Trước hết về nội dung công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer
Tây Nam bộ cần chú trọng đổi mới một số nội dung cơ bản liên quan trực
tiếp đến nhu cầu, lợi ích của đồng bào.
Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần
tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước về dân tộc Khmer, đặc biệt là giáo dục ý thức bảo vệ an
ninh Tổ quốc, cảnh giác với các âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch
trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ.
Cán bộ, đảng viên làm công tác vận động đồng bào Khmer Tây Nam
bộ phải nghiên cứu, học tập, đổi mới phương pháp vận động, tuyên truyền
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer tây nam bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và sự
vận dụng tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh
Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh là một tư tưởng lớn, nhất quán,
xuyên suốt trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn cách mạng của
Người. Đặc biệt sự vận dụng tư tưởng của Người vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam đã mang lại những ý nghĩa, giá trị to lớn. Chính vì vậy, có nhiều
tác giả đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này. Trong đó, các công trình tiêu
biểu của: Phạm Ngọc Anh, Nguyễn Mạnh Hưởng, Nguyễn Khánh, Nguyễn
Bá Quang, Thào Xuân Sùng, Đàm Văn Thọ - Vũ Hùng, Nguyễn Thạc Hân,
Nguyễn Thanh Tuyền, Bùi Đình Phong, Dương Xuân Ngọc, Nguyễn Thế
Trung Ngoài ra còn rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành
đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng. Phần lớn các
bài viết tập trung làm rõ khái niệm, vai trò, nội dung, phương pháp dân vận
Hồ Chí Minh và khẳng định giá trị, ý nghĩa tư tưởng dân vận của Người đối
với cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác dân vận
và công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer
Liên quan đến công tác dân vận của hệ thống chính trị, có một số sách
của các tác giả: Nguyễn Tiến Thịnh, Nguyễn Thế Trung, Thào Xuân Sùng,
Đinh Thế Huynh, Nguyễn Phú Trọng; nôi dung công tác vận động đồng
bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ có nhiều công trình nghiên cứu của các
tác giả: Lê Tăng, Nguyễn Xuân Châu, Lê Ngọc Thắng, Vũ Đình Mười, Ngô
Thị Phương Lan, Sơn Song Sơn, Xuân Bằng, Đình Vũ, Huỳnh Thanh
Quang, Các công trình, bài viết cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của công
tác dân vận và thực hiện tốt công tác dân vận sẽ góp phần thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo an
ninh trật tự, an toàn xã hội; một số kinh nghiệm thực tiễn về công tác vận
động quần chúng ở một số cơ quan trung ương và địa phương trong giai
7
đoạn hiện nay. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu liên quan đến vận động
đồng bào Khmer Tây Nam bộ tập trung vào phân tích nguồn gốc quá trình
hình thành vùng đất Tây Nam bộ; nguồn gốc lịch sử, đặc điểm của đồng
bào dân tộc Khmer; phần lớn các công trình nghiên cứu về truyền thống văn
hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người
Khmer; tầm quan trọng của đồng bào dân tộc Khmer trong quá trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, vai trò to lớn của họ trong việc xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Các công trình nghiên cứu nước ngoài chủ yếu tập trung viết về tầm
quan trọng công tác vận động quần chúng; vai trò của nhân dân và một số
bài học kinh nghiệm của các tác giả: Lưu Văn Sơn, Lý Trung Kiệt, Trương
Bá Lý, Lý Tiệp.
1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đạt được
Thứ nhất, nghiên cứu của các công trình liên quan đến tư tưởng dân
vận Hồ Chí Minh: Các tác giả đã làm sáng khái niệm dân vận; cơ sở lý luận
và cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận; nguồn gốc
và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận; vai trò, nội dung,
đối tượng, phương pháp, phong cách công tác dân vận; giá trị lý luận và
thực tiễn công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là kim chỉ nam để
Đảng ban hành nhiều nghị quyết liên quan đến công tác dân vận.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến vận dụng tư tưởng
dân vận Hồ Chí Minh: Phần lớn các bài viết đi vào khẳng định tầm quan
trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận. Các công trình khoa học, bài
viết khẳng định việc Đảng ta vận dụng sáng tạo, linh hoạt quan điểm Hồ
Chí Minh về công tác dân vận trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác dân vận:
Các công trình, bài viết cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của công tác dân vận
và thực hiện tốt công tác dân vận sẽ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự, an
8
toàn xã hội; một số kinh nghiệm thực tiễn về công tác vận động quần chúng
ở một số cơ quan trung ương và địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác dân vận
trong đồng bào dân tộc Khmer: Các công trình đã tập trung vào phân tích
nguồn gốc quá trình hình thành vùng đất Tây Nam bộ; đặc điểm, văn hóa,
tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Khmer
Tây Nam bộ; tầm quan trọng của đồng bào dân tộc Khmer trong quá trình
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vai trò to lớn của họ trong việc xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc.
