Tóm tắt Luận án Cù Lao Ré – quê hương của đội Hoàng Sa (Từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX)

Chương 3

ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CƯ DÂN CÙ LAO RÉ

TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

3.1. Đời sống kinh tế của cư dân Cù Lao Ré từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX

3.1.1. Nông nghiệp

3.1.1.1. Tình hình sở hữu ruộng đất

Sở hữu ruộng đất trên Cù Lao Ré bao gồm: Ruộng đất công do nhà nước quản

lý, theo kết quả đo đạc năm Mậu Ngọ (1618), Cù Lao Ré có tổng diện tích là 917 sào

7 thước trong đó ruộng đất công chia cho dân canh tác lên đến 83,5% đến năm 1821

tăng lên 4.181 sào trong đó diện tích ruộng đất công làng xã của Cù Lao Ré đã lên

đến 3747 sào, chiếm 89%; Đất dựng đình, dinh, miếu ở cả An Vĩnh và An Hải đều

quy định là 4 sào. Bắt đầu từ năm 1773, đình An Vĩnh được dựng còn đình An Hải

đến thập kỷ đầu của thế kỷ XIX mới xây dựng; Đất thưởng cho tiền hiền là ruộng đất

công chia cho các tiền hiền và sau này là dòng họ của các tiền hiền. Đến năm 1821,

diện tích đất đai cho các tộc họ tiền hiền đã lên đến 11%; Ruộng đất thuộc sở hữu

chung theo quy định là 73 sào. Đất chung có từ nhiều nguồn gốc khác nhau và hoàn

toàn do phường quyết định; Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân ngoài ruộng đất của các

tiền hiền khai khẩn thì còn có từ nhiều nguồn khác nhau, phát triển mạnh dưới triều

vua Minh Mạng và lên đến đỉnh điểm vào thời vua Tự Đức.

