ - KT-XH, trong đó vị trí địa lý giữ vai trò quan trọng nhất. Điều kiện cầu du lịch dƣới góc độ địa lý học đƣợc xét đến, gồm: không gian địa lý các nguồn khách, mối liên hệ giữa đặc điểm địa lý nguồn khách với đặc điểm địa lý của các điểm đến, đặc điểm nhu cầu đối với các sản phẩm của các nguồn khách khác nhau 1.3.2. Phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng Phân khu chức năng CBT là việc phân chia lãnh thổ du lịch thành các không gian có chức năng cung cấp dịch vụ CBT khác nhau dựa trên sự khác biệt về loại hình CĐ, đặc điểm nghề nghiệp, năng lực, thái độ, bản sắc văn hóa của CĐ (đã có hoặc sẽ hình thành), các hoạt động KT-XH, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, TNDL gắn với không gian sinh sống của CĐ đó. 9 Vai trò của nó đƣợc thể hiện: Phân khu chức năng CBT hƣớng đến xác định chức năng thế mạnh cho một (hoặc một vài) sản phẩm CBT đặc trƣng của mỗi không gian lãnh thổ; Phân khu chức năng CBT là bƣớc đi cụ thể, chi tiết hơn so với phân vùng du lịch (ở cấp tiểu vùng trở xuống) nhằm xác định mức độ thuận lợi của các đơn vị không gian với một loại hình du lịch cụ thể (CBT). Hệ thống các đơn vị phân khu gồm 2 đơn vị: Khu chức năng CBT (sau đây gọi tắt là khu): là một lãnh thổ có diện tích đủ lớn với nhiều điểm TNDL. Các loại TNDL trong một khu phải hƣớng đến việc hình thành một nhóm sản phẩm CBT - có điểm chung trong việc khai thác, sử dụng các yếu tố về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, kỹ năng cơ bản của ngƣời lao động; Tiểu khu chức năng CBT (sau đây gọi tắt là tiểu khu), là một lãnh thổ có tính đồng nhất cao về đặc điểm CĐ dân cƣ, các TNDL đặc trƣng, hiện trạng cơ sở vật chất, trong mối tƣơng quan với khả năng khai thác các giá trị nổi bật của di sản. Các sản phẩm CBT trong mỗi tiểu khu có tính tƣơng đồng cao về các tác động KT-XH, môi trƣờng và hƣớng khai thác các sản phẩm CBT. Để phân khu chức năng, luận án sử dụng các nguyên tắc tổng hợp, đồng nhất tƣơng đối, toàn vẹn lãnh thổ và các phƣơng pháp phân tích nhân tố chủ đạo (trội), phân tích, so sánh các bản đồ thành phần, phƣơng pháp thực địa. 1.3.2.1. Tiêu chí phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng - Khu: Tính chất địa lý của các loại hình CĐ và sắc thái CĐ: CĐ vùng ven bờ, CĐ biển đảo, CĐ miền núi; Tính chất địa lý của các loại TNDL: trên biển - đảo, đất liền, núi, đồng bằng.; Chức năng lãnh thổ đƣợc pháp luật quy định gắn với vùng chứa giá trị ngoại hạng toàn cầu của di sản: vùng lõi; vùng đệm; vùng phát triển 10 - Tiểu khu: Chức năng xã hội và nghề nghiệp của của các loại hình cộng đồng: đô thị, nông thôn; Giá trị của các loại TNDL nổi bật (hấp dẫn, không hấp dẫn; cao - thấp); Hiện trạng cơ CSVC kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch: số buồng nhà nghỉ, khách sạn/1000 dân; lƣợng buồng; sự phân bố không gian của số lƣợng các cơ sở phục vụ ăn uống, mua sắm, giải trí; Chất lƣợng của các các cơ sở lƣu trú, vui chơi giải trí, ăn uống, mua sắm; Hiện trạng chức năng lãnh thổ về mặt hành chính theo quy định của chính quyền địa phƣơng: khu vực dành cho phát triển dịch vụ, du lịch, khu vực định hƣớng phát triển công nghiệp, khu vực hành chính công. 1.3.3. Đánh giá điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 1.3.3.1. Mục tiêu đánh giá - Tìm ra những không gian thuận