1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, các khái niệm về công tác, dân vận và công tác dân vận theo
tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân
vận: Vai trò, nội dung, lực lượng, phương pháp, giá trị lý luận và thực tiễn
công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ ba, ưu điểm và hạn chế;
nguyên nhân ưu điểm và hạn chế; những vấn đề đặt ra công tác dân vận
trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ tư, những nhân tố tác động đến công tác dân vận trong đồng bào dân
tộc Khmer Tây Nam bộ. Thứ năm, phương hướng và những giải pháp thực
hiện công tác dân vận trong trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ
hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chương 2
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
2.1.1. Công tác
“Công tác” là khái niệm được các nhà nghiên cứu, các chuyên gia
ngôn ngữ học định nghĩa khá rõ ràng trong các Từ điển: “công tác” là thực
hiện công việc của nhà nước hay của đoàn thể.
2.1.2. Dân vận
* “Dân vận” theo Từ điển Tiếng Việt
“Dân vận”, là: Tuyên truyền, vận động nhân dân.
* “Dân vận” theo quan niệm của Hồ Chí Minh
9
Dân vận “là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân
không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực
hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể
đã giao cho".
2.1.3. Khái niệm “Công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh”
Trong cuốn sách: “350 thuật ngữ Xây dựng Đảng”: Công tác dân
vận là “toàn bộ các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân
dân; thu hút, tập hợp các tầng lớp nhân dân; tổ chức, động viên các phong
trào cách mạng của nhân dân trong việc thực hiện thắng lợi đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy và chính
quyền địa phương; là quá trình nâng cao ý thức trách nhiệm và quyền lợi,
nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng, Nhà nước”.
Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính, Nghiệp vụ công
tác Đảng ở cơ sở đã nêu khái niệm công tác dân vận khá rõ ràng: “Công
tác dân vận là toàn bộ hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền và của các
tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm tuyên truyền, vận động, thu hút, tập
hợp mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức các phong trào nhân dân thực hiện tốt
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và để
chăm lo đến lợi ích của nhân dân”.
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu và luận giải một số khái niệm trên,
tác giả nêu lên khái niệm: Công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh là
hệ thống các quan điểm về vai trò, nội dung, phương pháp tập hợp lực
lượng, nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và củng cố mối quan
hệ giữa Đáng với nhân dân góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc,
chấn hưng đất nước.
2.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC
DÂN VẬN
2.2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của công tác dân vận
Thứ nhất, công tác dân vận góp phần quyết định việc thực hiện thắng
lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
10
Thứ hai, công tác dân vận góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân
Thứ ba, công tác dân vận góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn
kết dân tộc
2.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung của công tác
dân vận
2.2.2.1. Tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng hiểu rõ về
quyền lợi và nghĩa vụ
Thứ nhất, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng hiểu rõ về quyền lợi
Thứ hai, tuyên truyền, vận động quần chúng hiểu rõ về nghĩa vụ
2.2.2.2. Phát huy và thực hành dân chủ trong quần chúng trên mọi
lĩnh vực
Công tác dân vận không chỉ phát huy sức mạnh to lớn mà còn phát
huy cả quyền làm chủ của nhân dân.
Tư tưởng dân chủ là cái cốt lõi nhất, bản chất nhất của tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân vận.
Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao về dân chủ và thực hành dân chủ.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ thật rộng rãi, đầy đủ, không
phân biệt tôn giáo, dân tộc, dòng giống.
Thực hành dân chủ trong đồng bào dân tộc thiểu số gắn với thực hiện
quyền bình đẳng dân tộc.