pdf27 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Cù Lao Ré – quê hương của đội Hoàng Sa (Từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đi xa hơn khi đưa ra những nhận xét “Quần đảo Hoàng sa tức là đảo Lý Sơn”. Luận án “Tri thức biển của Việt Nam thời cổ đại” của Vu Hướng Đông (2008) tiếp tục xuyên tạc các tư liệu lịch sử nhằm cố chứng minh Cù Lao Ré chính là Hoàng Sa của Việt Nam và Trường Sa của Việt Nam chính là dải bãi cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. 1.2.2.4. Một số ngôn ngữ khác Các tư liệu thuộc các ngôn ngữ khác do người Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đề cập đến Cù Lao Ré và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Ngoài các công trình nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí hoặc xuất bản thành sách, hàng loạt các bản đồ cổ của các nhà hàng hải, địa lý và các nhà khoa học phương Tây vẽ về Cù Lao Ré cũng như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong thời kỳ này. Nhìn lại các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án cho thấy: Các bài viết về Cù Lao Ré thiếu vắng các nghiên cứu về lịch sử khai phá, tổ chức quản lý xã hội và vai trò của Cù Lao Ré đối với sự ra đời, hoạt động của đội Hoàng Sa; Hoạt động của đội Hoàng Sa được nghiên cứu nhiều nhưng thời gian thành lập còn có những ý kiến khác nhau; Các nghiên cứu khác đặt hoạt động đội Hoàng Sa trong tổng thể chính sách và hoạt động của Nhà nước phong kiến; Trong các nghiên cứu nước ngoài, đáng chú ý nhất là nghiên cứu về Cù Lao Ré của Edyta Roszko về tín ngưỡng, kinh tế liên quan đến hoạt động của đội Hoàng Sa; Các học giả Trung Quốc biện minh rằng Trung Quốc đã làm chủ quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa) và cho rằng Cù Lao Ré là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà lịch sử Việt Nam đề cập. Từ tình hình nghiên cứu đặt ra cho luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, luận án làm rõ vị trí địa lý trên tuyến hải thương quốc tế Biển Đông cùng mối tương quan với đất liền trong chiến lược biển và hành động khẳng định, bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các quần đảo trên Biển Đông; Thứ hai, luận án dựng lại lịch sử Cù Lao Ré trước khi người Việt xuất hiện làm cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ về lớp người Việt đầu tiên ra khai canh, định cư lập phường (tức làng); Thứ ba, luận án nghiên cứu mọi mặt của Cù Lao Ré từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, đặc biệt vấn đề kinh tế, tổ chức xã hội của Cù Lao Ré trước và sau khi tách ra thành đơn vị hành chính cấp cơ sở và mối quan hệ của nó với đối với đất liền; Thứ tư, luận án phục dựng lại đời sống văn hóa của nhân dân trên Cù Lao Ré để có cái nhìn tổng quát về những cống hiến của họ đối với hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Thứ năm, luận án làm rõ sự cống hiến của cư dân Cù Lao Ré với tư cách là quê hương của đội Hoàng Sa từ thời các chúa Nguyễn cho đến giữa thế kỷ XIX. Chương 2 CÙ LAO RÉ: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ TỤ CƯ 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Tên gọi, vị trí địa lý, địa hình và khí hậu 2.1.1.1. Tên gọi Trong quá trình Nam tiến, người Việt đã Việt hóa “pulau Ré” thành Cù Lao Ré. Trong tư liệu nước ngoài, Cù Lao Ré được gọi là Wai Lo Shan (Trung Quốc), Pullo Canton, Pulo Canton, Pulo Ratan, Cu Lao Ray, Poulo Canton (phương Tây). Trong các tài liệu Việt Nam, ngoài tên chữ Lý Sơn, Cù Lao Ré còn được gọi là Du Trường, Cù Lao Ré, Cù lao Lý. Năm 1804, Cù Lao Ré trở thành đơn vị hành chính cấp cơ sở và đến năm 1898, triều Nguyễn nâng thành tổng Lý Sơn. Trước năm 