lợi hay không thuận lợi cho các sản phẩm CBT, từ đó làm căn cứ để xác định chức năng của từng đơn vị lãnh thổ và định hƣớng phát triển CBT một cách bền vững cho các khu di sản. 1.3.3.2. Tiêu chí đánh giá - Mức độ hấp dẫn: dựa trên mức độ hấp dẫn về TNDL; Không gian sắc thái văn hóa: mức độ đặc sắc hay đặc trƣng của mỗi không gian sắc thái văn hóa; Thái độ và năng lực của CĐĐP: đo bằng mức độ sẵn sàng cung cấp các dịch vụ du lịch, mức độ tin tƣởng vào các lợi ích của du lịch, mức độ lo lắng - hoài nghi về các tác động tiêu cực của du lịch; CSVC kỹ thuật: đƣợc xác định bằng số lƣợng, chất lƣợng khách sạn, nhà nghỉ, các khu trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm.; Khả năng tiếp cận: đo bằng sự phát triển của mạng lƣới giao thông vận tải, mức độ tin cậy của các phƣơng tiện vận tải. 1.3.3.3. Xây dựng thang đánh giá - Thang đánh giá từng tiêu chí : 11 + Độ hấp dẫn: đƣợc chia thành 4 cấp với số điểm tƣơng ứng nhƣ sau: rất hấp dẫn (4 điểm), khá hấp dẫn (3 điểm), trung bình (2 điểm) và ít hấp dẫn (1 điểm); Không gian sắc thái văn hóa: đƣợc đánh giá ở 4 mức độ, gồm: rất đặc sắc (4 điểm); đặc sắc (3 điểm); trung bình (2 điểm); không đặc sắc (1 điểm); Thái độ của CĐĐP: thái độ của CĐ đƣợc đánh ở 4 mức tốt (4 điểm), khá tốt (3 điểm), trung bình (2 điểm) và không tốt (1 điểm); CSVC, hạ tầng kỹ thuật: đƣợc chia thành 4 mức: tốt (4 điểm), khá tốt (3 điểm), trung bình (2 điểm) và không tốt (1 điểm); Khả năng tiếp cận: gồm 4 cấp: thuận lợi (4 điểm), khá thuận lợi (3 điểm), trung bình (2 điểm), ít thuận lợi (1 điểm). 1.3.3.4. Trọng số và thang đánh giá tổng hợp các tiêu chí Bảng 1.1: Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp điều kiện phát triển CBT cho các tiểu vùng chức năng Các yếu tố Trọng số Bậc đánh giá - điểm số 4 3 2 1 Độ hấp dẫn 3 12 9 6 3 Không gian sắc thái văn hóa 2 8 6 4 2 Thái độ của CĐ 2 8 6 4 2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 2 8 6 4 2 Khả năng tiếp cận 1 4 3 2 1 Tổng điểm 40 30 20 10 Thang đánh giá tổng hợp tiềm năng sẽ đƣợc phân chia nhƣ sau: - Rất thuận lợi: có số điểm từ 31 - 40; - Thuận lợi: có số điểm từ 20 - 30; - Ít thuận lợi: có số điểm 10 - 19. 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI MỘT SỐ DI SẢN THẾ GIỚI Luận án giới thiệu về việc phát triển CBT tại hai khu DSTG: Hoàng Sơn (Trung Quốc) và Ruộng bậc thang ở Philippine. Đây 12 đƣợc xem nhƣ 2 thành công điển hình trong phát triển CBT gắn với bảo tồn DSTG. 1.5. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hệ thống quan điểm gồm: Quan điểm tổng hợp; Quan điểm hệ thống; Quan điểm lịch sử - viễn cảnh; Quan điểm lãnh thổ; Quan điểm phát triển bền vững Hệ thống phƣơng pháp gồm: Phƣơng pháp thu thập, phân tích xử lý số liệu, khảo sát thực địa; Phƣơng pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý; Phƣơng pháp toán học; Phƣơng pháp điều tra xã hội học; Phƣơng pháp chuyên gia 1.6. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Các bƣớc nghiên cứu của luận án đƣợc tiến hành trong 4 bƣớc: Bƣớc 1 - xác định mục tiêu; Bƣớc 2 - xây dựng cơ sở lý luận; Bƣớc 3 - phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triển CBT và tiến hành phân khu chức năng CBT cho hai khu vực di sản; Bƣớc 4: đánh giá nguồn lực và đề xuất các định hƣớng phát triển CBT. Chƣơng 2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG VÀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HAI KHU DI SẢN THẾ GIỚI Năm 1994, UNESCO đã công nhận vùng biển đảo có diện tích 434 km 2 bao gồm 775 đảo, toạ độ từ 106059’24” đến 107020’30” kinh độ Đông và 20043’24” đến 21056’12” vĩ độ Bắc là DSTG theo tiêu chí vii. Năm 1999, khu vực trung tâm phố cổ Hội An, có diện tích 0,5km 2 , đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới dựa trên hai tiêu chí ii và v. 13 2.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG 2.2.1. Vị trí địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch tự nhiên Nằm ở vùng bờ biển Đông Bắc Việt Nam - khu vực châu Á gió mùa là cội nguồn để kiến tạo nên các đặc điểm tự nhiên của khu vực di sản này. Hạ Long và vùng lân cận là nơi các vận động địa chất, kiến tạo diễn ra khá mạnh và kéo dài khoảng 3 tỷ năm, trải qua nhiều thời kỳ cổ địa lý rất đặc biệt. Giá trị địa chất lịch sử và cấu trúc; Giá trị địa chất Đệ tứ và địa chất biển; Giá trị địa mạo karst Tính toán từ số liệu thống kê của TT dự báo KTTV Quảng Ninh cho thấy điều kiện khí hậu Vịnh Hạ Long khá thuận lợi cho phát triển du lịch. Tài nguyên thủy văn đáng chú ý nhất là hồ Yên Lập - một hồ nƣớc ngọt nhân tạo. Xét về tiềm năng du lịch hải văn là vùng biển nhiệt đới gió mùa, có chế độ nhật triều đều, sóng biển thấp, thích hợp với loại hình du lịch tắm biến, lặn biển. Thể hiện ở sự đa dạng về thành phần loài; Đa dạng nguồn gen quý hiếm; Đa dạng về các hệ sinh thái 2.2.2. Vị trí địa lý kinh tế - xã hội và tiềm năng du lịch nhân văn Vịnh Hạ Long từng là địa bàn cƣ trú của ngƣời Việt cổ, với vai trò phên dậu của tổ quốc trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, ngày nay, Hạ Long là một đỉnh trong tam giác tăng trƣởng phía Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển CBT. Đƣợc thể hiện ở tiềm năng về khảo cổ học (di chỉ khảo cổ về 3 nền văn hóa của ngƣời Việt cổ), về du lịch lịch lịch sử, tâm linh (di tích lịch sử, đình chùa...) 14 Cuộc sống, sinh hoạt, kiếm sốngtrên biển đã tạo ra những nét văn hóa đặc trƣng riêng cho ngƣời dân làng chài trên vịnh Hạ Long: tục hát giao duyên, hát đúm, hò biển, hát đám cƣới trên thuyền, những lễ hội, tập quán tín ngƣỡng gắn với biển là những giá trị đặc biệt có sức thu hút lớn đối với du khách. 2.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN 2.3.1. Vị trí địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch tự nhiên Nằm ở vị trí cửa sông Thu Bồn, phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Nam, giáp với Biển Đông, phía nam dãy Bạch Mã, trong bối cảnh chung của cả nƣớc là vùng châu Á nhiệt đới, gió mùa ẩm. Về mặt địa chất, Hội An là vùng đất trẻ, có tuổi < 10.000 năm. Đáng chú ý nhất là các bãi biển - dọc 7 km bờ biển của Hội An, các bãi tắm đều có chất lƣợng rất tốt Hội An có điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho các hoạt động du lịch, bao gồm cả du lịch biển trên cơ sở khí hậu nhiệt đới. Hệ thống sông ngòi ở Hội An rất phát triển tạo nên phong cảnh sông nƣớc nên thơ. Biển Hội An hội tụ đầy đủ những đặc trƣng của vùng biển nhiệt đới, với các yếu tố hải văn rất thuận lợi cho các hoạt động tắm biển, lặn biển. Hội An nằm ở vị trí giao thoa sông - biển nên nguồn tài nguyên sinh vật rất đa dạng và phong phú. 2.3.2. Vị trí địa lý kinh tế - xã hội và tiềm năng du lịch nhân văn Hội An nằm ở vị trí "hội sông", "hội nhân" vì vậy cũng là nơi "hội văn hóa". Nền văn hóa của Hội An ghi đậm dấu ấn của sự giao thoa giữa cƣ dân Sa Huỳnh (thế kỷ thứ 2 trở về trƣớc), cƣ dân Đại Việt, ngƣời Hoa, ngƣời Nhật.... Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ 15 quốc, Hội An may mắn nằm ngoài nhiều cuộc chiến, nên đƣợc bảo tồn khá nguyên vẹn.. Hội An vẫn duy trì đƣợc một tổng thể với hàng nghìn di tích lịch sử - văn hóa mang những nét đặc thù của nghệ thuật kiến trúc đô thị Việt Nam. Đây là một bằng chứng sinh động về lịch sử hình thành và phát triển của các đô thị phƣơng Đông nhiệt đới gió mùa Hiện nay, tại Hội An đã phát hiện và khai quật tại 22 di chỉ, di tích khảo cổ với niên đại từ khoảng 3000 năm trƣớc đến thế kỷ XVII-XVIII. Có thể chia các di tích này thành các nhóm, với các giá trị đặc trƣng: Nhóm di tích khảo cổ thời văn hóa Sa Huỳnh; Nhóm di tích thời kỳ Chăm Pa; Nhóm di chỉ thời kỳ Đại Việt Hội An sở hữu những giá trị văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá và đặc sắc, nhƣ: lễ hội, nghê thuật dân gian truyền thống Phát triển đa dạng, phong phú, nổi bật là: gốm, mộc, thêu, đèn lồng, may mặc... đây là những thực thể văn hóa sống động, gắn với quá trình phát triển của các vùng đất và CĐ dân cƣ, với không gian văn hóa, cảnh quan địa lý - sinh thái của từng làng cụ thể. Hiện nay trong khu phố cổ, chính quyền Hội An đã cho xây dựng một số bảo tàng làm nơi trƣng bày các giá trị văn hóa nghệ thuật của khu vực di sản. 2.4. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.4.1. Hiện trạng phát triển kinh tế 2.4.2. Hiện trạng dân số - dân tộc - tôn giáo Dân số khu vực Hạ Long năm 2014 là khoảng 236.972 ngƣời (riêng TP Hạ Long là 235 nghìn ngƣời). Mật độ dân số trung bình của toàn khu vực là 819 ngƣời/km2. Tại Hội An, năm 2013, toàn TP Hội An có 93.060 ngƣời, mật độ dân số là 1.508 ngƣời/km2. 16 2.4.3. Hiện trạng lao động - việc làm Tại TP Hạ Long, với 55% dân trung trong độ tuổi lao động, tƣơng đƣơng khoảng 130 nghìn ngƣời, trong đó 31% (tổng số lao động) có độ tuổi dƣới 35, có tổng số 76% lao động xã hội đƣợc qua đào tạo, tƣơng đƣơng khoảng 94.800 ngƣời. Tại Hội An, năm 2013 có 59.284 ngƣời trong độ tuổi lao động, chiếm 63,7% dân số, lực lƣợng lao động trẻ dƣới 35 tuổi là 20.568 ngƣời chiếm 48,81%. Năm 2013 Hội An có khoảng 50% tổng số nguồn lao động đã qua đào tạo. 2.5. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 2.5.1. Tại khu vực vịnh Hạ Long Theo thống kê năm 2013, Hạ Long có 485 cơ sở lƣu trú với 8.325 phòng, hơn 100 cơ sở phục vụ ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí, văn hoá thể thao, cơ sở mua sắm, hệ thống phƣơng tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc khá phát triển. Tổng số lao động làm việc trực tiếp là 19.012 ngƣời trong đó số có trình độ đại học và trên đại học chiếm 20,6% (3916 ngƣời). Tuy nhiên vấn đề chất lƣợng lao động trong du lịch vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt lao động phục vụ trong loại hình DLCĐ, phần lớn họ là lao động phổ thông chƣa qua đào tạo. Hiện nay tại khu vực vịnh Hạ Long, có 4 tuyến du lịch đang khai thác, và một số loại hình: tham quan - ngắm cảnh, tắm biển, nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái Số lƣợng khách giai đoạn 2008-2013 tăng liên tục với tốc độ trung bình khoảng 13,5%/năm, trong đó khách quốc tế chiếm 53,2%. Doanh thu từ du lịch của Hạ Long tăng trung bình 13,5% năm, năm 2013 là 2.425 tỷ đồng, gấp 1,67 lần so với 2008. 