2.2.2.3. Tổ chức và động viên quần chúng tham gia vào mọi lĩnh
vực đời sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
Chăm lo phát triển kinh tế đảm bảo lợi ích thiết thực cho nhân dân
luôn là vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, lợi ích vật chất và tinh thần của quần
chúng không chỉ được quan tâm mà còn phải được điều hòa. Trong đó,
đồng bào dân tộc thiểu số cần phải được chăm lo, giúp đỡ.
2.2.2.4. Tạo điều kiện để dân chúng kiểm thảo, góp ý, phê bình,
tham gia xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
Góp ý, phê bình là nội dung quan trọng không thể tách rời khỏi quy
trình tổ chức và thực hiện công tác dân vận
11
Thực hiện kiểm thảo, góp ý phê bình cần phát huy tốt quyền làm chủ
của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để họ tham gia tích cực đóng
góp ý kiến, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch.
2.2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về lực lượng tham gia công tác
dân vận
* Đảng lãnh đạo công tác dân vận
* Nhà nước phụ trách công tác dân vận
* Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, làm công tác
dân vận
* Cán bộ làm công tác dân vận
2.2.4. Quan điểm Hồ Chí minh về phương pháp công tác dân vận
Thứ nhất, tuyên truyền, vận động, thuyết phục quần chúng
Thứ hai, tập hợp, tổ chức, lãnh đạo quần chúng
Thứ ba, kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm
Thứ tư, nêu gương người tốt, việc tốt
2.3. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN
2.3.1. Ý nghĩa lý luận
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận là sự kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân
loại và chủ nghĩa Mác - Lênin
Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận là kim chỉ nam
định hướng cho Đảng, Nhà nước đề ra các chủ trương, đường lối, chính
sách đúng đắn về công tác dân vận
2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận góp phần củng
cố khối đại đoàn kết dân tộc, làm nên những thắng lợi vẻ vang cho cách
mạng Việt Nam
Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận góp phần phát
huy dân chủ xã hội chủ nghĩa
12
Chương 3
CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG ĐỒNG BÀO KHMER
TÂY NAM BỘ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH -
THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. ĐẶC ĐIỂM VÙNG ĐẤT TÂY NAM BỘ VÀ ĐỒNG BÀO DÂN
TỘC KHMER
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam bộ
* Điều kiện tự nhiên
Tây Nam bộ nằm trong vùng đất Nam bộ của Việt Nam. Đây là vùng
có khí hậu cận xích đạo, mưa nhiều, nắng nóng, có khí hậu ôn hòa, có hệ
thống sông ngòi chằng chịt, có lượng nước ngọt dồi dào, thuận lợi cho việc
phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là phát triển nghề trồng lúa nước và
cây lương thực. Tây Nam bộ còn có tên gọi là vùng đồng bằng sông Cửu
Long có diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha; gồm 12 tỉnh, 1 thành phố. Vùng
Tây Nam bộ có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc
phòng, đối ngoại, đặc biệt trong quan hệ với nước láng giềng Campuchia.
* Đời sống kinh tế
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Tây Nam bộ là vùng đất thích hợp sản
xuất nông nghiệp là chủ yếu, như: trồng các loại cây lương thực, cây công
nghiệp, cây ăn trái và chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát triển trồng rừng: với
các loại cây tràm, đước, mắm, bạch đàn, phi lao, sao, dầu và nuôi trồng
thủy sản.
* Văn hóa - xã hội
Nam bộ nói chung, Tây Nam bộ nói riêng có đời sống văn hóa rất
phong phú, đa dạng. Do đa dạng về tộc người nên dẫn đến sự đa dạng về
văn hóa.
Công tác giáo dục - đào tạo của trong khu vực những năm gần đây đã
đạt được nhiều tiến bộ, đã đào tạo ở nhiều cấp, nhiều trình độ, lĩnh vực, cơ
bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của vùng.
Đây là nơi tồn tại và phát triển nhiều tôn giáo và tín ngưỡng nhất
Việt Nam, như: Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Tiểu thừa, Thiên Chúa
giáo, Tin lành,
13
* Quốc phòng - an ninh
Tây Nam bộ là địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh; là địa bàn đa dân tộc, đa tôn giáo;
nơi các thế lực thù địch tập trung chống phá quyết liệt. Chúng luôn ngấm
ngầm thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, chống phá cách
mạng Tội phạm về kinh tế, gian lận thương mại, buôn lậu biên giới, còn
nhiều diễn biến phức tạp.