1945, Cù Lao Ré giữ nguyên tên gọi là tổng Lý Sơn. Đến ngày 1 tháng 1 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 337 nâng Lý Sơn thành huyện gồm hai xã là Lý Vĩnh và Lý Hải. Đến năm 2003, Thủ tướng ra Nghị định số 145 đổi tên gọi của hai xã về tên gọi như thời các chúa Nguyễn, lập xã ở Cù Lao Bờ Bãi gọi là An Bình. Ngoài tên gọi là Lý Sơn, Cù Lao Ré được dân gian sử dụng rộng rãi để chỉ hòn đảo này. 2.1.1.2. Vị trí địa lý Với vị trí địa lý đặc biệt trên tuyến thương mại biển Đông, Cù Lao Ré sớm được ghi nhận và thể hiện trên các bản đồ thế giới đương thời. Các công trình sử học, địa lý, bản đồ cổ Việt Nam khi đề cập về Cù Lao Ré cũng cho biết vị trí khá chính xác so với sự đo đạc ngày nay. Cù Lao Ré tức huyện đảo Lý Sơn ở vị trí phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, cách bờ biển khoảng 18 hải lý, gồm đảo lớn Cù Lao Ré và Cù Lao Bờ Bãi. Khoảng cách giữa hai hòn đảo là 1,67 hải lý. Tọa độ địa lý của Cù Lao Ré nằm trong khoảng 1500 32’ 14’’ đến 1500 38’ 14’’ vĩ độ Bắc và 1090 05’ 04’’ đến 1090 14’ 12’’ kinh độ Đông. Toàn huyện đảo Lý Sơn hiện nay có dân số lên đến 21.118 người, mật độ dân số đạt mức 2.045 người. 2.1.1.3. Cấu tạo địa chất và diện mạo địa hình Cù Lao Ré thuộc vào địa khối Indosinia và chịu sự chi phối về hoạt động địa chất của địa hình khối này. Ở phía nam đảo, vào cuối Neogen đầu Đệ Tứ xuất hiện những hoạt động phun trào bazan rộng khắp hình thành các vùng đất đỏ phì nhiêu. Về diện mạo địa hình trên đảo khác nhau theo từng khu vực. Nơi cao nhất của Cù Lao Ré là vùng phía bắc của đảo với núi Thới Lới và thoải dần về phía nam. 2.1.1.4. Khí hậu Cù Lao Ré có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau và mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8. Sự chênh lệch nhiệt độ trong năm khá cao, tháng 8 nhiệt độ lên cao nhất, đạt trung bình 29,90C, nhưng ở tháng 12 nền nhiệt độ xuống thấp nhất trong năm thì chỉ có 22,20C. 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 2.1.2.1. Tài nguyên đất Tổng diện tích đất đai tự nhiên của Cù Lao Ré là 800 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 400 ha, đất lâm nghiệp chiếm 182 ha, đất chưa sử dụng là 218 ha. Đất đai của Cù Lao Ré chủ yếu có hai loại: đất cát biển có diện tích 110 ha, chiếm 10% diện tích tự nhiên; đất nâu đỏ trên nền đá bazan là 877 ha, chiếm 83% diện tích tự nhiên. 2.1.2.2. Tài nguyên rừng Rừng tự nhiên trên Cù Lao Ré có diện tích khá lớn. Thời phong kiến, rừng tự nhiên được bảo vệ khá nghiêm ngặt. Hiện nay, huyện Lý Sơn đang phát triển diện tích rừng trồng để phủ xanh đất trống đồi trọc với kết quả tương đối khả quan. 2.1.2.3. Tài nguyên nước Trên Cù Lao Ré có hai dòng suối tự nhiên đó là suối Chình ở xã An Hải và suối Ốc ở xã An Vĩnh. Đặc biệt, Cù Lao Ré còn có một trữ lượng nước ngọt lớn ngầm dưới lòng đất. 2.1.2.4. Tài nguyên biển Cù Lao Ré được bao bọc xung quanh là biển. Theo dân gian, khoảng đầu thế kỷ XX trở về trước, vùng biển của Cù Lao Ré có nguồn cá trích vô cùng phong phú. Ven bờ biển còn có các loại ốc là nguồn đánh bắt thường xuyên của cư dân trên đảo. 2.2. Lịch sử tụ cư trên Cù Lao Ré 2.2.1. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa 2.2.1.1. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh Cư dân Xóm Ốc Di tích xóm Ốc thuộc thôn Đông xã An Vĩnh. Căn cứ vào niên đại C14 và đặc điểm di vật di chỉ Xóm Ốc có thể xác định niên đại lớp sớm tiền Sa Huỳnh của di chỉ Xóm Ốc khoảng 3000 năm cách ngày nay. Cư dân Xóm Ốc đã biết đến việc xe sợi dệt vải và tự làm đẹp bằng đồ thủy tinh, đồng thau. Hoạt động kinh tế cơ bản của cư dân Xóm Ốc là khai thác nguồn lợi từ biển. Cư dân Suối Chình Di tích Suối Chình nằm ở phía đông của Cù Lao Ré thuộc thôn Đông xã An Hải. Trong tầng văn hóa Suối Chình có đặc điểm giống như Xóm Ốc và các hiện vật của văn hóa Chămpa. Có thể thấy Suối Chình là di tích muộn của Xóm Ốc, phản ánh quá trình phát triển của văn hóa Sa Huỳnh trên Cù Lao Ré từ Tiền Sa Huỳnh, Sa Huỳnh đến văn hóa Chămpa 2.2.1.2. Cư dân văn hóa Chămpa Từ nền văn hóa Sa Huỳnh, cư dân cổ Xóm Ốc và Suối Chình trên Cù Lao Ré tiếp tục phát triển trong dòng chảy của nền văn hóa Champa. Người Chămpa quần tụ thành các làng xóm nhỏ, sinh sống chủ yếu bằng nghề biển, thu lượm các loại nhuyễn thể ven đảo đi đôi với trồng các loại cây rau củ, quả. Sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt của Cù Lao Ré chỉ bắt đầu khi lớp cư dân Việt tiến lên khai phá cộng cư cùng cư dân sở tại. 2.2.2. Quá trình khai phá định cư của cư dân Việt 2.2.2.1. Khái quát quá trình di cư của cư dân Việt đến vùng đất Quảng Ngãi Những năm đầu thế kỷ XV, với việc bình Chiêm của nhà Hồ, người Việt đã đến vùng đất Quảng Ngãi sinh cư lập nghiệp. Đến thời nhà Lê đặt đạo thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa thì vùng đất Quảng Ngãi thực sự trở thành bộ phận lãnh thổ của Đại Việt. Các cuộc di dân lớn của người Việt đến vùng đất Quảng Ngãi diễn ra liên tục từ thế kỷ XVI về sau là cơ sở đặc biệt quan trọng để cư dân Việt tiếp tục tiến ra biển làm chủ các đảo và quần đảo, trong đó có Cù Lao Ré. 2.2.2.2. Quá trình khai phá định cư của cư dân Việt trên Cù Lao Ré Về nguồn gốc lớp cư dân Việt đầu tiên xuất hiện trên Cù Lao Ré, từ gia phả các dòng họ cho thấy, lớp cư dân đầu tiên từ trong đất liền gồm 15 người dùng thuyền mà nhân dân gọi là ghe bầu tiến ra Cù Lao Ré vào đời vua Lê Kính Tông đầu thế kỷ XVII. Cư dân của xã An Vĩnh trong đất liền gồm có 7 người di cư ra khai canh vùng đất phía tây của Cù Lao Ré lập nên An Vĩnh phường. Cư dân An Hải gồm có 8 người khai phá ở phía đông Cù Lao Ré lập ra An Hải phường. Từ các sự kiện các nguồn tư liệu cung cấp về thời gian lớp cư dân Việt đầu tiên tiến ra khai phá và định cư ở Cù Lao Ré, tác giả đi đến nhận định, các bậc tiền hiền của Cù Lao Ré – lớp cư dân Việt đầu tiên đã khám phá ra hòn đảo từ những thập niên cuối của thế kỷ XVI. Những năm cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVI, người Việt trên Cù Lao Ré đã hình thành hai phường là An Vĩnh ở phía tây và An Hải ở phía đông. Đến năm 1618, chính quyền chúa Nguyễn đã cử người ra đo đạc đất đai trên Cù Lao Ré để phân chia địa giới đồng thời định mức đất đai để bổ thuế. Tiểu kết chương 2 Với vị trí địa lý án ngữ trên tuyến hải thương quốc tế từ châu Âu sang châu Á quan trọng bậc nhất thế giới lúc bấy giờ, Cù Lao Ré sớm được các nước phương Tây đề cập đến trong các công trình nghiên cứu và trong các bản đồ hàng hải dưới các tên gọi Pullo Canton, Pulo Cantan, Colauray hoặc được ký hiệu là P. Canton. Trên Cù Lao Ré sớm trở thành địa bàn sinh sống của cư dân văn hóa Sa Huỳnh và sau này là cư dân văn hóa Chămpa. Người Chămpa gọi hòn đảo này là “Pulau Ré” và được Việt hóa thành Cù Lao Ré. Từ các nguồn tư liệu cho thấy, vào những thập niên cuối của thế của thế kỷ XVI, đã diễn ra quá trình khai phá đất đai của cư dân của hai xã An Vĩnh và An Hải trong đất liền trên Cù Lao Ré. Đến năm 1618, chính quyền đã cho người ra Cù Lao Ré đo đạc đất đai cắm mốc địa giới cho hai phường là phường An Vĩnh và phường An Hải. Đây là nền tảng để cư dân Cù Lao Ré đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia với xứ Hoàng Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) giữa biển Đông từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX. Chương 3 ĐỜI SỐNG KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CƯ DÂN CÙ LAO RÉ TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX 3.1. Đời sống kinh tế của cư dân Cù Lao Ré từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX 3.1.1. Nông nghiệp 3.1.1.1. Tình hình sở hữu ruộng đất Sở hữu ruộng đất trên Cù Lao Ré bao gồm: Ruộng đất công do nhà nước quản lý, theo kết quả đo đạc năm Mậu Ngọ (1618), Cù Lao Ré có tổng diện tích là 917 sào 7 thước trong đó ruộng đất công chia cho dân canh tác lên đến 83,5% đến năm 1821 tăng lên 4.181 sào trong đó diện tích ruộng đất công làng xã của Cù Lao Ré đã lên đến 3747 sào, chiếm 89%; Đất dựng đình, dinh, miếu ở cả An Vĩnh và An Hải đều quy định là 4 sào. Bắt đầu từ năm 1773, đình An Vĩnh được dựng còn đình An Hải đến thập kỷ đầu của thế kỷ XIX mới xây dựng; Đất thưởng cho tiền hiền là ruộng đất công chia cho các tiền hiền và sau này là dòng họ của các tiền hiền. Đến năm 1821, diện tích đất đai cho các tộc họ tiền hiền đã lên đến 11%; Ruộng đất thuộc sở hữu chung theo quy định là 73 sào. Đất chung có từ nhiều nguồn gốc khác nhau và hoàn toàn do phường quyết định; Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân ngoài ruộng đất của các tiền hiền khai khẩn thì còn có từ nhiều nguồn khác nhau, phát triển mạnh dưới triều vua Minh Mạng và lên đến đỉnh điểm vào thời vua Tự Đức. 3.1.1.2. Hoạt động kinh tế nông nghiệp Nghề làm vườn: Đa số diện tích vườn trồng các loại cây và làm vườn ruộng. Vườn ruộng là loại hình canh tác kết hợp giữa làm ruộng với làm nương rẫy. Nghề làm ruộng: Ruộng ở Cù Lao Ré chiếm tỉ lệ khá ít trong tổng số diện tích canh tác. Nhân dân hầu như không sử dụng cày, bừa với sức kéo của trâu bò mà chủ yếu sử dụng dao, cuốc vào lao động sản xuất. 3.1.2. Ngư nghiệp 3.1.2.1. Phương tiện hoạt động Người dân trên Cù Lao Ré dùng hai loại phương tiện là ghe bầu và xuồng, thuyền thúng. Đối với mỗi loại cá, cư dân Cù Lao Ré dùng loại lưới khác nhau để đánh bắt. 3.1.2.2. Hoạt động ngư nghiệp của cư dân Cù Lao Ré Hoạt động đánh bắt hải sản ở Cù Lao Ré rất đa dạng gồm: Nghề bủa lưới, nghề lưới chuồn, nghề đánh bắt cá trích, nghề câu thúng, câu mực và bắt đồn đột, ... ở vùng biển ven đảo hoặc ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 3.1.3. Thủ công nghiệp 3.1.3.1. Nghề đan lưới Ở Cù Lao Ré nghề đan lưới gai là một trong những nghề truyền thống phục vụ cho nghề đánh bắt cá của ngư dân trên đảo. Lưới sau khi đan xong được nấu chung với mủ cây chai mắm cho lưới có màu đỏ và tăng độ bền của lưới. 3.1.3.2. Nghề đóng ghe bầu Nghề đóng ghe bầu ở Cù Lao Ré vốn hình thành để phục vụ cho ngư dân trên đảo và từng khá phát triển từ thế kỷ XIX trở về trước. Ghe đóng xong, người thợ lấy dầu rái cùng mủ cây chai mắn quét lên nghe để chống rỉ nước. 3.1.3.3. Nghề ép dầu phụng và dầu hương Theo các nguồn tài liệu cho thấy, ở Cù Lao Ré thời phong kiến tồn tại nghề ép dầu phụng và dầu hương nhưng nay đã thất truyền. Loại dầu này vừa để buôn bán trao đổi với đất liền và vừa dùng để nộp trực tiếp cho triều đình phong kiến thay cho các loại thuế ruộng đất trên Cù Lao Ré. 3.1.4. Thương nghiệp Cư dân Cù Lao Ré có truyền thống đi biển, họ có thể đóng mới các loại ghe bầu kích thước lớn từ 35 thước mộc trở lên để dùng đi lại phục vụ buôn bán trên biển. Sự giao lưu buôn bán này còn để lại bằng chứng là đồ gốm sứ các nước, đồng tiền cổ phương Tây nằm trong lòng đất được nhân dân phát hiện. 3.1.5. Tô thuế Ở thế kỷ XVI – XVII, sưu thuế áp dụng cho Cù Lao Ré chủ yếu là hiện vật, đặc biệt là sản vật có nguồn gốc từ biển. Đầu triều Nguyễn, Cù Lao Ré chịu các loại như thuế khác nhau nhưng duy nhất thuế thân (hay còn gọi là dung thân) là