2.5.2. Tại khu vực Hội An Tính đến hết năm 2013 toàn TP có 172 cơ sở kinh doanh dịch vụ lƣu trú, với tổng số phòng nghỉ gần 4.500 phòng, có trên 1071 nhà hàng, quán bar kinh doanh ăn uống. Các các cơ sở mua sắm, Hệ 17 thống phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch, Hệ thống điện, nƣớc, thông tin liên lạc khá phát triển. Tuy nhiên, hệt thống cơ sở vui chơi giải trí, văn hoá thể thao không phát triển. Năm 2011 Hội An có 13.850 ngƣời làm việc trong lĩnh vực thƣơng mai - dịch vụ - du lịch. Trong số này có khoảng 32,5% tổng số lao động tƣơng đƣơng 4.508 ngƣời làm việc trực tiếp trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay ở Hội An, các loại hình tuyến du lịch khá đa dạng và phong phú từ du lịch văn hóa đến du lịch thiên nhiên. Số lƣợng khách du lịch đến Hội An giai đoạn 2008-2013 tăng, trung bình khoảng 9,5%/năm, tỷ lệ khách quốc tế và nội địa khá cân bằng. Năm 2013 doanh thu du lịch của Hội An đạt 1.507 tỷ đồng. Nếu tính trong giai đoạn từ 2008 -2013, giá trị doanh thu du lịch của Hội An tăng trung bình 22,4% /năm. 2.6. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 2.6.1. Tại khu vực vịnh Hạ Long Mức độ tham gia của CĐ vào hoạt động du lịch tại khu vực di sản còn thấp. Bởi lẽ, nếu tính theo số liệu thống kê, năm 2013, lƣợng khách du lịch đến Hạ Long là 4,768 triệu lƣợt gấp hơn 20 lần dân số trung bình của khu vực, nhƣng chỉ có 26% dân số là đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ du lịch (theo kết quả điều tra của luận án). Theo kết quả điều tra thực tế, lao động là ngƣời địa phƣơng làm việc trong lĩnh vực này chiếm tỷ lệ khá cao, có vị trí và thu nhập ổn định, thấp nhất là lĩnh vực hƣớng dẫn viên du lịch. Đáng chú ý nhất là Hợp tác xã dịch vụ du lịch vạn chài Hạ Long (HTX), hoạt động tại làng chài Vông Viêng và Cửa Vạn. 2.6.2. Tại khu vực Hội An Có đến 41,2% tổng số ngƣời lao động đang làm việc tại Hội An phục vụ trong lĩnh vực thƣơng mại - du lịch - dịch vụ, tƣơng đƣơng 13.850 ngƣời và đóng góp tới 56,96% GDP của TP (năm 2011). Những phân tích từ số liệu điều tra thực tế cũng cho ta những 18 nhận định tƣơng tự, trong tổng số 400 ngƣời dân địa phƣơng đƣợc hỏi có 46,0% số ngƣời (184 ngƣời) có tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch. Với những số liệu trên có thể cho chúng ta nhận định: mức độ tham gia của CĐ vào hoạt động du lịch và thu nhập của họ tại khu vực di sản Hội An là khá cao. Từ số liệu điều tra cho thấy, CĐĐP tham gia rất sâu vào các hoạt động kinh doanh du lịch tại Hội An. Dƣới góc độ là một loại hình du lịch cụ thể, CBT tại Hội An đƣợc phát triển đa dạng với nhiều loại hình, và đang mang lại hiệu quả khá lớn. Ở Hội An phổ biến 3 mô hình (3 loại hình) DLCĐ: du lịch làng nghề, homestay và doanh nghiệp gia đình tại các nhà cổ. Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG VÀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN 3.1. PHÂN KHU CHỨC NĂNG DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HAI KHU DI SẢN THẾ GIỚI 3.1.1. Các tiêu chí phân khu tại khu vực vịnh Hạ Long và Hội An Khu vực Hạ Long bao gồm: đất liền và biển đảo với các điều kiện phát triển du lịch khác nhau. Trong khi đó không gian nghiên cứu ở Hội An nằm hoàn toàn trên đất liền. Tuy nhiên điều kiện phát triển du lịch tại Hội An cũng có sự phân hóa rõ nét theo không gian, và có thể thành hai khu vực: khu vực phía nam và khu vực phía bắc. 3.1.2. Kết quả phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng tại khu vực di sản thế giới vịnh Hạ Long 3.1.2.1. Khu chức năng du lịch dựa vào CĐ biển đảo (khu I) Bao gồm không gian vùng lõi của di sản thiên nhiên thế giới theo quy định của UNESCO, Chính phủ Việt Nam và không gian biển đảo thuộc huyện Vân Đồn nằm trong vùng đệm của di sản (các đảo Ngọc Vừng, Cống Đông, Cống Tây). Khu này có thể đƣợc chia thành 2 tiểu khu chức năng riêng biệt: Tiểu khu phát triển CBT làng chài (I.A) và Tiểu vùng phát triển CBT nông thôn đảo (I.B). 19 3.1.2.2. Khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng ven bờ (khu II) Bao gồm toàn bộ phần đất liền và không gian biển đảo ven bờ của TP Hạ Long. Căn cứ vào đặc điểm CĐ dân cƣ, hiện trạng phát triển, hạ tầng, kỹ thuật và các không gian sắc thái văn hóa có thể chia vùng này thành 4 tiểu khu chức năng: Tiểu khu phát triển CBT đô thị hiện đại ven biển (II.A): Tiểu khu phát triển CBT đô thị truyền thống (II.B), Tiểu khu phát triển CBT nông thôn miền núi - ven biển (II.C), Tiểu khu phát triển CBT vành đai công nghiệp (II.D). 3.1.3. Kết quả phân khu chức năng du lịch dựa vào cộng đồng tại khu vực di sản thế giới đô thị cổ Hội An Toàn bộ khu vực Hội An đƣợc xếp chung vào một khu chức năng: khu chức năng phát triển CBT cửa sông - ven biển. Từ sự phân hóa về điều kiện tài nguyên và các điều kiện khác theo quy định của UNESCO ta có thể chia vùng thành 4 tiểu khu chức năng CBT nhƣ sau: Tiểu khu phát triển CBT đô thị cổ (A), Tiểu khu phát triển CBT nông thôn ven đô (B), Tiểu khu phát triển CBT đô thị hiện đại ven sông - biển (C), Tiểu khu phát triển CBT nông thôn sông nƣớc (D). 3.2. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI DI SẢN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG VÀ ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN 3.2.1. Các tiêu chí 3.2.1.1. Độ hấp dẫn Đối với khu vực vịnh Hạ Long: Tiểu khu I.A thuộc không gian của DSTG vịnh Hạ Long nên có độ hấp dẫn cao nhất (rất hấp dẫn), các tiểu khu II.A, II.B, I.B đƣợc đánh giá ở mức độ hấp dẫn, tiểu vùng II.C ở mức trung bình và tiểu vùng II.D ở mức ít hấp dẫn. Đối với Hội An, tiểu khu A (là trung tâm của di sản), C đƣợc đánh giá ở mức rất hấp dẫn, tiểu khu B, D đƣợc đánh giá ở mức hấp dẫn. 20 3.2.1.2. Không gian sắc thái văn hóa cộng đồng Tại vịnh Hạ Long, có 2 không gian sắc thái văn hóa đƣợc đánh giá ở mức độ rất đặc sắc (I.A và I.B), 3 không gian đƣợc đánh giá ở mức độ đặc sắc (II.A, II.C, II.D) và 1 không gian đƣợc đánh giá ở mức trung bình (II.B). Trong khi đó ở Hội An, có 2 không gian đƣợc đánh giá ở mức độ rất đặc sắc (A, D) và 2 không gian đƣợc đánh giá ở mức bình trung (B, C). 3.2.1.3. Thái độ của CĐĐP Tại vịnh Hạ Long các tiểu khu I.A, I.B thái độ của CĐ đƣợc đánh giá ở mức tốt, trong khi đó tiểu vùng II.A, II.C, II.D ở mức khá tốt, chỉ có tiểu vùng II.B là ở mức trung bình. Trong khi đó ở Hội An 3 tiểu vùng A, B,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai lieu (21).pdf
Tài liệu liên quan