3.1.2. Đặc điểm đồng bào dân tộc Khmer ở Tây Nam bộ
* Đặc điểm dân cư
Đặc điểm phân bố dân cư của người Khmer là cư trú co cụm, trên đất
giồng, trên đất ruộng, ven theo kênh và các con rạch nhỏ, dọc theo trục lộ
giao thông, dạng vành khăn ven theo chân núi, tùy theo những vùng môi sinh
khác nhau mà có những hình thức cư trú khác nhau phù hợp với môi trường;
mật độ dân số tăng nhanh và không đồng đều với các loại hình cư trú.
* Đặc điểm kinh tế
Kinh tế chủ yếu của đồng bào Khmer Tây Nam bộ là canh tác lúa
nước, trồng các loại hoa màu như hành, tỏi, rau, đậu, Ngoài ra đồng bào
Khmer còn làm một số nghề khác như: sản xuất đồ gốm, dệt vải, làm đường
thốt nốt; đan lát và chế tạo ra các đồ dùng bằng tre, mây, như: thúng, rổ rá,
bàn ghế, nông cụ phục vụ đời sống và lao động, sản xuất.
* Đặc điểm văn hóa
Văn hóa của đồng bào Khmer vùng Tây Nam bộ là nền văn hóa của cư
dân nông nghiệp canh tác lúa nước cổ truyền. Các loại hình văn hóa của
đồng bào dân tộc Khmer đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Có
thể nói, ngôi chùa của Phật giáo Tiểu thừa Khmer giữ vị trí quan trọng, thiết
yếu, là linh hồn, là nơi hội tụ mọi giá trị văn hóa của người Khmer.
* Đặc điểm xã hội
“Phum”, “srok” là những đơn vị cư trú cổ truyền của đồng bào dân tộc
Khmer. Trong đó, phum bao gồm nhiều hộ gia đình có quan hệ huyết thống
và quan hệ hôn nhân cùng cư trú. Một số nơi phum có một vài gia đình
không có quan hệ huyết thống hay có cả gia đình người Kinh, người Hoa
cùng cư trú. Hiện nay tên gọi “phum”, “srok” cũng như hệ thống quản lý,
điều hành xã hội theo kiểu truyền thống trong trong đồng bào dân tộc
14
Khmer Tây Nam bộ không còn tồn tại. Ban quản trị srok, mê srok, mê
phum cũng dần mất hết vai trò hoặc trở thành nhân viên trong bộ máy hành
chính xã, ấp trong các tỉnh, khu vực Tây Nam bộ.
* Đặc điểm tôn giáo
Đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ mang đặc điểm kép: Vừa là
đối tượng dân tộc vừa là đối tượng tôn giáo. Chính vì vậy, công tác vận
động đồng bào phải giải quyết đồng thời chính sách dân tộc và chính sách
tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc biệt, đồng bào Khmer Tây Nam bộ thiên về đời
sống tinh thần, cho nên chùa có vai trò quan trọng, có tính chất quyết định
trong đời sống của họ.
* Nguồn gốc dân tộc
Đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ có mối quan hệ mật thiết với
người Campuchia. Mối quan hệ này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau,
như: địa lý, lịch sử, văn hóa, tôn giáo Tuy nhiên, thực tế là đồng bào
Khmer Tây Nam bộ có lịch sử nguồn gốc từ người Campuchia nên họ có
cùng tiếng nói, chữ viết, văn hóa, tôn giáo. Đây là yếu tố hết sức nhạy cảm.
Vì vậy, công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ không
thể bỏ qua đặc điểm này.
* Truyền thống đấu tranh, cách mạng của ĐBDT Khmer TNB
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của
nhân dân ta, đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ cùng với các dân tộc anh
em đoàn kết, đấu tranh giành tự do, độc lập, thống nhất nước nhà. Có thể nói,
những thành quả có được trong hai cuộc chiến tranh không chỉ nói lên vai trò
và khả năng cách mạng to lớn của ĐBDT Khmer mà còn khẳng định truyền
thống đoàn kết giữa các dân tộc trên mảnh đất cực nam của Tổ quốc. Nhiều
đồng bào, chiến sĩ, đảng viên Khmer Tây Nam bộ đã cống hiến to lớn cho sự
nghiệp cách mạng, nhiều tấm gương người Khmer anh dũng hy sinh, kể cả
sư sãi đã tích cực tham gia đông đảo, nhiều cuộc đấu tranh diễn ra dưới hình
thức tôn giáo. Đây là những truyền thống quý báu, đáng ghi nhận để Đảng,
Nhà nước ta tiếp tục vận động, phát huy. Đồng thời, là những bài học lịch sử
ý nghĩa để ĐBDT Khmer TNB nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với đất
nước trong giai đoạn mới.