thu trực tiếp bằng tiền. Đến cuối triều Nguyễn, chính sách tô thuế đối với Cù Lao Ré có sự thay đổi đó là thuế điền thổ được thu bằng tiền. 3.2. Tổ chức xã hội Cù Lao Ré từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX 3.2.1. Từ thế kỷ XVII đến trước năm 1804 3.2.1.1. Đại diện chính quyền hai xã An Vĩnh và An Hải trên Cù Lao Ré Bộ phận đại diện cho xã An Vĩnh, An Hải trong đất liền ra quản lý dân hai phường chúng ta tạm gọi là bộ phận lý dịch, gồm có ba người giữ các chức Cai hợp, Phiên ty, Thủ hợp. Đây là bộ phận quản lý chung của cả Cù Lao Ré. Chế độ quản lý cấp xã trên Cù Lao Ré chấm dứt vào năm 1804, khi Cù Lao Ré tách ra khỏi sự phụ thuộc vào các làng xã gốc trong đất liền. 3.2.1.2. Chức năng tự quản của phường Trước năm 1804, ngoài đại diện chính quyền của hai xã trong đất liền, hai phường An Vĩnh và An Hải trên Cù Lao Ré đã hình thành tổ chức tự quản do dân bầu ra gồm có Cả phường (còn gọi là cả làng), chủ xóm, chủ lân (tức đại diện các chòm), đại diện các dòng tộc, chủ vạn, binh xứ. Bên cạnh còn có bộ phận giúp việc như thầy thông giảng, thủ bộ, thủ khoán. Ngoài ra còn có các chức khác do dân bầu ra đảm nhận các công việc về nghi lễ, trông coi đình miếu, 3.2.1.3. Các quy ước quản lý Cù Lao Ré Trật tự xã hội ở Cù Lao Ré vận hành một cách vững chắc theo tinh thần dân chủ và sự tuân thủ theo hương ước bao gồm: Quy ước liên quan đến tổ chức quản lý xã hội; Những quy ước về an ninh trên đảo; Những quy ước về tín ngưỡng. 3.2.2. Từ năm 1804 đến giữa thế kỷ XIX 3.2.2.1. Sự thay đổi về cơ cấu tổ chức xã hội trên Cù Lao Ré Năm 1804, Cù Lao Ré tách ra khỏi đất liền và thuộc chế độ “nội phủ” về mặt quân sự còn về mặt tổ chức hành chính, Cù Lao Ré thuộc huyện Bình Sơn (Quảng Nghĩa). Cù Lao Ré có các chức vụ trong đó 2 xã trưởng. Năm 1828, vua Minh Mạng ban hành một số thay đổi về bộ máy quản lý cấp xã. Với sự điều chỉnh này, các chức Xã trưởng đã được thay thế thành Lý trưởng đặt dưới sự giám sát chặt chẽ trực tiếp của tỉnh. Đây là đặc điểm riêng biệt nổi bật của Cù Lao Ré so với các địa phương khác cùng cấp. 3.2.2.2. Nhiệm vụ của bộ máy quản lý xã hội trên Cù Lao Ré Nhiệm vụ của đại diện chính quyền cấp dinh trấn Đại diện cho chính quyền cấp dinh trấn quản lý Cù Lao Ré là một viên Cai hợp. Dưới thời vua Minh Mạng không còn tồn tại chế độ “nội phủ”, Cù Lao Ré trở thành đơn vị hành chính chịu sự quản lý gián tiếp của hai cơ quan là Án sát và Bố chính. Nhiệm vụ của bộ máy tự quản trên Cù Lao Ré Dưới triều Nguyễn Gia Long, Cù Lao Ré vẫn giữ nguyên chế độ tự quản như trước mà hầu như không có sự thay đổi gì. Sự thay đổi trong tổ chức bộ máy quản lý hai phường trên Cù Lao Ré chủ yếu diễn ra dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840). Điều dễ nhận thấy nhất đó là, chức Xã trưởng được thay thế bằng chức Lý trưởng cùng hội đồng hương dịch giúp việc. Tiểu kết chương 3 Từ khi xuất hiện trên Cù Lao Ré, cư dân Việt đã đồng cam cộng khổ khẩn hoang, hình thành cộng đồng dân cư ngày càng đông đúc. Trong kinh tế, ngoài việc chú trọng phát triển nông nghiệp, cư dân Cù Lao Ré hình thành các nghề thủ công nghiệp truyền thống và các nghề phục vụ cho hoạt động đánh bắt hải sản trên vùng biển Đông rộng lớn. Từ sự phụ thuộc chịu sự quản lý vào hai xã gốc dưới thời các chúa Nguyễn và Tây Sơn, đến triều Nguyễn, Cù Lao Ré đã được tách ra thành đơn vị hành chính độc lập vào năm 1804. Cù Lao Ré liên tục thuộc chế độ nội phủ và mang nặng tính quân sự nhưng đến thời vua Minh Mạng hòn đảo này đã có sự thay đổi đặc biệt. Mọi hoạt động của Cù Lao Ré đều do chính quyền cấp xã đứng ra điều hành trong đó chức Lý trưởng đứng đầu hai xã An Vĩnh và An Hải. Sự phát