15
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC KHMER TÂY NAM BỘ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
3.2.1. Thành tựu và nguyên nhân
3.2.1.1. Thành tựu
Thứ nhất, đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ ngày càng nhận thức
rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình
Đa số đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ nhận thức, giác ngộ về
trách nhiệm công dân rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của đồng bào dân
tộc Khmer Tây Nam bộ được nâng lên rõ rệt.
Các cấp ủy đảng, chính quyền Tây Nam bộ thường xuyên đổi mới
phương thức vận động.
Đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ nhận thức rõ ràng quyền lợi từ
những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Công tác tuyên truyền, giác ngộ làm chuyển biến tư tưởng, hành
động trong đồng bào dân tộc Khmer.
Công tác tuyên truyền đã nâng cao chất lượng hoạt động của Hội
đoàn kết sư sãi yêu nước, thực hiện vai trò phối hợp chặt chẽ với Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Thứ hai, dân chủ cơ sở trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ
được phát huy trên mọi lĩnh vực
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ trong công tác
vận động đồng bào Khmer Tây Nam bộ những năm gần đây đã đạt được
những kết quả đáng kể.
Phát huy quyền làm chủ của đồng bào dân tộc Khmer không chỉ ở
việc bàn bạc, đề đạt ý kiến mà quan trọng hơn cả là khâu tổ chức thi hành
phải thật sự dân chủ.
Các cấp ủy đảng, chính quyền đã có nhiều hình thức để đồng bào
Khmer được thực hiện quyền dân chủ, bày tỏ nguyện vọng, thái độ,
chính kiến.
Các cấp ủy đảng và chính quyền ở các địa phương Tây Nam bộ đã
quan tâm tới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu
số nói chung, cán bộ dân tộc Khmer nói riêng.
16
Các cấp ủy luôn quan tâm chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động hệ thống chính trị vùng có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo.
Thứ ba, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ
Đời sống của đồng bào Khmer Tây Nam bộ không chỉ được cải thiện
trong lao động, sản xuất, kinh doanh mà kể cả các lĩnh vực khác, như: y tế,
văn hóa, giáo dục. Đặc biệt, giữ gìn chữ viết, tiếng nói của đồng bào dân
tộc thiểu số, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương Tây Nam bộ đặc
biệt quan tâm, tạo điều kiện duy trì tiếng nói, chữ viết trong đồng bào dân
tộc Khmer.
Thứ tư, tạo điều kiện, khuyến khích đồng bào dân tộc Khmer tham gia
vào kiểm tra, giám sát
Quyền làm chủ của đồng bào Khmer còn được phát huy thông qua
việc tổ chức, động viên đồng bào tham gia và giám sát những điều “dân
biết, dân bàn”.
Các cấp ủy đảng, chính quyền Tây Nam bộ đã tạo điều kiện thuận lợi
để đồng bào dân tộc Khmer tham gia tích cực vào việc kiểm tra, giám sát,
đóng góp ý kiến đối với sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và
phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Đặc biệt, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc Khmer tham gia giám sát,
kịp thời phát hiện, những âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các
phần tử xấu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền kích
động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc,...
3.2.1.2. Nguyên nhân của thành tựu
Thứ nhất, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể
tổ chức triển khai, thực hiện, kịp thời sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đồng bào dân tộc
Khmer Tây Nam bộ được đa dạng hóa về hình thức, có trọng tâm, trọng
điểm, lựa chọn nội dung pháp luật gần gũi, liên quan mật thiết đời sống,
sinh hoạt của đồng bào, góp phần đưa pháp luật vào đời sống, phục vụ
nhiệm vụ chính trị của địa phương.
17
Thứ ba, phần lớn đồng bào Khmer Tây Nam bộ luôn tin tưởng tuyệt
đối vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính
quyền địa phương và vai trò gắn kết của Mặt trận và các đoàn thể.
Thứ tư, trong quá trình thực hiện đã phát huy mạnh mẽ truyền thống
yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc;
Thứ năm, số lượng cán bộ, đảng viên dân tộc Khmer ở các cấp trong
hệ thống chính trị không ngừng tăng; trình độ các mặt của cán bộ, đảng viên
có những thay đổi sâu sắc; năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ
dân tộc Khmer ngày một nâng lên.
Thứ sáu, thành tựu của sự đổi mới với sự phát triển của khoa học -
công nghệ và hội nhập quốc tế góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới
vùng đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ.
3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.2.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, công tác tuyên truyền, quán triệt hiệu quả chưa cao; một bộ
phận đồng bào dân tộc Khmer chưa ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của
mình trong công cuộc đổi mới hiện nay
Thứ hai, chưa phát huy tốt dân chủ trong đồng bào dân tộc Khmer;
quyền làm chủ của đồng bào Khmer đôi lúc chưa được thực hành đầy đủ,
còn bị vi phạm
Thứ ba, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer Tây Nam
bộ được nâng lên nhưng chưa đáng kể, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế
Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo; việc tạo điều kiện để
đồng bào Khmer tham gia góp ý, phê bình, xây dựng hệ thống chính trị còn
mang tính hình thức
3.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về “công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer” chưa được thể chế hóa
toàn diện, dẫn đến việc thực hiện có lúc, có nơi chưa nhất quán.
Thứ hai, kết cấu hạ tầng ở vùng đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ
còn hạn chế so với yêu cầu phát triển; phần lớn đồng bào Khmer Tây Nam
bộ sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa nên khó khăn
18
Thứ ba, công tác tuyên tuyền trong đồng bào dân tộc Khmer Tây
Nam bộ chưa thật sự đi vào chiều sâu.
Thứ tư, một bộ phận cán bộ Đảng viên nhất là ở cấp ủy, chính quyền
cơ sở nhận thức chưa sâu sắc về vai trò quan trọng của người có uy tín; mối
quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền, các tổ chức Đoàn thể ở địa phương với
người có uy tín chưa chặt chẽ.
Thứ năm, các thế lực phản động, thù địch luôn tìm đủ mọi cách để
chống phá quyết liệt Đảng và Nhà nước Việt Nam trên nhiều mặt.
Thứ sáu, thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế và mặt trái của nền kinh tế
thị trường đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa của đồng bào dân
tộc Khmer Tây Nam bộ.
3.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC DÂN VẬN
ĐỒNG BÀO KHMER TÂY NAM BỘ
3.3.1. Vấn đề về đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng
cao đời sống của đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ trong nền kinh
tế thị trường
Thực tế cho thấy đời sống đồng bào dân tộc Khmer được cải thiện so
với trước; thoát nghèo nhưng không bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và
tái nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ còn cao so với tổng
số hộ nghèo trong khu vực.
3.3.2. Vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, nâng cao dân
trí đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ trong điều kiện mở cửa hội
nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế đã làm ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần
của đồng bào Khmer Tây Nam bộ. Việc giữ gìn, bảo tồn chữ viết Khmer
gặp nhiều khó khăn. Một số lễ hội bị biến tướng; một số sắc thái văn hóa cổ
truyền chưa được khôi phục hoặc khôi phục chưa tương xứng, mới chỉ chú
trọng đến hình thức mà chưa phát huy giá trị giáo dục
3.3.3. Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong đồng bào dân tộc Khmer
Tây Nam bộ dưới tác động “diễn biến hòa bình” của các thế lực
thù địch
Dân tộc và tôn giáo trong đồng bào Khmer Tây Nam bộ là hai lĩnh
vực nhạy cảm, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, lối kéo, kích động.
19
3.3.4. Về mối quan hệ giữa yêu cầu “nêu gương” của cán bộ với
tình trạng suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay
Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ, hàng ngày
hàng giờ, trước hết là sự phân hóa giàu nghèo trong Đảng và trong xã hội,
sự phân hóa giữa thành thị và nông thôn, nhất là sự tha hóa về chính trị, tư
tưởng, đạo đức và lối sống đối với một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên là đáng “báo động”. Đồng ngh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_cong_tac_dan_van_trong_dong_bao_dan_toc_khme.pdf