triển kinh tế - xã hội tạo điều kiện cho Cù Lao Ré góp phần quan trọng vào hoạt động đội Hoàng Sa trong bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chương 4 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN CÙ LAO RÉ 4.1. Đời sống văn hóa vật chất của cư dân Cù Lao Ré 4.1.1. Kiến trúc 4.1.1.1. Nhà ở Nhà tranh tre là kiểu kiến trúc cổ xưa nhất của cư dân Cù Lao Ré. Bên cạnh đó, cư dân Cù Lao Ré còn dựng kiểu nhà rường vách đất, mái lợp tranh có bộ khung bằng gỗ, vỏ mái bằng tre và loại nhà gọi là “nhà lá mái” hay “nhà đắp”. 4.1.1.2. Các cơ sở tín ngưỡng và tôn giáo Kiến trúc tín ngưỡng và tôn giáo trên Cù Lao Ré rất đa dạng bao gồm các loại hình kiến trúc đình làng, dinh (đền) miếu, chùa và nhà thờ tiền hiền. Mỗi loại kiến trúc có những đặc điểm độc đáo và có giá trị văn hóa lịch sử riêng. 4.1.2. Ẩm thực 4.1.2.1. Các món ăn có nguồn gốc từ biển Người dân Cù lao Ré bao đời gắn bó với biển cả nên trong bữa ăn phần lớn là các món hải sản với cách chế biến các món ăn theo đặc trưng khẩu vị riêng. 4.1.2.2. Các món ăn từ bột ngũ cốc Hoạt động kinh tế nông nghiệp của nhân dân chủ yếu là trồng các loại hoa màu khác như rau củ quả, ngô, đậu phộng, khoai lang và khoai mì còn lúa gạo thì phải mua từ trong đất liền. 4.1.3. Phương tiện đi lại Do sinh sống trên đảo với diện tích không lớn lắm, cư dân Cù Lao Ré di chuyển trên đảo chủ yếu là đi bộ. Việc di chuyển từ Cù Lao Ré vào đất liền duy nhất chỉ có phương tiện là thuyền mà nhân dân gọi là “ghe”. 4.2. Đời sống văn hóa tinh thần 4.2.1. Phong tục tập quán 4.2.1.1. Trong sinh hoạt cộng đồng Phong tục ngày tết: Cũng như cả nước, đối với cư dân Cù lao Ré, tết Nguyên đán là tết quan trọng nhất trong một năm. Ở Cù lao Ré sắp đến ngày tết, các đình, miếu và nhà tộc họ cũng như mỗi gia đình trên đảo đều được trồng cây nêu trước sân. Trong tế lễ đình làng: tổ chức ngày 20 tháng 2 và ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm, gồm 2 lễ chính là Lễ nhập yết và lễ tế chính. 4.2.1.2. Trong gia đình và tộc họ Giống như các địa phương khác, đối với người Việt ở Cù Lao Ré thì việc thờ cúng tổ tiên được mọi người coi trọng và tổ chức cúng tế nhiều lần trong năm. Bên cạnh còn các tục trong sinh đẻ, hôn nhân, tang ma và giỗ tộc họ còn gọi là “cúng việc lề” là nghi lễ hướng về cội nguồn tổ tiên, dòng họ đặc sắc của người dân Lý Sơn 4.2.2. Tôn giáo và tín ngưỡng 4.2.2.1. Tôn giáo Ngoài các hoạt động tín ngưỡng, người dân Cù Lao Ré còn sùng kinh đạo Phật. Ngoài hai ngôi chùa cũ là chùa Hang và chùa Đục thì còn có chùa Từ Quang, chùa Vĩnh Ân và Tịnh xá Ngọc Đức với số lượng tín đồ lên đến 1.170 người. Các tôn giáo khác như đạo Thiên chúa, đạo Cao Đài du nhập khoảng đầu thế kỷ XX với số lượng tín đổ chỉ có 806 người. 4.2.2.2. Tín ngưỡng Các tín ngưỡng trong sản xuất nông nghiệp phong phú gồm lễ động thổ, lễ cúng Thần Nông, lễ tá thổ (cúng chúa đất Ngu Man nương), lễ hạ điền và thượng điền, lễ cầu mùa, lễ tẩy trừ dịch bệnh, Các tín ngưỡng trong ngư nghiệp như thờ cá Ông, thờ Thủy thần, lễ tế âm hồn, lễ ra mắt, lễ xuống nghề, lễ lên nghề, 4.2.3. Một số lễ hội tiêu biểu 4.2.3.1. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa Trong hệ thống các di tích trên Cù lao Ré tồn tại hàng loạt các di tích lịch sử liên quan đến hoạt động của đội Hoàng Sa cũng như các cá nhân thuộc đội Hoàng Sa. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là lễ cúng cầu an cho những người con Cù Lao Ré đi lính Hoàng Sa. Sau này, các tộc họ có người đi lính Hoàng Sa không trở về đã gắn lễ cúng với giỗ họ nên được gọi là Khao lề thế lính Hoàng Sa. 4.2.3.2. Hội đua thuyền Hàng năm đến ngày mùng 4 tết, sau lễ tế đình là hội đua thuyền tại đình làng để tri ân các vị thần linh phù hộ cho dân làng bình an, mùa màng tươi tốt đồng thời, tưởng nhớ các vị tiền hiền đã có công khai hoang định cư xây dựng làng xóm trên đảo 4.2.3.3. Trò chơi Dồi bòng Trò chơi dồi bòng thường diễn ra vào ngày mùng 7 tháng Giêng tại đình làng xã An Hải. Tham gia hội dồi bòng có các chàng trai của 4 xóm trong xã, được đánh dấu bằng vôi: đen, trắng, xanh, đỏ trên trán của từng thành viên trong đội để phân biệt đội xóm này với đội xóm khác. Tiểu kết chương 4 Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, cư dân Cù Lao Ré đã hình thành đời sống văn hóa phong phú và đa dạng đậm chất hải đảo. Các yếu tố văn hóa Việt hòa cùng văn hóa Chămpa cho thấy sự giao thoa tiếp biến văn hóa của cư dân Việt trong quá trình Nam tiến mà Cù Lao Ré là một trong những điển hình của quá trình đó. Trong đời sống của cư dân Cù Lao Ré còn hình thành một hệ thống giá trị văn hóa gắn bó chặt chẽ với hoạt động nghề biển, đánh bắt hải sản trên Biển Đông. Các di tích văn hóa lịch sử cũng như hệ thống lễ nghi quan trọng của cư dân Cù Lao Ré đều liên quan đến biển. Đây cũng là một trong những bằng chứng cho thấy cư dân Cù Lao Ré, đặc biệt ở phường An Vĩnh rất thạo nghề biển. Đặc biệt, trong đời sống văn hóa của cư dân Cù Lao Ré cùng hệ thống di tích văn hóa, lịch sử và lễ tết hội hè đa phần gắn liền với hoạt động của đội Hoàng Sa – tổ chức thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia thời phong kiến. Điều này càng minh chứng rõ ràng, Cù Lao Ré là một phần quê hương của đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn và triều Tây Sơn. Bước sang triều Nguyễn, Cù Lao Ré với vị trí trọng yếu của nó đã thự sự trở thành quê hương của những người lính đi thực hiện nhiệm vụ ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chương 5 ĐỘI HOÀNG SA VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC THI CHỦ QUYỀN VIỆT NAM Ở HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA CỦA CƯ DÂN CÙ LAO RÉ TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX 5.1. Sự ra đời và hoạt động của đội Hoàng Sa thời chúa Nguyễn và Tây Sơn 5.1.1. Thời điểm ra đời và quê hương của đội Hoàng Sa 5.1.1.1. Thời điểm ra đời Đội Hoàng Sa được thành lập và hoạt động gắn bó chặt chẽ với cư dân Cù Lao Ré cũng như đối với cư dân vùng cửa biển Sa Kỳ, mà cụ thể ở đây là xã An Vĩnh – một trong hai xã gốc của cư dân Cù Lao Ré. Theo hàng loạt tư liệu và nội dung tờ đơn đề ngày 15 tháng Giêng năm Cảnh Hưng thứ 36 dưới vương triều Tây Sơn (1775) do Hà Liễu là Cai hợp phường Cù Lao Ré xã An Vĩnh đứng tên xin chấn chỉnh lại đội Hoàng Sa cho biết khoảng thời gian thành lập đội Hoàng Sa nằm trong thời kỳ chúa Nguyễn Phúc Nguyên. 5.1.1.2. Quê hương của đội Hoàng Sa Đội Hoàng Sa được thành lập trên cơ sở tuyển chọn dân đinh xã An Vĩnh. Xã An Vĩnh ở vào thời điểm chúa Nguyễn tuyển chọn dân đinh tổ chức ra đội Hoàng Sa bao gồm hai khu vực cách xa nhau là An Vĩnh ở cửa biển Sa Kỳ trong đất liền và phường An Vĩnh ở ngoài Cù Lao Ré. Từ sau 1773, đội Hoàng Sa được phép tách ra thành đội Hoàng Sa Nhất ở cửa biển Sa Kỳ gồm 10 thuyền và đội Hoàng Sa Nhị ở Cù Lao Ré gồm 8 thuyền. Năm 1804, Cù Lao Ré được thành đơn vị hành chính cấp cơ sở trở thành nơi cung cấp nhân lực chính cho đội Hoàng Sa. Như vậy, Cù Lao Ré và xã An Vĩnh trong đất liền chính là quê hương của đội Hoàng Sa thời các chúa Nguyễn. 5.1.2. Cư dân Cù Lao Ré trong hoạt động của đội Hoàng Sa thời các chúa Nguyễn và Tây Sơn Công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcu_lao_re_que_huong_cua_doi_hoang_sa_tu_dau_the_ky_xvii_den_giua_the_ky_xix_tv_9709_1933907.pdf
Tài liệu liên quan